Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn Thể dục ở trường tiểu học

Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn Thể dục ở trường tiểu học

Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:

 - Các biện pháp giải pháp áp dụng trong quá trình dạy học có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau.

 - Giảng dạy trò chơi mới phải tuân thủ theo nguyên tắc dạy học, phải lôi cuốn học sinh. Trong khi chơi vừa thoải mái về tinh thần, vừa tiếp thu được bài tốt vừa được rèn luyện sức khỏe, .

 - Ở học sinh tiểu học chơi trò chơi không chỉ là rèn luyện sức khỏe, tạo được tinh thần thoải mái trong học tập mà còn giúp cho các em có kinh nghiệm cũng như kĩ năng sống trong cuộc sống thường nhật.

 Ví dụ: Trò chơi “Qua đường lôi, Đi vượt chướng ngại vật ” các em được chơi ở trên lớp được giáo viên giảng giải đã giúp các em có được thêm kĩ năng mới trong cuộc sống khi gặp phải những hoàn cảnh đó biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống.

 

doc 19 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 5262Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một vài biện pháp nâng cao hiệu quả tổ chức trò chơi trong môn Thể dục ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tiểu Học”.
 1.2. Mục đích nghiên cứu:
 Nhằm tìm ra những “Biện pháp sử dụng đồ dùng, đồ chơi trực quan hấp dẫn ” để tìm ra hướng giải quyết một cách chính xác và bền vững, khắc phục phần lớn những khó khăn chung đồng thời phát huy cao nhất được tính tích cực của học sinh.
 Góp phần bảo vệ và tăng cường sức khoẻ cho học sinh, phát triển các tố chất về thể lực, tiếp tục hình thành thói quen thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
 Trang bị cho học sinh một số hiểu biết những kỹ năng cơ bản về đội hình đội ngũ, về thể dục rèn luyện tư thế và kỹ năng vận động cơ bản cần thiết thường gặp trong đời sống hàng ngày như: Đi, chạy, nhảy, ném, mang, vác  Phù hợp với khả năng, đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổi.
 Giáo dục và rèn luyện cho học sinh có được nề nếp luyện tập thể dục thể thao, có được ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và nếp sống vui tươi, lành mạnh, có tính tự giác, kỷ luật cao trong luyện tập. Giáo dục thể chất trong trường học còn góp phần bồi dưỡng nhân tài thể dục thể thao cho đất nước.
 1.3. Đối tượng nghiên cứu:
 - Đối tượng: Học sinh từ “ Lớp 1 đến lớp 5”. Năm học 2013-2014
 - Thời gian xây dựng đề cương: Ngày 10 tháng 6 năm 2013
 - Địa điểm: Trường tiểu học EaBông - xã EaBông - Krông Ana - Đắk Lắk.
 1.4. Phương pháp nghiên cứu:
 a. Cơ sở lý luận: 
 Tham khảo sách, báo và thu thập tài liệu có liên quan như 100 trò chơi vận 
động cho học sinh tiểu học, phương pháp tổ chức trò chơi cho học sinh...
 b. Cơ sở thực tiến: 
 - Phương pháp làm mẫu.
 - Phương pháp quan sát.
 - Phương pháp rèn luyện thực hành.
 - Phương pháp đàm thoại: trao đổi với đồng nghiệp, dự giờ thăm lớp.
 - Phương pháp trò chơi vận động.
 1.5. Phạm vi nghiên cứu:
 Ngoài những trò chơi trong chương trình giảng dạy tôi còn áp dụng thêm 1 số trò chơi dân gian, trò chơi phụ đạo thêm cho học sinh một số kiến thức như: Toán, Tiếng Việt, Âm Nhạc.
Phần 2: NỘI DUNG
 2.1. Cơ sở lý luận của vấn đề:
 Trên cơ sở đan xen các trò chơi vận động vào trong mỗi tiết học với mục đích tạo cho các em sự hăng say, nhiệt tình, thích thú với môn học. Vì vậy chúng ta cần phải biết cách vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong các trò chơi ở trường tiểu học dựa trên cơ sở quan điểm tích cực hóa các hoạt động của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm trong quá trình dạy học.
 Muốn vận dụng một số yêu cầu để giảng dạy đạt hiệu quả cao trong trò chơi ở trường tiểu học trước hết phải đổi mới về phương pháp giảng dạy. Mà đổi mới về phương pháp giảng dạy được đặt ra cho yêu cầu đổi mới mục tiêu giáo dục, đổi mới nội dung giáo dục cần phải tiến hành đồng bộ với đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh.
