SKKN Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học

SKKN Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học

Hội thả chim bồ câu

 Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhàng, một thú vui tao nhã được nhiều người ưa thích trong lúc nông nhàn.

 Đàn chim phải bay được qua ba tầng: hạ, trung và thượng mà không phạm lỗi. Đàn chim càng lên cao càng bó đàn, bốc nhanh, khi bay vòng nhỏ như vòng hương khói, vỗ cánh liên tục và dóng thẳng với tâm điểm của bãi thi. Hội thi thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc và tế nhị.

 Bồ câu là giống chim hiền lành, được xem là biểu tượng của hoà bình và thuỷ chung. Bồ câu lại sống theo bầy đàn, có tinh thần đồng đội, không bỏ đàn khi bay. Con người đã dựa vào những đặc tính ấy để nghĩ ra trò chơi lành mạnh này.

 Hội thả chim bồ câu là một thú vui lâu đời mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc về tinh thần tập thể và đức tính chung thuỷ cho con người.

 

doc 30 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 926Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp Xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ương pháp dạy học, nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ kết quả thẩm định đề kiểm tra của Tổ thẩm định (tổ trưởng các tổ chuyên môn là thành viên), thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng tổ chuyên môn đánh giá những ưu điểm và tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra của giáo viên. Từ đó, các thành viên trong tổ cùng chia sẻ kinh nghiệm, phát huy ưu điểm, tìm hướng khắc phục những tồn tại trong công tác ra đề kiểm tra.
Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên (Quy chế Bồi dưỡng
thường xuyên giáo viên mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên - Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) cũng là một trong những mục tiêu quan trọng được chúng tôi thực hiện nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ. Với tổng thời lượng BDTX đối với mỗi giáo viên là 120 tiết/năm học, để giáo viên chọn lựa được những nội dung bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học và nhu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục cần có sự định hướng của lãnh đạo nhà trường. Nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt công tác kiểm tra đánh giá học sinh, chúng tôi định hướng giáo viên tự bồi dưỡng theo các Module sau: 
Module 24: Đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học.
Module 25: Kĩ thuật kiểm tra đánh giá kết quả học tập ở Tiểu học.
Module 27: Phương pháp kiểm tra, đánh giá bằng nhận xét.
Module 28: Kiểm tra, đánh giá các môn bằng điểm số kết hợp với nhận xét.
Từ xưa, ông cha ta đã đúc kết: 	
 Một cây làm chẳng nên non
 Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
Vì vậy, bồi dưỡng thường xuyên bằng tự học của giáo viên kết hợp với sinh hoạt về chuyên môn, nghiệp vụ tại các cụm trường cũng là một trong những nội dung được chúng tôi hết sức quan tâm. Thông qua các buổi sinh hoạt sẽ tạo điều kiện cho giáo viên được chia sẻ kinh nghiệm, giải đáp thắc mắc, trao đổi về chuyên môn, nghiệp vụ và luyện tập kĩ năng. Từ những kinh nghiệm trong công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tra đã thực hiện tại đơn vị Tiểu học Y Ngông, Tiểu học Trần Phú, Tiểu học Trần Quốc Toản, để có thêm những cách làm hay hơn, hiệu quả hơn, chúng tôi đã đăng kí chuyên đề về công tác xây dựng Thư viện đề kiểm tra trong cụm chuyên môn và được lựa chọn thực hiện chuyên đề cấp huyện. Thông qua các chuyên đề, chúng tôi đã đúc rút thêm được nhiều kinh nghiệm bổ ích để vận dụng hiệu quả hơn tại đơn vị. 
b.2. Quy trình xây dựng thư viện câu hỏi và đề kiểm tra định kì
b.2.1. Xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên 
Kiểm tra thường xuyên là kiểm tra việc nắm bắt kiến thức, kĩ năng vận dụng kiến thức đã học vào thực hành của học sinh. Qua kiểm tra sẽ giúp giáo viên đánh giá những kết quả học sinh đã đạt được hoặc chưa đạt được về môn học, từ đó có biện pháp cụ thể giúp học sinh vượt qua khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.
