Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy thanh lịch - văn minh

Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy thanh lịch - văn minh

PHẦN THỨ NHẤT : ĐẶT VẤN ĐÈ

I. Lí do chọn đề tài :

1. Cơ sở lí luận :

Nhân dịp kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào

tạo phối hợp với Nhà xuất bản Hà Nội biên soạn bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống

thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội” để đưa vào giảng dạy cho học sinh

tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trong hệ thống nhà trường trên

địa bàn thành phố.

Bộ tài liệu được biên soạn nhằm khơi dậy niềm tự hào được kế thừa

truyền thống thanh lịch, gìn giữ nét văn hóa đặc trưng của người Hà Nội, qua đó

tạo sự chuyển biến từng bước về nhận thức, hành vi cho học sinh, góp phần đào

tạo, xây dựng thế hệ người Hà Nội thanh lịch, văn minh, xây dựng Thủ đô và đất

nước ngày càng phồn vinh, giàu mạnh.

Tài liệu tập trung vào việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh, một

khía cạnh của lối sống văn hóa. Nội dung chủ yếu là định hướng hành vi kết hợp

với chỉ dẫn hành vi thanh lịch, văn minh cho học sinh trong sinh hoạt, trong giao

tiếp, ứng xử giữa người với người, giữa con người với thiên nhiên, môi trường.

