Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 5

 Học sinh mắc lỗi có thể do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ, do sự khá phức tạp của chữ quốc ngữ. Vì vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính hay âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào - chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn phát âm này không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Lịch sử,.

 Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều. Trong giờ Tập đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó, giáo viên giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó vào vở. Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 15 phút truy bài đầu giờ.

 

docx 16 trang Người đăng thuhoaih3 Ngày đăng 25/12/2022 Lượt xem 1894Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o cho người viết và người đọc hiểu thống nhất nội dung của văn bản. Có thể nói chính tả là sự qui định có tính chất xã hội, nó không cho phép vận dụng qui tắc một cách linh hoạt mang tính sáng tạo cá nhân. Mà đã là qui định của xã hội thì buộc mọi người phải tuân theo. Nhưng trong thực tế giảng dạy nhiều năm nay, tôi nhận thấy học sinh Tiểu học viết sai lỗi chính tả quá nhiều. Lỗi chính tả và chữ viết của học sinh hiện nay đang là mối lo ngại của các cấp quản lí giáo dục nói chung và huyện Thạnh Phú nói riêng, cũng như của các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy. 
 Để khắc phục tình trạng học sinh viết sai lỗi chính tả, chúng ta đang cố gắng sử dụng nhiều biện pháp, nhiều hình thức dạy chính tả nhằm giúp học sinh Tiểu học hình thành, phát triển và hoàn thiện kĩ năng viết đúng Tiếng Việt văn hóa, Tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “giữ gìn sự trong sáng của Tiếng Việt“, cũng như xây dựng chuẩn ngôn ngữ cho mỗi vùng miền của Tổ quốc. Trong đó nhà trường là môi trường quan trọng bậc nhất đóng vai trò chủ đạo trong việc thực hiện chuẩn hóa ngôn ngữ và chữ viết. Và môn học đảm nhận trọng trách to lớn này của trường Tiểu học là phân môn Chính tả.
Thuận lợi:
	Phân môn chính tả có nhiệm vụ chủ yếu rèn cho học sinh nắm các quy tắc và các thói quen viết đúng với chuẩn chính tả Tiếng Việt. Cùng với các phân môn khác, chính tả giúp cho học sinh chiếm lĩnh văn hóa, là công cụ để giao tiếp, tư duy để học tập, trau dồi kiến thức và nhân cách làm người.
	Qua được học chính tả, các em nắm bắt được các quy tắc chính tả và hình thành kỹ năng, kỹ xảo chính tả, từ đó có thói quen viết đúng chính tả, giúp cho sự hoàn thiện nhân cách của học sinh. Nó bắt đầu từ việc thuận tiện trong tiếp thu kiến thức qua các môn học ở Tiểu học đến việc xây dựng các văn bản trong quá trình giao tiếp, học tập hiện tại và ở các cấp bậc học cao hơn.
	Hằng ngày, giáo viên được gần gũi và tiếp xúc trực tiếp với học sinh nên việc tìm hiểu và nắm bắt được những khó khăn và sai sót của các em khi viết chính tả rất thuận lợi.
	Việc tham dự các buổi hội thảo chuyên đề, hội giảng của trường, cụm chuyên môn, của Phòng giáo dục đã góp phần cho giáo viên được học hỏi, phấn đấu tìm tòi nâng cao kiến thức, kĩ năng thực hành sư phạm. Từ đó vận dụng sáng tạo và linh hoạt trong phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng học tập của học sinh.
- Hạn chế:
	Nhưng trên thực tế ở một số vùng miền, hiện tượng học sinh viết sai chính tả còn khá phổ biến. Cụ thể trên địa bàn xã Phú Khánh, nơi tôi đang giảng dạy, hiện tượng học sinh viết sai chính tả còn khá nhiều, nguyên nhân là do:
Đa số học sinh nói và phát âm chưa chính xác một số âm, vần, dấu thanh do ở nhiều vùng miền khác nhau nên đã ảnh hưởng nhiều khi viết chính tả.
