Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực cảm thụ văn học

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực cảm thụ văn học

1.1. Lí do chọn sáng kiến

Với sự phát triển bùng nổ của công nghệ thời đại mới, con người dường

như làm việc nhiều với máy móc, với kí hiệu mà ít quan tâm đến những cảm

xúc, rung động qua ngôn từ. Và chắc chắn rằng đứng trước một bài thơ, bài văn

hay, người ta cũng ít “xao xuyến, bâng khuâng, day dứt”. Tiếng Anh, tiếng

Trung và nhiều thứ ngôn ngữ khác dần dần “lấn sân” vào tiếng Việt. Trước

những biến đổi đó, những người yêu văn thơ, yêu tiếng mẹ đẻ có lẽ cũng không

ít khắc khoải, trăn trở. Họ luôn muốn được tìm về với những áng văn, thơ đong

đầy cảm xúc, tìm về với những dư vị êm đềm và ngọt ngào của tuổi thơ bên

những câu hát ru à ơi mộc mạc của bà, của mẹ nhưng thiêng liêng, đẹp đẽ của cả

dân tộc. Như chúng ta đã biết: tiếng Việt đóng vai trò to lớn trong việc hình

thành những phẩm chất quan trọng nhất của con người và trong việc thực hiện

những nhiệm vụ của hệ thống giáo dục. Học sinh tiểu học là lứa tuổi hồn nhiên,

ngây thơ, dễ xúc động như K.A.U Sinxki có nói: “Trẻ em đi vào đời sống tinh

thần của mọi người xung quanh nó, duy nhất thông qua phương tiện tiếng mẹ đẻ

và ngược lại thế giới bao quanh đứa trẻ được phản ánh trong đó chỉ thông qua

công cụ này”. Vì thế, việc phát triển tiếng Việt và bảo vệ sự trong sáng của tiếng

Việt có thể nói là một công việc lớn đặt ra cho tất cả chúng ta, là những người

đã và đang hoạt động trong ngành giáo dục. Vậy nên, môn Tiếng Việt có vai trò

rất quan trọng, nó không chỉ hình thành kĩ năng nghe, nói, đọc, viết cho học sinh

mà môn Tiếng Việt còn góp phần cùng các môn học khác phát triển tư duy, hình

thành cho các em nhu cầu thưởng thức cái đẹp, khả năng xúc cảm trước cái đẹp,

trước buồn – vui – yêu – ghét của con người. Cảm thụ văn học, chính là sự cảm

nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc, tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể

hiện trong tác phẩm, cuốn truyện, bài văn, bài thơ hay trong cả một từ ngữ có

giá trị của một câu văn, câu thơ. Để học sinh có được các kĩ năng trên thông

qua các giờ Tập đọc, Tập làm văn, Luyện từ và câu, Chính tả và cả những giờ

Âm nhạc, Mĩ thuật hay các hoạt động ngoài giờ lên lớp. thì các em cần có năng

lực cảm thụ văn học tốt, các em sẽ cảm nhận được nhiều nét đẹp của thơ văn,

phong phú thêm về tâm hồn, nói - viết tiếng Việt thêm trong sáng và sinh động.

Bên cạnh đó cảm thụ văn học không những góp phần vào học Tiếng Việt nói

riêng mà còn giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, thẩm mĩ cho học sinh.

Đối với học sinh tiểu học, nhiệm vụ bồi dưỡng năng lực cảm thụ văn học là

nhiệm vụ quan trọng và cần thiết, dưới sự gợi mở, dẫn dắt của thầy, cô giáo,

những bài văn, bài thơ hay trong sách giáo khoa sẽ đem đến cho các em bao điều

kì thú và hấp dẫn. Đặc biệt đối với học sinh lớp 5, cảm thụ văn học còn giúp các

em hiểu sâu nội dung bài đọc, vận dụng vào viết văn, làm thơ,. tạo đà tốt cho

học sinh học lên cấp Trung học cơ sở.