Kiểm tra thường xuyên không thực hiện cứng nhắc theo tiến trình nội dung của các môn học và các hoạt động giáo dục khác mà giáo viên có thể thực hiện linh hoạt bất cứ hoạt động nào của tiết học bằng nhiều hình thức khác nhau, như: kiểm tra bài cũ, củng cố bài học, ôn tập, luyện tập tổng hợp, kiểm tra nhanh dưới 20 phút, khảo sát chất lượng sau một chủ điểm hay một giai đoạn học tập, ... 
Muốn thực hiện tốt công tác kiểm tra, đánh giá thường xuyên học sinh thì hệ
thống câu hỏi và bài tập kiểm tra cần được thiết kế theo các dạng khác nhau, như: câu hỏi trắc nghiệm hoặc tự luận, câu hỏi dùng để tổ chức các trò chơi điền khuyết, đúng - sai, ô cửa bí mật, giải ô chữ, ... Vì vậy, nhằm giúp giáo viên thực hiện hiệu quả nội dung này, chúng tôi khuyến khích giáo viên xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên cho tất cả các môn học. Bởi bên cạnh việc giúp giáo viên thực hiện tốt kiểm tra, đánh giá học sinh một cách có hệ thống thì câu hỏi kiểm tra thường xuyên cũng là một trong những căn cứ rất quan trọng giúp giáo viên thực hiện tốt công tác ra đề kiểm tra định kì trong năm học. Từ những kinh nghiệm trong công tác, chúng tôi hướng dẫn các tổ chuyên môn chỉ đạo giáo viên thực hiện xây dựng câu hỏi theo quy trình như sau :
- Thực hiện xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên cho các môn từ tuần học đầu tiên.
- Có thể xây dựng câu hỏi cho từng bài theo từng tháng (Ví dụ: giáo viên 1 xây dựng câu hỏi từ bài 1 đến bài 5; giáo viên 2 xây dựng câu hỏi từ bài 6 đến bài 11,...) hoặc xây dựng câu hỏi theo chủ điểm, giai đoạn.
- Hướng dẫn giáo viên nghiên cứu kĩ Chuẩn kiến thức, kĩ năng cần đạt cho mỗi bài dạy, mỗi chủ điểm và Hướng dẫn 5842/BGDĐT để xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên phù hợp đối tượng học sinh trong lớp, khối.
- Giáo viên xây dựng tối thiếu 02 câu hỏi (sau mỗi bài học) và từ 01 - 02 câu cho mỗi yêu cầu cần đạt (sau một chủ điểm) theo hình thức trắc nghiệm hoặc tự luận.
Ví dụ: 
- Xây dựng câu hỏi sau mỗi bài:
Khi dạy bài Dấu hiệu chia hết cho 2 (Toán lớp 4, tiết PPCT 83), giáo viên có thể xây dựng câu hỏi kiểm tra thường xuyên như sau : 
	Câu 1. Hãy khoanh tròn vào chữ cái trước ý trả lời đúng nhất.
	Số có bốn chữ số chia hết cho 2 là:
	 A. 235 B. 4649 C. 1238	 D. 8975
	Câu 2. a) Viết hai số có ba chữ số, mỗi số đều chia hết cho 2.
	 b) Viết bốn số có hai chữ số, mỗi số đều không chia hết cho 2.
