Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn ý thức tự học, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 3G điểm trường buôn H Mông thông qua phong trào Tiếng trống học bài

Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn ý thức tự học, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 3G điểm trường buôn H Mông thông qua phong trào Tiếng trống học bài

Mục tiêu giáo dục đề ra: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Học sinh đến trường cần kiến thức nhưng kiến thức đó được hình thành như thế nào mới là điều quan trọng.

Vì vậy, từ đầu năm học được rèn ý thức tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, kết quả học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em tích cực trong việc học tập. Bản thân tôi, khi các em quen về ý thức tự học tập của mình làm cho tôi cảm thấy hài lòng trong giảng dạy. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm vui khi đến trường học, được thể hiện những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn.

 

doc 23 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 2263Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Giải pháp rèn ý thức tự học, nâng cao chất lượng học tập cho học sinh Lớp 3G điểm trường buôn H Mông thông qua phong trào Tiếng trống học bài", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i, giờ tự quản; các hoạt động ngoại khóa; các buổi ngoài giờ học; một vài buổi tối trong tuần.
- Dự giờ đồng nghiệp trong khối 
- Trao đổi với phụ huynh của học sinh.
- Nói chuyện trao đổi với thôn trưởng: buôn H Mông – Xã Ea Kiết – Huyện CưMgar – Tỉnh Đăk Lăk
- Phối hợp với các tổ chức, đoàn thể.	
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1.Cơ sở lí luận:
 	Luật giáo dục khẳng định “ Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia lao động và bảo vệ Tổ quốc.” Như vậy giáo dục phổ thông có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách con người. 
 	Cảm nhận sâu sắc về tầm quan trọng cũng như trách nhiệm của người làm công tác giáo dục đối với đất nước, là một giáo viên Tiểu học đã nhiều năm tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm lớp, lớp học tại điểm trường buôn H Mông nên việc rèn nề nếp học tập cho học sinh là hết sức quan trọng. Bởi ý thức tự học tốt giúp các em chiếm lĩnh được nguồn tri thức đầy đủ, các em giao tiếp trong môi trường học tập tốt hơn, tạo ra hứng thú và động cơ học tập cho cả quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường và trong quá trình học tập suốt đời. Kết quả học tập của các em sẽ được tốt hơn. 
 	Muốn định hướng ý thức tự học cho học sinh các buôn cần hình thành cho các em từng bước trong mọi hoạt động ở lớp, ở nhà từ nề nếp học tập, ý thức kỷ luật, thái độ giao tiếp với thầy cô, bạn bè, trong gia đình và ngoài xã hội.
II.2. Thực trạng
 	Xuất phát từ đặc điểm tình hình lớp 3G của bản thân chủ nhiệm nói riêng, học sinh ôû điểm trường buôn H Mông nói chung ñaõ quen vôùi neà neáp vui chôi tự do laø chính, phụ huynh thường đi rẫy, lên nương mặc cho con nhỏ tự ăn, tự chơi, tự học theo ý thích của chúng. Thế nên, ý thức tự học cần phải uốn nắn nhiều, tinh thần tự giác chưa cao, nhiều gia đình kinh tế khó khăn dẫn đến các em chưa xây dựng - chưa xác định được cho mình một hướng đi đúng trong học tập và kỉ luật, đồng thời kết hợp với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi tiểu học thích chơi hơn là học tập.
- Với vai trò là một giáo viên chủ nhiệm lớp 3G và phụ trách giảng dạy lớp tại điểm trường buôn HMông, được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của ban giám hiệu nhà trường, nhất là bộ phận chuyên môn của nhà trường luôn quan tâm, giúp đỡ cho giáo viên cũng như học sinh toàn điểm trường buôn H Mông bằng những việc làm cụ thể như:
 	- Đội kết hợp với chuyên môn nhà trường tổ chức giao lưu Tiếng Việt cho các em. Tất cả là nguồn động viên nhằm thúc đẩy việc học tập của các em.
- Và sự quan tâm giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân hảo tâm vào dịp tết trung thu năm 2018 điểm trường buôn H Mông các em học sinh được tặng quà là những chiếc bút, quyển vở, bộ quần áo và được tham gia Ngày hội trăng rằm và đặc biệt là được tặng một chiếc trống từ nhóm từ thiện Công ty TNHH thương mại kỹ thuật BIOFIX..
 - Bên cạnh đó trường còn có một đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong giảng dạy, vì thế bao năm qua trường đã đạt được nhiều thành tích cao trong giảng dạy và phong trào khác.