Các bài thơ, văn ở chương trình tiểu học mà đặc biệt là các bài thơ, bài văn

trong chương trình lớp 5 vô cùng phong phú về đề tài, thể loại Chính vì vậy,

chúng tôi thiết nghĩ, rất cần các em khám phá, cảm nhận để thêm yêu thiên

nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu những gì gần gũi nhất 2

Qua những luận điểm đó, tôi đã chọn sáng kiến: “Một số biện pháp giúp

học sinh lớp 5 phát triển năng lực cảm thụ văn học” để tìm hiểu, nghiên cứu

và đã vận dụng trong dạy học môn Tiếng Việt lớp 5 trong những năm gần đây

có nhiều biểu hiện đáng mừng

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1737Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh lớp 5 phát triển năng lực cảm thụ văn học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h hình tượng nghệ thuật phải nhận thức 
được cái riêng độc đáo và cái chung mang tính cộng hưởng của hình tượng. Là 
sản phẩm của trí tưởng tượng nhà văn, hình tượng nghệ thuật thể hiện rõ nét cá 
tính tác giả (vùng thẩm mĩ, ngôn từ, bút pháp...). Đồng thời hình tượng phải có 
tính điển hình, khái quát cho một bộ phận, một số đông trong xã hội. 
Nếu giáo viên có cảm thụ văn học tốt cộng với năng lực tích hợp - tích hợp 
văn học với ngôn ngữ, văn học với văn hóa, văn học với các ngành khoa học 
khác, văn học với cuộc đời..., chắc chắn giáo viên sẽ giúp học sinh hình thành và 
phát triển năng lực giao tiếp, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng 
lực cảm thụ văn học và những phẩm chất tốt đẹp, những quan niệm sống và 
phép ứng xử nhân văn; giúp học sinh nhận biết được ngôn ngữ là phương tiện 
giao tiếp quan trọng và phương tiện tư duy của con người, là công cụ để học tốt 
tất cả các môn học; văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ phản ánh đời sống, 
xã hội và con người; từ đó có ý thức trau dồi ngôn ngữ, nuôi dưỡng hứng thú 
đọc sách và khám phá tác phẩm văn học” 
2.2.2. Luyện tập các thao tác trong cảm thụ văn học cho học sinh 
Các thao tác sơ giản trong cảm thụ văn học bao gồm: đọc - hiểu, quan sát 
– lựa chọn, phân tích, tổng hợp, so sánh – liên tưởng, kĩ năng diễn đạt 
2.2.2.1. Kĩ năng đọc – hiểu 
Kĩ năng đọc – hiểu là kĩ năng đọc và lĩnh hội các thông tin từ các lớp ý 
nghĩa của ngôn từ trong văn bản. Học sinh cần được rèn luyện để có khả năng 
đọc – hiểu một cách chính xác và nhanh chóng.Đọc văn bản nghệ thuật, học sinh 
không chỉ hiểu nội dung văn bản mà còn phải cảm thụ được một loại hình nghệ 
8 
thuật lấy ngôn ngữ làm chất liệu. Dạy đọc hiểu văn bản nghệ thuật gồm việc làm 
cho học sinh nắm được nội dung văn bản, mục tiêu của văn bản, đồng thời dạy 
cho học sinh cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn từ, hình tượng văn chương làm 
nên nội dung văn bản. Như vậy, với một nghĩa nào đó, dạy đọc hiểu văn bản 
nghệ thuật là dạy tiếp nhận văn học, hay còn gọi là dạy cảm thụ văn học. 
2.2.2.2. Kĩ năng quan sát - lựa chọn 
Học sinh phải biết quan sát để tìm ra các chi tiết, lựa chọn chi tiết tiêu biểu 
trước khi tái hiện chúng một cách có ý nghĩa nghệ thuật. Bồi dưỡng vốn sống là 
một trong những nội dung của bồi dưỡng cảm thụ văn học. Đặc biệt là phân môn 
Tập đọc, với nhiệm vụ bồi dưỡng cảm thụ văn học, có trách nhiệm lớn nhất 
trong việc phát triển vốn sống, nhất là vốn kinh nghiệm sống cho học sinh.Vì 
hơn bất cứ môn học nào khác, phân môn Tập đọc có khả năng đem đến cho các 
em nhiều tình huống đạo đức - nhân văn. Mà ở đó, con người trong quá khứ, con 
người ở nhiều nơi trên thế giới đã từng ứng xử một cách giàu trí tuệ và giàu lòng 
