Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo tính bền vững ở trường THCS

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo tính bền vững ở trường THCS

quan trọng, thể hiện rõ được hiệu quả của một số việc làm sau:

 Cần phải làm tốt công tác tư tưởng đối với giáo viên chủ nhiệm. Tuyên truyền và quán triệt để giáo viên chủ nhiệm xác định được đúng đắn vai trò của mình. (Tức là đối với các em khi ở trường thì người giáo viên chủ nhiệm thay thế cho người mẹ hiền của các em). Thể hiện buổi đầu tiên khi gặp mặt với học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải gần gũi, quan tâm, với thái độ vui vẻ để học sinh cảm nhận được sự yêu thương, chân thành, sự gần gũi của thầy cô. Qua đó, học sinh thấy được đến trường cô như người mẹ, người bạn và là điểm tựa vững chắc của các em. Ngoài ra thường xuyên dạy cho các em cách cử xử, ứng xử, cách bảo vệ bản thân, cách sinh hoạt và mọi nền nếp trong cuộc sống hàng ngày

 Chỉ đạo giáo viên giảng dạy phải đầu tư nghiên cứu trong từng tiết dạy để lựa

chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp. Phát huy được tính tích cực, chủ động của các em. Giúp các em tiếp thu kiến thức và tự tìm được kiến thức một cách dễ hiểu nhất. Hiểu rõ được bản chất của kiến thức từ đó tạo cho các em sự tự tin và có hứng thú với môn học.

 

doc 19 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 504Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp chỉ đạo nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo tính bền vững ở trường THCS", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
òn yếu. Chất lượng học sinh lớp 5 tiếp tục đi học lớp 6 còn bộc lộ không thực chất bền vững và còn nhiều yếu kém, nguyên nhân do có sự chệnh về mặt phương pháp, cách thức tổ chức lớp học giữa 2 cấp học 
	2. Ở các trường vùng cao, đa số gia đình các em thuộc hộ nghèo, nhận thức của người dân về nâng cao dân trí còn hạn chế. Phần lớn phụ huynh học sinh không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều gia đình không tạo mọi điều kiện cho con cái đến trường. Còn những phong tục cổ hủ lạc hậu như bắt con cái lấy vợ, lấy chồng sớm hoặc bắt con cái ở nhà để làm nương dẫn đến chuyên cần hàng ngày không ổn định. Học sinh thường xuyên nghỉ học do đó các em bị rỗng kiến thức bộ môn và trở lên chán học.
	3. Một số giáo viên nhận thức về thực hiện nhiệm vụ giáo dục còn hạn chế, thiếu sự tâm huyết và trách nhiệm với nghề nghiệp. Giáo viên chưa thật sự cố gắng trong từng tiết dạy. Phương pháp cách thức tổ chức cho học sinh tiếp thu kiến thức thiếu linh hoạt và chưa phù hợp với đối tượng học sinh. Năng lực sư phạm của một số giáo viên còn hạn chế, chưa có biện pháp hữu hiệu để thu hút học sinh yêu thích môn học của mình. Đặc biệt công tác kiểm tra đánh giá chất lượng học sinh chưa sát sao, chưa có sự đổi mới về kiểm tra đánh giá...
	4. Công tác quản lí chỉ đạo của một số nhà trường không linh hoạt, sáng tạo. Các hoạt động tổ chức còn máy móc thiếu hiệu quả. Chưa có giải pháp khích lệ giáo viên và học sinh. Công tác quản lí chưa sát sao và chưa mang tính liên tục, thiếu chú ý đến việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường, công tác kiểm soát chất lượng không chặt chẽ và chưa có giải pháp phát huy hiệu lực sau kiểm tra...