- Xây dựng câu hỏi sau mỗi chủ điểm :
Sau khi dạy xong chủ điểm Con người và sức khỏe (môn Khoa học lớp 4), giáo viên có thể xây dựng hệ thống câu hỏi theo các yêu cầu cần đạt của Chuẩn kiến thức, kĩ năng môn học. Với yêu cầu về vai trò của các chất dinh dưỡng trong chủ điểm này, giáo viên có thể xây dựng một câu hỏi như sau :
 Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho thích hợp 
 A
Thiếu chất đạm
Thiếu vi - ta - min A
Thiếu I - ốt
Thiếu vi - ta - min D
 B
mắt nhìn kém , có thể dẫn đến mù lòa.
bị còi xương.
bị suy dinh dưỡng.
cơ thể phát triển chậm, kém thông minh, bị bướu cổ.
b.2.2. Xây dựng đề kiểm tra định kì
Kiểm tra định kì là quá trình tổ chức cho tất cả học sinh của từng khối, lớp làm bài kiểm tra theo từng môn học để kiểm tra kiến thức các em đã học sau từng giai đoạn học tập, nhằm thu nhận thông tin cho các cấp quản lí và giáo viên để chỉ đạo, điều chỉnh quá trình dạy học; giúp học sinh điều chỉnh các hoạt động học của bản thân và thông báo cho gia đình nhằm mục đích phối hợp động viên, giúp đỡ học sinh vượt qua một số khó khăn còn mắc phải.
Trước đây, kiểm tra định kì được thực hiện 4 lần/năm đối với hai môn Toán, Tiếng Việt và 2 lần/năm đối với các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lí, Tiếng Anh, Tin học, Tiếng Ê-đê. Bắt đầu từ năm học 2014 - 2015, việc kiểm tra đánh giá định kì được thưc hiện theo Thông tư 30/2014/BGDĐT ngày 28/8/2014. Điểm mới của việc đánh giá định kì là tất cả các môn học nói trên đều được thực hiện kiểm tra 02 lần/năm vào các thời điểm cuối học kì I và cuối năm học. Dù 02 hay 04 lần kiểm tra, giáo viên đều phải bám vào Chuẩn kiến thức kĩ năng, Hướng dẫn 5842 của Bộ Giáo dục - Đào tạo và đối tượng học sinh của đơn vị để xây dựng đề kiểm tra định kì phù hợp, nhằm đáp ứng yêu cầu các môn học. 
b.2.2.1.Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra định kì
Việc thiết kế ma trận cho các đề kiểm tra định kì là khâu cực kì quan trọng không thể bỏ qua, nhằm xác định các tiêu chí cần kiểm tra, đánh giá. Hay nói cách khác: Ma trận đề sẽ là “bản đồ” cho các đề kiểm tra. 
Nhằm giúp giáo viên thực hiện tốt công tác ra đề kiểm tra định kì, chúng tôi 
đã thống nhất thực hiện Quy trình thiết kế ma trận đề kiểm tra theo 6 bước như sau:
Bước 1: Xác định mục đích, yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra
- Nhằm đánh giá kết quả học tập của học sinh, mức độ đạt chuẩn kiến thức, Kĩ năng theo chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu học vào cuối kì I, cuối năm đối với các môn học: Toán, Tiếng Việt, Khoa học, Lịch sử và Địa lí.
	- Căn cứ chuẩn kiến thức kĩ năng; Hướng dẫn số 5842/BGDĐT, giáo viên xác định yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra phù hợp chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo từng giai đoạn kiểm tra.
Ví dụ: Yêu cầu cần đạt của đề kiểm tra định kì cuối kì I khối lớp 4 như sau :
a) Môn Toán
- Đọc, viết, so sánh số tự nhiên; hàng lớp.
- Thực hiện phép cộng, trừ các số đến sáu chữ số không nhớ hoặc có nhớ không quá 3 lượt và không liên tiếp; nhân với số có hai, ba chữ số; chia số có đến 5 chữ số cho số có hai chữ số (chia hết, chia có dư).
- Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9.
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
- Nhận biết góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt ; hai đường thẳng song song, vuông góc.