nhân ái Đó là những tri thức và kinh nghiệm có tác dụng làm giàu thêm vốn 
sống cũng như phát triển tốt tình cảm, tâm hồn cho các em. 
Hướng dẫn học sinh ghi chép những gì thu nhận được, tích luỹ lại những 
điều bổ ích làm giàu thêm cho vốn sống. Rèn cho học sinh có thói quen ghi “Sổ 
tay văn học”, ghi lại những từ ngữ hay, những hình ảnh đẹp, câu thơ, đoạn văn 
em thích hoặc những điều em cảm nhận được để trau dồi năng lực cảm thụ văn 
học cho bản thân. 
2.2.2.3. Kĩ năng phân tích, tổng hợp, so sánh, liên tưởng 
Là những kĩ năng thuộc tư duy lôgíc và tư duy hình tượng. Đặc biệt, các kĩ 
năng, thao tác này được sử dụng để phát hiện ra đặc điểm về nội dung và nghệ 
thuật của tác phẩm, chỉ ra sự khác nhau giữa hình tượng này với hình tượng 
khác, từ đó làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của tác phẩm và tài năng của nhà văn. 
2.2.2.4. Kĩ năng diễn đạt 
Kĩ năng diễn đạt được sử dụng trong tất cả các hoạt động của cảm thụ văn 
học, đó là khâu cuối cùng, diễn đạt kết quả cảm thụ bằng lời văn của mình. Khi 
nói hoặc khi viết, lời văn phải đủ ý, rõ ràng, dùng từ phải chính xác và phải được 
trau chuốt. 
Tóm lại, luyện tập và củng cố vững chắc các thao tác trong cảm thụ văn 
học cho học sinh là biện pháp tốt nhất để nâng cao hiệu quả của cảm thụ văn 
học. 
2.2.3. Hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm 
 Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng đọc nhằm 
tác động đến những người nghe. Nếu như các biện pháp khác thông thường tác 
động đến lí trí thì đọc diễn cảm, trước hết và chủ yếu tác động đến tình cảm. Bởi 
vì, về thực chất đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn, nó có những điểm 
tương đồng với ngâm thơ hoặc trình diễn ca khúc. Nếu giáo viên đọc diễn cảm 
tốt thì sẽ tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Người học, trong chừng 
mực nào đó, có thể thưởng thức giọng đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc 
động tự nhiên về văn bản. Có thể thấy rất rõ rằng trên thực tế học sinh ở nhà đã 
tiếp xúc với văn bản không chỉ một lần; việc lên lớp đọc lại văn bản nếu không 
9 
tạo được sự khác biệt thì dễ gây nhàm chán và mất tập trung. Do đó, bằng hình 
thức đọc diễn cảm, giáo viên có thể tạo cho học sinh những bất ngờ, hoặc sự 
hứng thú và có thể khiến các em bỗng nhiên có cảm nhận mới mẻ về văn bản. 
Đó là chưa nói nếu như giáo viên yêu cầu học sinh trình bày thì có thể tạo cơ hội 
cho các em bộc lộ bản thân. Đương nhiên, giáo viên phải gieo vào học sinh ý 
thức đọc sao cho cuốn hút chứ không phải là qua chuyện, và đọc ở đây là thể 
hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác 
cũng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn 
toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của 
tâm hồn. Vấn đề đang nói sẽ sáng tỏ hơn khi chúng ta làm rõ vấn đề tại sao lại 
phải đọc diễn cảm. Trước hết, vì ngôn từ văn bản nghệ thuật được tổ chức đặc 
biệt, nhà văn phải là nghệ sĩ ngôn từ. Ngôn từ văn học là ngôn từ mang tính hình 
tượng, biểu cảm, và ở những tác phẩm thơ chúng ta có thể nói đến tính nhạc của 
ngôn từ. Đọc thơ là để làm cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc làm cho 
nó ngân nga trong hồn người. Giáo sư Trần Thanh Đạm cho rằng đọc diễn cảm 
tác phẩm thơ là phải đọc làm sao cho tác phẩm “sáng hết hình và ngân hết 
nhạc”. Tuy nhiên, một phương diện khác quan trọng hơn, đấy là nội dung cảm 
hứng của văn bản, sản phẩm của việc thể hiện những rung động mãnh liệt, cảm 