- Về hoàn cảnh gia đình các em: Đa số là dân lao động và làm nông, 100% là dân tộc thiểu số. Kinh tế gia đình các em còn rất nghèo, thiếu ăn, thiếu mặc. Cha mẹ ít quan tâm đến việc học của các em. Thường là khoán trắng cho giáo viên.
- Lớp 3G năm học 2018 – 2019 tôi chủ nhiệm 100% là dân tộc di cư tự do, các em sống biệt lập và không giao tiếp bên ngoài khi tới trường phần lớn các em còn sử dụng tiếng mẹ đẻ, chưa nói rõ tiếng phổ thông. Nên việc giao tiếp giữa cô và trò gặp rất nhiều khó khăn. 
- Khó khăn của nhà trường: Lớp tôi phụ trách nằm ở phân hiệu cách điểm trường chính 5 km. 100% người dân ở đây là dân tộc di cư tự do, đa số là làm nông và không có nghề nghiệp ổn định nên ít quan tâm đến hoạt động của trường. Nên nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc tạo điều kiện cho giáo viên công tác và động viên các em tới lớp.
- Từ thực tế trên cho thấy hầu hết các em về nhà không chịu học bài cũ, đi học thường quên đồ dùng học tập. Chữ viết chưa đẹp, các em thích thì tới lớp không thích thì ở nhà. Nếu cứ kéo dài tình trạng như vậy thì việc học tập của các em sẽ ra sao.
- Qua một quá trình thực hiện theo những định hướng để hình thành ý thức tự học và nhất là việc học ở nhà cho học sinh thông qua “Tiếng trống học bài”, bản thân nhận thấy học sinh đã có ý thức trong học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, chất lượng học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em luôn chủ động trong việc học tập. 
- Bản thân giáo viên, cũng từ ý thức tự học tập của học sinh ngoan đã làm cho cô giáo cảm thấy hài lòng trong giảng dạy, chú ý chuẩn bị đồ dùng dạy học kĩ lưỡng và sinh động trong các tiết dạy của caùc môn học trong chương trình. Học sinh học tập tốt, tự tin đến trường, nói lên những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn. Trước đây các em thụ động trong việc học thì giờ đây các em đã chủ động hơn, mạnh dạn để nêu vấn đề mình còn thắc mắc trước tập thể và cô giáo.
 	Khi bước chân vào nhận công tác chủ nhiệm lớp 3G điểm trường buôn Hmông, 100% học sinh là dân tộc di cư tự do áo quần lem luốc, đầu tóc bù xù, 1/3 học sinh nói tiếng phổ thông chưa rành rọt, gọi học sinh lên bảng kiểm tra bài cũ thì các em lỡ ngỡ không hiểu cô đang gọi mình làm gì? Bản thân tôi cảm thấy chản nản, phải sau thời gian 2 tuần mới bắt đầu quen với khó khăn, hoàn cảnh lớp học để điều chỉnh. Và tôi nhận thấy mặc dù đã lớp 3 nhưng học sinh tôi còn hạn chế những việc sau:
 	Học sinh còn nhiều bỡ ngỡ với khái niệm tự học khi đến lớp:
 	* Khi đến lớp, hầu hết các em đều chưa có ý thức về nề nếp tự học trong học tập. Mọi hoạt động học các em hoàn toàn phụ thuộc vào thầy, cô giáo, các em chưa ý thức được việc phải học bài cũ và chuẩn bị bài trước khi đến lớp. Nên khi đến lớp hầu hết không thuộc bài cũ, quên đồ dùng. 	
Học sinh chưa có khái niệm chuẩn bị bài:
 	* Rèn nếp học tập ở nhà là một phần rất quan trọng trong vấn đề hình thành ý thức tự học tập cho học sinh buôn Hmông. Hiện nay, học sinh đã được học tuần 9 buổi tại trường các em không được giao bài tập về nhà tuy nhiên việc rèn nề nếp cho học sinh dành thời gian nhất định cho các em có nề nếp buổi tối về nhà biết ngồi vào góc học tập của mình, để xem lại phần bài vừa học trong ngày.
 	* Học sinh chưa có thói quen chuẩn bị bài làm ảnh hưởng không nhỏ tới việc học tập của lớp cũng lộn xộnViệc kết hợp của cha mẹ học sinh với thầy cô, nhà trường đôi khi chưa nghiêm túc. Do vậy cha mẹ học sinh phối hợp với giáo viên trong việc hướng dẫn các em chuẩn bị bài ở nhà, tự soạn sách vở và đồ dùng học tập cho ngày hôm sau là thật sự cần thiết.	
