Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường tiểu học

Kế hoạch KT được xây dựng cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học.Trong kế hoạch cần nêu chỉ tiêu (Thanh tra toàn diện của Phòng 1/5 tổng số GV, kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số GV, số giáo viên còn lại đều được KT chuyên đề, và dự giờ ít nhất 3 tiết) , biện pháp lớn đối với công tác KT đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp một cách cụ thể gồm:

 - Mục đích KT: nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của GV để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn.

 - Hình thức KT: chuyên đề ( tên, số lượng ), KT xây dựng, KT đánh giá,.

 - Đối tượng: nêu cụ thể GV được kiểm tra giờ dạy trên lớp

 - Lực lượng KT: HT chọn ra quyết định (P.HT, TTCM, GV dạy giỏi)

 

doc 7 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1445Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Hiệu trưởng tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI	
HIỆU TRƯỞNG TỔ CHỨC KIỂM TRA GIỜ DẠY 
TRÊN LỚP CỦA GIÁO VIÊN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
	Giờ học là yếu tố quan trọng cơ bản có tính chất quyết định kết quả giáo dục đào tạo của nhà trường, nó chiếm phần lớn thời gian của quá trình đào tạo HS. Giờ lên lớp của GV phản ảnh toàn bộ những gì họ đã tích lũy, nghiền ngẫm và luyện tập được; đồng thời cũng là lúc thể hiện tinh thần nơi họ. Trong giờ dạy trên lớp, mỗi công việc, thái độ của GV, HS là những chi tiết thể hiện phương pháp dạy học, sự hài hòa trong công việc giữa thầy và trò, sự tiếp thu cũng như mức tập trung chú ý của HS đối với công việc để qua đó phát huy những mặt tích cực, phát hiện những hành vi, thái độ, nhận thức yếu kém của HS đối với việc học.
	Do tầm quan trọng của giờ lên lớp như thế, nên khi lên lớp, GV nào cũng tập trung chú ý của mình cho giờ dạy và chính họ trực tiếp quyết định kết quả của giờ dạy. Muốn đảm bảo chất lượng HS, người Hiệu trưởng (HT) nhất thiết phải chú ý đến khâu quản lý và kiểm tra được giờ dạy trên lớp của GV. Việc kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV nhằm hai mục đích:
	- Kiểm tra trình độ sư phạm ( nghệ thuật SP ) của GV.
	- Tiếp tục quá trình đào tạo, nâng cao trình độ cho GV
 mà thông qua đó có hướng sử dụng hiệu quả nhất lực lượng GV.
	Đặc biệt đối với trường tiểu học “A” T T An Châu, chất lượng HS quyết định sự tồn tại của nhà trường trong xã hội. Trong các năm qua chất lượng nhà trường tương đối ổn định, nhưng chưa cao. Việc nâng cao chất lượng giờ dạy trên lớp của GV là một yêu cầu cấp thiết để nhanh chóng có quyết định đúng đắn trong phân công nhân sự để cải tiến quản lý, đem lại niềm tin cho phụ huynh HS.
II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT:
	Trên cơ sở đối chiếu những công việc đã thực hiện được, để từ đó rút ra được những biện pháp hữu hiệu cải tiến quá trình sư phạm, nâng cao chất lượng giảng dạy ở trường.
1/. Thực trạng:
	- Trong các năm học vừa qua, đội ngũ giáo viên Trường tiểu học “A” T T An Châu đã có nhiều cố gắng tập trung cho giờ dạy trên lớp vì họ đã xác định trách nhiệm chính về chất lượng đào tạo trước HT, trước phụ huynh HS. Trong quá trình dạy chữ có chú ý dạy người nên cũng đạt một số hiệu quả, HS có chú ý trong giờ học hơn, việc tiếp thu kiến thức có thoải mái hơn do GV chịu khó nghiên cứu áp dụng phương pháp day học mới, nhiệt tình trong giảng dạy.Tuy nhiên vẫn còn một số GV ít sử dụng có sáng tạo các phương pháp giảng dạy, ít sử dụng đồ dùng dạy học nên tác động kích thích HS học tập chưa cao. Công tác dự giờ, học hỏi rút kinh nghiệm lẫn nhau còn ít, chưa chủ động.
