Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục (tại trường TH Hà Huy Tập)

Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục (tại trường TH Hà Huy Tập)

Những yếu tố chủ quan

Trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và chưa chú ý đến kiểm tra, đánh giá công tác này.

- Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh.

- Ban đại diện CMHS chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình, nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nên tinh thần hoạt động còn hạn chế.

 

docx 4 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 941Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Báo cáo giải pháp công tác quản lý - Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục (tại trường TH Hà Huy Tập)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
 Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 BÁO CÁO GIẢI PHÁP CÔNG TÁC QUẢN LÝ
NĂM HỌC 2018 - 2019
	I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN
	- Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyết Loan                      Năm sinh: 1969
	- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học sư phạm Tiểu học
	- Chức năng, nhiệm vụ được phân công: Hiệu trưởng
	- Đơn vị công tác: Tiểu học Nguyễn Viết Xuân
	II. NỘI DUNG
1. Tên giải pháp: Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh góp phần nâng cao chất lượng giáo dục (tại trường TH Hà Huy Tập) 
	2. Thực trạng tình hình của tập thể trước khi chưa thực hiện giải pháp quản lý.
* Thuận lợi
- Nhà trường nằm ở vị trí thuận lợi. Trong những năm qua nhà trường đạt được nhiều thành tích trong các phong trào thi đua.
- Đội ngũ giáo viên đa số còn trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm trong công việc.
- Có nhiều cha mẹ học sinh quan tâm đến việc học hành của con em, có tinh thần trong việc phối kết hợp với nhà trường trong việc giáo dục con em. Đa số học sinh ngoan, biết nghe lời cha mẹ và thầy cô nên khi gợi ý của giáo viên về khuyết điểm của các em thì các em có cải thiện tốt.
* Khó khăn
- Năng lực tổ chức phối hợp của một số giáo viên chủ nhiệm còn có phần hạn chế.
- Cha mẹ học sinh điều kiện kinh tế còn khó khăn, trình độ nhận thức về giáo dục còn hạn chế. Một số cha mẹ học sinh còn khoán trắng việc giáo dục con em mình cho nhà trường. Có nhiều cha mẹ học sinh chưa chú ý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh và chưa quan tâm vào việc học hành của con em.
	3. Những yếu tố khách quan, chủ quan trong việc đưa ra giải pháp.
3.1. Những yếu tố khách quan
- Có sự đoàn kết trong Ban giám hiệu nhà trường; có sự chỉ đạo nhất quán và sự phối kết hợp từ Ban giám hiệu với giáo viên và Ban đại diện cha mẹ học sinh.
3.2. Những yếu tố chủ quan
Trong hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh chưa có kế hoạch hoạt động cụ thể, chưa có biện pháp để đẩy mạnh kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội và chưa chú ý đến kiểm tra, đánh giá công tác này.
- Một số giáo viên chưa nhận thức đúng về trách nhiệm của nhà trường trong công tác phối hợp với gia đình nên chưa tích cực chủ động phối hợp với cha mẹ học sinh.
- Ban đại diện CMHS chưa mạnh dạn, chủ động thực hiện vai trò của mình, nhiều người vì miễn cưỡng nhận nhiệm vụ nên tinh thần hoạt động còn hạn chế.
	4. Giải pháp công tác.
Thứ nhất. Xây dựng công tác phối hợp với CMHS của nhà trường
- Xây dựng kế hoạch phối hợp
+ Xây dựng kế hoạch mang tính cụ thể, khoa học, ổn định và tính mục đích của hoạt động, hạn chế sự tự phát trong hoạt động.
- Thống nhất kế hoạch hoạt động với CMHS
+ Kế hoạch hoạt động của cha mẹ học sinh cần cụ thể việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm như tuyên truyền, phổ biến trong CMHS những chủ trương, đường lối của Đảng, của Nhà nước về giáo dục.
+ Kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà trường để cùng thực hiện có hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường.
 Thứ 2. Xây dựng và kiểm tra việc thực hiện quy định đối với giáo viên chủ nhiệm về công tác phối hợp với cha mẹ học sinh.
+ Hiệu trưởng phải chú ý kiểm tra và đánh giá giáo viên chủ nhiệm thực hiện các quy định về phối hợp giữa nhà trường và gia đình. 
+ Phối hợp với CMHS những em còn hạn chế, khó khăn trong học tập và trao đổi với toàn thể với CMHS nhằm hiểu rõ đặc điểm, hoàn cảnh của từng học sinh để có biện pháp giáo dục tốt hơn. 