Ví dụ : Năm học 2020 – 2021 ở lớp tôi có em Nguyễn Trần Minh Tâm sống với cha mẹ ở Thành Phố Hồ Chí Minh , em quen cách phát âm của địa phương nên phát âm không chuẩn giữa ch/ tr , do đó khi đọc chính tả em viết mắc nhiều lỗi chính tả ch/ tr mặc dù giáo viên phát âm chính xác, kể cả khi viết bài các môn khác cũng vậy.Tôi cho rằng chính tả phải đi đôi với chính âm, nghĩa là giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau, đọc như thế nào thì viết như thế ấy, đọc đúng thì mới viết đúng. Bản thân tôi luôn chú trọng luyện rèn cho học sinh luyện đọc đúng, luyện phát âm chuẩn xác để các em viết đúng chính tả. Cách làm này tốn rất nhiều thời gian, công sức nhưng năm học vừa qua đã đạt được hiệu quả như mong muốn, chẳng những viết đúng mà còn viết đẹp.
Một số học sinh đọc không trôi chảy nên thường viết sai chính tả.
Do không nắm vững quy tắc viết chính tả nên học sinh còn bối rối, phân vân khi viết và viết chậm.
Do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các em nhanh nhớ nhưng cũng mau quên, mức độ tập trung thực hiện các yêu cầu bài học chưa cao.
Là một giáo viên dạy lớp 5 nhiều năm liền, tôi luôn chú trọng và quan tâm rèn cho học sinh viết đúng chính tả. Thấy các em viết sai lỗi chính tả nhiều, tôi rất buồn lòng. Đặc biệt là khi chấm bài tập làm văn của các em . Các em viết thì không dài nhưng để đọc và sửa lỗi cho các em thì thật là vất vả và mất nhiều thời gian. Chất lượng học tập, tỉ lệ các em lên lớp cao hay thấp phần lớn là dựa vào việc viết đúng chính tả. Có viết đúng chính tả thì các em mới học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác. Việc dạy học sinh viết đúng chính tả là một việc làm vô cùng khó khăn, nó đòi hỏi sự kết hợp vận dụng linh hoạt và sáng tạo nhiều yếu tố, nhiều biện pháp, phương pháp và hình thức dạy học. Nhưng việc gì càng khó khăn thì nó lại càng quan trọng và Cũng vì những lí do trên mà tôi đã chọn đề tài Sáng kiến là: Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 5 
	Trong quá trình giảng dạy và theo dõi chất lượng bộ môn, tôi thấy học sinh thường mắc phải các loại lỗi sau:
	3.1.1. Lỗi về dấu thanh:
	Tiếng Việt có 6 thanh (ngang, huyền, sắc, hỏi, ngã, nặng). Thực tế qua ngôn ngữ nói, không phát âm phân biệt rõ những tiếng mang thanh hỏi, ngã. Nói cách khác trong phương ngữ khu vực miền Nam phát âm chưa rõ thanh ngã, trong khi số lượng từ mang hai thanh này khá lớn. Do đó, đây là lỗi rất phổ biến trong học sinh.
	Ví dụ: nghỉ ngợi – nghĩ ngợi, nghĩ ngơi – nghỉ ngơi, hướng dẩn – hướng dẫn, giử gìn – giữ gìn, dổ dành – dỗ dành,...
	3.1.2. Lỗi phụ âm đầu:
	Trong quy ước về chữ quốc ngữ, một âm ghi bằng 2 hoặc 3 dạng (ví dụ: âm “cờ” ghi bằng 3 chữ cái c/k/q, âm “ngờ” ghi bằng ng/ngh, âm “gờ” ghi bằng g/gh...) dù có những quy định riêng cho mỗi dạng khi ghép chữ, nhưng đối với học sinh Tiểu học thì rất dễ lẫn lộn.