pdf 30 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 733Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua tiết dạy thanh lịch - văn minh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ời kinh thành kẻ chợ; chỉ nhìn vào trang phục, dáng đi, nghe tiếng 
nói là nhận ra ngay.Truyền thống “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 9 
thanh lịch cũng người Tràng An” là tinh hoa tích tụ từ hàng nghìn năm, từ trăm 
miền đất nước bồi đắp nên nét đẹp văn hoá Thăng Long – Hà Nội đáng quý, 
mang đậm giá trị của sự lịch lãm, tinh tế, hào hoa, mềm mỏng, thông tuệ, nghĩa 
hiệp, nhân ái, tôn trọng kỉ cương, luật lệ và phép nước 
3.1 . Thanh lịch là gì ? 
Thế nào là “Thanh lịch”? Hai tiếng “Thanh lịch” bao hàm nghĩa rộng của 
cả một phong cách sống cao đẹp, từ trong nhà ra ngoài xã hội, từ cách ăn, mặc, 
ở, đi đứng, bên cách giao tiếp ứng xử giữa người với người, với tinh thần tự 
trọng mình và tôn trọng mọi người trong cộng đồng. “Thanh” là cách suy nghĩ 
biết trọng điều thanh cao trong tư tưởng, tình cảm, tâm hồn, cao thượng mà vẫn 
gần gũi, bình dị, không ích kỷ, nhỏ nhen tầm thường. Thanh liêm đối với của cải 
xã hội và của người khác.Thanh đạm, thanh bạch trong cuộc sống đời thường. 
Thanh nhã trong thái độ, cử chỉ, hành vi, nói năng. 
“Lịch” là sự lịch lãm, có nghĩa là xem nhiều, quan sát nhiều. Lịch duyệt là 
người hiểu biết rộng.Lịch thiệp là đã từng đi nhiều, thành thạo trong giao 
tiếp.Lịch sự là thể hiện cách ứng xử văn hóa, văn minh, thân thiện. Muốn có 
“Thanh” thì con người phải rèn luyện. Còn “Lịch” là do sự từng trải, biết sàng 
lọc tích lũy kinh nghiệm trường đời mà có. Cho nên, “Thanh lịch” phải đi liền 
mới đầy đủ và trọn vẹn ý nghĩa.Bởi vì trong thực tế cuộc sống, có người chỉ 
“Thanh” mà không “Lịch”, có người chỉ “Lịch” mà không “Thanh”. 
Như vậy, thanh lịch là một khuynh hướng thẩm mỹ thiên về sự nhã nhặn 
và lịch thiệp đã trở thành nét đẹp trong nếp sông người Hà Nội . Đó là nét đẹp 
hài hòa của diện mạo và phong cách, hành vi sự tu dưỡng trải nghiệm của con 
người .Và biểu hiện ở chiều sâu như một tính cách cơ bản, hồn cốt của con 
người, là lối sống văn hóa phù hợp với thời đại. 
3.2 . Văn minh là gì ? 
Là nền văn hóa có đặc trưng tiêu biểu của một xã hội rộng lớn, một thời 
đại hay một cả nhân loại. Văn minh biểu hiện ở trình độ phát triển cao của văn 
hóa về phương diện vật chất theo hướng xóa bỏ những cái lạc hậu, thấp kém để 
xây dựng một xã hội tiến bộ hơn, hoàn thiện hơn. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 10 
II. Thực trạng vấn đề : 
Theo lãnh đạo Sở Giáo dục và Ðào tạo Hà Nội, thông qua việc giảng dạy 
nếp sống văn minh thanh lịch, đã có chuyển biến tích cực về mặt nhận thức, lối 
sống ứng xử, giao tiếp của các em học sinh, góp phần quan trọng nâng cao chất 
lượng giáo dục đạo đức. Tỷ lệ học sinh xếp loại hạnh kiểm khá, tốt toàn thành 
phố tăng từ 0,9% đến 2,1% so với thời điểm chưa giảng dạy tài liệu ở mỗi cấp 
học. Học sinh cũng nâng cao tinh thần tương thân, tương ái, góp phần nâng cao 
ý thức tích cực, tự giác trong học tập, nhiệt tình trong việc xây dựng bài vở, chất 
lượng văn hóa tiến bộ rõ rệt. Cũng từ đây, chất lượng giáo dục đạo đức, truyền 
thống lịch sử Thủ đô và phong cách người Hà Nội cho học sinh có chuyển biến. 
Học sinh đã ý thức được trách nhiệm trong việc gìn giữ, phát huy những giá trị 