PHẦN IV: NHỮNG GIẢI PHÁP, BIỆN PHÁP ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
	Ngoài việc thực hiện nghiêm túc các yêu cầu theo điều lệ trường học và các qui định Bộ GD &ĐT, Sở giáo dục và đào tạo Lào Cai, phòng Giáo dục và Đào Tạo Bắc Hà thì để nâng cao chất lượng giáo dục đại trà ở các trường THCS đặc biệt các trường THCS ở vùng cao, tôi thiết nghĩ quản lí trong các nhà trường cần chỉ đạo, thực hiện tốt và có hiệu quả một số nội dung sau:
	1. Tạo được hứng thú cho học sinh khi đến trường và giúp học sinh có được nhận thức đúng đắn về vai trò của việc học:
 	Theo tôi, nhận thức của các em học sinh có vai trò đặc biệt quan trọng. Dù thầy cô giáo có cố gắng để hướng dẫn các em nghiên cứu và tìm tòi kiến thức mà không tạo cho các em được sự say mê, hứng thú và nhận thức hành động đúng đắn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập thì giáo dục có nhiều đổi mới đi đến đâu chăng nữa, chất lượng giáo dục cũng không thực hiện được mục tiêu như mong muốn. Nhận thức và tạo cho học sinh thấy được hứng thú khi đến trường, đến lớp là một trong những biện pháp có hiệu quả và hữu hiệu nhất trong việc nâng cao chất 
lượng giảng dạy.
	Vậy để làm tốt được biện pháp nêu trên vai trò của lãnh đạo nhà trường là hết sức quan trọng, thể hiện rõ được hiệu quả của một số việc làm sau:
 	Cần phải làm tốt công tác tư tưởng đối với giáo viên chủ nhiệm. Tuyên truyền và quán triệt để giáo viên chủ nhiệm xác định được đúng đắn vai trò của mình. (Tức là đối với các em khi ở trường thì người giáo viên chủ nhiệm thay thế cho người mẹ hiền của các em). Thể hiện buổi đầu tiên khi gặp mặt với học sinh thì người giáo viên chủ nhiệm cần phải gần gũi, quan tâm, với thái độ vui vẻ để học sinh cảm nhận được sự yêu thương, chân thành, sự gần gũi của thầy cô. Qua đó, học sinh thấy được đến trường cô như người mẹ, người bạn và là điểm tựa vững chắc của các em. Ngoài ra thường xuyên dạy cho các em cách cử xử, ứng xử, cách bảo vệ bản thân, cách sinh hoạt và mọi nền nếp trong cuộc sống hàng ngày
	Chỉ đạo giáo viên giảng dạy phải đầu tư nghiên cứu trong từng tiết dạy để lựa 
chọn phương pháp hình thức tổ chức phù hợp. Phát huy được tính tích cực, chủ động của các em. Giúp các em tiếp thu kiến thức và tự tìm được kiến thức một cách dễ hiểu nhất. Hiểu rõ được bản chất của kiến thức từ đó tạo cho các em sự tự tin và có hứng thú với môn học. 
	 Chỉ đạo các đoàn thể tổ chức đa dạng các hoạt động, phong phú về nội dung. Điều này mang lại cho các em rất nhiều ý nghĩa. Qua đó các em thấy vui, thấy bổ ích, đồng thời giáo dục và rèn luyện cho các em những kĩ năng sống cơ bản. Từ đó giáo dục học sinh có nhận thức đúng đắn yêu trường yêu lớp
	Lãnh đạo nhà trường cần tổ chức các buổi gặp mặt trực tiếp với các em học sinh để nói chuyện hoặc tìm hiểu những băn khoăn và những khó khăn giúp các em gần gũi với mọi người. Các em thấy thật yên tâm khi đến trường. Mỗi khi đến trường đều nhận được sự quan tâm, những tình cảm thân thiết, gần gũi và gắn bó của tất cả thầy cô
	2. Làm thay đổi nhận thức và hành động của giáo viên, tạo nên được tập thể đội ngũ tâm huyết trách nhiệm, hăng say phấn đấu vì sự nghiệp giáo dục.