hứng nồng nàn, cháy bỏng của nghệ sĩ vào tác phẩm. Đọc diễn cảm là làm sao 
lột tả được nội dung tình cảm của nó, phải đọc đúng giọng điệu, làm lây lan cảm 
xúc của nhà văn đến người đọc, truyền cảm hứng cho độc giả. Ngay tên gọi đã 
nói đúng bản chất của việc đọc diễn cảm, đó là người đọc phải thể hiện xúc cảm, 
tình cảm trong giọng đọc. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là 
cảm xúc chân thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật 
trình diễn trước hết không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của 
trái tim. Chính vì thế, giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học 
sinh những ấn tượng tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời 
nó có khả năng kích thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi 
vào thế giới nghệ thuật của văn bản. Cho nên, đây là biện pháp có tác dụng rèn 
luyện cảm thụ văn học cho học sinh. Giáo viên có thể sử dụng biện pháp này 
trước khi hướng dẫn học sinh bước vào phân tích cụ thể văn bản, hoặc kết hợp 
với việc phân tích; cũng hoàn toàn có thể sử dụng sau khi đã hoàn tất việc tìm 
hiểu văn bản. ở mỗi thời điểm nó đều có tác dụng riêng; hoặc là tạo những ấn 
tượng chung; hoặc kiểm nghiệm hay khắc sâu một sắc thái tình cảm nào đó; 
hoặc củng cố, thống nhất, nâng cao mọi ấn tượng về văn bản. 
Trong đọc diễn cảm, nhất là thơ thì việc phân tích nhịp điệu thơ cũng cần 
được chú trọng. Đây là một biện pháp rất quan trọng giúp các em phát triển năng 
lực cảm thụ. Với lứa tuổi nhi đồng, nhịp tim, nhịp thở của các em nhanh, khả 
năng đọc và phát âm dài chưa phát triển toàn diện. Do đó, muốn các em nắm bắt 
được câu, từ, nhịp điệu của bài, giáo viên đi vào phân tích nhịp điệu của thơ sao 
cho phù hợp với cách cảm, cách nghĩ và tâm, sinh lí của các em. Giúp các em 
nhận ra được nhịp điệu thơ là cách để giúp các em tìm thấy hứng thú khi đọc 
thơ, thấy được tính nhạc, sự ngân nga, du dương ở trong từng câu, từng chữ của 
bài thơ. 
10 
Thơ khác văn xuôi là ở nhịp điệu. Sự trùng điệp tạo nên nhịp điệu tương 
ứng trong suốt bài thơ, những âm vang, những tiếng vọng sau mỗi tác phẩm. Có 
thể nói thơ là cây đàn và mỗi từ là một nhịp, một cung bậc. Chính nhịp điệu thơ 
làm cho thơ ngân vang. Nhịp điệu bao gồm nhiều yếu tố âm tiết, đoạn tiết tấu, 
giai điệu, vần thơ. Sự kết hợp hài hòa tạo nên nhịp điệu thơ. Phong cách của nhà 
thơ cũng lấy nhịp điệu thơ để phân biệt. Trong thơ việc sử dụng các từ tượng 
hình, từ tượng thanh, các từ láy, các âm bằng, trắc... tạo nên nhịp điệu bên ngoài, 
tính nhạc nổi rõ trước mắt. Thông qua nhạc điệu bên ngoài mà người đọc cảm 
nhận được nhạc điệu bên trong của tác phẩm. Đây là điều làm nên sức hút của 
nhà thơ, chất riêng của mỗi tác phẩm. Nhịp điệu bên trong thể hiện cái hồn, cái 
nóng ấm của tâm hồn nhà thơ. Đó là cảm xúc buồn hay vui, sôi nổi hay sâu lắng, 
bâng khuâng hay mạnh mẽ... 
“Hành trình của bầy ong”, “Sắc màu em yêu” (Phạm Đình Ân)... là những 
bài thơ được “xử lí” nhịp điệu khá kĩ lưỡng. Mỗi bài thơ có một sự ngân hưởng 
riêng. “Sắc màu em yêu” có nhịp đập nhanh, sôi nổi trong khi “Hành trình của 
bầy ong” lại chầm chậm phả vào hồn người cái cảm giác bâng khuâng, nhẹ 
nhàng, sâu lắng như lời hát ru 
2.2.4. Trần thuật sáng tạo 
Đây là biện pháp thường được dùng với học sinh THCS. Tuy nhiên, trong 
quá trình dạy Tiếng Việt, đặc biệt là phân môn Tập làm văn, Tập Đọc ở lớp 5 
cũng cần sử dụng ở mức đơn giản. Trần thuật sáng tạo là tự đặt mình vào một 