	Học sinh viết lẫn lộn một số chữ cái ghi các âm đầu sau đây:
c/k: ciếm tìm – kiếm tìm, céo co – kéo co,
g/gh: gê gớm – ghê gớm,...
ng/ngh: nghành nghề - ngành nghề, ...
h/qu: quảng hốt – hoảng hốt, phá quại – phá hoại, ...
s/x: xa mạc – sa mạc, sung phong – xung phong,
ch/tr: che chở-tre trở, cái chống- cái trống,.
	3.1.3. Lỗi âm cuối, vần:
	Học sinh thường viết lẫn lộn chữ ghi âm cuối trong các vần sau đây:
at/ac: bãi các – bãi cát, mác mẻ - mát mẻ, lường gạc – lường gạt, gặc lúa – gặt lúa,...
ât/âc : nổi bậc – nổi bật, lấc phấc - lất phất,...
an/ang: cây bàn - cây bàng, bàng bạc - bàn bạc,
ân/âng: hụt hẫn - hụt hẫng, tần lầu - tầng lầu,...
ên/ênh: bấp bên – bấp bênh, nhẹ tên – nhẹ tênh, ghập ghền – ghập ghềnh, khấp khển – khấp khểnh,...
	3.1.4. Lỗi phát âm:
	Đối với người miền Nam, có thể nói việc phát âm thường không phân biệt các vần có âm cuối n/ng và t/c; phần vần như các âm chính: o/ô, u/uô, ă/â, i/iê, ê/iê, hoặc một số phần vần khó phân biệt như:
ươu/ ưu: con hươu – con hưu
ưu/ iu: nghỉ hưu – nghỉ hiu
uôi/ ui: quả chuối – quả chúi
	3.1.5. Lỗi viết hoa:
	Các em thường hay viết hoa tùy tiện chưa đúng quy tắc chính tả.
 * viết tên riêng Việt Nam
 - a) Tên người và tên địa danh Việt nam : - Võ Thị Sáu, Trần Quốc Toản, Nông Văn Dền,
 b) Tên các cơ quan , tổ chức, danh hiệu,: - Trường Tiểu học Huỳnh Thanh Mua, Nhà Xuất bản Giáo dục,..
 * Viết tên riêng nước ngoài:
 a) Trường hợp phiên âm qua âm Hán Việt: - Mao Trạch Đông, Thái Lan, Hàn Quốc, 
 b) Trường hợp không phiên âm qua âm Hán Việt: - Lu-i Pa- xtơ, Pi- e Đơ -gây- tê,
	3.2. Nội dung giải pháp đề nghị công nhận là sáng kiến:
Mục đích của giải pháp:
	Một trong những mục tiêu quan trọng của môn Tiếng Việt ở Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh kỹ năng sử dụng Tiếng Việt như: nghe, nói, đọc, viết. Nói đến kỹ năng viết chúng ta không thể không nói đến yêu cầu viết đúng chính tả của học sinh. Muốn viết đúng chính tả Tiếng Việt, ta cần phải tuân theo những quy định, quy tắc đã được xác lập. Trong thực tế, học sinh mắc lỗi chính tả rất nhiều, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của các em ở môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác, hạn chế khả năng giao tiếp, làm cho các em mất tự tin. Ở đây tôi xin đề cập đến một số biện pháp để giúp các em viết đúng chính tả, giảm bớt số lỗi về chính tả nhằm giúp các em mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và giao tiếp.
	Vì vậy, ngay từ đầu, ở bậc Tiểu học, trẻ cần phải được học môn chính tả một cách khoa học, cẩn thận để có thể sử dụng công cụ này suốt những năm tháng trong thời kỳ học tập ở nhà trường cũng như trong suốt cả cuộc đời.