 	Ngay từ đầu năm học cần phải quán triệt tới giáo viên các nhiệm vụ trọng tâm trong năm cần phải đạt. Cùng nhau trao đổi và thảo luận để đạt được nhiệm vụ trọng tâm đó thì trách nhiệm của tập thể, trách nhiệm của từng cá nhân phải làm gì. ( Nhiệm vụ này yêu cầu tập thể nhà trường thảo luận và từng giáo viên phát biểu ý kiến). Từ đó để giáo viên xác định đúng, rõ được nhiệm vụ thực hiện và vai trò trách 
nhiệm của mình trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học.
	Tích cực tuyên truyền, quán triệt để giúp giáo viên có những thay đổi về nhận thức. Làm thế nào để giáo viên xác định được các tiết lên lớp cần phải dạy tốt, dạy có hiệu quả để tạo uy tín, ấn tượng với học trò chứ không phải thực hiện nhiệm vụ để người khác kiểm tra đánh giá. Phải xác định rõ giá trị tiền lương hàng tháng thì phải có sản phẩm lao động tương ứng. Từ đó có trách nhiệm, lòng ham mê, tâm huyết và tận tụy với nghề nghiệp.
	Để làm tốt được nội dung trên thì vai trò của người lãnh đạo phải biết thu hút, lôi cuốn giáo viên trong các hoạt động, biết khen chê kịp thời. Những nhận xét đánh giá về việc thực hiện các nhiệm vụ của giáo viên phải chính xác, công bằng, khách quan. Không để xảy ra tình trạng cào bằng hoặc làm thui chột sự cố gắng của người khác. Phải biết khích lệ giáo viên trong từng hoạt động; phải biết ghi nhận sự hăng say, cố gắng của giáo viên đúng lúc và kịp thời.
 Ví dụ: Qua các tiết dự giờ giảng dạy của giáo viên, nên nêu rõ những ưu điểm và những hạn chế cụ thể cần phải khắc phục ngay. Tránh tình trạng đánh giá sâu về hạn chế mà không nêu ưu điểm. Những đánh giá của lãnh đạo nhà trường phải mang tính thuyết phục. Thường xuyên tuyên dương những tấm gương điển hình tiên tiến để khích lệ giáo viên cố gắng thường xuyên.
	Phải tạo được uy tín của lãnh đạo nhà trường đối với tập thể đội ngũ. Ban giám hiệu cần gương mẫu đi đầu trong các hoạt động. Khi tổ chức các hoạt động cần sáng tạo, linh hoạt trong khâu tổ chức. Phát huy và làm tốt vai trò hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là nòng cốt chuyên môn.
	3. Nâng cao hiệu quả các buổi tổ chức hội thảo và tăng cường bồi dưỡng đội ngũ, hiệu quả giảng dạy.
	3.1. Xác định những điểm mới và khó trong giảng dạy của từng năm học 
	Ngay từ đầu các năm học, lãnh nhà trường cần phải xác định điểm mới, điểm khó, những nội dung cần thiết để bổ trợ cho nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác giảng dạy, tăng cường kiểm tra khả năng vận dung nội dưỡng bồi dưỡng hè vào thực tế giảng dạy.Từ đó xác định các biện pháp cụ thể để thực hiện, tăng cường tổ chức có hiệu quả các chuyên đề nâng cao chất lượng đội ngũ và hiệu quả giáo dục. Trong quá trình tổ chức cần chú ý phát huy vai trò và trí tuệ của tập thể trong việc xác định các biện pháp thực hiện các vấn đề khó và những vấn đề mới cần làm sáng tỏ. 