 	Việc giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập chưa khoa học:
 	* Các em chưa thực sự có ý thức trong việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập. Đồ dùng học tập tuy có nhưng vì chưa cẩn thận nên hay hỏng hoặc mất  Việc giữ gìn sách vở đồ dùng học tập cũng ảnh hưởng tới chất lượng học và nề nếp học tập của học sinh.
- Thực tế học sinh điểm trường buôn Hmông các em chưa nhận thức được việc học quan trọng và mang lại điều gì. Hơn nữa nhiều gia đình không quan tâm 
thì: việc học luôn là của thầy cô, sách vở và đồ dùng học tập của các em luôn thiếu.
 	* Qua khảo sát tình hình nề nếp đầu năm của học sinh lớp 3G tôi có kết quả như sau:
TSHS
Tổng hợp khảo sát 
Ghi chú
Sách vở
Dụng cụ học tập 
Chuẩn bị bài trước khi đến lớp
Nói lưu loát tiếng phổ thông
Vệ sinh cá nhân
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
SL
%
25
25
100
15
60
5
20
20
80
10
40
 Từ thực trạng trên tôi thấy cần phải có giải pháp phù hợp để nâng cao ý thức tự học cho học sinh từ phong trào “Tiếng trống học bài”, nên tôi đã áp dụng một số giải pháp dạy - học để áp dụng ở lớp tôi chủ nhiệm. Sau đây, tôi xin được giới thiệu một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã vận dụng trong quá trình giảng dạy của mình.
 	- Đề tài dễ thực hiện, đòi hỏi cơ sở vật chất đơn giản, điều kiện kinh tế để thực hiện đề tài.
 	- Phù hợp với đối tượng, mục tiêu, yêu cầu của chương trình học. Học sinh bước đầu có ý thức về ý thức tự học ở nhà và nâng cao chất lượng học tập thông qua “Tiếng trống học bài”
- Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nên việc nhận ra những hạn chế việc tự chuẩn bị bài trước khi đến lớp của các em cũng dễ dàng hơn.
	- Một số em bố mẹ đi làm rãy xa ở nhà một mình không ai kiểm soát nên việc học ở nhà và chuẩn bị bài trước khi đến lớp còn là một khái niệm mơ hồ, khi đến lớp cô hỏi bài cũ các em lúng túng.
	Do trình độ nhận thức của các em không đồng đều, khả năng giao tiếp còn hạn chế nên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em. 
 	- Tôi được sự quan tâm ủng hộ, tạo điều kiện của ban lãnh đạo nhà trường, của chuyên môn.
- Được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp, đặc biệt là tổ khối Ba.
- Bản thân tôi đã không ngừng nghiên cứu tìm tòi, học hỏi đúc rút từ nhiều năm giảng dạy. Phối hợp với giáo viên bộ môn, các đoàn thể và tổ chức xã hội tạo cho các em sự hứng thú trong học tập. 
 	- Do đặc điểm vùng miền, môi trường sống chưa được đổi mới theo xu hướng của xã hội, thiếu sự quan tâm tạo điều kiện của cha mẹ, các bậc phụ huynh nên tư duy của học sinh còn chậm, còn kém phát triển. 
 	- Bên cạnh đó, tôi được sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao của nhà trường, chuyên môn, được sự góp ý rút kinh nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. Được tham khảo ý kiến bạn bè cùng giải quyết những vấn đề vướng mắc, những khó khăn về chuyên môn cũng như về vật chất. Tham gia, tiếp cận với công nghệ thông tin hiện đại nên những băn khoăn, thắc mắc một cách nhanh chóng chính xác hơn.
II.3.Các biện pháp thực hiện:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu giáo dục đề ra: Giáo dục học sinh phát triển toàn diện. Học sinh đến trường cần kiến thức nhưng kiến thức đó được hình thành như thế nào mới là điều quan trọng. 