nhân vật nào đó trong văn bản mà trần thuật lại câu chuyện của nó. Hình thức 
này phát huy sáng tạo của học sinh, rèn luyện năng lực hoá thân, nhập thân vào 
nhân vật. Khi trần thuật, trong chừng mực nào đó, học sinh phải đặt mình vào vị 
trí nhân vật, thể nghiệm những gì mà nhân vật nếm trải trong tình huống của nó, 
từ đó hiểu sâu sắc hơn về nhân vật và mở rộng kinh nghiệm đời sống. Biện pháp 
này khiến học sinh hào hứng học tập, xoá bỏ khoảng cách với văn bản, phát huy 
được sự sáng tạo. Giáo viên phải thực hiện biện pháp này một cách linh hoạt, 
không nên rập khuôn. Việc trần thuật có thể thay cho việc đọc, hoặc thực hiện ở 
phần củng cố bài học, tuỳ vào đối tượng học sinh. Giáo viên nhất thiết phải có 
sự động viên khích lệ cũng như những hướng dẫn, uốn nắn cần thiết. Mục đích 
chính của trần thuật sáng tạo không phải là để học sinh nắm vững hệ thống cốt 
truyện của văn bản mà là con đường để cảm thụ văn bản. 
2.2.5. Đặt những câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng 
Trước hết là những câu hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chính là những 
câu hỏi trắc nghiệm tình cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình 
cảm của học sinh; mặt khác nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng 
nghe tiếng nói của trái tim. Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể 
hỏi: Em có ấn tượng thế nào về văn bản? Dạng câu hỏi này thường được gọi là 
câu hỏi ấn tượng chung. Và ở dạng tương tự, sẽ có các câu hỏi như: Em ấn 
tượng thế nào về (đoạn thơ, khổ thơ, câu thơtrong bài thơ; hay hành động, 
ngôn ngữ, tích cách nhân vật trong truyện)? Nhưng cũng có những hình thức 
đặt câu hỏi sáng tạo hơn, dựa vào việc khơi gợi liên tưởng của học sinh mà tạo 
sự đồng cảm, thể nghiệm văn bản. Ví dụ: Trong bài Ê – mi – li, con của nhà thơ 
11 
Tố Hữu, giáo viên có thể hỏi các câu hỏi như Em nghĩ gì về chú Mo – rin – xơn? 
Em sẽ nói gì khi gặp lại con gái của chú Mo – rin – xơn?... Những câu hỏi dạng 
này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất 
nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. Ngoài ra, 
giáo viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Văn 
học dùng ngôn ngữ làm chất liệu, do tính chất phi vật thể của ngôn ngữ nên hình 
tượng văn học không thể tác động trực tiếp vào giác quan của người đọc, mà chỉ 
tác động gián tiếp thông qua liên tưởng, tưởng tượng. Cho nên thưởng thức văn 
bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng tượng để làm 
nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là tưởng tượng tái 
tạo. Để huy động hình thức tưởng tượng này của học sinh vào cảm thụ văn bản, 
giáo viên có thể đặt các câu hỏi với dạng sau: Em hình dung thế nào về bức 
tranh (Với bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa của Tô Hoài) được tác giả thể 
hiện trong tác phẩm? Ở đây, hoàn toàn không phải là việc phân tích bức tranh 
mà là yêu cầu học sinh phải có cái nhìn bên trong thầm kín, phải hình dung thấy 
bức tranh đó trong đầu mình, và trong chừng mực nhất định là sống với nó, đồng 
cảm với nó. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản càng 
sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế giới 
tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên. Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ văn 
học còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại 
trên chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trải qua. Với thao tác liên 
tưởng, học sinh vận dụng những gì mình đã trải nghiệm để hiểu nhân vật, còn 
hình thức tưởng tượng lại yêu cầu học sinh thể nghiệm những gì chưa hề trải 
qua. Nó tạo ra sự xúc động, đắm say mãnh liệt đối với văn bản. 
2.2.6. Dùng lời bình đúng thời điểm 
Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn trong việc 
rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Trước hết, nó khiến học sinh có những ấn tượng 
sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương; sau đến, rèn luyện khả năng 
thẩm định những điểm sáng thẩm mỹ trong văn bản. Biện pháp này cho phép 
giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm 
sáng tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Nhưng 
tuyệt nhiên giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụ chính 
của giáo viên là tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ 
không phải là trổ tài trình diễn để thôi miên học sinh. Do đó, giáo viên chỉ tung 
ra lời bình khi học sinh cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời 
bình lúc đó có tác dụng hỗ trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên 
những khoái cảm thẩm mỹ. Lời bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản 
phẩm của sự xúc động sâu sắc trước vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc 
đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu 
hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học sinh. Hơn nữa, giáo viên chọn bình 
những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật của tác phẩm và việc bình giá nó giúp 
học sinh nắm được thần thái, linh hồn của văn bản. Ví dụ bài thơ Đất nước uyễn 
Đình Thi: “Trời thu thay áo mới/ Trong biếc nói cười thiết tha” làm hiện lên 
gương mặt một đất nước mới dạt dào niềm vui say đắm vì được làm chủ vận 
12 
mệnh của mình. Hay Cuộc đối thoại đầy tính biểu tượng của cha – con trong 
“Những cánh buồm” neo đậu bằng từ “gặp”: “Cha gặp lại mình trong những ước 
mơ con” trước những câu hỏi hồn nhiên, trước khát vọng đi tới chân trời xa của 
con, cha dõi ánh mắt về miền “xa thẳm” và bất chợt “gặp lại mình”, gặp lại ước 
mơ chưa đạt được của chính mình. Nghĩa là phải gợi lên những tình huống của 
nhân vật, liên hệ với tình huống của bản thân để từ đó có những lời bình thích 
đáng, xuất phát từ những rung động sâu xa, chân thật của tâm hồn. Nó làm cho 
rung động của nhà văn nay hiện hình trong tâm hồn của học sinh. Học sinh nói 
về nhân vật, về văn bản là đang nói lên chính nỗi lòng mình. 
2.2.7. Lồng ghép với các loại hình nghệ thuật khác 
Một số nhà nghiên cứu khẳng định việc đối chiếu văn bản với các loại hình 
nghệ thuật khác có tác dụng làm hiện hình cảm thụ của học sinh, thúc đẩy học 
sinh hình thành những ấn tượng về văn bản. Thông thường, một số giáo viên 
đối chiếu văn bản với nghệ thuật hội hoạ hoặc điện ảnh. Tuy nhiên, giáo viên 
không được lạm dụng, việc sử dụng các hình ảnh này mang tính chất đối chiếu, 
so sánh về hai cách cảm thụ, hai cách nhìn, và hướng tới khơi gợi cảm thụ chứ 
hoàn toàn không được dùng hình ảnh làm tài liệu trực quan như một số người 
vẫn hay làm bởi đó là biện pháp thủ tiêu trí tưởng tượng của học sinh, học sinh 
dễ có xu hướng đồng nhất văn bản với các tác phẩm nghệ thuật khác. Một số 
văn bản trong chương trình đã được chuyển thể thành kịch bản điện ảnh thì giáo 
viên có thể cho các em xem trong giờ ngoại khoá và có thể nêu ra một số vấn đề 
để các em thảo luận. Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như Hạt gạo 
làng ta của Trần Đăng Khoa hay Nếu chúng mình có phép lạ của Định Hải, 