	Ví dụ:
	Năm học 2011 – 2012: Điểm mới trong thực hiện chương trình dạy học để nâng cao chất lượng đó là ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong dạy học. Nhiều giáo viên mặc dù được tập huấn trong hè, tuy nhiên khi vận dụng vào giảng dạy còn lúng túng, thiếu hiệu quả, còn lạm dụng trong việc trình chiếu. Ngay sau khi thực hiện tái giảng được ổn định. Nhà trường cần phải chú ý tổ chức tập huấn cho giáo viên cách sử dụng công nghệ thông tin, nguyên tắc sử dụng và cách thức sử dụng. Bằng cách tổ chức thực hiện dạy một bài cụ thể có ứng dụng công nghệ thông tin. Từ bài thực hành đó sẽ phân tích và nêu rõ biện pháp, cách thức thực hiện có hiệu quả một cách cụ thể. Yêu cầu giáo viên thực hiện nghiêm túc những nội dung được thống nhất trong buổi hội thảo, nhà trường tăng cường kiểm tra chuyên đề theo những nội dung đã được nhà trường thống nhất và có biện pháp điều chỉnh kịp thời.
	Năm học 2012 – 2013: Sử dụng bản đồ tư duy trong dạy học. Nhà trường cần tổ chức hội thảo yêu cầu giáo viên xác định được ý nghĩa của dạy học theo sơ đồ tư duy, trong quá trình vận dụng giáo viên có những khó khăn vướng mắc gì. Đối với kiểu bài khai thác kiến thức mới thì vận dụng sơ đồ tư duy như thế nào? Đối với kiểu bài ôn tập hoặc bài thực hành thì phải dạy như thế nào để giúp các em nhận thấy được nội dung các phần kiến thức thể hiện trên sơ đồ có sự lôgic và dễ hiểu rõ được bản chất kiến thức? (Tổ chức cho giáo viên thảo luận và thống nhất, lãnh đạo nhà trường căn cứ vào những trao đổi của giáo viên để thống nhất cách thực hiện). Sau đó nhà trường tăng cường	 công tác kiểm soát khả năng vận dụng thực hiện của giáo viên, đánh giá chất lượng sau tiết dạy có điều chỉnh ngay ( nếu cần)
	Năm học 2013 – 2014: Với nội dung dạy học phân hóa và phù hợp đối tượng, tinh giản nội dung chương trình. Ngay từ đầu năm học ban giám hiệu nhà trường cần tăng cường kiểm tra đột xuất bài soạn, giờ dạy về việc vận dụng nội dung bồi dưỡng hè của giáo viên vào trong thực tế giảng dạy. Để nắm bắt thông tin xem giáo viên thực hiện như thế nào, quá trình thực hiện đã linh hoạt chưa? còn khó khăn và vướng mắc như thế nào? Qua kiểm tra nhà trường xác định được những giáo viên nào làm tốt và giáo viên nào vận dụng chưa linh hoạt, còn hạn chế. Sau đó nhà trường sẽ tổ chức hội thảo chuyên đề để làm rõ và sáng tỏ cách thức thực hiện:
	Với chuyên đề dạy học phân hóa, phù hợp với đối tượng và tinh giản nội dung chương trình cần làm sáng tỏ được 3 nội dung là: 
	Nội dung 1: Hiểu thế nào là dạy học phân hóa, thế nào là dạy học phù hợp với đối tượng và thế nào là dạy học tinh giản nội dung chương trình? 
	Nội dung 2: Qua quá trình thực hiện gặp những khó khăn vướng mắc gì? Có ý tưởng sáng tạo gì không?
	Nội dung 3: Cần có biện pháp gì để thực hiện có hiệu quả chuyên đề này.
* Lưu ý: Nội dung 1: Cần tập trung vào giáo viên còn hạn chế, còn yếu, bổ trợ là những giáo viên làm tốt có phương pháp giảng dạy sáng tạo.
	Nội dung 2: Từng cá nhân phát biểu, lãnh đạo nhà trường tổng hợp những khó khăn vướng mắc của giáo viên.
	Nội dung 3: Yêu cầu nhóm bộ môn trao đổi để đưa ra biện pháp hữu hiệu, lãnh đạo nhà trường tổng hợp và nhấn mạnh những biện pháp sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả và yêu cầu giáo viên đưa vào vận dụng.
	3.2. Thực hiện tốt và có hiệu quả chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém:
 	Chỉ đạo và quán triệt giáo viên và học sinh xác định được đúng vai trò của chuyên đề phụ đạo học sinh yếu kém là một trong những biện pháp hữu hiệu nhất góp phần nâng cao chất lượng đại trà đảm bảo được tính bền vững.
