Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7

Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7

Đối với việc dạy học môn Sinh học khi sử dụng đồ dùng trực quan, nhất

là các mẫu vật thật càng có ý nghĩa quan trọng trong giờ học. Sử dụng đồ dùng

dạy học trực quan được vận dụng một cách rộng rãi có ý nghĩa to lớn trong việc

nhận thức mà các em có điều kiện thuận lợi để thực hiện.

Với một vài ý kiến qua kinh nghiệm giảng dạy, tôi mong được đóng góp

thêm vài kinh nghiệm giúp đồng nghiệp có thể tham khảo thêm về việc sử dụng

đồ dùng trực quan trong các giờ dạy nhằm giúp học sinh tích cực và hứng thú

trong giờ học. Từ đó giúp các em yêu thích hơn môn Sinh học và đạt kết quả cao

hơn trong học tập.

Bên cạnh việc sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan sẵn có như mô

hình, tranh ảnh trong các bài giảng , giáo viên cần kết hợp cho học sinh quan sát

mẫu vật thật, những đoạn phim mô phỏng, đoạn phim minh họa nội dung kiến

thức để các em có thể xem bằng mắt, sờ bằng tay.giúp nhớ và nắm kiến thức

bài học chính xác hơn, hào hứng hơn.

Từ những ý nghĩa đó tôi chọn đề tài viết sáng kiến kinh nghiệm: “ Hướng

dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học7 ” . Bằng những

thực tế giảng dạy môn Sinh học 7 qua nhiều năm, một vài kinh nghiệm nhỏ

nhằm nâng cao sự nhận thức của học sinh gắn lý luận với thực tiễn góp phần giải

quyết thắc mắc, tò mò cho các em làm cho giờ Sinh học trở lên sinh động hơn

dẫn tới chất lượng học tập cao hơn

pdf 19 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 928Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 hơn trong học tập, từ đó học sinh dễ 
tiếp thu bài và dễ ghi nhớ hơn các kiến thức mà giáo viên truyền đạt. 
Chúng ta đều biết mỗi phương pháp dạy học đều có một lợi thế nhất 
định.Việc dạy học có sử dụng đồ dùng trực quan cho phép học sinh có nhiều cơ 
hội tốt hơn để tìm hiểu và khám phá những khả năng tiềm ẩn của mình. Học 
sinh phát huy được vai trò tự tìm hiểu kiến thức theo cách của bản thân dựa trên 
hướng dẫn của giáo viên vừa có cơ hội để trao đổi những hiểu biết của mình với 
các bạn khác. Như vậy, tổ chức cho học sinh tìm hiểu kiến thức thông qua đồ 
dùng dạy học trực quan chính là tạo điều kiện cho tất cả học sinh tham gia vào 
bài học một cách chủ động và tạo được một môi trường học tập thuận lợi để trẻ 
hình thành kiến thức đồng thời phát triển kĩ năng sống của mình. 
Trong phương pháp tổ chức, người học- đối tượng của hoạt động “dạy”, 
đồng thời là chủ thể của hoạt động “học”- được cuốn hút vào các hoạt động học 
tập do giáo viên tổ chức và chỉ đạo, thông qua đó tự lực khám phá những điều 
mình chưa rõ chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức đã được giáo viên 
sắp đặt. Được đặt vào những tình huống đời sống thực tế, người học trực tiếp 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
6/18 
quan sát, thảo luận, làm thí nghiệm, giải quyết vấn đề đặt ra theo cách suy nghĩ 
của mình, từ đó nắm được kiến thức kĩ năng mới, vừa nắm được phương pháp 
