Nhiều vị phụ huynh lo lắng trước tình trạng con của mình thiếu tự tin, luôn tỏ ra rụt rè
khi có cơ hội thể hiện mình trước đám đông hoặc các bạn trẻ không biết cách xử lý tình
huống dù là thật đơn giản như kêu gọi sự giúp đỡ từ người khác, đặc biệt là việc tự các em
giải quyết vấn đề. Đôi khi gặp các tình huống khó khăn hay thất bại trong cuộc sống, nhất
là thất bại trong tình yêu, các bạn trẻ thường nghĩ đên cái chết hoặc sự trả thù. Đây là điều
cực kỳ nguy hiểm mà có rất nhiều bạn trẻ thiếu kỹ năng sống đã lựa chọn dẫn đến nhiều
hậu quả đáng tiếc, thương tâm. Thêm nữa trước tình trạng bạo lực học đường ngày càng
gia tăng thì kỹ năng tự bảo vệ mình cũng cần được coi trọng. Trước những yêu cầu hết sức
thiết thực, thiết nghĩ rằng cần phải tạo ra một môi trường để các em rèn luyện mình, rèn
luyện những kỹ năng sống cơ bản để có thể hỗ trợ tốt cho bản thân trong cuộc sống. Qua
đó góp phần giáo dục cho các em trở thành những con người toàn diện, năng động, sáng
tạo hòa nhập cùng cộng đồng, và có ích cho xã hội.
Những năm gần đây toàn ngành giáo dục, xã hội đang rất quan tâm tới vấn đề dạy kỹ
năng sống và giá trị sống cho học sinh. Các nhà trường đã tiến hành triển khai công tác
này. Tuy nhiên về cách tổ chức dạy kỹ năng sống cho học sinh làm sao để có hiệu quả thì
còn nhiều ý kiến bàn luận xoay quanh vấn đề này. Trường THCS Cổ Bi là một trong
những trường rất quan tâm tới công tác dạy kỹ năng sống cho học sinh và rất quan tâm tới
các cách tổ chức triển khai có hiệu quả công tác này.
Trong đề tài khoa học này tôi mạnh dạn đưa ra một vài ý kiến về việc Giáo viên chủ
nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp.
hội và bảo vệ quyền con người. Giáo dục kĩ năng sống giúp con người sống an toàn, lành mạnh và có chất lượng trong một xã hội hiện đại. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 6 Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học còn giải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân được ghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học có những lợi ích sau: *Lợi ích về cá nhân: Giúp các em có khả năng: - Làm chủ bản thân, thích ứng và biết cách ứng phó trước những tình huống khó khăn trong cuộc sống hàng ngày. - Rèn cách sống có trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng. - Mở ra cơ hội, hướng suy nghĩ tích cực và tự tin, tự quyết định và lựa chọn những hành vi đúng đắn. - Xác định rõ giá trị của bản thân và khả năng sẵn sàng vượt qua các khó khăn trong cuộc sống của chính mình. Kĩ năng sống cũng giúp thanh thiếu niên xác định những mục tiêu của cuộc sống hiện tại và trong tương lai. *Lợi ích cho gia đình: Kĩ năng sống của mỗi cá nhân tạo không khí thân thiện, hạnh phúc trong gia đình. Bố mẹ có thể yên tâm lao động, công tác vì con cái ngoan ngoãn, biết cách ứng xử, tự lập. Gia đình không bị mất mát về kinh tế do con cái mắc vào tệ nạn xã hội như tiêm chích, sử dụng ma túy, cờ bạc, nghiện rượu, thuốc lá *Lợi ích cho xã hội: Giáo dục kĩ năng sống đầy đủ sẽ tạo điều kiện và định hướng cho thanh niên rèn luyện để trở thành những công dân tương lai giàu lòng yêu nước, sẵn sàng cống hiến tài năng cho đất nước trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam nói riêng và bối cảnh của toàn thế giới nói chung, càng ngày chúng ta càng nhận ra tầm quan trọng của việc học các kĩ năng sống để ứng phó với sự thay đổi, biến động của môi