Vì vậy, từ đầu năm học được rèn ý thức tự học và chuẩn bị bài trước khi đến lớp một cách nghiêm túc và có hiệu quả thì học sinh trong lớp có chuyển biến rõ rệt về chất lượng học tập cũng như nếp sinh hoạt tập thể đã trở thành thói quen của mỗi học sinh. Từ đó, kết quả học tập của học sinh cũng được nâng lên, các em tích cực trong việc học tập. Bản thân tôi, khi các em quen về ý thức tự học tập của mình làm cho tôi cảm thấy hài lòng trong giảng dạy. Học sinh có điều kiện để học tập tốt và thấy được niềm vui khi đến trường học, được thể hiện những suy nghĩ và việc làm của mình trước cô giáo và các bạn. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp
Đối với giáo viên :
 Phát động phong trào : “ Tiếng trống học bài”
Với nguyện vong : Tiếng trống học bài trở thành một thói quen tốt vào mỗi buổi tối, gắn liền với đời sống sinh hoạt của người dân buôn H Mông
Bước vào đầu năm học tôi gặp gỡ buôn trưởng trò chuyện, hỏi han về việc học tập, sinh hoạt của các cháu ở buôn ngoài thời gian học ở trường.
Để phong trào “Tiếng trống học bài” đạt kết quả tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường tìm các cá nhân và tổ chức hảo tâm cùng chung tay vào xây dựng phong trào này. Và tháng 8/2018 anh Nguyễn Trung Hải – một sĩ quan của Huyện đội CưMgar đã giúp chúng tôi làm điều đó, anh đã kêu gọi các nhà hảo tâm tặng quà và tổ chức “Đêm hội trăng rằm” cho học sinh điểm trường buôn Hmông. Và món quà đặc biệt nhất đó là một chiếc trống mới thay thế chiếc trống cũ của trường.
Tháng 8/2018 công ty TNHH thương mại kỹ thuật BIOFIX tặng trống cho điểm trường Hmông
Từ khi có trống chúng tôi nhờ buôn trưởng tuyên truyền với bà con trong buôn nhắc con mình ngồi vào chỗ học khi nghe tiếng trống cất lên vào mỗi tối
Phối hợp với buôn trưởng cử người đánh trống để các em có thói quen nghe tiếng trống để học bài. Khi nghe tiếng 6 tiếng trống vào các tối Thứ 2 đến thứ 6 trong tuần lúc 19 giờ 30 phút thì tất cả học bài, soạn bài.
Bác Páo thôn trưởng đúng 19 giờ 30 phút hàng ngày đánh trống nhắc nhở học sinh học bài
“Vào đầu năm học, chúng tôi đến từng nhà vận động các gia đình cam kết thực hiện phong trào “Tiếng trống học bài”. Tuyên truyền vận động để phong trào “Tiếng trống học bài ” trở thành một phần không thể thiếu trong sự học của người dân”. Khi nghe tiếng trống nhắc việc học, gia đình có bận việc gì cũng phải bố trí cho các cháu ngồi vào bàn. Tiếng trống không chỉ có tác động đến học sinh mà còn kêu gọi các bậc phụ huynh, gia đình quan tâm, động viên con em mình học tập chăm chỉ hơn”
Giáo viên kiểm tra học sinh học bài vào buổi tối
 Giáo viên hướng dẫn phụ huynh và học sinh ôn bài, chuẩn bị sách vở ở nhà
Khi vào năm học tôi đã đề xuất với Ban giám hiệu nhà trường phối hợp với Đội TNTP nhà trường cùng Đoàn thanh niên xã cùng về buôn; Mỗi tuần 2 buổi tối Thứ Hai và Thứ Năm ( Từ 19 giờ 30 phút) đến tận từng nhà học sinh nói chuyện với phụ huynh, xin phép hướng dẫn phụ huynh học sinh chuẩn bị bài vở cho ngày mai
Phụ huynh hướng dẫn con soạn sách vở cho buổi học ngày mai
 	 Phối hợp với phụ huynh:
 	- Nề nếp học ở nhà hay ở lớp rất cần có sự phối hợp giáo dục của phụ huynh. Tất cả những điều này tôi đã thống nhất với cha mẹ học sinh qua buổi họp phụ huynh đầu năm. Kết hợp với các buổi kiểm tra tiếng trống học bài tôi tư vấn cho phụ huynh việc hướng dẫn các em học tập ở nhà và chuẩn bị sách vở, dụng cụ học tập cho buổi học hôm sau.
 	- Những công việc này học sinh cần thực hiện một cách cụ thể và đều đặn. Để học sinh không quên việc chuẩn bị sách vở cho ngày hôm sau, bao giờ tôi cũng giao việc về nhà: xem lại bài học, sau đó các em sẽ phải chuẩn bị sách vở (cùng với sự giúp đỡ của cha mẹ học sinh).