truyền thống văn hóa của người Hà Nội. 
Mặc dù đạt được những kết quả bước đầu, nhưng trên thực tế, hằng ngày 
chúng ta vẫn bắt gặp nhiều biểu hiện thiếu văn hóa của các em. Không hiếm học 
sinh nói tục, chửi bậy, khi tan học đi dàn hàng ngang cản trở giao thông, nhiều 
học sinh đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm... Thậm chí, còn xảy ra một số 
trường hợp học sinh đánh nhau, trong khi đó thì một số em khác quay hình, chụp 
ảnh để đưa lên mạng. Việc học sinh trung học có biểu hiện tình cảm nam nữ 
thân mật quá mức ở nơi công cộng không phải chuyện hiếm... Ðiều này cho 
thấy, để tạo chuyển biến một cách đồng bộ trong xây dựng nếp sống văn minh, 
thanh lịch đối với học sinh Thủ đô còn nhiều việc phải làm. 
Việc giảng dạy bộ tài liệu này không chấm điểm, không tính vào kết quả 
học tập, cho nên rất dễ xảy ra tình trạng học sinh tham gia tiết học cho có, nhận 
thức chưa đủ sâu sắc để làm thay đổi hành vi, thói quen của các em. Thậm chí, 
còn có các thầy cô giáo không dạy mà chỉ báo bài cho khớp với lịch báo giảng 
và sổ ghi đầu bài. Hơn nữa, việc hình thành nếp sống văn minh, thanh lịch phải 
là quá trình rèn giũa thường xuyên, liên tục chứ không chỉ trông chờ vào những 
tiết học. Bởi thế, mỗi thầy giáo, cô giáo trước hết phải là tấm gương về ứng xử 
văn minh, thanh lịch trong từng lời nói, việc làm ở nhà trường cũng như ngoài 
xã hội cho học sinh noi theo. Có những học sinh rất băn khoăn khi học bài An 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 11 
toàn giao thông trong bộ tài liệu, tài liệu tuyên truyền về Luật Giao thông đường 
bộ, nhưng khi bố mẹ đưa đón các em đi học lại vượt đèn đỏ, đi trái làn đường... 
Có thể thấy, hiệu quả của việc giảng dạy bộ tài liệu "Giáo dục nếp sống thanh 
lịch - văn minh" không chỉ phụ thuộc vào nhà trường, mà mỗi phụ huynh cũng 
cần nâng cao trách nhiệm của mình trong việc dạy dỗ con em mình. 
III. Các biện pháp tiến hành : 
Như đã nói ở tên có rất nhiều biện pháp giáo dục học sinh nhưng trong 
khuôn khổ của bài nghiên cứu này, tôi chỉ đề cập đến việc giáo dục đạo đức cho 
học sinh được phát huy thông qua các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt hoạt đội, 
ngoại khóa, các giờ giáo dục công dân, và các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp 
mà cụ thể là tiết Thanh lịch – văn minh. Cụ thể, tôi đã giáo dục học sinh trên các 
mặt sau : 
1. Cách đi đứng, giao tiếp. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết học thanh lịch, văn 
minh là vô cùng hữu dụng với cả giáo viên và học sinh. Nó đã giáo dục học sinh 
những nét khái quát nhất thế nào là người thanh lịch, văn minh đến những chi 
tiết như tìm hiểu phục trang, nơi ở, cách ăn uống của người Hà NộiTruyền 
thống “Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/ Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng 
An” là tinh hoa tích tụ từ hàng nghìn năm, từ trăm miền đất nước bồi đắp nên 
nét đẹp văn hoá Thăng Long – Hà Nội đáng quý, mang đậm giá trị của sự lịch 
lãm, tinh tế, hào hoa, mềm mỏng, thông tuệ, nghĩa hiệp, nhân ái, tôn trọng kỉ 
cương, luật lệ và phép nước 
2. Cách ăn nói. 
Tiếng nói Hà Nội tiêu biểu cho tiếng nói của dân tộc Việt Nam. Người Hà 
Nội không quen cách nói cộc lốc, trống không, xách mé, trịch thượng, chỏng 
lỏn, ngoa ngoắt, thô tục. Họ biết chọn những từ ngữ thanh thoát để nói những 