	Để thực hiện có hiệu quả chuyên đề này thì lãnh đạo nhà trường cần chỉ đạo và thực hiện tốt các nội dung sau:
	3.2.1.Tổ chức hội thảo xây dựng nội chương trình phụ đạo:
	Chỉ đạo giáo viên tập trung theo nhóm bộ môn cùng nhau phân tích đối tượng( học sinh còn yếu và hạn chế về cái gì? Phân tích nguyên nhân của hạn chế), xác định nội dung cần đạt chuẩn về mặt kiến thức và kĩ năng trọng tâm ở từng bộ
 môn theo từng khối lớp. Xây dựng nội dung chương trình dạy trong các buổi cần phải đảm bảo các yêu cầu sau:
	Thứ nhất: Xây dựng nội dung chương trình phụ đạo phải phù hợp với đối 
tượng, phải căn cứ trên những mặt còn hạn chế của học sinh và có tác dụng bổ trợ 
tốt nhất cho việc nâng cao chất lượng đại trà.
 Ví dụ : Để học tốt được bộ môn Ngữ văn lớp 6 thì giáo viên cần phải phụ đạo cho học sinh nội dung kiến thức là gì? Rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản nào? Xây dựng nội dung phụ đạo bám sát vào những yêu cầu về mặt kiến thức và mặt kĩ năng.
	* Lưu ý: Để xác định được nội dung kiến thức và kĩ năng phụ đạo cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên cần phải nắm chắc kiến thức trong chương trình và đặc biệt cần phải dựa vào kinh nghiệm qua những năm giảng dạy của bản thân. Chú ý phân tích những nguyên nhân dẫn đến học sinh thường bị yếu kém qua các 
năm học.
	Thứ hai: Phải xác định được nội dung kiến thức bộ môn: Chỉ đạo giáo viên cùng bộ môn thảo luận trao đổi với nhau để xác định nội dung kiến thức cơ bản của bộ môn.
	Ví dụ: Để học sinh lên lớp 7 học tốt được môn Toán thì giáo viên giảng dạy khối 6 cần phải chú ý cho học sinh những nội dung kiến thức, rèn cho học sinh những kĩ năng cơ bản nào? Giáo viên giảng dạy khối 6 xây dựng chương trình, giáo viên giảng dạy khối 7 nghiên cứu và góp ý bổ sung cùng nhau thống nhất chương trình phụ đạo cho học sinh khối 6.
* Lưu ý: Nội dung chương trình phụ đạo có thể điều chỉnh trong quá trình thực hiện ( nếu cần)
	3.2.2. Tổ chức hội thảo thống nhất phương pháp phụ đạo theo đặc trưng từng bộ môn.
	 Bước 1: Yêu cầu nhóm giáo viên của từng bộ môn sẽ trao đổi với nhau về phương pháp và cách thức phụ đạo đối với từng phần kiến thức và kĩ năng học sinh còn yếu. 
 Ví dụ: Nhóm bộ môn Toán học sinh thường yếu về kĩ năng tính toán thì người giáo 
viên cần phải có phương pháp giảng dạy như thế nào? HS còn yếu về kĩ năng vận 
dụng kiến thức thì cần có phương pháp phụ đạo như thế nào?
	 Bước 2: Sau khi các giáo viên của từng nhóm bộ môn trao đổi với nhau về 
phương pháp giảng dạy cho từng nội dung phụ đạo. Yêu cầu giáo viên sẽ thống nhất 
về phương pháp giảng dạy phụ đạo cho từng phần. Phân tích và dự kiến kết quả có thể đạt được.
Ví dụ: Thống nhất phương pháp phụ đạo đối với học sinh còn hạn chế về kiến thức, phương pháp phụ đạo đối với học sinh còn hạn chế về mặt kĩ năng, đánh giá và phân tích kết quả có thể thu được khi áp dụng là gì? ( ưu điểm, hạn chế). Nguyên nhân nào dẫn đến kết quả đó? Có thể khắc phục những mặt còn hạn chế bằng các biện pháp nào. 