Nội dung giải pháp:
Tính mới:
	Việc đổi mới phương pháp dạy học phân môn chính tả ở Tiểu học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh là công việc mà nhiều giáo viên ở nhiều nơi đã làm. Tuy nhiên, vấn đề “Một số biện pháp giúp học sinh viết đúng chính tả ở lớp 5 ” được xây dựng trên cơ sở tìm ra kinh nghiệm cho bản thân để vận dụng vào việc rèn luyện cho học sinh kỹ năng diễn đạt bằng chữ viết, không mắc phải lỗi chính tả, khắc phục những hạn chế ở trên để góp phần giúp học sinh giảm bớt khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức là điểm mới mà tôi đã nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả trong giải pháp này.
Cách thức thực hiện, các bước thực hiện của giải pháp mới:
	Trẻ em ở lứa tuổi Tiểu học nhận thức hiện thực khách quan mang đậm màu sắc cảm tính. Các giác quan như tai, mắt được sử dụng nhiều trong nhận thức sự vật, cho nên trực quan cụ thể là những yếu tố đặc biệt quan trọng góp phần tạo nên nhận thức và tư duy của học sinh Tiểu học: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng”. Khi dạy chính tả cho học sinh Tiểu học cần vận dụng triệt để đặc điểm, nhận thức của trẻ em ở lứa tuổi này.
	Ví dụ: Nghe và quan sát cách phát âm đúng để phát âm đúng. Quan sát cách viết đúng để viết đúng, dần dần học sinh sẽ tích lũy được những kinh nghiệm, làm giàu thêm tri thức chính tả cho bản thân. Kết quả là các em nhận thức được những vốn kinh nghiệm một cách có ý thức, tạo nên kỹ năng, kỹ xảo cho các em. Từ đó giúp các em dễ dàng trong việc tiếp thu các tri thức của các môn học, nhất là trong phân môn chính tả.
	Để thực hiện tốt vấn đề trên, tôi xin đưa ra một số kinh nghiệm sau;
Tích cực luyện phát âm đúng:
	Học sinh mắc lỗi có thể do cách phát âm lẫn lộn trong phương ngữ, do sự khá phức tạp của chữ quốc ngữ. Vì vậy muốn học sinh viết đúng chính tả, giáo viên phải chú ý luyện phát âm cho học sinh để phân biệt các thanh, các âm đầu, âm chính hay âm cuối vì chữ quốc ngữ là chữ ghi âm, âm thế nào - chữ ghi lại thế ấy. Việc rèn phát âm này không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, lâu dài trong tất cả các tiết học như Chính tả, Luyện từ và câu, Tập làm văn, Lịch sử,...
	Với những học sinh đọc yếu thì thường viết chính tả sai nhiều. Trong giờ Tập đọc, tôi rèn cho các em luyện phát âm hoặc cho đánh vần những từ, tiếng các em đọc sai. Sau đó, giáo viên giao việc ở nhà cho học sinh là tập đọc một đoạn nào đó và viết đoạn đó vào vở. Hôm sau, học sinh đem lên lớp cho giáo viên hoặc tổ trưởng kiểm tra vào 15 phút truy bài đầu giờ.
	Với những học sinh có vấn đề về phát âm như nói ngọng, nói lắp.., giáo viên lưu ý học sinh chú ý nghe cô phát âm để viết cho đúng. Vì vậy, giáo viên phải cố gắng phát âm rõ ràng, tốc độ vừa phải mới có thể giúp học sinh yếu viết đúng chính tả. 
Phân biệt chính tả bằng phân tích, so sánh:
	Với những tiếng khó, giáo viên có thể áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh các tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh lưu ý và ghi nhớ.
	Ví dụ: Khi viết tiếng “làng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “làn”, giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo 2 tiếng này:
làng= l + ang + thanh huyền
làn = l + an + thanh huyền.
	So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “Làng” có âm cuối là “ng”, tiếng “làn” có âm cuối là “n” . Học sinh ghi nhớ điều này, khi viết, các em sẽ không viết sai.