điều xấu nhất, bẩn nhất, thói quen tuỳ tiện nhất mà không làm “nhơ tai ” người 
nghe. Trong xưng hô giữ trật tự kỉ cương, trọng già quý trẻ, không tự đề cao 
mình cũng như không xun xoe, xu nịnh. Ai giúp đỡ việc gì biết cảm ơn, làm 
điều sai, lỡ va chạm biết xin lỗi. Không “đao to búa lớn” nơi công cộng, chốn 
chợ búa, khéo léo mềm mỏng dàn xếp mọi xích mích, tranh chấp không để “bé 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 12 
xé ra to”. Một sự nhẫn là chín sự lành, nhẫn nhịn chứ đâu phải nhẫn nhục. Nói là 
làm, giữ chữ tín với khách hàng, tự trọng mình và tôn trọng người. 
3. Cách ăn mặc. 
Trong trang phục, người Hà Nội ưa gọn gàng, trang nhã, chỉnh tề. Họ biết 
diện, biết làm đẹp kín đáo mà không phô trương, khoe khoang lố lăng. Họ bảo 
tồn chất dân tộc phương Đông, lại biết cách tân lành mạnh, không thủ cựu, 
không hở hang, phơi bày tự do lộ liễu như người phương Tây. 
4. Cách ăn uống. 
Tập quán ăn uống của người Hà Nội rất tế nhị. Ăn không gắp mãi miếng 
ngon, uống không dốc chén cả cặn. Tiếp cho khách, cho người bậc trên trước 
khi gắp cho mình. “Ăn trông nồi, ngồi trông hướng”. Coi trọng chất hơn là 
lượng, ăn để thòm thèm, nhớ mãi chứ không ăn đến quá no, quá chán. Người Hà 
Nội rất sành ăn nên cũng giỏi nấu nướng, chế biến, quan tâm từ chút gia vị đến 
cách trình bày món ăn sao cho đẹp mắt. Đâu phải cứ cao lương mĩ vị, đặc sản 
mới là ngon, dưa cà gia bản có khi quý hơn, ngon miệng hơn cả tiệc xếp tùng 
cao lương mĩ vị. Đặc biệt, quà Hà Nội vừa thanh cảnh, vừa hấp dẫn thực khách 
bốn phương. Mọi biểu hiện ăn uống phàm tục đều không phù hợp với chất Hà 
Nội. Năm mươi năm qua do chiến tranh, do nhu cầu của nhân lực cho sự phát 
triển, số dân Hà Nội gia tăng gấp hàng chục lần. 
5. Cách ứng xử. 
Nhằm hướng dẫn kỹ năng sống có văn hóa cho HS phổ thông, định hướng 
và chỉ dẫn hành vi cá nhân trong sinh hoạt, giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh 
cho các em nên nội dung của Bộ tài liệu tập trung vào 5 vấn đề cơ bản: Khái niệm 
TLVM; Phong cách TLVM; Giao tiếp TLVM; Ứng xử TLVM nơi công cộng; 
Ứng xử TLVM với thiên nhiên môi trường. Tùy theo từng cấp học, các nội dung 
giáo dục được đưa vào với cấp độ khác nhau. Trong đó, ở lớp 7, các em được tập 
trung vào hai cách giao tiếp, ứng xử chính là : gia đình và nhà trường. 
a. Giao tiếp, ứng xử trong gia đình. 
 Từ xa xưa, văn hoá ứng xử trong gia đình đã được ông cha ta đặc biệt coi 
trọng: Gia đình phải có gia giáo; gia lễ; gia pháp; gia phong mà mỗi người trong 
gia đình phải tuân thủ theo hết sức nghiêm ngặt. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 13 
Văn hóa ứng xử trong gia đình được người Việt đề cao và rất coi trọng. Trong 
kho tàng tục ngữ, ca dao Việt Nam cho thấy có rất nhiều câu thể hiện điều này. 
Từ lúc mới sinh ra, con người đã được đặt trong sự gắn bó thiêng liêng của tình 
mẫu tử, phụ tử: “Phụ tử tình thâm”, “Xương cha, da mẹ”, “Cá chuối đắm đuối vì 
con”. Khi khôn lớn mỗi người không thể quên công ơn dưỡng dục của cha mẹ: 
“Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra/ Một 
lòng thờ mẹ, kính cha/ Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”. Chữ “hiếu” luôn 
được đề cao trong quan hệ ứng xử với cha mẹ và được thể hiện bằng tục báo 
hiếu. Mối quan hệ giữa cha mẹ với con cái, con cái đối với cha mẹ đã được ông 