 Tạo không khí thi đua:
 	- Tôi thường xuyên tổ chức cho các em vui chơi trong quá trình học tập và xây dựng những đôi bạn cùng tiến để các em hăng hái hơn trong các hoạt động ở lớp. Thời gian đầu (một tháng) tôi kiểm tra hàng ngày từng em
 	- Phải có sự kiểm tra thường xuyên tất nhiên có em thực hiện tốt, có em chưa tốt. Cuối tuần tổng kết vào buổi sinh hoạt lớp. Tổ nào, cá nhân nào tốt sẽ được khen, biểu dương có phần thưởng ( khen hoặc thưởng có khi chỉ là một viên kẹo, mmột tràng pháo tay, một bài hát). Còn em nào chưa tốt học bài cũ chưa thuộc hay quên đồ dùng hoặc sách vở thì sẽ nhắc nhở, rút kinh nghiệm
Đối với học sinh:
Tạo thói quen nghe tiếng trống vào học bài vào mỗi tối.
Tiếng trống học bài góp phần huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để nhắc nhở con/em dành thời gian hợp lý cho việc học tập ở nhà, đồng thời cũng nhắc nhở mọi người “Hãy dành những gì tốt đẹp nhất cho trẻ” bằng một việc hết sức cụ thể đó là, khi nghe tiếng trống vang lên, thì người lớn phải thúc giục trẻ vào bàn học tập đồng thời tạo không gian yên tĩnh để học sinh học tập.
Buổi tối khi nghe tiếng trống vang lên các em lại ngồi vào học bài
 Tạo tâm thế trước khi đến lớp
 	- Hàng ngày các em đều qua sự kiểm tra của cán bộ lớp trong giờ truy bài về việc chuẩn bị sách vở đồ dùng học tập, do đó giáo viên chủ nhiệm nắm được cụ thể từng ngày thực hiện của các em. Như vậy việc đọc lại bài của các em đã trở thành việc nhắc nhở các em phải chuẩn bị sách vở cho hôm sau mà các em không quên được.
 	- Học sinh xem lại bài học ở nhà và chuẩn bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập, việc này trở thành một thói quen, một phần không thể thiếu của ngày đi học. Có như vậy mới phát huy tác dụng trong việc rèn nề nếp cho các em trong học tập. Việc này được tôi kiểm tra thường xuyên ( thông qua cán bộ lớp) để các em ý thức được việc học tập của mình. 
 Đảm bảo thông tin hai chiều với phụ huynh học sinh
 Vào mỗi buổi tối từ Thứ Hai tới Thứ Sáu vào lúc 19 giờ 30 phút khi nghe tiếng trống vang lên phụ huynh dù bận đến mấy cũng nhắc nhở con mình ngồi vào bàn học bài và chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập cho ngày mai đến lớp. 
- Buổi họp phụ huynh đầu năm, tôi đã đề ra yêu cầu để phụ huynh cùng rèn ý thức tự học ở nhà cho học sinh.
- Thường xuyên trao đổi cùng giáo viên chủ nhiệm, qua trò chuyện trực tiếp, điện thoại hoặc qua sổ liên lạc để kịp thời nhắc nhở, đôn đốc học sinh nếp học tập ở lớp cũng như ở nhà.
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Tất cả các biện pháp mà bản thân tôi đề xuất và đã ứng dụng vào thực tế lớp tôi phụ trách và triển khai trong toàn khối áp dụng đều có quan hệ biện chứng với nhau, không thể tách rời từng biện pháp. Nếu giáo viên chủ nhiệm dày công mà phụ huynh không phối hợp, nhà trường, Đội Sao không cùng hỗ trợ chắc hẳn kết quả sẽ không cao.
Với hướng đi như trên thì chắc chắn rằng học sinh sẽ có ý thức tự học bài và chuẩn bị tốt bài trước khi lên lớp, từ đó chất lượng học tập được nâng cao.
II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
 	- Những biện pháp nêu trên, chúng ta nhận thấy nó không quá nặng nề đối với các em. Giáo viên chúng ta cần thường xuyên theo dõi, nhắc nhở, giúp các em hình thành những thói quen về ý thức tự học ở nhà.