	- Đa số GV chỉ tập trung cho dạy chữ, truyền đạt kiến thức, nội dung bài dạy mà ít chú ý giáo dục đạo đức tư tưởng cho HS, từ đó một số HS thường có những biểu hiện vô lễ, thiếu hợp tác với thầy cô, gây không khí nặng nề trong giờ học, mất trật tự làm ảnh hưởng đến các lớp chung quanh. Một số GV chưa chuẩn bị kỹ bài khi lên lớp, khiến một số HS không theo kịp sinh chán và bỏ học hoặc đùa giỡn trong giờ học. 	Do những tác động mang tính quyết định nêu trên nên kết quả cuối năm học 2003-2004 chưa cao, học sinh còn nói tục, chửi thề, còn HS bỏ học, hiệu quả đào tạo thấp. Số liệu được thống kê như sau:
	* Học sinh:
Tỉ lệ bỏ học
Tỉ lệ HS đạt TB trở lên
Tỉ lệ HS giỏi
Tỉ lệ HS yếu
Khối 1
45 (37.50%)
73 (60.83%)
2 (1.67%)
Khối 2
1 (0.87%)
73 (58.40%)
51 (40.80%)
1 (0.80%)
Khối 3
61 (57.01%)
46 (42.99%)
Khối 4
1 (0.88%)
56 (49.56%)
57 (50.44%)
Khối 5
68 (54.40%)
57 (45.60%)
T.cộng
2 (0.34%)
303 (51.36%)
284 (48.13%)
3 (0.51%)
	- Hiệu quả đào tạo sau 5 năm: TNTH 82/100, tỉ lệ 82%
* Xếp loại tay nghề GV:
Năm học
Tồng số GV
Tốt
Khá
ĐYC
CĐYC
SL
TL
SL
TL
SL
TL
SL
TL
2002-2003
23
10
43%
11
48%
02
9%
2003-2004
23
13
57%
09
39%
01
4%
	Để khắc phục hạn chế và thiếu sót nêu trên, tôi chọn một số biện pháp sau đây để kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV, thấy đạt hiệu quả và tay nghề GV được nâng lên, cải thiện chất lượng giáo dục đào tạo.
	 2/. Biện pháp và quá trình thực hiện:
Quy trình HT tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV ở Trường tiểu học “A” T T An Châu năm học 2004-2005 và năm học 2005-2006 theo các nội dung:
	- Xây dựng chuẩn giờ lên lớp
	- Xây dựng lực lượng kiểm tra
	- Xây dựng kế hoạch kiểm tra
	- Thực hiện kế hoạch kiểm tra
	Để thực hiện được việc kiểm tra đánh giá giờ dạy của GV, người quản lý phải sử dụng phối hợp một cách linh động, nhuần nhuyễn các phương pháp cơ bản sau:
 Œ Phương pháp phân tích văn bản: sử dụng các loại hồ sơ văn bản sau:
	- Hồ sơ quản lý CM: kế hoạch năm, tháng, tuần của HT, P.HT, sổ đánh giá xếp loại học sinh, hồ sơ thanh tra-kiểm tra CM của GV.
	- Hồ sơ cá nhân: sổ kế hoạch bài dạy của GV, vở ghi chép bài của HS, bài kiểm tra thi giữa kỳ, cuối kỳ của HS (lưu tại văn phòng trường).
	Phương pháp quan sát:
	- Quan sát tổng quát các hoạt động của GV, HS trong giờ học.
	- Quan sát chi tiết trong lúc dự giờ.