trường kinh tế, xã hội và thiên nhiên. Đặc biệt là lứa tuổi dậy thì, khi các em bước vào giai đoạn khủng hoảng lứa tuổi quan trọng của cuộc đời. Từ những phân tích trên cho thấy, tuổi trẻ hiện nay phải tự đương đầu với nhiều vấn đề tâm lý xã hội phức tạp trong cuộc sống. Ngoài kiến thức, mỗi học sinh đều Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 7 cần trang bị cho mình những kĩ năng để ngày càng hoàn thiện bản thân và phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học trong điều kiện hiện nay là thật sự cần thiết. Để sống hội nhập và góp phần tích cực cho cuộc sống ngày một tốt đẹp hơn, không thể không giáo dục kĩ năng sống cho thích ứng với mọi biến động của hoàn cảnh. Việc giáo dục kĩ năng sống nhằm giáo dục sống khỏe mạnh là hết sức quan trọng giúp các em rèn hành vi có trách nhiệm, ứng phó với sức ép trong cuộc sống, biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp, ứng phó với thách thức trong cuộc sống. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 8 II. Cơ sở thực tiễn 1. Thực trạng vấn đề Thực trạng xã hội những năm gần đây, tình trạng trẻ vị thành niên phạm tội có xu hướng gia tăng. Đặc biệt, xuất hiện những vụ án nghiêm trọng mà đối tượng gây án là học sinh và nạn nhân chính là bạn học và thầy cô giáo của họ. Bên cạnh đó là sự bùng phát hiện tượng học sinh phổ thông hút thuốc lá, uống rượu, tiêm chích ma tuý, quan hệ tình dục sớm..., thậm chí là tự sát khi gặp vướng mắc trong cuộc sống. Nhiều em học giỏi, nhưng ngoài điểm số cao, khả năng tự chủ và kĩ năng giao tiếp lại rất kém. Các em sẵn sàng đánh nhau, chửi bậy, sa đà vào các tệ nạn xã hội, thậm chí liều lĩnh từ bỏ cả mạng sống. Nguyên nhân của những hiện tượng trên chính là do giới trẻ thiếu hụt kĩ năng sống. Trong trường, qua nhận xét của các thầy cô giáo bộ môn, các thầy cô giáo chủ nhiệm và qua thực tế kết quả giáo dục đạo đức cho học sinh cho thấy rằng những năm gần đây cần phải chú ý nhiều hơn tới việc dạy cách ứng xử và các kĩ năng sống cần thiết cho học sinh để tránh những hậu quả đáng tiếc cho học sinh. Tuy nhiên việc dạy kĩ năng sống cho học sinh mới chỉ dừng ở việc lồng ghép với các môn học chính khóa và lồng ghép vào một vài hoạt động ngoại khóa của nhà trường do vậy công tác giáo dục kĩ năng sống cho học sinh chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. 2. Nguyên nhân Việc dạy kĩ năng sống chưa mang lại hiệu quả rõ rệt là do: Thực tế, việc giáo dục kĩ năng sống không phải là vấn đề mới với nhà trường. Tuy nhiên, kĩ năng sống chưa được xem là môn học chính thức mà được dạy lồng ghép vào các giờ học chính khoá nên chưa mang lại hiệu quả rõ rệt. Việc lồng ghép kĩ năng sống vào bài học chưa mang lại nhiều hiệu quả vì thiếu sinh động, chưa thể thu hút và tác động nhiều đến các em học sinh. Chưa kể là thời lượng mỗi tiết học không đủ để giáo viên vừa truyền tải kiến thức vừa lồng ghép giáo dục kĩ năng mà không bị “cháy giáo án”. Thế nên việc giáo dục kĩ năng sống tại các trường học mới chỉ dừng lại ở hình thức giảng giải kết hợp hỏi - đáp, chưa thể tác động nhiều đến học sinh. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 9 Hầu hết, nội dung các chương trình học vẫn nặng về lý thuyết, kết hợp hỏi - đáp, giống như sinh hoạt chuyên đề tập thể hơn là thực hành để rèn luyện hay sở hữu kĩ năng. Nặng về dạy lý thuyết, chưa coi trọng thực hành. Vì vậy mục tiêu của việc dạy kĩ năng sống chính là sự thay đổi hành vi tích cực cho phép cá nhân giải quyết hiệu quả nhu cầu thách thức trong cuộc sống hàng ngày đôi khi chưa đạt được. Thêm vào đó, nhà trường còn thiếu sự giúp đỡ từ phía các bậc phụ huynh, bởi không phải bậc cha mẹ nào cũng đủ hiểu tâm lý của con mình và đủ khả năng dạy cho con những kĩ năng cần thiết trong cuộc sống. Do vậy trong đề tài này tôi mạnh dạn đặt ra vấn đề Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 10 III. Những giải pháp khoa học đã tiến hành 1. Giải pháp 1: Xác định yêu cầu một bài giáo dục kĩ năng sống Một bài giáo dục kĩ năng sống cho học sinh cần đảm bảo những yêu cầu gì? Nhẹ nhàng, hấp dẫn, sinh động. HS được tự do, thoái mái trong các hoạt động (tránh gò ép, khuôn cứng) Tránh việc cung cấp quá nhiều kiến thức hoặc bắt học sinh nghe giảng nhiều (vì KNS không thể hình thành qua việc nghe giảng và đọc tài liệu) Phải tăng cường tổ chức các hoạt có tính chất tương tác (thảo luận nhóm, đóng vai, trò chơi) (vì chỉ có thông qua các hoạt động tương tác HS mới có dịp thể hiện các ý tưởng cũng như kĩ năng giải quyết vấn đề của mình). Phải cho HS được trải nghiệm qua các tình huống thực tế (trừ một số trường hợp)=> vì chỉ khi các em tự làm việc đó mới hình thành được kĩ năng. Khai thác được càng nhiều kinh nghiệm sống của HS càng tốt. Khám phá, tìm hiểu kiến thức, kĩ năng Vận dụng Trải nghiệm và suy ngẫm Thực hành, luyện tập CÁC BƯỚC THỰC HIỆN MỘT BÀI DẠY KĨ NĂNG SỐNG Khám phá tìm hiểu kiến thức kỹ năng Trải nghiệm suy ngẫm Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 11 Thực hành luyện tập Vận dụng 2. Giải pháp 2: Phân loại và lựa chọn các kĩ năng sống. a. Dựa trên cách phân loại từ lĩnh vực sức khỏe, kĩ năng sống được chia làm 3 nhóm: - Nhóm 1: Kĩ năng nhận thức: bao gồm các kĩ năng cụ thể như: tư duy phê nhán, giải quyết vấn đề, nhận thức hậu quả, ra quyết định, khả năng sáng tạo, tự nhận thức về bản thân, đặt mục tiêu, xác định giá trị - Nhóm 2: Kĩ năng đương đầu với cảm xúc: bao gồm động cơ, ý thức, trách nhiệm, cam kết, kiềm chế căng thẳng, kiểm soát được cảm xúc, tự quản lí, tự giám sát, tự điều chỉnh - Nhóm 3: Kĩ năng xã hội hay kĩ năng tương tác: bao gồm kĩ năng giao tiếp, tính quyết đoán, kĩ năng thương thuyết, lăng nghe, hợp tác, thong cảm, nhận thức sự thiện cảm của người khác b. Lựa chọn kĩ năng giáo dục: Trên cơ sở phân loại trên tôi mạnh dạn liệt kê và lựa chọn 10 kĩ năng sống cần thiết cho khối học sinh THCS. Đó là các kĩ năng: - Kĩ năng tự phục vụ bản thân. - Kĩ năng xác lập mục tiêu. - Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. - Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc. - Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân. - Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. - Kĩ năng hợp tác và chia sẻ. - Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông. - Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống. - Kĩ năng đánh giá người khác. 3. Giải pháp 3: Lựa chọn nội dung, hình thức tổ chức và các phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh THCS. 3.1. Nội dung và các hình thức tổ chức. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 12 - Ngay từ đầu năm học tôi đã lên kế hoạch cho việc dạy lồng ghép kĩ năng sống cho học sinh thông qua các giờ sinh hoạt lớp và nghiêm túc triển khai kế hoạch trong năm. Cụ thể : * Về kế hoạch: Tháng Nội dung Hình thức tổ chức 08/2017 Kĩ năng tự phục vụ bản thân Chơi trò chơi 09/2017 Kĩ năng quản lý thời gian hiệu quả. Mời cựu học sinh giỏi của trường về giao lưu 10/2017 Kĩ năng xác lập mục tiêu. Viết giấy ước mơ 11/2017 Kĩ năng giao tiếp và ứng xử. Tổ chức sinh nhật lớp 12/2017 Kĩ năng đánh giá người khác. Thi nhóm 01/2018 Kĩ năng thể hiện tự tin trước đám đông Thi hùng biện 02/2018 Kĩ năng đối diện và ứng phó khó khăn trong cuộc sống Tham quan học tập ngoại khóa. 03/2018 Kĩ năng hợp tác và chia sẻ Làm thi tập san 04/2018 Kĩ năng tự nhận thức và đánh giá bản thân. Xem phim tư liệu 05/2018 Kĩ năng điều chỉnh và quản lý cảm xúc. Tổ chức kỉ niệm ngày lễ 3.2. Các phương pháp giáo dục kĩ năng sống có hiệu quả theo các chủ đề. a. Phương pháp động não: Động não là phương pháp tích cực nhằm huy động những ý tưởng mới mẻ, độc đáo, những giả định về một chủ đề nào đó của các thành viên trong một thời gian ngắn. Các thành viên được cổ vũ một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn lốc" các ý tưởng). Cách tiến hành: - GV hay người hướng dẫn nêu câu hỏi hoặc vấn đề (có nhiều cách trả lời) cần được bàn trước cả lớp, hoặc từng nhóm từ 4 đến 10 bạn. - Khích lệ người học phát biểu ý kiến càng nhiều càng tốt: trong khi thu thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau. Các ý kiến có thể nói hoặc có thể viết ra giấy. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 13 - Để người học tự nguyện hoặc cử một người làm thư kí ghi lại mọi ý kiến phát biểu lên bảng hoặc giấy to, tránh trùng lặp: + Phân loại các ý kiến + Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý + Tổng hợp ý kiến và hỏi xem người học còn thắc mắc hay bổ sung gì không? Lưu ý: Phương pháp động não có thể dùng để thảo luận bất kì một vấn đề nào. Tuy nhiên, nó đặc biệt phù hợp với những vấn đề ít nhiều đã quen thuộc với những người tham gia hoạt động. Phương pháp này có thể dùng cho cả câu hỏi có phần kết đóng và kết mở. Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn và súc tích Hoan nghênh và chấp nhận tất cả mọi ý kiến đóng góp; không nên phê phán, nhận định đúng, sai ngay. Kết thúc thảo luận nên nhấn mạnh rằng kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của tất cả mọi người. Động não không phải là một phương pháp hoàn chỉnh mà chỉ là sự khởi đầu, giúp người học biết về những điều là cơ sở cho việc hình thành thái độ và kĩ năng có liên quan đến KNS cần học. Bên cạnh phương pháp động não, trong bước này còn hay dùng Phương pháp nghiên cứu tình huống. Nghiên cứu tình huống thường là một câu chuyện được viết nhằm tạo ra một tình huống “thật” để minh chứng một vấn đề hay loạt vấn đề. Đôi khi nghiên cứu tình huống có thể được thực hiện trên video hay một băng catsset mà không phải trên dạng chữ viết. Vì tình huống này được nêu lên nhằm phản ánh tính đa dạng của cuộc sống thực, nó phải tương đối phức tạp, với các dạng nhân vật và những tình huống khác nhau chứ không phải là một câu chuyện đơn giản. b. Phương pháp trò chơi Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 14 Phương pháp trò chơi là tổ chức cho người học chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động, việc làm. Phương pháp trò chơi có ưu điểm sau: - Qua trò chơi, người học có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành được ở họ niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống. - Qua trò chơi, người học sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống. - Qua