“làm ra” kiến thức, kĩ năng đó, không rập khuôn theo những khuôn mẫu có sẵn, 
được bộc lộ và phát huy tiềm năng sáng tạo. 
Lớp học là cộng đồng của chủ thể, là thực tiễn xã hội ngày nay và ngày 
mai của người học trong nhà trường. Lớp học được tổ chức nhằm mục đích giáo 
dục, làm môi trường xã hội trung giancho sự tác động tích cực của thầy và trò. 
Lớp học là nơi giao tiếp thường xuyên, mặt đối mặt, giữa trò và trò, trò và thầy 
được bố trí linh hoạt để biểu tượng cho chủ thẻ trung tâm học sinh và mối quan 
hệ thầy- trò mới. Lớp học chính là nơi để học sinh có thể trình bày, trao đổi, 
tranh luận với các bạn cùng lớp, từ đó làm cho kiến thức chủ quan của người 
học mới bớt phần phiến diện, tăng thêm tính khách quan, khoa học. Học bạn 
chính là bước đầu cần thiết cho học sinh. Tuy nhiên, các chủ thể có khi cũng gặp 
phải những tình huống không xử lý được, những cuộc tranh luận không kết luận 
được thì lại phải cần đến vai trò của giáo viên. Theo quan điểm dạy học lấy học 
sinh làm trung tâm, giáo viên là người sẽ định hướng, đạo diễn cho học sinh tích 
cực, chủ động khám phá ra các kiến thức. Ở đây, quan hệ thầy – trò tồn tại trên 
cơ sở sự tin cậy, tôn trọng, hợp tác lẫn nhau. Khi cá nhân và cả tập thể lớp đứng 
trước những tranh luận chưa ngã ngũ, người thầy sẽ là một người “trọng tài khoa 
học”, là người kết luận có tính chất khẳng định về mặt khoa học, giúp học sinh 
xử lý đúng đắn các tình huống phức tạp nổi lên trong quá trình hoạt động học 
tập. Sau khi trao đổi, hợp tác với các bạn và dựa vào kết luận của thầy, học sinh 
tự đánh giá lại sản phẩm của mình, tự chỉnh sửa những lỗi lầm mắc phải trong 
sản phẩm đó, tự rút kinh nghiệm về cách học, cách giải quyết vấn đề, tự hoàn 
thiện sản phẩm của mình. 
Việc lựa chọn đề tài này dựa trên cơ sở khoa học của việc dạy- học môn 
Sinh học ở trường trung học cơ sở, đặc biệt trong giảng dạy môn sinh học lớp 7. 
2.2. Thực trạng vấn đề: 
Trong giảng dạy bất kì môn học nào đều liên quan đến đồ dùng trực quan. 
Đối với môn Sinh học càng cần thiết có đồ dùng dạy học. Trong thời kì hiện đại 
ngày nay, các trường đều có phòng đồ dùng với đầy đủ các trang thiết bị dạy học 
từ đơn giản như tranh ảnh minh họa đến các thiết bị cao cấp hơn như mô hình, 
mẫu ngâm, đĩa hình 
Trực quan là một trong những nguyên tắc cơ bản của lí luận dạy học 
nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành các khái niệm trên cơ sở 
trực tiếp quan sát hiện vật đang học hay đồ dùng trực quan minh họa sự vật. Đồ 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
7/18 
dùng trực quan là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chất kiến thức, là phương tiện có 
hiệu lực để hình thành các khái niệm, giúp học sinh nắm vững các quy luật của 
sự phát triển xã hội. 
Đồ dùng trực quan có vai trò rất lớn trong việc giúp học sinh nhớ kĩ, hiểu 
sâu những hình ảnh, những kiến thức sinh học. Hình ảnh được giữ lại đặc biệt 
vững chắc trong trí nhớ là hình ảnh chúng ta thu nhận được bằng trực quan. Vì 
vậy, cùng với việc góp phần tạo biểu tượng và hình thành khái niệm sinh học, đồ 