 Để truyền tải kiến thức một cách tốt nhất cho học sinh thì giáo viên cần phải nghiên cứu, nắm kỹ nội dung trò chơi, làm mẫu cho học sinh trước khi cho các em vào thực hành, cần phân tích rõ cách chơi một cách ngắn gọn, súc tích, dễ hiểu và có thể thêm hình ảnh minh họa cho các em dễ hình dung, tạo sự tập trung, chú ý cho các em.
 Do đặc điểm tâm sinh lí của các em là học sinh tiểu học thường hay hiếu động, thiếu tập trung nhất là trong những giờ học ngoại khóa, ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài. Vì vậy giáo viên cần quán triệt học sinh thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định trong giờ học.
 Chương trình môn thể dục ở trường tiểu học yêu cầu học sinh đạt các mục tiêu cụ thể sau: 
 Về kiến thức - kỹ năng: 
 - Biết được tên trò chơi.
 - Nắm vững được cách chơi.
 - Biết cách chơi và tham gia chơi một cách khéo léo và chủ động.
 - Biết vận dụng và tự tổ chức được các trò chơi đơn giản đã học vào trong sinh hoạt hàng ngày ở trường cũng như ở nhà.
 Về thái độ hành vi:
 - Tích cực trong giờ học thể dục và tham gia các hoạt động thể dục thể thao.
 - Có hành vi đúng với các bạn trong học tập, trong trò chơi vận động.
 - Có tác phong nhanh nhẹn, kỷ luật.
 - Có tinh thần đoàn kết, hợp tác với nhau trong khi chơi.
 2.2. Thực trạng vấn đề:
 a. Thuận lợi - Khó khăn
 Thuận lợi: Được sự quan tâm và hỗ trợ từ phía lãnh đạo nhà trường đã cung cấp, trang thiết bị đồ dùng dạy học kịp thời từ đó giáo viên giảng dạy cũng như truyền tải nội dung đến với học sinh một cách dễ hiểu nhất.
 Giáo viên được tập huấn thay sách, được hướng dẫn cách xây dựng thiết kế bài học theo hướng mới phân chia hoạt động cụ thể, rõ ràng, có chỉ dẫn các phương pháp dạy học theo từng chủ đề.
 Học sinh luôn say mê, học hỏi, luôn có nhu cầu được hoạt động do đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi thời kỳ này trẻ rất hiếu động.
 Khó khăn: Bên cạnh những thuận lợi trên thì cũng tồn tại không ít những khó khăn. Đối với một trường vùng sâu, vùng xa như trường tiểu học Ea Bông gặp rất nhiều khó khăn cụ thể nào là điều kiện kinh tế gia đình, nào là phong tục tập quán, nào là thói quen, sở thích chưa phù hợp với thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước trong giai đoạn hiện nay. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm 76.2%, số học sinh người Kinh thì cũng do đặc thù ở xa trung tâm văn hóa nên các em cũng chưa được tiếp cận nhiều với công nghệ thông tin, không được giao lưu với bạn bè ở địa bàn thuận lợi nên các em còn rụt rè, nhút nhát, giao tiếp, ứng xử chưa tự tin. Tỷ lệ con em hộ nghèo chiếm 52.9%, đời sống gia đình thuần nông nên cha mẹ các em chưa có điều kiện quan tâm hoặc quan tâm chưa đúng mức đến việc học hành của con cái. Bản thân các em và cha mẹ còn xem nhẹ môn học, chưa hiểu được tầm quan trọng của môn học. Nhà trường thì thiếu sân chơi, bãi tập, thiếu cây xanh bóng mát không có chỗ để cho các em học tập và rèn luyện, chủ yếu là tận dụng những khoảng đất trống.
 Các em còn xem nhẹ trò chơi như chủ yếu là để giải trí còn chưa biết cách vận dụng các trò chơi vào trong bài học.
 Giáo viên hầu hết chưa đa dạng hóa các trò chơi, cách thức tổ chức còn rập khuôn, chưa đổi mới hình thức tổ chức.
 Bài giảng đang mang tính chất lý thuyết nhiều, thiếu hình ảnh minh họa để các em tập trung hơn.
 b. Thành công, hạn chế:
 Thành công: Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy cho thấy trò chơi vận động đã giúp các em hòa mình hơn, sôi nổi hơn, hứng thú hơn trong khi tham gia chơi.