 	Bước 3: Yêu cầu các nhóm bộ môn báo cáo kết quả thảo luận. Lãnh đạo 
nhà trường có chỉ đạo cụ thể về phương pháp phụ đạo đối với từng nội dung theo 
nhóm bộ môn.
	3.3. Tổ chức có hiệu quả chuyên đề đảm bảo bền vững chất lượng lớp 5 lên học lớp 6:
	Hàng năm phòng GD & ĐT đều chỉ đạo trường THCS trực tiếp nghiệm thu chất lượng lớp 5 để chuẩn bị cho công tác tuyển sinh vào lớp 6. Kết quả học sinh lớp 5 100% các em đều được đánh giá hoàn thành chương trình tiểu học. Tuy nhiên khi lên lớp 6 học các em bộc lộ nhiều điểm còn hạn chế: Chữ viết xấu, kĩ năng học tập yếu, khả năng vận dụng, tính toán chậm. Xác định được thực trạng đó nhà trường cần phải thường xuyên tổ chức có hiệu quả chuyên đề đảm bảo bền vững chất lượng lớp 5 lên lớp 6. Để thực hiện được chuyên đề này có hiệu quả thì lãnh đạo hai trường cần phải phối hợp và thực hiện đảm bảo các yêu cầu sau:
	Tổ chức cho giáo viên tích cực dự giờ chéo giữa 2 cấp học ( Gv dạy lớp 6 dự giờ giáo viên dạy lớp 5 và ngược lại). Qua các tiết dự giờ tổ chức để giáo viên trao đổi chia sẻ và thống nhất phương pháp dạy để tránh sự chênh lệch giữa 2 cấp học. Nội dung trao đổi cần tập trung vào các vấn đề sau:
	Thứ nhất: Giáo viên dạy lớp 5, lớp 6 phân tích và đánh giá sơ bộ về thực trạng chất lượng của từng khối lớp qua trực tiếp giảng dạy và qua dự giờ ( thực trạng chữ viết, khả năng tư duy nhận thức, khả năng vận dụng của học sinh, nguyên nhân
 dẫn đến thực trạng). 
	Ví dụ: Giáo viên lớp 5 phải chỉ rõ được chất lượng học sinh lớp 5 có những 
ưu điểm và những mặt hạn chế nào? Căn cứ vào những mặt hạn chế của học sinh 
nên góp ý với giáo viên dạy lớp 6 thì phải dạy như nào để các em dễ tiếp thu kiến thức. Giáo viên dạy lớp 6 dựa vào yêu cầu đặc trưng cấp học cần có ý kiến đóng góp đối với giáo viên dạy tiểu học làm thế nào để giúp các em dễ dàng tiếp cận với kiến thức ở cấp THCS.
	Thứ hai: Trao đổi và thống nhất về phương pháp, cách thức tổ chức lớp học và việc rèn kĩ năng môn học cho học sinh. Giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức khi lên cấp học mới.
 	Ví dụ: Đối với giáo viên tiểu học dạy lớp 5 cần chú ý tăng cường rèn cho các em kĩ năng viết nhanh, biết tổng hợp kiến thức, hình thành cho các em kết hợp nhiều kĩ năng nghe, đọc, viết. Đối với giáo viên THCS dạy lớp 6 thì phải biết chắt lọc kiến thức ngắn gọn nhất để học sinh ghi, chú ý rèn cho các kĩ năng học, dạy cho các em cách học, cách ghi, cách trả lời 
	3.4. Chỉ đạo tổ khối thực hiện tốt chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học: 
	Chỉ đạo tổ khối tăng cường tổ chức chuyên đề để phát huy trí tuệ tập thể trong từng dạng bài cụ thể, quán triệt để các tổ khối xác định đúng được mục tiêu của chuyên đề sinh hoạt chuyên môn theo nghiên cứu bài học. Từ đó nâng cao ý thức tham gia của từng giáo viên và thực hiên có hiệu quả các phương án bài dạy của tập thể thiết kế để làm tốt được chuyên đề này yêu cầu tổ trưởng phải nêu rõ được mục đích, ý nghĩa của chuyên đề, các bước tiến hành và kết quả của chuyên đề.