giáo viên hoàn toàn có thể cho học sinh thưởng thức những ca khúc này, chúng 
sẽ có tác dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học sinh 
về văn bản. Công việc này cùng với đọc diễn cảm có khả năng đánh thức cảm 
giác về nhịp điệu, giai điệu cho học sinh và cũng từ đó cảm nhận những cung 
bậc của tâm hồn đang hát lên trong những giai điệu đó. 
2.2.8. Trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn 
Ngay từ khi còn nhỏ, hầu hết các em đều thích nghe ông, bà, cha, mẹ hoặc 
người thân kể chuyện, đọc thơ. Bước chân tới trường tiểu học, được tiếp xúc với 
những câu thơ, bài văn hay trong sách giáo khoa tiếng Việt, nhiều em muốn đọc 
to lên một cách thích thú. Đó chính là biểu hiện ban đầu của hứng thú học tiếng 
Việt. Có hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn, các em sẽ vượt qua được khó khăn, 
trở ngại, cố gắng luyện tập để cảm thụ học tốt và học giỏi môn Tiếng Việt. 
Muốn làm được điều đó, tôi luôn kiên trì luyện tập từng bước từ dễ đến khó. Bởi 
vậy, các em đã có sự cảm thụ tốt về văn học. 
 Ví dụ: Khi dạy bài Đất nước ( Tiếng Việt 5- Tập 2) của nhà thơ Nguyễn 
Đình Thi. Để cho học sinh cảm nhận được niềm vui, niềm tự hào về đất nước tự 
do, tình yêu tha thiết của tác giả đối với đất nước, với truyền thống bất khuất của 
dân tộc. Bên cạnh đó, để học sinh cảm nhận được hết giá trị nghệ thuật của bài 
thơ, tôi phân tích rõ cho học sinh thấy tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật 
nhân hóa ở trong bài thơ; lòng tự hào về đất nước tự do được thể hiện qua những 
từ ngữ được lặp lại trong bài thơ như: Trời xanh đây, núi rừng đây, của chúng 
13 
ta, của chúng ta.....”. Những hình ảnh: “ Những cánh đồng thơm mát, những ngả 
đường bát ngát, những dòng sông đỏ nặng phù sa...” được miêu tả theo cách liệt 
kê như vẽ ra trước mắt cảnh đất nước tự do, bao la. Tất cả điều đó sẽ được học 
sinh giải đáp qua hệ thống câu hỏi gợi mở như: Tác giả sử dụng biện pháp nghệ 
thuật gì? Từ ngữ nào trong bài thơ được lặp lại nhiều lần? Lặp lại như vậy có tác 
dụng gì?... Dựa vào những câu hỏi gợi mở trên chắc chắn học sinh sẽ thi đua 
nhau tìm hiểu, các em sẽ có hứng thú học tập, lớp học sẽ sôi nổi hơn. 
Như vậy, trau dồi hứng thú khi tiếp xúc với thơ văn cũng chính là tự rèn 
luyện mình để có nhận thức đúng, tình cảm đẹp, từ đó đến với văn học một cách 
tự giác, say mê - ấy chính là yếu tố quan trọng nhất của cảm thụ văn học. 
2.2.9. Tích lũy vốn hiểu biết về thực tế cuộc sống và văn học 
Cảm thụ văn học là quá trình nhận thức có ảnh hưởng bởi “vốn sống” của 
mỗi người. Cái vốn ấy trước hết được tích lũy bằng những hiểu biết và cảm xúc 
của bản thân qua sự hoạt động và quan sát hằng ngày trong cuộc sống. Có những 
con vật , con người, sự việc diễn ra quanh ta tưởng chừng như rất quen thuộc, 
nhưng nếu ta không chú ý quan sát, nhận xét để có cảm xúc và ghi nhớ thì chúng 
ta sẽ không thể làm giàu thêm vốn hiểu biết về cuộc sống của ta. Chính vì vậy, 
để làm giàu cho các em vốn hiểu biết về cuộc sống hằng ngày, tôi tập cho các 
em quan sát với những giác quan: Mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi,... Nhưng để 
quan sát như thế nào mới có kết quả tốt, tôi chỉ rõ cho học sinh quan sát tìm ra 
nét chính, thấy được nét riêng của sự vật. Quan sát kĩ chẳng những giúp cho các 
em viết được bài văn hay mà còn tạo điệu kiện cho các em cảm nhận được vẻ 
đẹp của thơ văn một các

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_giup_hoc_sinh_lop_5_p.pdf