-  Các gia đình đã tự nguyện cam kết thực hiện phong trào “Tiếng trống học bài”. Phong trào “Tiếng trống học bài ” trở thành một phần không thể thiếu trong sự học của người dân”. Khi nghe tiếng trống nhắc việc học, gia đình có bận việc gì cũng phải bố trí cho các cháu ngồi vào bàn. Tiếng trống không chỉ có tác động đến HS mà còn kêu gọi các bậc phụ huynh, gia đình quan tâm, động viên con em mình học tập chăm chỉ hơn”
 	- Sau 21 tuần học các em đã có thái độ, nề nếp học tập tiến bộ rõ rệt. Kết quả tổng hợp xếp loại như sau:
 	Tôi lấy ví dụ điển hình thi đua của tuần 20. 
 	Thi đua Tuần 20 - Từ ngày 14/01 đến ngày 18/01/2019
TT
Họ và tên
 Nề nếp học tập
Điểm
Gắn hoa
Trang phục
ĐDHT
VSCĐ
Thuộcbài
1
Đào Thị Mai
+
+
-
-
20
Xanh
2
Sùng Thị Mái
+
+
-
-
20
Xanh
3
Dương Văn Sơn
+
+
-
-
20
Xanh
4
Dương Thị Thủy
+
+
+
-
30
Vàng
5
Hoàng Thị Hoa
+
+
+
+
40
Đỏ
6
Hoàng Thị Thúy
+
+
+
+
40
Đỏ
7
Lý A Tháng
+
+
+
+
40
Đỏ
8
Hầu Mí Nu
+
+
-
-
20
Xanh
9
Lý Thị Lăn
+
+
-
+
30
Vàng
10
Hầu Mí Hồng
+
+
-
+
30
Vàng
11
Cù Seo Ngọc
+
+
-
+
30
Vàng
12
Hầu Thị Pà
+
+
-
-
20
Xanh
13
Hoàng Đại Phi
+
+
-
+
30
Vàng
14
Lò Văn Tự
+
+
-
+
30
Vàng
15
Hoàng Thị Hương
-
+
+
+
30
Vàng
16
Sùng Thanh Thúy
+
+
-
+
30
Vàng
17
Vàng Thị Thúy
+
+
+
+
40
Đỏ
18
Lý Văn Thực
+
+
-
+
30
Vàng
19
Lò A Tháng 
+
+
+
+
40
Đỏ
20
Và Mí Vừ
+
+
-
+
30
Vàng
21
Hờ Thị Náng
+
+
+
+
40
Đỏ
22
Dương Nguyên Kiệt
+
+
+
+
40
Đỏ
23
Vừ A Phủ
-
+
-
+
20
Xanh
24
Hoàng Văn Cao
+
+
+
-
30
Vàng
25
Thồ Mí Nô
+
+
-
-
20
Xanh
Ghi chú: Hoa đỏ thực hiện đầy đủ nề nếp học tập.
 Hoa vàng thực hiện được 3 mục trên .
 Hoa xanh thực hiện được 2 mục trên.
Hoa đỏ : 7 em tỷ lệ 28%
Hoa vàng : 12 em ỷ lệ 48 %
Hoa xanh : 6 em tỷ lệ 24%
 	Ngoài kết quả khảo sát ở trên thi Giao lưu Tiếng do trường tổ chức một lần nữa khẳng định kinh nghiệm nhỏ của bản thân áp dụng vào giảng dạy có hiệu quả. Cụ thể lớp 3G do tôi phụ trách có 3 em tham gia dự thi và đạt.
 Với cách làm trên, trong năm học 2017 – 2018, tôi không chỉ áp dụng ở lớp tôi chủ nhiệm mà tôi còn triển khai rộng rãi cho tất cả các đồng nghiệp và được áp dụng vào thực hiện ở tất cả các lớp ở điểm trường buôn Hmông của trường. Đây là một kết quả đáng mừng không những cho bản thân tôi mà cho rất nhiều đồng nghiệp của tôi nữa. Hiện tại phong trào này tôi đang áp dụng vào lớp 3G tôi chủ nhiệm năm học 2018 – 2019 và đạt kết quả khá cao.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
III.1: KẾT LUẬN
 	Qua công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã nhận thấy được giáo viên chủ nhiệm có vai trò rất to lớn trong việc tổ chức mọi hoạt động của lớp nhằm giáo dục học sinh nhất là phong trào “ Tiếng trống học bài” . 
 	Qua một quá trình thực hiện phong trào “ Tiếng trống học bài” theo tiếng trống học bài của các làng bản mỗi đêm đúng 19 giờ 30 phút có 6 tiếng trống dõng dạc cất lên tất cả mọi người ,

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_giai_phap_ren_y_thuc_tu_hoc_nang_cao_c.doc