cha ta nâng lên thành đạo làm cha mẹ, đạo làm con. Từ mối quan hệ chủ đạo này 
đã hình thành nên đạo thờ ông bà tổ tiên, đạo thờ cha mẹ, góp phần nuôi dưỡng 
cho con người tình cảm “Uống nước nhớ nguồn”. 
Trong quan hệ ứng xử, người xưa cũng đặc biệt coi trọng tình nghĩa giữa 
anh chị em trong một gia đình: “Anh em như chân, như tay. Như chim liền cánh, 
như cây liền cành”, “Em thuận, anh hòa là nhà có phúc” Mối liên hệ ruột thịt 
là mối liên hệ thiêng liêng không thể chia cắt: “Cắt dây bầu dây bí/ Chẳng ai cắt 
dây chị dây em”. Vì lẽ đó, ông cha ta cũng lên án nghiêm khắc những ai không 
giữ được tình cảm anh em: “Người dưng có nghĩa thì đãi người dưng/ Anh em 
vô nghĩa thì đừng anh em” 
Đối với quan hệ vợ chồng, sự hoà thuận và tình nghĩa thuỷ chung luôn 
mang ý nghĩa thiêng liêng, sâu nặng, là mối ràng buộc trách nhiệm cao suốt đời 
người: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn”, “Đốn cây ai nỡ dứt chồi/ 
Đạo chồng nghĩa vợ giận rồi lại thương” 
Những nét đẹp ứng xử trong gia đình đã hình thành nên nhiều giá trị văn 
hoá mang tính truyền thống của người Việt như: Sự hoà thuận, chung thuỷ, tình 
nghĩa, lòng yêu thương và hy sinh cho con cái, tôn trọng và hiếu đễ với cha mẹ, 
anh em. Nhiều gia đình Việt Nam xưa nhờ biết duy trì lối ứng xử có văn hoá đã 
tạo ra nền nếp, kỷ cương để mọi người cùng noi theo. Chính gia lễ, gia phong ấy 
là cái gốc của gia đình, giữ cho con người Việt Nam, gia đình và xã hội Việt 
Nam một sức sống mãnh liệt và sự trong sáng với cội nguồn. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 14 
Thời nay, trong gia đình, dù văn hóa ứng xử có thay đổi rất nhiều so với 
ngày xưa, nhưng những khuôn phép của mỗi gia đình vẫn không thể thiếu được. 
b. Giao tiếp, ứng xử trong nhà trường. 
Trường học không chỉ là nơi rèn đức, rèn tài của người học sinh mà nó 
còn là nơi truyền bá những nét đẹp của văn hóa một cách khuôn mẫu và bài bản 
nhất. Trong môi trường này, mỗi học sinh phải lưu ý rõ về bổn phận, trách 
nhiệm, nghĩa vụ với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác. Chính vì thế, đòi 
hỏi các nhà sư phạm cần phải dạy cho học sinh những điều mẫu mực nhất. 
Với thầy cô, nhân viên : 
- Chào hỏi lễ phép khi gặp mặt. Không lẫn tránh hoặc tỏ thái độ dửng dưng: 
- Khi giao tiếp luôn giữ lễ, không vì quá gần gũi mà có những cử chỉ, lời 
nói vượt quá mối quan hệ thầy trò. 
- Luôn vâng lời dạy bảo, tuân theo sự hướng dẫn của thầy cô và nhân viên. 
- Khi lầm lỗi, được thầy cô chỉ bảo, hãy thành khẩn nhận lỗi và sửa chữa, 
điều chỉnh hành vi của mình, không vì thế mà đặt điều nói xấu sau lưng thầy cô. 
- Trường hợp bị oan, đến gặp thầy cô lễ phép giải bày không nên về báo 
phụ huynh đến đôi co làm mất đi mối quan hệ tốt đẹp giữa gia đình và nhà trường. 
- Khi thầy cô vào hay rời lớp, hãy đứng dậy trong tư thế nghiêm trang để 
chào. Cử chỉ miễn cưỡng đứng chào được xem là vô lễ. 
 Với quan khách đến liên hệ với trường : 
Khách đến trường bao gồm các vị lãnh đạo trong ngành, trong chính 
quyền, đơn vị, đoàn thể, tổ chức có liên quan, các bậc phụ huynh hoặc nhân dân 
đến liên hệ công việc. Khi khách đến cần thể hiện sự tôn trọng, kính mến. 
Cụ thể : 
- Lễ phép chào hỏi khi gặp mặt. Chỉ dẫn nơi khách cần liên hệ với thái độ 
niềm nở, trân trọng. 
- Không nhìn soi mói hoặc bàn tán, cợt nhã. 