 Hạn chế: Bên cạnh những thành công đạt được vẫn còn một số ít học sinh chưa chủ động, còn rụt rè và chưa thực sự hòa mình vào chơi trò chơi cùng các bạn.
 c. Mặt mạnh - mặt yếu:
 - Mặt mạnh: + Khi thực hiện đề tài này tôi đã nhận được sự đồng ý, quan tâm, ủng hộ của lãnh đạo nhà trường và của tập thể giáo viên.
 - Mặt yếu: + Thời gian thực hiện đề tài ngắn.
 + Tài liệu phục vụ cho đề tài còn hạn chế.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
 * Nguyên nhân thành công
 - Có kế hoạch chu đáo cho việc thực hiện đề tài.
 - Có sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường và sự giúp đỡ của đồng nghiệp.
 * Nguyên nhân hạn chế
 - Bản thân còn thiếu kinh nghiệm với cách thức tổ chức hoạt động tích cực cho học sinh lĩnh hội kiến thức.
 - Trang thiết bị và đồ dùng dạy học còn thiếu.
 - Các em đến trường muộn nên có một số em đi học không đúng độ tuổi dẫn đến tự ti, mặc cảm và xấu hổ nên một số trò chơi không phù hợp với lứa tuổi các em. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra:
 - Qua thực nghiệm nghiên cứu và vận dụng vào chương trình giảng dạy, những thành công và hạn chế khi áp dụng đề tài đã và chưa đạt được trên, tôi thiết nghĩ làm sao để nền kinh tế ngày một phát triển đi lên, làm sao để dân trí dân tộc ngày càng cao để những thế hệ con em học sinh học tập ngày càng tốt hơn đó là một vấn để nan giải mà toàn Đảng, toàn dân, toàn xã hội đang cùng nỗ lực, cố gắng, trong đó vai trò của ngành giáo dục là vô cùng quan trọng nhằm giúp các em hoàn thiện mình, không những về trí tuệ mà cả về thể chất, xứng đáng là những chủ nhân tương lai của đất nước .
 - Để đạt được những vấn đề đặt ra, trước hết đất nước ta phải có một cơ chế mở cửa quan tâm đầu tư hơn vào vùng sâu vùng xa, vùng dân tộc ít người về kinh tế về văn hóa xã hội để nông thôn thành thị có sự cân bằng hóa.
 - Có chính sách tuyên truyền sâu rộng có hiệu quả đến mọi người dân để nhân dân tin tưởng vào đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước.
 2.3. Các biện pháp giải quyết vấn đề:
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 - Ôn luyện và biết tổ chức các trò chơi đơn giản đã học ở các lớp trước, bước đầu hình thành có kỹ năng tổ chức các trò chơi.
 - Học mới và nắm vững các trò chơi trong chương trình một cách chủ động, đúng luật.
 - Biết vận dụng các trò chơi để vui chơi và tập luyện.
 - Học sinh nhớ tên các trò chơi đã học các lớp, biết cách chơi.
 - Học sinh biết tổ chức được các trò chơi đơn giản ở mọi lúc, mọi nơi.
 - Thông qua đó bước đầu học sinh biết vận dụng được một số điều đã học vào nề nếp sinh hoạt và học tập ở trường cũng như ở nhà.
 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.
 Dạy trò chơi cho học sinh là nhằm giúp các em phát triển bốn yếu tố cơ bản đó là sức nhanh – sức mạnh – sức bền – mềm dẻo và khéo léo giúp các em hứng thú trong mỗi giờ học, trò chơi đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo, sự mới mẻ, cơ thể phát triển cân đối hài hòa.
 Do đó giáo viên cần thực hiện một số yêu cầu như sau :
 - Công tác chuẩn bị địa điểm và phương tiện:
 Trước khi tổ chức việc giảng dạy trò chơi cho học sinh giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ nội dung trò chơi, chuẩn bị đầy đủ các phương tiện, dụng cụ phục vụ cho trò chơi (nếu có). Dọn vệ sinh sân chơi, thu nhặt các vật nguy hiểm để đảm bảo an toàn cho cuộc chơi.