trò chơi, người học được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi. - Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán. Người học được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải trừ được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập. -Trò chơi còn giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa người học với nhau, giữa giáo viên với người học. Việc tổ chức trò chơi được tiến hành theo các bước sau: Bước 1. Chuẩn bị trò chơi: + Xác định đối tượng và mục đích của trò chơi: Thông thường, trò chơi nào cũng có tính giáo dục, nhưng nó phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận khác nhau đối với loại, dạng trò chơi và đặc biệt phụ thuộc vào người sử dụng, tổ chức trò chơi. Vì thế xác định đối tượng và mục đích trò chơi phù hợp là một công việc cần thiết khi tổ chức trò chơi. + Cử người hướng dẫn chơi (quản trò) + Thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung trò chơi đến học sinh. + Phân công nhiệm vụ cho các lớp, tổ nhóm, đội chơi để chuẩn bị điều kiện phương tiện (lực lượng; phục trang như quần áo, khăn, cờ; còi; phần thưởng) cho cuộc chơi. Bước 2. Tiến hành trò chơi. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 15 + Ổn định tổ chức, bố trí đội hình: Tuỳ từng trò chơi, địa điểm tổ chức, số lượng người chơi để bố trí đội hình, phương tiện cho phù hợp, có thể theo đội hình hàng dọc, hàng ngang, vòng tròn hay chữ U .... + Xác định vị trí cố định hoặc vị trí di động của người quản trò sao cho mọi khẩu lệnh các em đều nghe thấy, các động tác các em đều quan sát được, thực hiện được, ngược lại bản thân người quản trò phải phát hiện được đúng, sai khi các em chơi. + Giới thiệu trò chơi: Phải giới thiệu ngắn gọn, hấp dẫn, dễ hiểu, dễ tiếp thu, dễ thực hiện, bao gồm các nội dung sau: Thông báo tên trò chơi, chủ đề chơi. Nêu mục đích và các yêu cầu của trò chơi. Nói rõ cách chơi và luật chơi; cách đánh giá thắng thua và một số tình huống có thể xảy ra. + Chơi nháp: Sau khi giới thiệu trò chơi, cần phải chơi thử (chơi nháp) 1, 2 lần để người học nắm vững cách chơi và hiểu rõ hơn trò chơi. Rút kinh nghiệm và điều chỉnh ngay những sai lệch khi chơi nháp. + Chơi thật - Dùng khẩu lệnh bằng lời, còi, kẻng, chuông, trống để điều khiển cuộc chơi. - Người quản trò hay nhóm trọng tài cần quan sát, theo dõi kỹ, chính xác để đánh giá thắng thua và rút kinh nghiệm. - Động viên, cổ vũ cuộc chơi thật sôi động (bằng reo, hò, vỗ tay). - Kịp thời uốn nắn, rút kinh nghiệm những trường hợp phạm luật. - Kết thúc trò chơi theo quy định hoặc có thể điều chỉnh thời gian chơi sao cho phù hợp với diễn biến thực tế. Bước 3. Kết thúc trò chơi + Đánh giá kết quả trò chơi: người quản trò công bố kết quả cuộc chơi (kết quả phải được đánh giá khách quan, công bằng, chính xác để giúp người học nhận thức được mặt ưu Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 16 điểm và tồn tại để cố gắng ở những trò chơi tiếp theo). + Động viên, khích lệ ý thức, tinh thần cố gắng của họ, tuyên dương, khen ngợi hoặc có thể khen thưởng bằng vật chất nhằm tạo không khí vui vẻ, phấn khởi và để lại những ấn tương tốt đẹp trong tập thể sinh viên về cuộc chơi. + Dặn dò những điều cần thiết (thu dọn phương tiện, vệ sinh nơi chơi) c. Phương pháp thảo luận nhóm. Thảo luận theo nhóm nhỏ là phương pháp tổ chức dạy học - giáo dục trong đó GV sắp xếp