	Tổ trưởng thường xuyên kiểm tra giáo viên về việc áp dụng phương án thiết kế của nhóm đối với từng dạng bài như thế nào, có linh hoạt không và hiệu quả thực hiện là gì ? Cần phải điều chỉnh như thế nào cho phù hợp.
	Kết luận: Qua các buổi tổ chức hội thảo chuyên đề và những buổi trao đổi, chia sẻ về thực hiện những điểm mới và khó trong giảng dạy, sẽ giúp giáo viên được bồi dưỡng về mặt phương pháp, cách thức tổ chức giờ học. Từ đó sẽ nâng cao chất lượng giáo dục của từng tiết dạy, đồng thời kết hợp với nhận thức, ý thức học tập tốt của các em sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo được tính bền vững
	4. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát về chất lượng:
	Ngoài việc kiểm tra thực hiện chương trình giáo dục và việc thực hiện qui chế chuyên môn theo qui định của ngành. Để nâng cao được chất lượng giáo dục đại trà đảm bảo tính bền vững. Theo tôi, lãnh đạo nhà trường cần phải kiểm tra sát sao và
 chú trọng đặc biệt đến kiểm tra các hoạt động sau:
	4.1. Kiểm tra sát sao chất lượng các tiết dạy của giáo viên:
	Lãnh đạo nhà trường cần tăng cường công tác kiểm tra chất lượng các tiết dạy. Có thể dự giờ hoặc khảo sát chất lượng đột xuất và phải phát huy hiệu lực, hiệu 
quả sau các tiết dự :
	Đối với các tiết dự giờ để kiểm tra, sau khi dự giờ xong cần phải rút kinh nghiệm để chỉ rõ được những ưu điểm và những mặt còn hạn chế trong tiết dạy. Đặc biệt phải chú ý đến nhận xét về kết quả của học sinh ( phần nào học sinh tích cực và hiểu bài, phần nào học sinh chưa tích cực và kiến thức còn khó hiểu. Từ đó xác định xem cần phải điều chỉnh như thế nào). Với kết quả tiết dạy, thì cần phải yêu cầu giáo viên dạy xác định lại xem cần điều chỉnh như thế nào đối với kiểu bài dạy tương tự. Hoặc trao đổi với nhau để thống nhất xem phương án dạy như thế nào để có kết quả với bài dạy đó.
 	* Lưu ý: Những nhận xét và đóng góp ý kiến về bài dạy cần phải mang tính thuyết phục, phải nêu được ý tưởng dạy học phù hợp và có hiệu quả nếu phần đó còn hạn chế. Tránh tình trạng nhận xét giờ dạy lan man, máy móc, không có tính thuyết phục đối với người dạy
	Đối với kiểm tra chất lượng bài dạy: Cần phải bám sát nội dung bài dạy, căn cứ vào mục tiêu bài học để ra đề đánh giá chất lượng học sinh. Yêu cầu giáo viên giảng dạy căn cứ vào kết quả bài làm của học sinh, phân tích ưu và hạn chế về kiến thức kĩ năng của học sinh. Tìm xem nguyên nhân của hạn chế do những yếu tố nào. Sau đó tự điều chỉnh, tự rút kinh nghiệm cho các tiết dạy sau.
	4.2. Tích cực kiểm tra việc thực hiện vận dụng nội dung các chuyên đề: 
	Thường xuyên chỉ đạo tổ khối và trực tiếp ban giám hiệu sẽ tiến hành kiểm tra 
khả năng vận dụng nội dung các buổi hội 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_chi_dao_nang_cao_chat.doc