 Giới thiệu trò chơi và luật chơi: Khi giới thiệu cách chơi, luật chơi cần ngắn gọn, dễ hiểu có kèm theo hình vẽ hoặc sơ đồ kết hợp cho học sinh hoặc nhóm học sinh làm mẫu 1-2 lần trước khi chơi chính thức, khi giới thiệu trò chơi có thể liên hệ với những hoạt động thực tế để các em dễ nhớ, dễ chơi. Đồng thời phải nói rõ mục đích, và yêu cầu của trò chơi, cách chơi và luật chơi mà mọi người phải nghiêm túc, tự giác thực hiện. Ngoài ra cần nói và thống nhất với các em cách đánh giá thắng, thua và một số vấn đề khác do đặc thù của trò chơi quy định.
 - Tổ chức trò chơi:
 Tùy theo tính chất, nội dung trò chơi mà tổ chức đội hình trò chơi khác nhau: Hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật, hàng ngang, hàng dọc..v..v.. ở mỗi đội làm sao cho tất cả học sinh đều quan sát được diễn biến trò chơi, đến lượt mình chơi không bị cản trở, được đảm bảo an toàn. Tập hợp học sinh phân chia các đội nhóm với số lượng đều nhau, phân công nhiệm vụ cho mỗi học sinhsao cho tất cả học sinh đều tham gia vui chơi hợp lý và có hiệu quả tốt.
 Tổ chức trò chơi theo hình thức cùng thi đua với nhau để đạt hiệu quả cao, những trò chơi sau khi đã chơi nhiều lần có thể tăng thêm yêu cầu như: thay đổi nhịp, tăng phạm vi hoạt động, khoảng cách, thời gianlàm cho tăng tính hấp dẫn, kích thích các em hưng phấn.
 - Điều khiển trò chơi:
 Tổ chức cho học sinh chơi cần chu đáo, kiểm soát được lượng vận động, tránh những hoạt động hoặc bài tập thiếu tính giáo dục, ưu tiên sử dụng những trò chơi vận động phát huy được kinh nghiệm và hiểu biết của các em.
 Giáo viên nên là người điều khiển trò chơi để tạo niềm tin và tâm lý tốt cho học sinh. Giáo viên như một trọng tài công bằng, tránh thiên lệch. Giáo viên có thể dùng lời nói, tiếng vỗ tay, tiếng còi hay ký hiệu để tạo cho học sinh có sự tập trung chú ý. Những trò chơi có sự giám sát của học sinh nên chọn em có uy tín, trung thực.
 - Đánh giá và tổng kết trò chơi:
 Kết thúc trò chơi căn cứ kết quả thống kê mà giáo viên nắm bắt được, kết hợp với ý kiến của học sinh để giải thích và công bố kết quả một cách chính xác song cũng cần phải tế nhị, hấp dẫn, tránh sự chênh lệch làm giảm ý nghĩa giáo dục của trò chơi. Do đó phải biết động viên khích lệ các em để các em thắng cuộc không kiêu căng, tự mãn càng phấn khởi và cố gắng hơn, ngược lại các em thua cuộc vẫn vui vẻ tự rút kinh nghiệm để học tập bạn bè, quyết tâm phấn đấu giành kết quả trong những trò chơi tiếp theo.
 Giới thiệu một số trò chơi điển hình ở các lớp:
* Lớp 1:
	+ Nhảy ô tiếp sức.
 * Lớp 2:
	+ Bỏ khăn.
 	+ Chạy đổi chỗ vỗ tay nhau.
 	+ Bịt mắt bắt dê:
 	+ Kết bạn:
 * Lớp 3:
 	+ Thỏ nhảy.
 	+ Chuyển đồ vật.
* Lớp 4:
 	+ Nhảy lướt sóng.
 	+ Lăng bóng bằng tay.
 * Lớp 5: 
 	+ Chạy tiếp sức theo vòng tròn.