- Không đến gần phương tiện đi lại của khách để ngắm nghía, sờ soạng. 
- Khi khách vào thăm lớp hay liên hệ với thầy cô, hãy đứng dậy nghiêm 
trang chào. Hành động đó cũng đựơc thực hiện khi khách rời lớp. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 15 
- Trong khi thầy cô trao đổi với khách ở ngoài lớp, hãy ngồi im lặng trong 
lớp chờ thầy cô vào. Việc gây ôn ào sẽ khiến khách đánh giá thấp về lớp và 
trường của mình. 
 Với các anh chị lớp trên, bạn bè và các em lớp dưới : 
*Với anh chị lớp trên : 
- Cần thể hiện sự tôn trọng, xem như là anh chị trong gia đình, không 
được ỷ thân ỷ thế hỗn láo. 
- Khi có chuyện bất bình, hãy đến trình bày với giám thị, thầy cố giải 
quyết, không tự ý gọi bạn bè, anh chị đến gây sự làm ảnh hưởng nền nếp của 
nhà trường. 
*Với bạn bè cùng trang lứa và các em lớp dưới : 
- Luôn ôn hoà, nhã nhặn, đoàn kết tương thân tương trợ khi có bất hoà 
hãy dùng lời nói để giải quyết, không dùng hành vi bạo lực khiến sự việc càng 
thêm mâu thuẫn. 
- Cùng nhau chia sẻ, giải quyết những trở ngại trong cuộc sống, trong học tập. 
- Tránh sự đố kị, đặt điều nói xấu nhau, chia bè kéo cánh, lập băng nhóm 
gây hiềm khích trong tập thể. 
Một số hành động và lời nói thông dụng trong ứng xử : 
* Với người trên hàng: 
- Cúi đầu chào kết hợp với lời nói lễ phép:Thưa (...) tuỳ theo mối quan hệ 
và giới tính để xưng hô cho phù hợp. Nếu dùng từ “Chào” thì sau từ xưng hô 
phải có từ “ạ” 
- Trường hợp bắt tay, phải để người trên hàng đưa tay trước. Khi bắt phải 
nắm tay chặt để thể hiện sự thân mật. Không nên chặt quá gây cảm giác đau cho 
người khác hoặc buông lỏng mang tính chiếu lệ tạo cảm tưởng hờ hững. 
* Với nguời ngang hàng, dưới hàng: 
- Có thể dùng lời thân thiện: Chào (bạn /em) hoặc mỉm cười, đưa tay 
chào, hoặc dùng những câu nói xã giao “ Bạn đi đâu đó, đang làm gì vậy, có 
khoẻ không”. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 16 
- Có thể dùng cử chỉ vỗ vai nhẹ nhàng hoặc bắt tay để tạo sự thân mật. 
Trường hợp bắt tay với nữ giới hãy chờ họ đưa tay trước và tránh những lời nói 
suồng sã. 
Nói lời xin lỗi và nhận lời xin lỗi: 
* Trường hợp xin lỗi: 
- Khi làm người khác khó chịu hoặc thiệt hại về vật chất hay tinh thần dù 
là nhỏ nhất, hãy mạnh dạn nói lời xin lỗi với thái độ hối tiếc. 
 - Khi xin lỗi đừng cho đó là việc tự hạ mình, ngược lại hành động đó 
khiến cho người được xin lỗi không chỉ dễ chịu mà còn đánh giá mình là người 
có văn hóa. 
* Nhận lời xin lỗi: 
- Khi được người khác xin lỗi hãy vui vẻ trả lời: “không sao” hoặc “không 
có gì”. Nếu đối tượng có vai vế lớn hơn hãy thêm từ “ạ!” 
- Tránh im lặng ra dấu cho qua hoặc quay người bỏ đi. Làm thế không 
giải toả được sự hối tiếc của người đã xin lỗi, có khi gây ra hiềm khích. 
Yêu cầu được giúp đỡ và lời cảm ơn khi được giúp đỡ: 
* Yêu cầu được giúp đỡ: Hãy nói với một thái độ nhã nhặn, thân thiện: 
- “ Xin  vui lòng giúp đỡ” 
- Bạn có thể giúp tôi .. được không? 
- “ Xin lỗi, có thể cho tôi biết ” 
* Sau khi được giúp đỡ: Hãy nói “ cám ơn” hoặc “cảm ơn nhiều” với một 
nụ cười tươi tắn và thái độ biết ơn. 
* Đề nghị giúp đỡ người khác: 
- Khi thấy có người xách nặng hoặc đang kéo xe lên dốc hay đang đau 
đớn, cần sự dìu dắt ta nên đến đề nghị được giúp đỡ họ. Trước khi thực hiện 
cần vui vẽ nói: “ Tôi có thể giúp  một tay được không ?” ,“ Tôi làm gì để có 
thể giúp ?” 