	ŽPhương pháp trò chuyện, phỏng vấn: thực hiện với GV được kiểm tra, GV cùng khối với GV được kiểm tra, với tổ chuyên môn, tổ chức Công đoàn, Đoàn TN, với HS được dạy.
	Phương pháp kiểm tra: kiểm tra viết tiến hành sau khi dự giờ đánh giá GV, kiểm tra miệng khi dự giờ xây dựng GV.
	Phương pháp xử lý thông tin tổng hợp: khi liên kết, tổng hợp các thông tin riêng lẻ trước khi tiến hành đánh giá GV.
	Quy trình tổ chức công tác kiểm tra:
	a). Xây dựng chuẩn:
Đầu năm học nhà trường tổ chức các tiết dạy mẫu, hồ sơ mẫu cho toàn thể GV cùng dự và đóng góp ý kiến, đi đến thống nhất chuẩn đánh giá tiết dạy, chuẩn đánh giá GV 
	Chuẩn vừa là công cụ để HT đánh giá GV, vừa có ý nghĩa hướng dẫn GV hành động, do đó khi xây dựng chuẩn riêng cho trường, HT phải vận dụng chuẩn do cấp trên ban hành (chuẩn đánh giá tiết dạy, chuẩn đánh giá GV,...) sao cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như mục tiêu và chiến lược của trường nhưng vẫn giữ được tinh thần cơ bản của chuẩn cấp trên để đảm bảo tính thống nhất trong quản lý và tính đặc thù của trường. 
	Để phát huy hiệu lực của công tác KT và tạo điều kiện cho việc chuyển hóa KT của HT thành tự KT của GV, HT cần tuân thủ quy trình xây dựng chuẩn như sau: dự thảoèthảo luậnèđiều chỉnh và giải thíchèquyết định và ban hành trước khi thực hiện. 
	Chú ý: Khi xây dựng chuẩn cần tránh đòi hỏi sự chính xác cao hay chuẩn xây dựng còn nhiều khiếm khuyết. Chuẩn phải được giữ nguyên trong suốt năm học. 
b). Xây dựng lực lượng KT:
	Lực lượng có ý nghĩa quyết định chất lượng và hiệu quả KT. Xây dựng lực lượng gồm các bước sau:
	+ Trong cơ chế trực tiếp, HT sử dụng Ban kiểm tra nội bộ trực tiếp kiểm tra GV. Cơ chế này buộc HT phải tốn nhiều thời gian, khó tạo tiền đề cho việc chuyển hóa việc KT của HT thành tự KT của GV.
	+ Trong cơ chế gián tiếp, tổ trưởng CM kiểm tra GV , HT dựa trên cơ sở KT của TTCM để KT xác suất hoặc chọn những lĩnh vực thiết yếu có tính chất quyết định chất lượng và hiệu quả của GV để KT, từ đó công nhận , bác bỏ hoặc đề nghị TTCM KT lại.
	Cơ chế gián tiếp được tổ chức bởi 3 tuyến KT: tuyến trường do ban KT nội bộ chịu trách nhiệm, tuyến trung gian với lực lượng của toàn tổ CM và tuyến cá nhân tự KT dưới hình thức tự kiểm điểm, tự đánh giá của GV.
	+ Xác định số lượng KT viên trên cơ sở xác định cơ chế KT, định mức , thời gian KT.
	+ Chọn nhân sự phải là người giỏi chuyên môn (chọn 5 tổ trưởng chuyên môn và các giáo viên có nhiều kinh nghiệm, giáo viên giỏi cấp tỉnh, cấp toàn quốc).
	+ Phân công, phân cấp trong KT phải phù hợp với phân công phân cấp trong quản lý.
	 * Bồi dưỡng CM, nghiệp vụ cho KT viên: sau khi thống nhất chuẩn đánh giá, tổ chức dự giờ đánh giá mẫu. Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm tra, các lập hồ sơ.
	 * Thực hiện chế độ chính sách: ngoài chế độ quy định cần có thêm chính sách nhằm động viên CB,GV tham gia công tác KT.
c). Xây dựng kế hoạch KT:
	Kế hoạch KT được xây dựng cùng với việc xây dựng kế hoạch năm học.Trong kế hoạch cần nêu chỉ tiêu (Thanh tra toàn diện của Phòng 1/5 tổng số GV, kiểm tra toàn diện 1/3 tổng số GV, số giáo viên còn lại đều được KT chuyên đề, và dự giờ ít nhất 3 tiết) , biện pháp lớn đối với công tác KT đồng thời xây dựng kế hoạch kiểm tra giờ dạy trên lớp một cách cụ thể gồm:
	- Mục đích KT: nhằm đánh giá khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của GV để tư vấn biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy, đôn đốc việc tuân thủ quy chế chuyên môn.
	- Hình thức KT: chuyên đề ( tên, số lượng ), KT xây dựng, KT đánh giá,...
	- Đối tượng: nêu cụ thể GV được kiểm tra giờ dạy trên lớp 
 	- Lực lượng KT: HT chọn ra quyết định (P.HT, TTCM, GV dạy giỏi)
	- Nội dung, thời gian, thời điểm.
	Kế hoạch kiểm tra được rải ra từ đầu đến cuối năm, tùy theo đặc điểm từng giai đoạn mà bố trí nội dung, hình thức. Đánh giá xếp loại tay nghề thực hiện vào cuối năm.
d). Thực hiện KT:
	Quy trình KT gồm 3 bước:
 Chuẩn bị:
	+ Phổ biến yêu cầu, nhiêm vụ, kế hoạch cụ thể cho lực lượng KT.
	+ Nghiên cứu tài liệu liên quan: chuẩn đánh giá, kế hoạch, chương trình, nội dung, phương pháp...
	+ Chuẩn bị biểu mẫu, thu thập thông tin, đề KT, biên bản ghi chép...
	+ Thông báo cho đối tượng (thời gian, nội dung, yêu cầu)	
‚ Kiểm tra việc thực hiện quy chế, quy định chuyên môn theo các nội dung sau:
+ Thực hiện chương trình, kế hoạch giảng dạy.
+ Soạn bài, chuẩn bị bài theo quy định.
+ Kiểm tra và chấm chữa bài theo quy định.
+ Tham gia sinh hoạt tổ chuyên môn.
+ Sử dụng đồ dùng dạy học.
+ Bảo đảm các hồ sơ chuyên môn.
+ Tự bồi dưỡng và tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ.
+ Thực hiện quy định về dạy thêm học thêm.
Kiểm tra (dự giờ): Người dự giờ cần lưu ý:
	- Xác định mục đích dự giờ (xây dựng, đánh giá...), vị trí giờ dự trong tiến độ chương trình, nắm mục đích, nội dung bài giảng, phác thảo nội dung cần quan sát trong lúc dự, chuẩn bị đề KT tri thức, kĩ năng của HS.
	- Xác định hình thức dự giờ (báo trước, đột xuất, dự theo đề tài, theo một chu trình bài giảng về một chương hay một phần của chương, dự một số tiết dạy, dự cả buổi, dự giờ có mục tiêu và có mời chuyên gia đến dự...)
	- Ra đề KT kiến thức cơ bản của tiết dạy đó.
	- Phân tích sư phạm: chỉ ra các ưu, khuyết điểm, nguyên nhân trong 4 lĩnh vực của giờ dạy: kĩ năng sư phạm, kiến thức, thái độ sư phạm và hiệu quả.
	- Đánh giá giờ dạy: dựa theo phiếu đánh giá tiết dạy ở bậc tiểu học (thang điểm 100)
	- Hoàn tất hồ sơ.
ƒ Sau kiểm tra: 
	* Tư vấn: Cần chỉ ra các biện pháp để cải thiện chất lượng giảng dạy, chỉ ra những chỗ chưa hợp lí trong việc sử dụng những phương pháp dạy học và giáo dục, sự vận dụng phương pháp sát với hoàn cảnh của lớp học và đưa ra những lời khuyên từ kinh nghiệm của mình đã tích luỹ được. 
	Khi tư vấn cần trao đổi trên tinh thần đồng nghiệp, chân tình. Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi kiểm tra, phải trân trọng nhữnh thành tích, những sáng kiến của GV, những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại phải khả thi, không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của GV, giải đáp được những băn khoăn của GV.
Trong quá trình kiểm tra tôi nhận thấy những vấn đề khó khăn, thiếu sót, yếu kém mà một số giáo viên thường gặp, người kiểm tra cần quan tâm phát hiện và trao đổi khi tư vấn.
	* Trình độ nắm chương trình và nội dung giảng dạy:
	- Không nắm vững yêu cầu của chương trình, không xác định trọng tâm bài dạy, không hiểu rõ mục đích yêu cầu của bài dạy, xây dựng chưa đúng mức các kiến thức kỹ năng.
	- Kiến thức, kỹ năng không chính xác, không hiểu hết nội dung sách giáo khoa, rập khuông cứng nhắc theo sách giáo khoa. Trình bày không có hệ thống. Truyền thụ một cách áp đặt cho HS.
	- Kiến thức cuộc sống nghèo nàn, lệch lạc không phù hợp.
	- Liên hệ thực tế, giáo dục tư tưởng tình cảm còn gượng gạo.
	* Trình độ vận dụng phương pháp:
	- Phân phối thời gian không hợp lý, ít tạo điều kiện thời gian cho HS được làm việc.
	- Chọn ví dụ không thích hợp.
	- Không quan tâm đến việc làm cho HS chủ động trong học tập, nghiên cứu, không biết dẫn dắt HS tự tìm tòi.
	- Sử dụng các phương pháp không phù đặc điểm HS và môn học.
	- Ngôn ngữ thiếu trong sáng.
	- Đặt vấn đề, lời chỉ dẫn, yêu cầu không rõ ràng.
	- Trình bày bảng, đồ dùng dạy học chưa khoa học.
	- Không quan tâm đến hiện tượng không đồng đều của HS khi làm việc trên lớp. Giảng dạy theo lối đồng nhất, không phân biệt mức độ yêu cầu đối với HS khá giỏi và HS yếu.
	- Lúng túng trong việc tổ chức hoạt động theo nhóm, hoạt động nhóm chưa hiệu quả.
	- Không biết khai thác lỗi của học sinh để phân tích uốn nắn làm cho HS nắm chắc hơn kiến thức.
	- Lúng túng trong việc điều khiển lớp học, không làm chủ các tình huống.
	- Đánh giá kết quả học tập của HS không chính xác.
	- Hướng dẫn HS học ở nhà không rõ ràng và không chu đáo.
	* Soạn giáo án.
	- Chưa nắm được yêu cầu một giáo án, thường chỉ tóm tắt sách giáo khoa, chưa thể hiện được kế hoạch làm việc của thầy và trò trong tiết dạy.
	- Chưa thể hiện rõ phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
	* Chấm chữa bài.
	- Không chuẩn bị biểu điểm.
	- Chấm tuỳ tiện, không chính xác, không công bằng.
Tóm lại:
	Công tác kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV phải được tiến hành một các thường xuyên. Đánh giá phải khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của GV nhằm tư vấn góp ý các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên và từng bước nâng cao tay nghề.
	3/. Kết quả đạt được:
Ban đầu khi thực hiện các biện pháp kiểm tra giờ dạy trên lớp của giáo viên tiểu học, luôn gặp nhiều khó khăn về lực lượng kiểm tra, về GV. Đối với GV tay nghề yếu càng khó hơn. Nhưng với với lòng kiên trì quyết tâm của HT trong công tác KT, sau một thời gian thực hiện, tay nghề GV được nâng lên, GV đã chịu khó học hỏi tay nghề được nâng cao rõ rệt.
 Hiện nay, trường có 20 giáo viên dạy giỏi các cấp (cấp trường: 02 , cấp huyện: 13, cấp tỉnh: 04 và cấp toàn quốc: 01), trường không có giáo viên xếp loại đạt yêu cầu. Hàng năm đều có học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh
Năm học 2003-2004:	+ Cấp huyện	: 06 em
	+ Cấp tỉnh	: 03 em
Năm học 2004-2005:	+ Cấp huyện	: 12 em
	+ Cấp tỉnh	: 05 em
	Hiệu quả đào tạo sau 5 năm: TNTH 97/103, tỉ lệ 94,17%.
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
	- Kiểm tra 	nhằm thực hiện chức năng quản lý của Nhà nước, đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng, quyền làm chủ của GV; xây dựng cơ chế kiểm tra phù hợp với cơ chế quản lý theo xu hướng có thể chuyển kiểm tra từ HT thành kiểm tra của tổ CM, mỗi thành viên trong tổ CM; KT đánh giá trên cơ sở kế hoạch công tác quản lý; xuất phát từ mục tiêu quản lý để xây dựng chuẩn mực và phương thức hoạt động của hệ thống KT.
- Qua kiểm tra nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, lấy hiệu quả quản lý làm chuẩn mực đánh giá hoạt động quản lý; các lợi ích mà KT mamg lại phải lớn hơn chi phí cùng các hậu quả do KT gây ra.
	- Lựa chọn phương pháp, hình thức, thời gian phù hợp khi tiến KT.
- Khi phân tích đánh giá có so sánh với những lần KT trước, hoạt động KT phải giúp GV tự KT (GV tự nguyện nhận chuẩn KT, cách đánh giá, kết quả đánh giá).
- Khi KT phải đảm bảo khách quan, đúng mực, thiện chí, lấy giúp đỡ là chính và phải tế nhị.
IV. KẾT LUẬN:
	Tổ chức kiểm tra giờ dạy trên lớp của GV ở trường tiểu học là việc làm thường xuyên của hiệu trưởng. Đánh giá phải thật khách quan, toàn diện chất lượng hoạt động sư phạm của GV nhằm tư vấn góp ý các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động giảng dạy. Qua đó giúp giáo viên thực hiện đúng quy chế chuyên và từng bước nâng cao tay nghề, giảng dạy đạt chất lượng, được phụ huynh tín nhiệm.
V. ĐỀ XUẤT:
1). Đối với gv: 
- Để cải thiện năng lực chuyên môn cần trau dồi và rèn luyện thêm các kỹ năng trình bày bảng, đọc diễn cảm, phát âm chính
- Nguyên cứu thật kĩ nội dung bài khi lên lớp.
- Cần rèn luyện thêm các phương pháp giảng dạy theo hướng đổi mới thích hợp với đối tượng HS và đặc điểm địa phương.
- Kiểm tra chấm chữa bài đảm bảo chính xác, công bằng
(phải chuẩn bị biểu điểm-không chấm tuỳ tiện)
	- Tăng cường dự giờ, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp.
	- Trong giảng dạy phải gần gũi, ân cần, tận tuỵ với HS với tinh thần “Tất cả vì học sinh thân yêu”
2). Đối với nhà trường:
	- Sắp xếp phòng học, bố trí thời gian học hợp lý.
	- Trang bị đủ đồ dùng dạy học (bằng nhiều giải pháp khác nhau)
	- Phân công GV hợp lý phù hợp với năng lực hoàn cảnh của từng GV để đảm bảo chất lượng.
	- Tăng cường kiểm tra, tổ chức giúp đỡ GV về mọi mặt.
Người thực hiện
 Võ Văn Quới

Tài liệu đính kèm:

  • doc05799_01.doc