	Hay: Khi viết tiếng “khát” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “khác”
khát: kh + at + thanh sắc
khác: kh + ac + thanh sắc
	So sánh để thấy sự khác nhau: Tiếng “khát” có vần “at”, tiếng “khác” có vần “ac”
Phân biệt bằng nghĩa từ:
	Một biện pháp khác để khắc phục lỗi chính tả cho học sinh là giúp học sinh hiểu nghĩa của từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu, Tập làm văn,... nhưng trong tiết Chính tả cũng là một biện pháp tích cực, khi học sinh không thể phân biệt từ khó dựa vào phát âm hay phân tích cấu tạo tiếng. Để giải nghĩa từ, giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ đó, đọc chú giải, tìm từ cùng nghĩa, trái nghĩa,
	Ví dụ: Phân biệt bàn và bàng (trong từ đơn):
bàn = cái bàn .
bàng = cây bàng.
	Với những từ nhiều tiếng, từ nhiều nghĩa giáo viên phải đặt từ đó trong văn cảnh cụ thể để gợi lại nghĩa từ hoặc giúp học sinh giải nghĩa từ.
	Ví dụ: Phân biệt chiêng và chiên
	* 	Giáo viên có thể cho học sinh quan sát tranh ảnh cái chiêng hoặc miêu tả đặc điểm: chiêng là nhạc cụ bằng đồng, hình tròn, đánh bằng dùi, âm thanh vang dội.
	* 	Giáo viên có thể cho học sinh đặt câu với từ chiên (VD: Mẹ đang chiên cá), hoặc giải thích bằng định nghĩa: chiên là làm chín thức ăn bằng cách cho thức ăn vào dầu, mỡ sôi. 
Ghi nhớ một số mẹo luật chính tả:
	Giáo viên cần giúp học sinh ghi nhớ mẹo, luật chính tả. Mẹo luật chính tả là các hiện tượng chính tả mang tính quy luật chi phối hàng loạt từ và giúp các em khắc phục được lỗi chính tả rất hữu hiệu. Ngay từ lớp một, các em đã được làm quen với luật chính tả đơn giản như: các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với các nguyên âm i, e, ê, iê, ie.
	Luật bổng - trầm: Quy luật về dấu hỏi, ngã trong các từ láy: bổng (ngang/sắc/hỏi) hoặc trầm (huyền/ngã/nặng). Để nhớ được 2 nhóm này, giáo viên chỉ cần dạy cho học sinh thuộc nguyên tắc : Ngang - Sắc = Hỏi/ Huyền - Nặng = Ngã.
	Ví dụ:
Ngang + Hỏi 	: Nhỏ nhoi, trẻ trung, vui vẻ,...
Sắc + Hỏi 	: Mát mẻ, sắc sảo , vắng vẻ, ...
Hỏi + Hỏi 	: Thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ,...
Huyền + Ngã	: Mỡ màng , lững lờ, vồn vã,...
-Nặng + Ngã 	: Đẹp đẽ, mạnh mẽ. Vật vã,...
Ngã + Ngã 	: Dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,...
	Ngoài ra giáo viên có thể cung cấp thêm cho học sinh một số mẹo luật khác như:
Để phân biệt âm đầu tr/ch: đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt dầu bằng ch ví dụ: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày,, chó, chuột, chồn, châu chấu,...
 - Mẹo trường từ vựng: Những từ chỉ quan hệ thân thuộc trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: cha, chú, chị, cháu, chắt, chồng,; Những từ chỉ đồ vật trong gia đình thì viết là ch chứ không viết là tr: chai, chum, chén, chổi, chão, chõng, chiếu,..
 - Mẹo láy âm: Ch láy âm với các phụ âm đững trước hoặc đứng sau, Tr không láy âm với các phụ âm khác, trừ 4 ngoại lệ, đều láy với L: Trọc lóc, trụi lủi, trót lọt, trẹt lét. Ví dụ: chơi bời, cheo leo, chàng ràng, chờn vờn, chềnh ềnh, .