học viên thành những nhóm nhỏ theo hướng tạo ra sự tương tác trực tiếp giữa các thành viên, mà theo đó học viên trong nhóm trao đổi, giúp đỡ và cùng nhau phối hợp làm việc để hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm. Ý nghĩa của thảo luận nhóm là rất lớn, bởi vì nó: -Phát huy cao độ vai trò chủ thể, tính tự giác, tích cực, sáng tạo, năng động, tinh thần trách nhiệm của học viên, tạo cơ hội cho họ tự thể hiện, tự khẳng định khả năng của mình nhiều hơn trong việc thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Bên cạnh đó, hình thức hoạt động nhóm còn tạo cơ hội cho nhiều người cùng được tham gia, do đó khai thác được những điểm mạnh ở mỗi cá nhân. Học viên có thể học hỏi lẫn nhau rất nhiều ( “Học thày không tày học bạn ”). - Giúp hình thành các kĩ năng xã hội và các phẩm chất nhân cách cần thiết như: kĩ năng tổ chức, quản lí, kĩ năng giải quyết vấn đề, kĩ năng hợp tác, kỹ năng giao tiếp, tinh thần đồng đội, sự quan tâm và mối quan hệ khăng khít, sự ủng hộ cá nhân và khuyến khích tinh thần học hỏi lẫn nhau, xác định giá trị của sự đa dạng và tính gắn kết - Thể hiện mối quan hệ bình đẳng, dân chủ và nhân văn: làm việc theo nhóm sẽ tạo cơ hội bình đẳng cho mỗi cá nhân người học được khẳng định mình và được phát triển. Nhóm làm việc sẽ khuyến khích người học giao tiếp với nhau và như vậy sẽ giúp cho những người nhút nhát, thiếu tự tin có nhiều cơ hội hòa nhập với nhóm . .... Thảo luận nhóm phải đủ các bước cụ thể như sau: + Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của họat động nhóm. + Tổ chức sắp xếp nhóm làm việc. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ............................ 17 + Giao nhiệm vụ cho nhóm làm việc. + Hướng dẫn người học phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm. + Quan sát, kiểm soát họat động nhóm. + Các nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm đánh giá, bổ sung kết quả làm việc của nhau. + Người điều khiển đánh giá, nhận xét chung. Những điểm chủ yếu trong thảo luận nhóm bao gồm: - Các mối quan hệ của người học hình thành một mạng lưới đa dạng và phức tạp. - Mỗi người học là một thành viên của cộng đồng và là một mắt xích trong quá trình trao đổi thông tin. - Sự giao lưu thông tin thể hiện qua cả hoạt động chính thức lẫn không chính thức. - Hoạt động nhóm đóng vai trò quan trọng. - Cả cộng đồng/ tập thể như một đơn vị chuyển tải thông tin chứ không phải mỗi cá nhân người học. Đây chính là bước học cách giải quyết vấn đề, học kĩ năng sống để giải quyết vấn đề trong tình huống đặt ra. d. Phương pháp đóng vai Đóng vai là phương pháp giáo dục giúp người học thực hành những cách ứng xử, bày tỏ thái độ trong những tình huống giả định hoặc trên cơ sở óc tưởng tượng và ý nghĩ sáng tạo của họ. Đóng vai thường không có kịch bản cho trước, mà người học tự xây dựng trong quá trình hoạt động. Đây là phương pháp nhằm giúp học viên suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một cách ứng xử cụ thể mà họ quan sát được. Việc "diễn" không phải là phần quan trọng nhất của phương pháp này mà quan trọng nhất là việc xử lí tình huống khi diễn và thảo luận sau phần diễn ấy. Mục đích của phương pháp này không phải chỉ ra cái cần làm, mà là bắt đầu cho một cuộc thảo luận. Giáo viên chủ nhiệm giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trong các giờ sinh hoạt lớp. ...........................
Tài liệu đính kèm: