Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học

Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học

6. Mô tả bản chất của sáng kiến:

6.1. Thực trạng giải pháp đã biết:

6.1.1. Sự cần thiết phải đổi mới phương pháp Giáo dục an toàn giao thông trong

trường Tiểu học

Tình hình trật tự an toàn giao thông vẫn đang có nhiều diễn biến rất phức

tạp với nhiều vấn đề nghiêm trọng: số người tử vong và bị thương vì tai nạn giao

thông ở mức cao, trong đó có tới 30% trong độ tuổi trẻ em. Tỷ lệ tử vong do tai

nạn giao thông ở lứa tổi học sinh là 7,39/100000, cao hơn 2,73 lần so với Nhật

Bản, 1,84 lần so Hàn Quốc và 1,25 lần so với Campuchia. Trung bình mỗi năm

có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Các hành vi vi phạm trật tự

an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm

ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Phần lớn học sinh còn vi phạm những quy

định cơ bản khi tham gia giao thông: 80-90% học sinh đi xe đạp, xe máy điện

không lắp gương chiếu hậu, 33% học sinh chưa nắm được nguyên tắc đi bộ an

toàn, 27% học sinh chưa hiểu biết về cách điều khiển phương tiện an toàn. Vấn

đề trật tự an toàn giao thông nói chung và tai nạn giao thông nói riêng luôn là

một vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông

chủ yếu xuất phát từ người lớn nhưng một phần cũng do các em nhỏ chưa có

nhiều hiểu biết các quy định an toàn giao thông và trở thành nạn nhân của nhiều

vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng

pdf 14 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1029Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đổi mới phương pháp Giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i học sinh là 7,39/100000, cao hơn 2,73 lần so với Nhật 
Bản, 1,84 lần so Hàn Quốc và 1,25 lần so với Campuchia. Trung bình mỗi năm 
có tới 2.000 trẻ em thiệt mạng vì tai nạn giao thông. Các hành vi vi phạm trật tự 
an toàn giao thông còn phổ biến ở mọi đối tượng, mọi lứa tuổi, trong đó vi phạm 
ở học sinh có chiều hướng gia tăng. Phần lớn học sinh còn vi phạm những quy 
định cơ bản khi tham gia giao thông: 80-90% học sinh đi xe đạp, xe máy điện 
không lắp gương chiếu hậu, 33% học sinh chưa nắm được nguyên tắc đi bộ an 
toàn, 27% học sinh chưa hiểu biết về cách điều khiển phương tiện an toàn. Vấn 
2 
đề trật tự an toàn giao thông nói chung và tai nạn giao thông nói riêng luôn là 
một vấn đề cấp thiết đối với toàn xã hội. Nguyên nhân dẫn tới tai nạn giao thông 
chủ yếu xuất phát từ người lớn nhưng một phần cũng do các em nhỏ chưa có 
nhiều hiểu biết các quy định an toàn giao thông và trở thành nạn nhân của nhiều 
vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng. 
Việc đưa giáo dục an toàn giao thông vào trong trường học được Đảng và 
Nhà nước ta hết sức quan tâm và đã được thực hiện từ rất lâu. Tuy nhiên, bản 
chất giáo dục an toàn giao thông là thường xuyên đổi mới vì vậy người thầy 
luôn phải thay đổi cách dạy thì mới phù hợp. Do vậy, việc đổi mới phương pháp 
giáo dục an toàn giao thông phải thực hiện thường xuyên liên tục. 
Thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của Ban Bí thư Trung 
ương Đảng về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-
CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự 
lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường 
bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông, Bộ Giáo dục 
và Đào tạo ban hành Kế hoạch tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông 
trong trường học giai đoạn 2019-2021. Trong đó mục tiêu và nội dung phổ biến, 
tuyên truyền, giáo dục giai đoạn 2019-2021 đối với giáo dục tiểu học như sau: 
+ Mục tiêu: 
Nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục an toàn giao thông 
trong trường tiểu học, nhằm nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật của 
cán bộ quản lý, nhà giáo, học sinh khi tham gia giao thông, góp phần giảm thiểu 
tai nạn giao thông, xây dựng văn hóa giao thông. 
+ Nội dung: 
* Đi bộ trên đường, đi bộ qua đường an toàn, đi xe đạp trên đường an 
toàn. 
* Dự đoán để tránh các tình huống nguy hiểm, phòng tránh va chạm khi 
tầm nhìn bị che khuất và cảnh báo chơi đùa ở những nơi nguy hiểm dễ xảy ra tai 
nạn giao thông. 
* An toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy, quy định về đội mũ bảo hiểm; an 
toàn khi đi ô tô, xe buýt và các phương tiện giao thông đường thủy. 
* Hiệu lệnh của tín hiệu đèn giao thông, hiệu lệnh và chỉ dẫn của báo hiệu 
đường bộ, hiệu lệnh của cảnh sát giao thông; văn hóa khi tham gia giao thông. 
3 
Để thực hiện có hiệu quả việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh 
trường Tiểu học An Lộc B, Ban Giám hiệu nhà trường cũng đã chỉ đạo giáo viên 
phải đổi mới phương pháp để đảm bảo nội dung và mục tiêu đề ra. 
Xuất phát từ thực tế và từ sự nhận thức về ý nghĩa và tầm quan trọng của 
việc giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học, tôi mạnh dạn nghiên cứu 
và áp dụng sáng kiến: Đổi mới phương pháp giáo dục an toàn giao thông trong 
trường Tiểu học. 
6.1.2. Thực trạng giải pháp đã biết 
* Các giải pháp đã áp dụng trước đây 
 Trước đây khi dạy an toàn giao thông cho học sinh tôi cũng đã áp dụng 
nhiều biện pháp như: 
 - Vấn đáp; 
 - Quan sát tranh trả lời câu hỏi; 
 - Thảo luận nhóm; 
 - Xử lý tình huống; 
 - Đóng tiểu phẩm sắm vai nhân vật; 
- Trò chơi;. 
Thông qua các hoạt động: Hoạt động trải nghiệm, Hoạt động cơ bản, Hoạt 
động thực hành, Hoạt động ứng dụng, 
* Kết quả đạt được 
- Học sinh biết được một số Luật giao thông cơ bản. 
- Học sinh thực hiện đúng Luật khi tham gia giao thông. 
- Học sinh yêu thích việc chấp hành đúng Luật giao thông và phê phán 
những hành vi vi phạm Luật giao thông. 
* Kết quả chưa đạt được 
- Chưa đi sâu sát vào thực tế tình hình tham gia giao thông của từng học 
sinh để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. 
- Chưa tuyên truyền sâu rộng tới phụ huynh ý thức chấp hành Luật Giao 
thông để cùng giáo dục học sinh. 
4 
- Chưa hình thành cho học sinh một số phẩm chất và năng lực đặc thù 
như: chia sẻ, hướng dẫn và nhắc nhở người khác cùng thực hiện. 
Trước thực trạng đó, với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu quả 
công tác giáo dục an toàn giao thông trong nhà trường. Tôi mạnh dạn đưa ra giải 
pháp sau nhằm giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học đạt hiệu quả 
cao nhất. 
6.2. Các giải pháp có tính mới: 
6.2.1. Giải pháp chung 
Tuyên truyền thông qua các buổi nói chuyện chuyên đề, diễn đàn, tọa 
đàm, tổ chức ngày hội, các hội thi tìm hiểu Luật Giao thông, sân khấu hóa các 
hoạt động; thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt lớp, sinh hoạt Đoàn, Hội, Đội; 
thông qua hệ thống phát thanh nội bộ,... 
Tuyên truyền, giáo dục lồng ghép, tích hợp qua các giờ giảng dạy chính 
khóa; thông qua các hoạt động ngoại khóa; đặc biệt chú trọng mở rộng tuyên 
truyền tới các bậc cha mẹ học sinh. 
Tuyên truyền trực quan thông qua: xây dựng hệ thống panô, áp phích, 
băng rôn, tờ rơi, khẩu hiệu, trang thông tin của các cơ sở giáo dục 
6.2.2. Giải pháp cụ thể 
Ngoài việc kế thừa và phát huy các giải pháp đã biết trước đó tôi đã mạnh 
dạn thực nghiệm giải pháp sau: 
* Giải pháp 1: Giáo dục an toàn giao thông dựa vào thực tế tình hình tham 
gia giao thông của từng học sinh để đưa ra biện pháp giáo dục phù hợp. 
 - Bước 1: Thu thập thông tin của học sinh 
Phiếu khảo sát 
Họ và tên học sinh: . 
Lớp:  
Câu hỏi Câu trả lời Ghi chú 
- Nhà em ở đâu? 
- Nhà em cách trường bao xa? 
- Em đến trường bằng phương 
- Nhà em ở (khu phố Phú Thuận) 
- Nhà em cách trường (khoảng 1 
km) 
- Em đến trường bằng phương 
.. 
.. 
.. 
5 
tiện gì? 
- Em đến trường cùng ai? 
- Ngoài giờ học em còn hay đến 
những nơi nào? 
- Em có lần nào vi phạm Luật 
giao thông chưa? Nếu có là lỗi 
gì? 
tiện (xe máy, xe đạp, đi bộ) 
- Em đến trường cùng (Bố mẹ, 
Anh chị, cùng bạn, đi một mình) 
- Ngoài giờ học em còn hay đến 
những nơi (nhà bạn, Nhà thiếu 
nhi, công viên) 
- Em chưa lần nào vi phạm Luật 
giao thông. (Em đã có lần vi 
phạm Luật giao thông. Lỗi của 
em là) 
Ngoài việc phát phiếu khảo sát giáo viên cũng thường xuyên trò chuyện, 
trao đổi để nắm tình hình thực tế tham gia giao thông của từng học sinh để đưa 
ra biện pháp giáo dục phù hợp. 
Khi có được thông tin về việc tham gia giao thông của học sinh, tôi sẽ đưa 
những em có cùng câu trả lời vào một nhóm (Nhóm 1, Nhóm 2, ) để dễ dàng 
thực hiện các biện pháp giáo dục. 
- Bước 2: Đưa ra những biện pháp giáo dục phù hợp 
Dựa vào thông tin về câu trả lời của học sinh tôi đã đưa ra các biện pháp sau: 
Thông tin Biện pháp 
- Em đến trường bằng phương tiện xe 
máy cùng bố mẹ. 
- Em đến trường bằng phương tiện xe 
đạp (cùng bạn, một mình). 
- Giáo dục học sinh cách lên xuống xe 
máy an toàn, cách ngồi an toàn trên xe 
máy, luôn đội mũ bảo hiểm đạt chuẩn 
và đúng cách. Ngoài ra, còn giáo dục 
học sinh việc nhắc bố mẹ đưa đón con 
dừng đỗ xe trước cổng trường đúng 
quy định. 
- Hướng dẫn và giáo dục học sinh 
cách lên xuống và điều khiển xe đạp 
an toàn, đi đúng làn đường quy định, 
không dàn hàng 2, hàng 3 và cách 
chuyển hướng an toàn. Ngoài ra, giáo 
viên trực tiếp kiểm tra độ an toàn xe 
đạp của các em. Vận động các em đội 
6 
- Em đi bộ đến trường (cùng bạn, một 
mình). 
- Ngoài giờ học em còn hay đến 
những nơi (nhà bạn, Nhà thiếu nhi, 
công viên). 
- Em chưa lần nào vi phạm Luật giao 
thông. (Em đã có lần vi phạm Luật 
giao thông. Lỗi của em là) 
mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. 
- Hướng dẫn và giáo dục học sinh 
cách đi bộ trên đường, đi bộ qua 
đường an toàn, cách chọn đường đi an 
toàn. Ngoài ra, còn giáo dục học sinh 
đi đến nơi về đến chốn không la cà 
dọc đường. 
- Tùy theo những nơi các em hay đến, 
hướng dẫn và giáo dục các em một số 
kỹ năng tham gia giao thông an toàn 
khi đến những nơi đó. 
- Nếu học sinh chưa lần nào vi phạm 
Luật giao thông thì giáo viên khen 
ngợi. Nếu học sinh đã có lần vi phạm 
thì giáo viên sẽ nhắc nhở và tùy theo 
lỗi vi phạm giáo viên sẽ phân tích, 
hướng dẫn các em thực hiện đúng 
Luật giao thông. 
- Bước 3: Lập kế hoạch thực hiện 
Kế hoạch ghi chi tiết các nội dung cơ bản như sau: 
Nhóm Nội dung biện pháp Người 
thực hiện 
Thời gian 
thực hiện 
(35 tuần 
học) 
Ghi chú 
Nhóm 1 
Nhóm 2 
- Giáo dục học sinh cách lên 
xuống xe máy an toàn, cách ngồi 
an toàn trên xe máy, luôn đội mũ 
bảo hiểm đạt chuẩn và đúng 
cách. Ngoài ra, còn giáo dục học 
sinh việc nhắc bố mẹ đưa đón 
con dừng đỗ xe trước cổng 
trường đúng quy định. 
- Hướng dẫn và giáo dục học 
sinh cách lên xuống và điều 
khiển xe đạp an toàn, đi đúng làn 
đường quy định, không dàn hàng 
Giáo viên, 
Phụ 
huynh 
Giáo viên, 
Ban cán 
sự lớp, 
Ban đại 
Tuần 5, 
Tuần 10, 
Tuần 15, 
Tuần 20, 
Tuần 25, 
Tuần 30. 
Tuần 6, 
Tuần 11, 
Tuần 16, 
Tuần 21, 
7 
Nhóm 3 
Nhóm 4 
Nhóm 5 
Và 
Nhóm 6 
2, hàng 3 và cách chuyển hướng 
an toàn. Ngoài ra, giáo viên trực 
tiếp kiểm tra độ an toàn xe đạp 
của các em. Vận động các em 
đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp. 
- Hướng dẫn và giáo dục học 
sinh cách đi bộ trên đường, đi bộ 
qua đường an toàn, cách chọn 
đường đi an toàn. Ngoài ra, còn 
giáo dục học sinh đi đến nơi về 
đến chốn không la cà dọc đường. 
- Tùy theo những nơi các em hay 
đến, hướng dẫn và giáo dục các 
em một số kỹ năng tham gia giao 
thông an toàn khi đến những nơi 
đó. 
- Nếu học sinh chưa lần nào vi 
phạm Luật giao thông thì giáo 
viên động viên, khen ngợi. Nếu 
học sinh đã có lần vi phạm thì 
giáo viên sẽ nhắc nhở và tùy theo 
lỗi vi phạm giáo viên sẽ phân 
tích, hướng dẫn các em thực hiện 
đúng Luật giao thông. 
diện Cha 
mẹ học 
sinh 
Giáo viên, 
Phụ 
huynh 
Giáo viên, 
Phụ 
huynh 
Giáo viên 
Tuần 26, 
Tuần 31. 
Tuần 7, 
Tuần 12, 
Tuần 17, 
Tuần 22, 
Tuần 27, 
Tuần 32. 
Tuần 8, 
Tuần 13, 
Tuần 18, 
Tuần 23, 
Tuần 28, 
Tuần 33. 
Tuần 9, 
Tuần 14, 
Tuần 19, 
Tuần 24, 
Tuần 29, 
Tuần 34. 
- Bước 4: triển khai thực hiện kế hoạch 
- Ngoài việc tuyên truyền, giáo dục lồng ghép, tích hợp qua các giờ giảng 
dạy chính khóa kiến thức Luật giao thông chung cho cả lớp theo quy định, tôi 
tiến hành thực hiện kế hoạch trên theo từng nhóm riêng. Học sinh Tiểu học rất 
hiếu động nên nhiều khi các em không làm chủ được hành vi của mình. Học 
sinh nắm bắt kiến thức rất nhanh song cũng dễ dàng quên ngay. Chính vì vậy mà 
việc hướng dẫn, nhắc nhở các em phải là việc làm thường xuyên của tôi. Mỗi 
lần nhắc nhở trên thực tế sẽ là một lần giúp các em ghi nhớ về Luật Giao thông. 
- Để việc thực hiện kế hoạch được thuận lợi, tôi luôn tranh thủ sự đồng 
thuận và sự giúp đỡ từ phụ huynh và Ban đại diện cha mẹ học sinh. Vào các tiết 
sinh hoạt có thể kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh tiến hành kiểm tra độ 
8 
an toàn xe đạp, mũ bảo hiểm mà các em đang dùng. Bên cạnh đó, Ban đại diện 
cũng chung tay trong việc hướng dẫn, tuyên truyền, giáo dục học sinh tuân thủ 
Luật khi tham gia giao thông cũng như việc động viên, khen thưởng những em 
thực hiện tốt Luật giao thông. Mặt khác tham khảo ý kiến phụ huynh về việc 
chấp hành giao thông của học sinh. Qua đó tuyên truyền tới phụ huynh ý thức 
chấp hành Luật Giao thông để cùng giáo dục học sinh. 
* Giải pháp 2: Giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Hoạt động ngoài giờ lên lớp thường tổng hợp nhiều hoạt động và có số 
lượng học sinh tham gia đông nên học sinh rất hào hứng. Công tác chuẩn bị cho 
mỗi hoạt động này đều có phụ huynh tham gia vì học sinh tiểu học còn nhỏ, cần 
có sự phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường vì thế thông qua các hoạt động 
này nhà trường đã góp phần tuyên truyền Luật Giao thông đến các bậc phụ 
huynh. 
Mỗi hoạt động ngoại khóa đều có nội dung giáo dục an toàn giao thông 
qua các hình thức phong phú: 
1) Ký kết giao ước thi đua không vi phạm Luật Giao thông: Ngay từ đầu 
năm học, trường Tiểu học An Lộc B đã thực hiện việc ký kết giao ước thi 
đua không vi phạm Luật Giao thông giữa học sinh với giáo viên, giữa các Chi 
đội các Sao nhi đồng với Liên đội, giữa Cán bộ Giáo viên Công nhân viên với 
Ban chấp hành Công đoàn. 
2) Phối kết hợp với lực lượng xã hội có liên quan: Đầu năm học nhà 
trường đã mời công an thị xã Bình Long về tuyên truyền an toàn giao thông cho 
học sinh toàn trường. Tại buổi tuyên truyền, cán bộ đội Cảnh sát giao thông đã 
thông tin tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thị xã trong thời gian 
qua; phổ biến, hướng dẫn Luật Giao thông đường bộ như: sang đường, đi bộ an 
toàn, không được chở quá số người quy định trên các phương tiện giao thông; 
chấp hành đội mũ bảo hiểm theo quy định, đội mũ bảo hiểm đúng cách và cung 
cấp tài liệu, hình ảnh minh họa về pháp luật giao thông Thông qua buổi tuyên 
truyền nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về Luật Giao thông 
đường bộ; giúp các em nâng cao ý thức chấp hành pháp luật và tham gia giao 
thông đúng quy định, phòng ngừa tai nạn giao thông. 
3) Vẽ tranh tuyên truyền về an toàn giao thông: tổ chức cho học sinh toàn 
trường được tham gia. Mỗi lớp cử 5 bạn tham gia vẽ một bức tranh tập thể khổ 
giấy ½ tờ giấy roki chủ đề về an toàn giao thông, sau đó học sinh sẽ thuyết trình 
trong 3 – 5 phút. Hình thức này tạo điều kiện cho nhiều học sinh được tham gia, 
học sinh được nói lên ý tưởng của mình. Góp phần nâng cao ý thức của học sinh 
khi tham gia giao thông. 
4) Tổ chức cho học sinh thi tìm hiểu kiến thức về an toàn giao thông lồng 
ghép vào hội thi “Rung chuông vàng”: trong hội thi “Rung chuông vàng”, giáo 
9 
viên đưa ra một số câu hỏi liên quan đến kiến thức và tình huống giao thông. 
Học sinh được tham gia thi cũng như cổ động viên sẽ nhớ lâu hơn kiến thức về 
luật giao thông. 
5) Tổ chức cho học sinh thi hùng biện về an toàn giao thông: học sinh 
trực tiếp được tìm hiểu, được nói về vấn đề an toàn giao thông các em sẽ hiểu 
cặn kẽ, kỹ càng. Mỗi một lần nhắc đến Luật Giao thông là mỗi một lần các em 
được khắc sâu hơn, ghi nhớ kiến thức hơn. Như vậy qua hùng biện sẽ giúp học 
sinh có sự hiểu biết sâu rộng hơn về Luật Giao thông. 
6) Tổ chức hội diễn dưới dạng sân khấu hóa: học sinh các lớp lần lượt 
được phân công tham gia biểu diễn các tiểu phẩm về an toàn giao thông cấp 
trường trong các tiết chào cờ. Qua đó, các kiến thức pháp luật cũng như các tình 
huống nguy hiểm khi tham gia giao thông được học sinh nghiên cứu, tìm hiểu, 
trải nghiệm và nhập vai vào các tình huống đó mang lại hứng thú hơn cho các 
em. Giáo dục và rèn luyện kỹ năng an toàn giao thông đạt hiệu quả cao hơn. 
7) Hình thức “Tuyên truyền viên nhỏ tuổi”: Mỗi lớp đều được phân công 
theo dõi tình hình giao thông trước cổng trường. Hàng tuần, học sinh ghi chép, 
đánh giá việc chấp hành luật giao thông của người dân, của phụ huynh, của học 
sinh nhà trường. Từ đó học sinh được rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc 
phục tình trạng ách tắc giao thông ở cổng trường. Đến kì họp phụ huynh, tổ 
chức cho học sinh báo cáo trước phụ huynh về thực trạng ách tắc giao thông, 
đưa ra các biện pháp đề nghị phụ huynh phối hợp thực hiện. Như vậy, không 
những học sinh được giáo dục về an toàn giao thông mà học sinh còn là những 
tuyên truyền viên về an toàn giao thông đến phụ huynh. 
Ngoài việc giáo dục an toàn giao thông ở các tiết học về an toàn giao 
thông hay lồng ghép giáo dục an toàn giao thông vào các tiết học của môn học 
khác, học sinh còn được giáo dục an toàn giao thông ở các tiết sinh hoạt tập thể, 
các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động này có thể tổ chức tại lớp, tổ chức 
trong khối, tổ chức với quy mô toàn trường hay các trường trong toàn Thị xã. 
10 
Một số hình ảnh Giáo dục an toàn giao thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp 
Trên đây là những giải pháp tôi đưa ra và đã vận dụng linh hoạt trong 
giáo dục an toàn giao thông. Tôi nhận thấy những giải pháp này đã đem lại hiệu 
quả cao trong giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tại trường Tiểu học An 
Lộc B. 
6.3. Về khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Các giải pháp của sáng kiến áp dụng dễ dàng với mọi đối tượng học sinh. 
Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cũng rất đồng thuận và ủng hộ. Vì thế có áp 
dụng, nhân rộng trên địa bàn tỉnh. 
 Ngoài ra, sáng kiến này còn có thể áp dụng trong giáo dục an toàn giao 
thông cho trẻ Mầm non và học sinh Trung học cơ sở. 
7. Những thông tin cần bảo mật: Không có 
8. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Để việc giáo dục an toàn giao thông trong trường Tiểu học đạt hiệu quả 
cao mỗi giáo viên chúng ta cần: 
- Đầu năm nên thực hiện việc ký kết giao ước thi đua không vi phạm 
Luật Giao thông giữa học sinh với giáo viên, giữa các Chi đội các Sao nhi đồng 
với Liên đội, giữa Cán bộ Giáo viên Công nhân viên với Ban chấp hành Công 
đoàn. 
11 