- Giải bài toán có đến 3 bước tính trong đó có các bài toán: Tìm số trung bình cộng; Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
 b) Môn Tiếng Việt
- Đọc thành tiếng: Đọc rành mạch, trôi chảy các bài tập đọc đã học (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/phút); bước đầu biết đọc diễn cảm đoạn văn, đoạn thơ phù hợp với nội dung. Thuộc được 3 đoạn văn, đoạn thơ đã học ở HKI; Hiểu được nội dung chính từng đoạn, nội dung của cả bài; nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể thuộc hai chủ điểm Có chí thì nên, Tiếng sáo diều.
- Đọc hiểu:
+ Đọc thầm bài văn theo yêu cầu đề, trả lời được một số câu hỏi về nội dung bài đọc.
+ Nhận biết được danh từ, động từ, tính từ; viết được câu kể Ai làm gì?; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu.
- Chính tả: Nghe - viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng 80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Tập làm văn: Viết được bài văn tả đồ vật.
c) Môn Khoa học 
Chủ đề: Con người và sức khỏe
- Sự trao đổi chất của cơ thể với môi trường.
- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn và vai trò của chúng.
- Dinh dưỡng hợp lí. Cách phòng tránh một số bệnh do thiếu hoặc thừa chất dinh dưỡng và các bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Phòng tránh đuối nước.
Chủ đề: Vật chất và năng lượng
- Nước: Một số tính chất của nước ; vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên; vai trò của nước trong sinh hoạt, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
- Không khí: Một số tính chất của không khí.
Bước 2: Xác định hình thức đề kiểm tra
	Đề bài kiểm tra kết hợp cả hai hình thức trắc nghiệm và tự luận. Căn cứ tình hình thực tế của từng trường, khối lớp để xây dựng tỉ lệ câu trắc nghiệm và tự luận phù hợp cho mỗi hình thức kiểm tra. Có thể xây dựng tỉ lệ cho mỗi hình thức kiểm tra như sau:
	+ Số câu trắc nghiệm khách quan: khoảng 40% – 60%
	+ Số câu tự luận (kĩ năng tính toán và giải toán) : khoảng 60% – 40%
Bước 3: Thiết lập ma trận đề kiểm tra
a) Cấu trúc ma trận đề
- Lập bảng hai chiều, 1 chiều là nội dung hay mạch kiến thức chính cần đánh giá, 1 chiều là các cấp độ nhận thức của học sinh theo các mức độ: mức độ 1 (nhận
biết), mức độ 2 (thông hiểu và vận dụng cơ bản), mức độ 3 (vận dụng cao).
- Trong mỗi ô là chuẩn kiến thức kĩ năng chương trình cần đánh giá, tỉ lệ % số điểm, số lượng câu hỏi và tổng số điểm của các câu hỏi.
- Số lượng câu hỏi của từng ô phụ thuộc vào mức độ quan trọng của mỗi
chuẩn cần đánh giá, lượng thời gian làm bài kiểm tra và số điểm quy định cho từng mạch kiến thức, từng cấp độ nhận thức.	
b) Xác định các mức độ nhận thức chung
Căn cứ Thông tư số 30/2014/TT-BGDĐT và Chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thông, đề kiểm tra định kì được thiết kế theo các mức độ sau : 
* Mức 1 : 
Là những câu hỏi yêu cầu học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống, vấn đề trong học tập.
* Mức 2 : 
Là những câu hỏi yêu cầu học sinh kết nối, sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết tình huống, vấn đề mới, tương tự tình huống, vấn đề đã học. 
* Mức 3 : 
Là những câu hỏi yêu cầu học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống, vấn đề mới, không giống với những tình huống, vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống, vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.
c) Các khâu cơ bản để thiết lập ma trận đề kiểm tra
- Liệt kê các nội dung cần kiểm tra
- Viết các chuẩn cần đánh giá cho mỗi nội dung hay mạch kiến thức. 
- Quyết định phân phối tỉ lệ % điểm cho mỗi nội dung.
- Tính số điểm cho mỗi nội dung tương ứng với tỉ lệ %.
- Quyết định số câu hỏi, số điểm cho mỗi chuẩn tương ứng.