+ Tuyên truyền những chủ trương, chính sách về giáo dục và phổ biến những tri thức khoa học giáo dục giúp cho CMHS thực hiện tốt việc giáo dục con em.
+ Huy động sự đóng góp về vật chất, tinh thần của CMHS trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục học sinh và phát triển của nhà trường.
Thứ 3. Chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh
- Hiệu trưởng trực tiếp chỉ đạo, phân công giáo viên chủ nhiệm thực hiện phối hợp với cha mẹ học sinh ở từng lớp.
-Tổ chức sinh hoạt giáo viên chủ nhiệm thường kỳ để nắm bắt tình hình và chỉ đạo kịp thời công tác phối hợp.Tăng cường nhận thức cho giáo viên về trách nhiệm phối hợp với cha mẹ học sinh thông qua các hoạt động như triển khai về vai trò, nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm; phân công trách nhiệm vận động cha mẹ học sinh trong một số hoạt động của trường.
Thứ 4. Cải tiến việc họp CMHS
- Ngoài những nội dung cần phổ biến chung, giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp với Ban đại diện CMHS của lớp tổ chức trao đổi kinh nghiệm giáo dục con em.
Sắp xếp việc gặp từng CMHS đến trường vào các thời điểm khác nhau để trao đổi về tình hình học tập, rèn luyện của con em họ và thống nhất cha mẹ học sinh về phương pháp giáo dục.
- Nâng cao nhận thức về giáo dục đối với cha mẹ học sinh và giúp họ ý thức rằng mình cũng là chủ thể của giáo dục chứ không phải là nhà trường; giữa nhà trường và CMHS phải có sự phối hợp chặt chẽ để thực hiện tốt việc giáo dục học sinh.
 Thứ 5. Bồi dưỡng, nâng cao nhận thức giáo dục cho Ban đại diện CMHS
- Ban ĐDCM học sinh nhà trường phải được ổn định lâu dài. Việc bầu Ban ĐDCMHS phải là người có uy tín, có tinh thần trách nhiệm, có trình độ hiểu biết và năng lực hoạt động. 
- Nâng cao nhận thức giáo dục cho cha mẹ học sinh bằng cách trao đổi kinh nghiệm giáo dục bồi dưỡng tri thức khoa học cho các bậc cha mẹ học sinh thông qua các buổi hội thảo, báo cáo chuyên đề về giáo dục. 
Thứ 6. Thực hiện phối hợp với Ban ĐDCMHS
- Chủ động phối hợp tổ chức họp cha mẹ học sinh định kỳ, bầu ban đại diện ở các lớp và toàn trường. Tạo điều kiện cho Ban đại diện hoạt động cả về thời gian và không gian.
- Vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục của trường, giúp nhà trường tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa như giáo dục truyền thống, hội thao, văn nghệ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Huy động sự đóng góp của Ban đại diện cho một số hoạt động của nhà trường. 
5. Minh chứng kèm theo giải pháp
Với các hình thức, biện pháp Hiệu trưởng tổ chức phối hợp với Ban đại diện CMHS trên, trong các năm học qua nhà trường đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ như: 
 - Hội CMHS đã tích cực ủng hộ, tạo điều kiện cho các em học sinh ôn luyện và đưa các em tham dự các cuộc thi cấp huyện, cấp tỉnh. Kết quả nhà trường đạt nhiều giải cấp huyện và đạt giải cấp tỉnh về thi các môn văn hóa, thi chữ viết đẹp học sinh. Chất lượng đại trà được nâng lên rõ rệt, hàng năm tỉ lệ học sinh Hoàn thành xuất sắc và có thành tích trong học tập, rèn luyện đạt từ 55% trở lên, tỉ lệ học sinh lưu ban dưới 1,5%.
- Hội CMHS các chi hội kết hợp với GVCN các lớp thường xuyên trao đổi thông tin và giúp GVCN tháo gỡ những khó khăn như động viên, giúp đỡ học sinh khó khăn đến trường, khen thưởng học sinh có thành tích trong học tập cũng như các phong trào thi đua. 
	6. Định hướng phát triển giải pháp cho các năm học tiếp theo (Áp dụng tại đơn vị trường Tiểu học Nguyễn Viết Xuân)
6.1. Xây dựng một tập thể nhà trường vững mạnh, tạo uy tín cho phụ huynh; GVCN vừa có năng lực chuyên môn vững vàng, vừa nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm cao. 
6.2. Tạo môi trường học tập thân thiện cho học sinh. Tạo sự thoải mái, tin tưởng cho phụ huynh khi đến trường, khi gửi con em vào học ở trường, có niềm tin vào sự nghiệp giáo dục của nhà trường. 
6.3. Kiểm tra thường xuyên việc thực hiện công tác phối hợp của GVCN và Ban đại diện HCMHS. Có biện pháp khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế. Đồng thời cũng động viên khen thưởng kịp thời những thành tích của cá nhân phụ huynh, Ban đại diện HCMHS hay GVCN đã đóng góp cho nhà trường. 
7. Đề xuất, kiến nghị: Không
XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ
P.HIỆU TRƯỞNG
 Vũ Thị Chín
 NGƯỜI LÀM BÁO CÁO
 Nguyễn Thị Tuyết Loan
XÁC NHẬN UBND HUYỆN
XÁC NHẬN PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Tài liệu đính kèm:

  • docxCO_LOAN_GIAI_PHAP_QUAN_LY.docx