- Tuyên truyền để mỗi cán bộ giáo viên là tấm gương sáng về chấp hành 
Luật Giao thông cho học sinh noi theo. 
 - Tích cực tham gia tuyên truyền vận động nhân dân, chính quyền địa 
phương ủng hộ công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh tiểu học. 
- Liên hệ chặt chẽ với phụ huynh, lên kế hoạch để bàn bạc, trao đổi với 
phụ huynh trong các buổi họp phụ huynh. 
- Mỗi giáo viên phải tự nghiên cứu, học tập trau dồi kiến thức về Luật 
Giao thông. Thường xuyên học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp để tìm ra giải 
pháp đổi mới phương pháp và hình thức giáo dục an toàn giao thông. 
- Hình thức tổ chức lớp học không nhất thiết phải tổ chức như các giờ học 
khác mà có thể linh hoạt thay đổi sao cho phù hợp để học sinh thấy thoải mái 
trong giờ học như: hoạt động ngoài giờ lên lớp, tổ chức ngoại khóa, thực tế cuộc 
sống, 
 - Giáo viên phải căn cứ vào điều kiện cụ thể ở địa phương để lựa chọn 
kiến thức và kĩ năng cơ bản giảng dạy cho học sinh, không nhất thiết phải tuân 
thủ máy móc, nhưng tuyệt đối phải dạy đúng Luật Giao thông. 
9. Đánh giá lợi ích thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
9.1. Kết quả: 
- Áp dụng các giải pháp trên trong việc đổi mới phương pháp giáo dục an 
toàn giao thông bước đầu đã đem lại hiệu quả cao trong việc giáo dục an toàn 
giao thông cho học sinh Tiểu học. Ý thức chấp hành Luật Giao thông của học 
sinh, của phụ huynh được nâng lên rõ rệt. 100% học sinh đội mũ bảo hiểm khi 
đi trên xe máy, không có học sinh nào của trường bị tai nạn giao thông trong 
thời gian gần đây. Tình trạng ách tắc giao thông ở cổng trường được cải thiện rõ 
rệt, phụ huynh đưa con tới trường, chờ đón con khi tan học đúng vị trí quy định. 
- Đối với những học sinh nhà gần trường, đã được rèn luyện và nâng cao 
ý thức tự giác khi tham gia giao thông không cần bố mẹ đưa đến trường mà vẫn 
đảm bảo an toàn khi đi học. 
 - Hình thành cho học sinh kĩ năng tham gia giao thông an toàn cho sau 
này, phán đoán và nhận thức được những điều kiện an toàn và không an toàn khi 
tham gia giao thông. 
- Học sinh đã biết lựa chọn con đường an toàn, có hành vi đúng và xử lý 
tốt các tình huống giao thông khi đi học, biết phòng tránh các tình huống không 
12 
an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đường để tránh tai nạn xảy ra. Làm tiền đề 
cho việc phát triển ý thức chấp hành luật giao thông về sau này, làm nền tảng 
cho thái độ tham gia giao thông an toàn, văn minh của một công dân khi các em 
lớn lên. 
Hình 
ảnh phụ huynh và học sinh trường Tiểu học An Lộc B khi tan trường 
Thị xã Bình Long đạt giải Nhất Giao lưu Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông 
 an toàn cấp tỉnh. 
9.2. Kiến nghị: 
Qua đây tôi cũng xin đề xuất một số ý kiến như sau: 
- Các cấp lãnh đạo ngành quan tâm phối hợp và hỗ trợ công tác giáo dục 
an toàn giao thông ở địa phương. 
- Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về Luật Giao thông cho 
cán bộ, giáo viên. 
- Tổ chức các phong trào thi đua tìm hiểu về Luật Giao thông như:

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_doi_moi_phuong_phap_giao_duc_an_toan_g.pdf