-Để phân biệt âm đầu s/x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s: sồi, sứ, sung, sắn, sim, sao, su su , sầu đâu,..., sáo, sên, sò, sóc, sói, sư tử, sơn dương,
Để phân biệt các vần dễ lẫn lộn:
	Đa số các từ chỉ trạng thái bấp bênh, không vững chắc có vần ênh: Gập ghềnh, khấp khễnh, chông chênh, lênh đênh, chệnh choạng,....
	Hầu hết các từ tận cùng bằng ng/nh là từ tượng thanh: oang oang, đùng đoàng, loảng xoảng, sang sảng,, thánh thót, thình thịch, xập xình,...
	Vần uyu chỉ xuất hiện trong các từ tượng hình: khuỷu tay, khúc khuỷu, ngã khuỵu, khuỵu chân,
	Vần oeo chỉ xuất hiện trong các từ : ngoằn ngoèo, khoèo chân
Làm các bài tập chính tả:
	Giáo viên có thể đưa ra các dang bài tập chính tả khác nhau trong các tiết ôn luyện viết hoặc trong các buổi phụ đạo, để giúp học sinh tập vận dụng các kiến thức đã học, làm quen với việc sử dụng từ trong văn cảnh cụ thể. Sau mỗi bài tập, giáo viên giúp học sinh rút ra các quy tắc chính tả để các em dễ nhớ:
 Bài tập chính tả bắt buộc: 
 Đây là loại bài tập được sử dụng chung cho tất cả các vùng phương ngữ trong toàn quốchoặc là những bài dạy học sinh nắm được quy tắc đánh dấu thanh; những bài có tính chất tổng hợp, rèn luyện cách viết đúng cho nhiều vùng phương ngữ khác nhau.
 Ví dụ: Bài tập 2 (tiết chính tả tuần 19): Tìm chữ cái thích hợp với mỗi ô trống để hoàn chỉnh bài thơ sau. Biết rằng:
2
1
 : Chữ r, d hoặc gi : Chữ o hoặc ô (thêm dấu thanh thích hợp)
Tháng giêng của bé
1
Đồng làng vương chút heo may
2
Mầm cây tỉnh ấc, vườn đầy tiếng chim.
1
 Hạt mưa mải miết tr n tìm
2 
1
 Cây đào trước cửa lim im mắt cười.
Quất g m từng hạt nắng ơi
1
Làm thành quả những mặt trời vàng mơ.
2
Tháng iêng đến tự bao giờ ?
Đất trời viết tiếp bài thơ ng t ngào.
	Bài tập trắc nghiệm:
	* 	Khoanh tròn vào những chữ cái đặt trước những chữ viết đúng chính tả:
	A. Cái bàng 	B. Cái bàn
	C. Khuôn mặc	D. Khuôn mặt
	E. Nghỉ ngợi 	G. Nghĩ ngợi
	* 	Điền vào ô trống chữ Đ trước những chữ viết đúng chính tả, chữ S trước những chữ viết sai chính tả:
Giặc quần áo	Giặt quần áo
Gầy guộc	Gầy guột
Kiêu căn	Kiêu căng
	* 	Nối các tiếng ở cột A với các tiếng ở cột B để tạo thành từ viết đúng chính tả:	
	A	 B
	Vắng	tắt
	Vắn 	mặt
	Tủi	trẻ
	Tuổi 	thân
	Bài tập lựa chọn:
	Chọn từ thích hợp trong ngoặc điền vào chỗ trống trong câu sau:
Cháu bé đang uống ..... (sửa, sữa)
Đôi ..... này đế rất .. (giày, dày)
Bạn em đi chăn ..... bắt được nhiều ..... chấu (châu, trâu)
	Bài tập phát hiện:
	Tìm từ sai chính tả trong câu sau và sửa lại cho đúng:
Ông ngồi đây chờ xe být để đến bệnh viện.
Đàn siếu đang sãi cánh trên cao.
Muồi hương đưa theo chiều gió ngào ngạc.
Sung quanh hòn đá thần, người ta cheo những cành hoa đang bằng che.
	Bài tập điền khuyết:
s/x: ...ung phong, cây ...ào, ...ản phẩm, ngày ...ưa.
l/n: ...ông dân, ...àm việc, ...ền nhà, thung ...ũng.
an/ang: đ`... hoàng, đ`... ông, s.. loáng, b`... ghế.
ưi/ươi: khung c..., s... ấm, g.. thư, t... cây.
	Bài tập tìm từ:
	* 	Tìm từ ngữ chứa tiếng bắt đầu bằng ch hoặc tr có nghĩa như sau:
Loại cây có quả kết thành nải, thành buồng.
Làm cho người khỏi bệnh.
Cùng nghĩa với nhìn.
	* 	Tìm từ chỉ hoạt động:
Chứa tiếng bắt đầu bằng r.
Chứa tiếng bắt đầu bằng d.
Chứa tiếng bắt đầu bằng gi.
Chứa tiếng có vần ươt.
Chứa tiếng có vần ươc.
	* 	Tìm từ ngữ có thanh hỏi hoặc thanh ngã có nghĩa như sau:
Trái nghĩa với đóng.
Cùng nghĩa với vỡ.
Bộ phận ở trên mặt dùng để thở và ngửi.
	Bài tập phân biệt:
	* 	Đặt câu để phân biệt từng cặp từ như: căn – căng, vắn – vắng, xâu – sâu.
	* 	Bài tập giải câu đố:
	Điền vào chỗ trống iên hoặc iêng rồi giải câu đố:
	 Trên trời có giếng nước trong
	 	Con k... chẳng lọt, con ong chẳng vào.
	(Là quả gì?)
	* 	Tìm những tiếng có thể ghép với mỗi tiếng như: bật – bậc, nhất – nhấc, xẻ - sẻ.
	Ngoài ra việc kiểm tra “viết đúng chính tả” và chữa lỗi chính tả của giáo viên đối với học sinh không chỉ ở môn chính tả mà cần lưu ý nhắc nhở học sinh trong tất cả các môn học khác trong chương trình , đặc biệt là môn tập làm văn.
	Khuyến khích học sinh đọc nhiều, rèn luyện thói quen đọc đúng. Đọc sách báo nhiều để tăng vốn từ, hiểu nghĩa của từ, đọc còn giúp học sinh nhớ mặt chữ của từ.
	Tập cho các em ghi chép những điều đáng lưu ý vào sổ tay chính tả.
	Giúp các em học tốt các bài: cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam; cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài để giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống.
	Phát hiện lỗi chính tả, đưa ra các biện pháp khắc phục kịp thời là rất cần thiết, không thể thiếu trong quá trình dạy - học; nhưng không phải chỉ đưa ra các biện pháp khắc phục là có thể thực hiện một cách có hiệu quả. Sửa chữa, khắc phục lỗi chính tả là cả một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải kiên trì, bền bĩ.
	Giáo viên nên hướng dẫn các em thật tỉ mỉ về các quy tắc chính tả, quy tắc kết hợp từ, quy tắc ghi âm chữ quốc ngữ... Trong quá trình giảng dạy, giáo viên luôn quan sát, kiểm tra,... từ đó phát hiện ra những khó khăn, vướng mắc, hoặc những lỗi mà học sinh hay mắc phải để kịp thời sửa chữa, uốn nắn, giúp học sinh dần có ý thức rèn kỹ năng “viết đúng” trong mọi tình huống.
	3.3. Khả năng áp dụng của giải pháp:
	Thực tế lớp hiện nay, khi áp dụng những kinh nghiệm có được, bản thân nhận thấy chất lượng môn Chính tả dần có bước tiến triển (tuy chưa nhiều). Bằng sự quan tâm, nổ lực cùng với sự phấn đấu học tập không ngừng, tôi tin rằng cuối

Tài liệu đính kèm:

  • docxsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_viet_du.docx