- Tính tổng số điểm và tổng số câu hỏi cho mỗi cột.
- Đánh giá lại ma trận và chỉnh sửa nếu thấy cần thiết.	 
Bước 4: Biên soạn câu hỏi theo ma trận
Biên soạn câu hỏi theo ma trận đề kiểm tra cần đảm bảo nguyên tắc: loại câu
hỏi, số câu hỏi, nội dung, cấp độ nhận thức câu hỏi do ma trận đề quy định.
Bước 5: Xây dựng hướng dẫn chấm (đáp án và thang điểm)
Nội dung hướng dẫn chấm cần khoa học và chính xác; cách trình bày cụ thể, chi tiết nhưng ngắn gọn và dễ hiểu, phù hợp với ma trận đề kiểm tra.
Bước 6: Xem xét lại việc biên soạn đề kiểm tra
- Sau khi biên soạn xong cần kiểm tra lại việc biên soạn đề kiểm tra: tính chính xác, tính khoa học, phù hợp với chuẩn đánh giá, cấp độ nhận thức cần đánh giá và thời gian dự kiến làm bài.
	- Hoàn thiện đề, hướng dẫn chấm và thang điểm.
b.2.2.2. Thiết kế khung ma trận và xây dựng đề kiểm tra định kì
- Khung ma trận đề kiểm tra định kì cần thể hiện đầy đủ các nội dung: Yêu cầu cần đạt của nội dung hay mạch kiến thức cần kiểm tra theo các mức độ trong phạm vi kiểm tra ; tỉ lệ phần trăm điểm, số điểm, số câu hỏi, loại câu hỏi cho mỗi mức độ và nội dung hay mạch kiến thức tương ứng ; tổng số điểm, số câu hỏi của bài kiểm tra. Khi xây dựng khung ma trận, giáo viên cần căn cứ Chuẩn kiến thức, kĩ năng, hướng dẫn 5842/BGDĐT và mức độ nhận thức của đối tượng học sinh từng khối lớp, từng trường để xây dựng số lượng câu hỏi, loại câu hỏi và tỉ lệ điểm phù hợp cho mỗi mức độ.
Để tránh tạo áp lực cho giáo viên trong khâu ra đề, khi thiết kế khung ma trận chúng ta nên thiết kế theo hướng “mở”. Nhằm đảm bảo mỗi khung ma trận có thể xây dựng được nhiều đề kiểm tra đáp ứng yêu cầu kiểm tra theo từng giai đoạn.
- Đề bài kiểm tra định kì được tiến hành trong thời gian một tiết học (khoảng 40 phút). Đề cần có đủ các nội dung cơ bản về kiến thức, kĩ năng và yêu cầu tối thiểu học sinh cần đạt theo Chuẩn kiến thức, kĩ năng của môn học ở mỗi giai đoạn kiểm tra.
 Các câu hỏi trong đề kiểm tra cần đảm bảo tính chính xác, khoa học, phù 
hợp đối tượng học sinh theo đặc điểm vùng miền và phù hợp với thời gian kiểm tra. Nội dung các câu hỏi cần được diễn đạt rõ ràng, đơn nghĩa và được thiết kế theo các mức độ nhận thức của học sinh. Yêu cầu cần đạt về nội dung cho các mức độ : 
 + Mức 1: đạt khoảng 60%
 + Mức 2: đạt khoảng 30%
 + Mức 3: đạt khoảng 10%
Ví dụ: Minh họa cách xây dựng Ma trận đề kiểm tra và đề kiểm tra cuối học kì I môn Toán, Tiếng Việt, Khoa học (khối lớp 4). 
* Môn Toán :
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra: 
Nội dung
Mức độ nhận thức
Cộng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Số học
- Viết, so sánh các số tự nhiên; Nhận biết dấu hiệu chia hết cho 2 và 5; Thực hiện các phép tính với số tự nhiên.
Số câu
 2
1
1
4
Số điểm
2đ
 2đ
1đ
5đ
Tỉ lệ %
20
20
10
50
2. Đại lượng và đo đại lượng
- Chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, số đo diện tích đã học.
Số câu
1
1
Số điểm
1đ
1đ
Tỉ lệ %
10
10
3. Hình học
- Nhận biết các góc vuông, góc nhon, góc tù, 2 đường thẳng vuông góc, 2 đường thẳng song song.
Số câu
1
1
Số điểm
1đ
1đ
Tỉ lệ%
10
10
4. Giải toán
- Giải bài toán tìm trung bình cộng của hai số, tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó (có đến 3 bước tính).
Số câu
1
1
 2
Số điểm
2
1đ
 3đ
Tỉ lệ %
20
10
 30
Tổng số câu
4
1
2
1
8
Tổng số điểm
4đ
2đ
3đ
1đ
10đ
Tỉ lệ %
40
20
30
10
100
- Minh họa đề kiểm tra theo ma trận:
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
MÔN : Toán
 Thời gian làm bài: 40 phút
Bài 1. (1 điểm) (Mức 1)
a) Số lớn nhất trong các số: 876435 ; 875368 ; 876538 ; 876935 là:
 A. 876935 B. 876435 C. 875368 D. 876538 
b) Bốn mươi bảy triệu năm trăm nghìn bảy trăm ba mươi lăm được viết là:
 A. 47050735 B. 47005735 C. 47500735 D. 4750735 
Bài 2. (1 điểm) (Mức 1) 
a) Số chia hết cho 2 nhưng không chia hết cho 5 là: 
 A. 2138 B. 5323 C. 1051 D. 1305
b) Kết quả của phép tính 82 x 10 là:
 A. 82 B. 820 C. 802 D. 8200
Bài 3. (1 điểm) (Mức 1) 
a) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của: 4dm2 52cm2 =  cm2 là: 
 A. 452 B. 4052 C. 4520 D. 4502 
b) Số thích hợp viết vào chỗ chấm của: 8 tấn 30kg = ..... kg là:
A. 830kg B. 8030kg C. 803kg D. 8300kg 
Bài 4. (2 điểm) Đặt tính rồi tính (Mức 1)
 a) 718394 + 423506 b) 912708 – 356428
 c) 87 x 65 d) 24662 : 59
Bài 5. (1 điểm) Chọn từ ngữ thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ chấm để có tên gọi chính xác cho mỗi hình dưới đây: (Mức 1)
	(hai đường thẳng vuông góc, góc nhọn, hai đường thẳng song song, góc tù)
 A C
 0 B 0 D
 ..................................... .. ............................
 . ..	 
Bài 6. (1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất : (Mức 2)
47 x 298 + 53 x 298
Bài 7. (2điểm) Một mảnh đất hình chữ nhật có nửa chu vi là 324m, chiều rộng kém chiều dài 72m. Tính diện tích của mảnh đất đó. (Mức 2) 
Bài 8.(1 điểm) Trung bình cộng của 2 số bằng số lớn nhất có hai chữ số. Biết số thứ nhất là tích của 12 với số lớn nhất có một chữ số. Tìm số thứ hai. (mức 3) 
	- Minh họa hướng dẫn đánh giá đề kiểm tra môn Toán:
Bài 1.(1điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
 	 a. Khoanh vào A	b. Khoanh vào C 
Bài 2. (1điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
 a. Khoanh vào A 	 b. Khoanh vào B
Bài 3. (1 điểm) Mỗi ý đúng đạt 0,5 điểm
 a. Khoanh vào A 	b. Khoanh vào B 
Bài 4.(2 điểm) Mỗi phép tính đúng được 0,5 điểm 
 a. 1141900 b. 556280 c. 5655 d. 418
Bài 5. (1 điểm) Điền đúng mỗi ý đạt 0,25 điểm
Bài 6.(1 điểm) Tính bằng cách thuận tiện nhất. 
47 x 298 + 53 x 298 = (47 + 53 ) x 298
	 	 = 100 x 298 = 29800
Bài 7. (2điểm) Bài giải
Chiều rộng của mảnh đất hình chữ nhật là:
(324 - 72): 2 = 126 (m) (0,5 điểm)
Chiều dài của mảnh đất hình chữ nhật là:
324 – 126 = 198 (m) (0,5 điểm)
Diện tích của mảnh đất hình chữ nhật là: 
 198 x 126 = 24948 (m2) (0,5 điểm)
Đáp số: 24948 m2 (0,5 điểm)
Bài 8. (1điểm) Bài giải
Tổng của hai số đó là: 99 x 2 = 198 (0,25 điểm)
 Số thứ nhất là: 12 x 9 = 108 (0,25 điểm)
 Số thứ hai là: 198 – 108 = 90 (0,25 điểm)
Đáp số: 90 (0,25 điểm)
* Môn Tiếng Việt:
- Xây dựng ma trận đề kiểm tra: 
Nội dung kiến thức
Mức độ nhận thức
Cộng
Mức 1
Mức 2
Mức 3
TN
TL
TN
TL
TN
TL
1. Đọc thành
tiếng
- Đọc đúng 1 đoạn văn hoặc đoạn thơ trong bài tập đọc đã học; (tốc độ đọc khoảng 80 tiếng/ phút); nhận biết được các nhân vật trong bài tập đọc là truyện kể. Hiểu nội dung chính của từng đoạn, nội dung cả bài
- Biết ngắt nghỉ câu tương đối hợp lí. 
- Đọc trôi chảy đoạn văn (thơ), đọc thuộc 1 đoạn văn (thơ) đã học ở HKI. - Trả lời được 1-2 câu hỏi về nội dung đoạn, bài đọc.
- Đọc tương đối lưu loát, diễn cảm đoạn văn (thơ) (tốc độ đọc trên 80 tiếng/ phút).
Số điểm
3
1
1
5
2. Đọc hiểu
- Nhận biết được một số từ loại đã học ở trong câu.
- Xác định được bộ phận chính của câu.
 - Trả lời được một số câu hỏi về nội dung bài đọc.
- Viết được câu kể Ai làm gì ? 
Số câu
2
2
1
5
Số điểm
2
2
1
5
3. Chính tả
- Nghe-viết đúng bài chính tả (tốc độ viết khoảng80 chữ/15 phút), không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Viết đúng khoảng cách, cỡ chữ, mẫu chữ theo quy định. Trình bày đúng bài văn (thơ).
- Viết đúng và tương đối đẹp bài chính tả (tốc độ viết trên 80chữ/15 phút). Chữ viết có sáng tạo
Số điểm
3
1
1
5
4. Tập làm văn (tả đồ vật)
- Xác định đúng yêu cầu đề.
- Viết hoàn chỉnh bài văn đủ bố cục 3 phần theo yêu cầu đề.
- Câu văn diễn đạt trôi chảy, rõ ý. Sắp xếp câu, ý, đoạn văn tương đối phù hợp.
- Bài viết có cảm xúc, sử dụng tương đối hợp lí các hình ảnh so sánh, nhân hóa
Số điểm
3
1
1
5
TS điểm
11
6
3
20
- Minh họa đề kiểm tra theo ma trận:
ĐỀ KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KỲ I
MÔN : Tiếng Việt (Đọc hiểu)
Thời gian làm bài: 30 phút
Đề bài: Đọc thầm bài: (5 điểm)
Hội thả chim bồ câu
 	Hằng năm, vào mùa đông xuân, thời tiết bắt đầu ấm áp, nhiều làng ở vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ thi nhau mở hội thả chim bồ câu. Đây là một trò chơi dân gian lành mạnh, nhẹ nhà

Tài liệu đính kèm:

  • docQuan lí - Đinh Thị Minh Phượng.doc.doc