dùng trực quan còn phát triển khả năng quan sát, trí tưởng tượng, tư duy và ngôn 
ngữ của học sinh 
Như vậy với việc giảng dạy Sinh học có sử dụng đồ dùng dạy học trực 
quan là yêu cầu tất yếu với các giáo viên. Tối thiểu mỗi đơn vị bài học sử dụng 
từ một đến hai đồ dùng dạy học trực quan. Kênh hình trong sách giáo khoa được 
khai thác triệt để và một số hình ảnh được phóng to để tăng thêm phần hấp dẫn 
khi giới thiệu và đã gây được nhiều hứng thú cho học sinh. Khi dạy các tiết ôn 
tập, bài tập trong chương trình học giáo viên cần chuẩn bị một số bảng phụ, 
phiếu học tậpgiúp học sinh củng cố lại các kiến thức đã học và gợi mở các 
kiến thức sắp được học 
Việc áp dụng công nghệ thông tin vào dạy học đang được nhà trường rất chú 
trọng. Tuy nhiên mức độ sử dụng chưa sâu, chưa phong phú. Phần lớn chỉ mới 
dừng lại ở việc sử dụng Power point (chủ yếu thay cho bảng phụ) để trình chiếu. 
Việc sử dụng các phần mềm học tập (giáo án điện tử) chưa được áp dụng. 
Trường có phòng học bộ môn nhưng đang trong quá trình nâng cấp nên 
khả năng sử dụng giáo cụ trực quan từ phòng bộ môn chưa có hiệu quả, các 
dụng cụ thí nghiệm hoá chất đều khó sử dụng do việc chuẩn bị còn chồng 
chéo giữa các lớp cùng học 1 tiết, các mô hình, tranh vẽ, mẫu vật ngâm tiêu 
bản, kính hiển vi, kính lúp. còn chưa có hiệu quả khi sử dụng, nhiều mô 
hình đã hư hỏng. 
Các giáo viên đứng lớp với trình độ cao đẳng và đại học đều có lòng 
nhiệt tình và tay nghề vững vàng. Với cơ sở vật chất còn nhiều bất cập thì giáo 
viên dạy bộ môn Sinh thường sử dụng phương pháp dạy trên máy tính và 
projector với phương pháp thuyết trình là cơ bản. 
Học sinh trong trường phân hóa không đồng đều theo khu vực dân cư, 
nhiều gia đình ít quan tâm đến việc học tập của các em. Hơn nữa bộ môn Sinh là 
một bộ môn khoa học thực nghiệm nên nhiều học sinh cho rằng “ Môn Sinh học 
không quan trọng, không phải bộ môn chính” và ít đầu tư cho môn học này. 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
8/18 
Với suy nghĩ như vậy, đa số các em không hiểu rõ bản chất của lí thuyết 
dẫn đến việc nắm kiến thức gặp nhiều khó khăn vướng mắc, do vậy kiến thức 
của các em bị hổng nhiều dẫn đến không hào hứng trong việc học môn Sinh học. 
Qua khảo sát chất lượng học tập môn Sinh học khi chưa thực hiện đề tài, 
kết quả học tập của các em không cao, thể hiện trong đánh giá kết quả khảo sát 
đầu năm học như sau: 
 Loại 
Lớp 
Giỏi Khá T. B Yếu Kém 
7ª4 và 7ª5 
8% 20% 64% 5% 3% 
Đặc biệt với số học sinh kém đa số giờ học các em thường tỏ thái độ 
không muốn học, ghi chép bài thất thường, hay ngủ trong giờ hoặc nói chuyện 
tự do, chọc phá các bạn trong lớp... 
2.3.Các biện pháp đã tiến hành 
Trong giảng dạy sinh học đảm bảo nguyên tắc trực quan là một nguyên tắc 
chỉ đạo quá trình dạy học nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng giáo dục. Đồ 
dùng trực quan cung cấp cho học sinh tối đa các hình ảnh cụ thể, biểu tượng cụ 
thể muôn hình, muôn vẻ của các sự vật, hiện tượng mà các em đang học và 
nghiên cứu. Sử dụng sự quan sát và thí nghiệm phải được xem là phương pháp 