* Trả lời khi được cảm ơn: 
-Khi được người khác bày tỏ sự cảm ơn nên đáp lại bằng thái độ vui vẻ, 
cởi mở cùng câu nói: “Không có gì”; nếu đối tượng trên hàng hãy thêm từ “ạ” ở 
cuối lời nói hoặc từ”dạ” ở trước câu nói. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 17 
- Khi có chuông báo, hãy nhấc ống nghe và bắt đầu bằng hai tiếng “A 
lô!” sau đó giới thiệu tên mình hoặc nhà mình và nhã nhặn hỏi người gọi cần 
trao đổi có việc gì? Nếu người gọi cần gặp một thành viên trong gia đình, hãy 
lịch sự bảo: “Xin  vui lòng chờ máy” và đi gọi người thân. Tránh nói cộc lốc 
“chờ máy” hoặc không trả lời mà gọi ngay người được gọi. 
- Trường hợp người thân đi vắng, hãy thông báo với lời lễ phép, lịch sự, 
tránh những câu: “Không có nhà”, “đi rồi” và ngắt máy. 
Từ các tiết học này tôi đã giáo dục đạo đức cho các em học sinh thông qua 
nội dung của bài học mà bộ tài liệu có đề cập đến cùng với các kiến thức thực 
tiễn gắn liền với các em trong cuộc sống hằng ngày. Ví dụ với tiết học thanh lịch 
– văn minh : Bài 2 : “ Giao tiếp, ứng xử trong gia đình” thông qua các hoạt 
động của tiết học tôi sẽ định hướng cho các em để các em thấy được công ơn to 
lớn và sự hi sinh của ông bà, cha mẹ những người thân thương gắn bó với các 
em.Từ đó các em sẽ biết trân trọng những điều mình đang có đồng thời có cách 
ứng xử sao cho phù hợp với những người thân trong gia đình.Các em còn thấy 
hạnh phúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của các thành viên trong gia 
đình, được sống với bố mẹ và có một mái nhà và biết quan tâm, chia sẻ đến mọi 
người nhiều hơn. 
Sau đây, tôi xin minh họa quá trình giáo dục đạo đức cho các em học sinh 
thông qua nội dung của một tiết thanh lịch – văn minh mà tôi đã thực hiện tại 
lớp 7A7: 
Tiết 3 – Bài 2 
Giao tiếp, ứng xử trong gia đình (Tiết 1) 
I. Mục tiêu cần đạt 
1. Kiến thức 
- Nắm được những nét cơ bản về tổ chức gia đình của người Hà Nội (các 
thế hệ trong một gia đình, quan hệ họ hàng) 
- Những mối quan hệ trong gia đình và cách giao tiếp, ứng xử trong gia 
đình (tiết 1: trong mối quan hệ với cha mẹ) 
Giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các tiết dạy thanh lịch – văn minh 
 18 
2. Kĩ năng 
- Rèn luyện kĩ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh đối 
với cha mẹ. 
- HS nhận thức phân biệt hành vi đúng, sai trong cách ứng xử. Từ đó, tự 
giác điều chỉnh, xây dựng hành vi đẹp; hình thành thói quen và lối sống đẹp. 
3. Thái độ 
- Nuôi dưỡng những tình cảm đẹp: lòng yêu thương, kính trọng cha mẹ 
- HS thêm gắn kết và trân trọng gia đình của mình. 
4. Định hướng phát triển năng lực 
- Năng lực hợp tác 
- Năng lực giải quyết vấn đề 
- Năng lực tư duy, sáng tạo 
- Năng lực cảm thụ, thẩm mĩ 
- Năng lực tự học 
II. Chuẩn bị 
1. Giáo viên 
- Soạn giáo án, sưu tầm tư liệu, tranh ảnh, tình huống 
- Hướng dẫn học sinh chuẩn bị bài 
2. Học sinh 
- SGK,vở ghi, giấy màu, tư liệu 
- Chuẩn bị bài theo hướng dẫn của GV 
III. Tiến trình dạy học 
1. Ổn định tổ chức lớp 
2. Kiểm tra bài cũ: Lồng ghép vào phần dạy bài mới. 
3. Dạy bài mới 
 Tạo tâm thế cho HS trước giờ học 
GV: Cho HS lắng nghe một đoạn trong bài hát: “ Ba ngọn nến lung linh ” 
- GV yêu cầu HS nêu chủ đề của bài hát và bày tỏ cảm xúc khi nghe giai điệu. 
- GV yêu cầu HS nêu khái niệ

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_sinh_thong_qu.pdf