đặc thù, chúng góp phần đáp ứng về mặt nhận thức ở lứa tuổi học sinh (14 tuổi 
đến 15 tuổi)- lứa tuổi vốn sống chưa nhiều, sự hiểu biết ít, các biểu tượng tích luỹ 
còn hạn chế; các em còn nặng về tư duy thực nghiệm, tư duy hình tượng cụ thể. 
Việc xây dựng các khái niệm đòi hỏi phải lấy “phương tiện trực quan” 
làm điểm tựa cho quá trình nhận thức. Hơn nữa các phương tiện trực quan còn 
phát huy được ở các em tính tích cực, tính tự lực, chủ động sáng tạo trong việc 
dành lấy tri thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của thầy, do đó kiến thức sẽ sâu sắc 
và chắc chắn hơn. Chúng tạo hứng thú nhận thức cho học sinh mà hứng thú nhận 
thức là yếu tố tâm lí ban đầu có tác dụng đối với quá trình nhận thức. 
Rõ ràng là ở đây học sinh phải tập trung quan sát và tư duy tích cực( so 
sánh, đối chiếu) để chiếm lĩnh tri thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên qua cách 
đàm thoại gợi mở. Tri thức dành được chính là từ sự quan sát, thí nghiệm do 
giáo viên biểu diễn với sự nỗ lực suy nghĩ của bản thân học sinh chứ không phải 
do giáo viên cung cấp . 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
9/18 
Đối với việc dạy học sinh học, đồ dùng dạy học trực quan càng có ý nghĩa 
quan trọng trong giảng dạy sinh học.Vì nó được vận dụng một cách rộng rãi, 
không vì nó có ý nghĩa to lớn trong việc nhận thức mà các em có điều kiện thuận 
lợi để thực hiện. 
Xung quanh các em thế giới sinh vật rất đa dạng, phong phú cùng với các 
hoạt động sống, luôn diễn ra gần gũi với các em. Từ đó người giáo viên có thể 
hướng vào đó mà lựa chọn dùng làm các phương tiện trực quan, nghiên cứu và 
giảng dạy học tập. Để thực hiện dạy học qua đồ dùng trực quan các bước tiến 
hành cụ thể như sau: 
*Bước 1: Phân nhóm các phương pháp dạy học trực quan: 
Nhóm 1: Dạy học trực quan (hay còn gọi là trình bày trực quan) là 
phương pháp dạy học sử dụng những phương tiện trực quan, phương tiện kĩ 
thuật dạy học trước, trong và sau khi nắm tài liệu mới, khi ôn tập, khi củng cố, 
hệ thống hóa và kiểm tra tri thức, kĩ năng, kĩ xảo. Phương pháp dạy học trực 
quan được thể hiện dưới hình thức là minh họa và trình bày: 
+ Minh họa thường trưng bày những đồ dùng trực quan có tính chất minh 
họa như bản mẫu, bản đồ, bức tranh, tranh chân dung, hình vẽ trên bảng,... 
+ Trình bày thường gắn liền với việc thí nghiệm, những thiết bị kĩ thuật, 
chiếu phim đèn chiếu, phim điện ảnh, băng video. Trình bày thí nghiệm là trình 
bày mô hình đại diện cho hiện thực khách quan được lựa chọn cẩn thận về mặt 
sư phạm. Nó là cơ sở, điểm xuất phát trong quá trình nhận thức – học tập của 
học sinh, là cầu nối giữa lý thuyết và thực tiễn. 
Thông qua sự trình bày thí nghiệm của giáo viên mà học sinh không chỉ 
lĩnh hội dễ dàng tri thức mà còn giúp họ học tập được những động tác mẫu mực 
của giáo viên, nhờ vậy, dễ dàng hình thành kỹ năng, kỹ xảo biểu diễn thí 
nghiêm. 
 Nhóm 2: Phương pháp quan sát: 
Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến 
trình và sự biến đỗi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là hình thức cảm 
tính tích cực nhằm thu nhấp những sự kiện ,hình thành những biểu tượng ban 
đầu về đối tượng của thế giơi xung quanh. Quan sát được học sinh sử dụng khi 
giáo viên trình bày phương tiện trực quan,phương tiện dạy học hoặc khi chính 
học sinh tiến hành làm viêc trong phòng thí nghiệm. Căn cứ vào cách thức quan 
sát có thể phân ra quan sát tiếp,quan sát gián tiếp: Căn cứ vào thời gian quan sát 
có thể phân ra quan sát ngắn hạn, quan sát dài hạn. 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
10/18 
+ Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện, quan sát 
khía cạnh. 
+ Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên và 
quan sát có bố trí, sắp xếp. 
* Bước 2: Xác định yêu cầu cơ bản của việc sử dụng dạy học qua đồ 
dùng trực quan: 
- Lựa chọn thận trọng các đồ dùng trực quan sao cho phù hợp với mục 
đích, yêu cầu của tiết học. 
- Giải thích rõ mục đích trình bày những đồ dùng trực quan theo một 
trình tự nhất định tuỳ theo nội dung bài giảng. 
- Các đồ dùng đó cần chuẩn bị tỉ mỉ, chu đáo, tìm mọi biện pháp giải 
thích rõ ràng nhất những hiện tượng, diễn biến quá trình và kết quả của chúng, 
những biện pháp hướng dẫn học sinh quan sát để phát hiện nhanh những dấu 
hiệu bản chất của sự vật, hiện tượng. 
- Cần tính toán hợp lý số lượng đồ dùng trực quan phù hợp với nội dung 
của tiết học. Không tham lam trình bày nhiều đồ dùng để tránh kéo dài thời gian 
trình bày làm ảnh hưởng đến hiệu quả của tiết học. 
- Để học sinh quan sát có hiệu quả cần xác định mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ 
quan sát, hướng dẫn quan sát, cách ghi chép những điều quan sát được. Trên cơ sở 
đó giúp học sinh rút ra những kết luận đúng đắn, có tính khái quát và biểu đạt 
những kết luận đó dưới dạng văn nói hoặc văn viết một cách rõ ràng, chính xác. 
- Bảo đảm cho tất cả học sinh quan sát sự vật, hiện tượng rõ ràng, đầy đủ, 
nếu có thể thì phân phát các vật thật cho học sinh. Để các đồ dùng trực quan dễ 
quan sát cần dùng các thiết bị có kích thước đủ lớn, bố trí thiết bị ở nơi cao, chú 
ý tới ánh sáng, tới những quy luật cảm giác, tri giác. 
- Chỉ sử dụng những phương tiện dạy học khi cần thiết. Sau khi sử dụng 
xong nên cất ngay đi để tránh làm mất sự tập trung chú ý của học sinh. 
 - Đảm bảo phát triển năng lực quan sát chính xác của học sinh. 
 - Đảm bảo phối hợp lời nói với việc trình bày các đồ dùng trực quan và 
phương tiện kỹ thuật dạy học. Có bốn hình thức phối hợp như sau: 
+ Hình thức phối hợp thứ nhất: Dưới sự chỉ đạo bằng lời của giáo viên, học 
sinh quan sát trực tiếp các sự kiện, hiện tượng. Từ đó, chính học sinh rút ra những 
thuộc tính, những mối quan hệ của chúng, những kết luận không cần suy lý. 
+ Hình thức phối hợp thứ hai: Trên cơ sở quan sát các đối tượng và dựa vào 
tri thức đã học của học sinh, giáo viên dẫn dắt học sinh biện luận, nêu ra các mối 
liên hệ giũa những hiện tượng bằng các biện pháp quy nạp, từ đó rút ra kết luận. 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
11/18 
 + Hình thức phối hợp thứ ba là biện pháp minh hoạ đối với những hiện 
tượng đơn giản. Bằng lời nói giáo viên thông báo trước những hiện tượng, sự 
kiện, kết luận rồi sau đó trình bày đồ dùng trực quan nhằm minh hoạ điều đã 
trình bày. Hình thức này ngược với trường hợp thứ nhất. 
+ Hình thức phối hợp thứ tư là hình thức có tính chất suy diễn. Với nội 
dung phải nghiên cứu phức tạp thì giáo viên bằng lời nói mô tả diễn biến của 
hiện tượng, kích thích học sinh tái hiện những tri thức đã học có liên quan đến 
hiện tượng để giải thích hiện tượng đó. Tiếp đó, giáo viên trình bày đồ dùng trực 
quan để minh hoạ nhằm khẳng định những điều đã trình bày của mình. Hình 
thức phối hợp này ngược với hình thức thứ hai. 
- Hai hình thức phối hợp đầu đòi hỏi học sinh phải tiến hành hoạt động 
nhận thức tích cực hơn hai hình thức phối hợp sau. Song phải căn cứ vào tính 
chất nội dung, trình độ tri thức và trình độ phát triển của học sinh mà lựa chọn 
hình thức nào cho thích hợp. 
+ Bước 3: Thực hiện bài dạy theo trình tự sau: 
- Nghiên cứu bài dạy trong sách giáo khoa. 
- Tìm các tư liệu trong sách giáo viên và các tài liệu tham khảo khác. 
- Bố trí thời gian tìm mua hoặc tự làm các đồ dùng trực quan theo khả 
năng của bản thân về kinh phí và thiết bị. 
- Các tiết dạy thực dạy và rút kinh nghiệm qua nhận xét của đồng nghiệp. 
- Lấy ý kiến của học sinh về việc dạy qua đồ dùng dạy học trực quan hoặc 
ứng dụng công nghệ thông tin trong giờ học sinh học so với những giờ học 
mang tính truyền thống. 
- Tổng hợp kết quả, tự điều chỉnh các đồ dùng trực quan cho các bài dạy 
của năm học sau. 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
12/18 
*Một số bài giảng minh họa: 
LỚP LƯỠNG CƯ 
TIẾT 37- ẾCH ĐỒNG 
I. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Giáo viên cần chuẩn bị: 
- Mô hình ếch đồng 
- Mẫu vật: Con ếch đồng sống 
- Đồ dùng: 1 bình nhựa to để không, 1 bình đựng nước 
- Tranh phóng to H35.1  35.4 SGK - 113, 114 
- Tư liệu sưu tầm về đời sống của ếch đồng 
II. NỘI DUNG DẠY- HỌC QUA ĐỒ DÙNG TRỰC QUAN : 
Hoạt động GV 
Cách sử dụng đồ dùng 
trực quan 
Hoạt động của HS Nội dung 
Hoạt động 1: Tìm hiểu đời sống của ếch đồng 
-Yêu cầu quan sát 
hình ảnh, ếch thả 
trong nước, trả lời 
câu hỏi: 
+ Thường gặp ếch 
đồng ở đâu? 
+ Thức ăn của ếch 
đồng là gì ? 
→ Những loại 
thức ăn của ếch 
nói lên điều gì? 
+ Ếch kiếm ăn vào 
thời gian nào ? 
+ Thường gặp ếch 
đồng vào mùa 
nào? 
 Liên hệ vai trò 
của ếch 
- Ếch trong nước, ăn 
giun... 
- Hình ảnh con ếch 
trong tự nhiên: 
+ Ảnh con ếch đang 
đớp mồi 
+ Ảnh ếch kiếm ăn ban 
đêm 
+ Ảnh cơn mưa và con 
ếch 
+ Tư liệu về đời sống 
ếch đồng 
-Quan sát 
- Trả lời câu hỏi 
I. Đời sống 
- Ếch có 
đời sống 
vừa ở nước 
vừa ở cạn 
(nơi ẩm 
ướt) 
- Kiếm ăn 
vào ban 
đêm 
- Có hiện 
tượng trú 
đông 
- Là đv 
biến nhiệt 
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo ngoài và di chuyển 
- Quan sát H35.2 - Bình không, có ếch ở II. Cấu tạo 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
13/18 
SGK 113, ếch 
đồng trong bình 
thí nghiệm, mô tả 
động tác di chuyển 
trên cạn? 
- Quan sát H35.3 
SGK 113,ếch 
đồng trong bình 
thí nghiệm, mô tả 
động tác di chuyển 
trong nước? 
- Ếch có những 
hình thức di 
chuyển nào? 
- Quan sát ếch 
đồng, mô hình, 
hình sách giáo 
khoa 
- Hoàn thành bảng 
SGK – 114 ? 
+ Nêu những đặc 
điểm cấu tạo ngoài 
của ếch thích nghi 
với đời sống ở 
nước ? 
+ Nêu những đặc 
điểm cấu tạo ngoài 
của ếch thích nghi 
với ở cạn ? 
trong để quan sát tư thế 
di chuyển trên cạn 
- Bình đầy nước, có ếch 
ở trong để quan sát ếch 
bơi 
- Đoạn phim tổng kết 
các hình thức di chuyển 
của ếch 
- Cầm con ếch trên tay 
và cho HS sờ tay trên 
da, xem các chi của ếch, 
quan sát mắt, tai... 
- Mô hình ếch để HS 
trình bày theo nhóm 
- Tổng kết trên bảng 
phụ có vẽ hình con ếch 
và các chú thích rời về 
đặc điểm cấu tạo 
- HS trả lời 
- HS thảo luận 
nhóm hoàn thành 
bảng. 
- HS dựa trên bảng 
kiến thức vừa làm, 
trả lời 
- HS trình bày trên 
mô hình hoặc trên 
mẫu vật 
- HS trình bày trên 
mô hình hoặc mẫu 
vật 
-Học sinh trình bày 
-Học sinh tự thu 
nhận kiến thức 
ngoài và di 
chuyển 
1. Di 
chuyển 
- Nhảy cóc 
(trên cạn) 
- Bơi (dưới 
nước) 
2. Cấu tạo 
ngoài 
-Bảng sgk 
Đặc 
điểm cấu 
tạo ngoài 
của ếch 
thích nghi 
với đời 
sống vừa ở 
nước , vừa 
ở cạn 
Hoạt động 3: sinh sản và phát triển ở ếch 
Quan sát tranh 
minh họa hiện 
tượng sinh sản ở 
ếch 
+ Ếch sinh sản vào 
- Tranh, ảnh về hiện 
tượng ghép đôi ở ếch 
- Bảng phụ để so sánh 
- HS trả lời theo 
tranh 
III. Sinh 
sản và 
phát triển 
* Sinh 
sản: 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
14/18 
mùa nào? 
+ Đến mùa sinh 
sản ếch có hiện 
tượng gì? 
+ So sánh sự thụ 
tinh của ếch và sự 
thụ tinh của cá ? 
+ Vì sao sự thụ 
tinh của ếch gọi là 
thụ tinh ngoài? 
+ Đặc điểm phát 
triển của ếch ? 
- Bảng phụ để gắn các 
chú thích về sự phát 
triển của ếch 
- HS trả lời 
- HS trình bày trên 
sơ đồ 
- Sinh sản 
vào cuối 
mùa xuân 
- Thụ tinh 
ngoài, đẻ 
trứng 
* Phát 
triển: 
sgk 
Những hình ảnh về đồ dùng trực quan trong bài: 
Hướng dẫn học qua đồ dùng trực quan trong giảng dạy Sinh học 7 
15/18 
2.4. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm 
Đề tài được viết theo kế hoạch đã đề ra từ đầu năm học vì vậy trong quá 
trình giảng dạy tôi đã không ngừng tìm tòi và bổ sung bộ đồ dùng dạy học của 
mình: Các phiếu học tập tìm hiểu kiến thức bài mới, bộ tranh ảnh sưu tầm theo 
các chủ đề, hình minh họa cho các bài ôn tập, mẫu vật sống theo các nội dung 
bài học cho phù hợp, đồ dùng tự làm Các đồ dùng được sử dụng trong các giờ 
học đã đạt kết quả tương đối tốt. Trong thời gian nghiên cứu và áp dụng đề tài 
này tôi thấy kết quả của việc sử dụng đồ dùng dạy học trực quan đã mang lại 
kết quả khả quan hơn so với phương pháp dạy học truyền thống. Nhờ các đồ 
dùng dạy học trực quan kết hợp với tính năng hiện đại của internet mà các em 
nắm bắt kiến thức nhanh hơn, hào hứng khi bài học bắt đầu và ham muốn tìm 
hiểu rộng hơn các vấn đề mà bài học yêu cầu. Các phương pháp dạy học trực 
quan nếu được sử dụng khéo léo sẽ làm cho các đồ dùng trực quan tạo nê

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_huong_dan_hoc_qua_do_dung_truc_quan_tr.pdf