 	+ Hoàng Anh – Hoàng Yến:
 	+ Mèo đuổi chuột:
 Ngoài những trò chơi giảng dạy theo chương trình học thì tôi cũng đã mạnh dạn áp dụng một số trò chơi cho học sinh dân tộc ở trường tiểu học Eabông :
 Ví dụ 1: Ghép vần:
 a. Phạm vi áp dụng: Lớp 1, lớp 2.
 b. Mục đích: 
 - Rèn luyện khả năng nghe, suy đoán và ghép vần của học sinh, phân biệt được chữ cái với từ ngữ. Tạo không khí vui vẻ, nhạy bén thoải mái để học tập, sinh hoạt.
 c. Chuẩn bị: sắp xếp đội hình thành một vòng tròn lớn, người quản trò đứng ở giữa để giám sát.
 d. Cách chơi: Ghép các chữ trước thành những từ có nghĩa
 Hướng dẫn: Quản trò chỉ bất cứ bạn nào trong tập thể chơi, bạn đó nói một chữ cái. Bạn bên cạnh nói một chữ cái (quy định theo vòng ngược hoặc cùng chiều kim đồng hồ). Bạn tiếp theo nếu thấy hai chữ cái đó có thể ghép lại có thể ghép thành một từ thì đọc từ đó, nếu không thì tiếp tục đọc một chữ cái khác bạn bên cạnh nghe và làm như bạn trên. Trò chơi cứ thế diễn ra:
 Ví dụ: 
Bạn 1
bạn 2
bạn 3
bạn 4
bạn 5
bạn 6
B
Ô
BỐ
X
A
XA
Bạn 1
bạn 2
bạn 3
bạn 4
A
L
A
LÀ
Lưu ý: 
 + Không được nói trùng chữ cái mà người trước đã nói.
 + Khi có chữ ghép được thành từ có nghĩa mà không đọc được là phạm luật. Nói chậm cũng bị phạm luật chơi.
 Ví dụ 2: Trò chơi chạy nhanh theo bảng nhân chia
 a. Phạm vi áp dụng: Học sinh lớp 3, 4 và 5.
 b. Mục đích: Rèn luyện phản xạ, trí nhớ, kỹ năng chạy phát triển, sức nhanh, sức mạnh. 
 c. Chuẩn bị: Kẻ 2 vạch chuẩn bị và vạch đích cách nhau 2 – 3m, cách vạch đích 10 – 15m, cắm một cờ nhỏ có đường kính khoảng 0,3 – 0,6 m làm chuẩn. Chia số học sinh làm thành 3 tổ xếp thành 3 hàng ngang, cho học sinh điểm số theo tổ từ 1 đến hết. Giáo viên chọn 2 học sinh làm nhiệm vụ xác định người về trước sau mỗi lần chạy. 
 d. Cách chơi: Khi giáo viên gọi số nào đó ( ví dụ: 10 : 2 = 5) thì số đó ( Số 5) của 3 đội nhanh chóng tách khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước không phạm quy, người đó thắng đội đó được 1 điểm, trò chơi tiếp tục như vậy với các phép tính khác nhau, đội nào được nhiều điểm nhất thì đội đó thắng cuộc.
 Ví dụ: khẩu lệnh của giáo viên:
10 : 2 = 5 hoặc 2 x 2 = 4 thì số 5 ( hoặc số 4) của mỗi đội nhanh chóng tách khỏi hàng chạy nhanh về trước vòng qua cờ về đích, ai về trước người đó thắng cuộc.
 c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp:
 - Xây dựng các biện pháp giải pháp mới.
 - Nắm rõ tình hình của từng đối tượng từng lớp học và mức độ nhận biết của học sinh trong mỗi trò chơi.
 - Áp dụng các biện pháp trực quan sinh động đồ dùng dạy học đầy đủ, đẹp mắt để lôi cuốn học sinh.
 - Sân chơi phải sạch sẽ thoáng mát, an toàn trong khi chơi.
 - Luôn đổi mới phương pháp tổ chức trò chơi, người thầy vừa là người tổ chức trò chơi vừa là trọng tài và đóng vai trò là một GV dẫn dắt một cách dí dỏm tạo được không khí sôi nổi khi chơi.
 d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
 - Các biện pháp giải pháp áp dụng trong quá trình dạy học có mỗi quan hệ chặt chẽ với nhau tác động qua lại lẫn nhau.
 - Giảng dạy trò chơi mới phải tuân thủ theo nguyên tắc dạy học, phải lôi cuốn học sinh. Trong khi chơi vừa thoải mái về tinh thần, vừa tiếp thu được bài tốt vừa được rèn luyện sức khỏe,..
 - Ở học sinh tiểu học chơi trò chơi không chỉ là rèn luyện sức khỏe, tạo được tinh thần thoải mái trong học tập mà còn giúp cho các em có kinh nghiệm cũng như kĩ năng sống trong cuộc sống thường nhật.
 Ví dụ: Trò chơi “Qua đường lôi, Đi vượt chướng ngại vật” các em được chơi ở trên lớp được giáo viên giảng giải đã giúp các em có được thêm kĩ năng mới trong cuộc sống khi gặp phải những hoàn cảnh đó biết cách xử lí các tình huống trong cuộc sống. 
 2.4. Kết quả đạt được:
 Qua thực tiễn giảng dạy cùng với việc vận dụng linh hoạt các phương pháp tổ chức trò chơi trong các giờ học cho học sinh, bản thân tôi đã nhận thấy sự tiến bộ khá rõ rệt qua các tiết học thể dục cụ thể như sau:
Thời gian khảo sát
Khối
Lớp 1
Lớp 2
Lớp 3
Lớp 4
Lớp 5
Toàn khối
Đầu tháng 09/2013
Tích cực 
35
77,8%
45
 75%
50
 76,9%
53
 75,7%
60
90,9%
243
79,4%
Chưa tích cực
10
22,2%
15
 25%
15
 23,1%
17
24,3%
6
8,1%
63
20,6%
Cuối tháng 03/2014
Tích cực 
42
 93,3%
53
 88,3%
60
 92,3%
63
90%
65
98,5%
283
92,5%
Chưa tích cực
3
6,7%
7
11,7%
5
 7,7%
7
 10%
1
1,5%
23
7,5%
 Học sinh có ý thức tốt, chăm chú, hào hứng sôi nổi và tham gia chơi tự giác, tích cực trong khi chơi, đặc biệt là những em có thể chất kém, chậm linh hoạt cũng dần hăng hái tham gia tập luyện và phát triển kỹ năng vận động. Học sinh có nề nếp, trật tự hình thành thói quen tốt trong khi chơi.
 Về xúc cảm, tình cảm: Học sinh luôn hăng hái, thoải mái thông qua các hoạt động nhóm, tập thể,
 Về vị trí: Học sinh tập trung vào vấn đề và nhận thức tốt về vấn đề.
 Học sinh tập trung ý chí khoảng 80% chơi đúng luật 90% mức độ hồn nhiên 90%.
 Sau đây là một số kinh nghiệm cũng được coi là một phần quan trọng của kết quả mà tôi nhận thức được:
 * Đối với các trò chơi mới học, thì giáo viên nên thực hiện đúng theo các bước là:
 + Nêu tên trò chơi. 
 + Giải thích, cách chơi, luật chơi.
 + Làm mẫu động tác. 
 + Sau đó tổ chức chơi thử rút kinh nghiệm, chơi chính thức.
 + Thưởng phạt.
 - Đối với lớp 1 giáo viên nên trực tiếp tổ chức trò chơi cho học sinh chơi vì ở lứa tuổi này học sinh còn nhỏ tính tự giác chưa cao. Sau một vài lần như vậy để cho cán sự lớp tự tổ chức trò chơi, giáo viên quan sát chung cả lớp.
 - Đối với từng vùng miền khác nhau ta có thể kết hợp tổ chức các trò chơi dân gian mà các em thường chơi hằng ngày, vừa dễ chơi vừa quen thuộc đối với các em.
Phần 3: PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
 3.1. Kết luận:
 - Việc nâng cao chất lượng dạy và học là một yêu cầu thường xuyên và đồng thời là một đòi hỏi thiết yếu của xã hội.
 - Việc nghiên cứu đưa trò chơi vào giảng dạy trong môn thể dục nhằm nâng cao sức khoẻ, phát triển các tố chất vận động là vô cùng cần thiết. Giảng dạy phần đội hình đội ngũ cho học sinh lại là một vấn đề cần làm ngay trong các trường học, nhất là học sinh ở các lớp đầu cấp học.
 - Từ thực tiễn đó tôi đã nghiên cứu và đưa vào thử nghiệm một số phương pháp được rút ra từ kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và một số tài liệu hướng dẫn, sách tham khảo. Tôi thấy đây là một phương pháp phù hợp với yêu cầu, mục tiêu chung của sự nghiệp giáo dục và yêu cầu đặc trưng của bộ môn.
 - Học sinh cần được trang bị đầy đủ tất, giày, dụng cụ để các em luyện tập, vui chơi như vậy kết quả luôn đạt được chất lượng cao.
 - Giáo viên cần phải nghiên cứu kỹ trước các trò chơi rồi mới hướng dẫn cho các em một cách nhuần nhuyễn, các động tác khó cần phải có tranh ảnh minh họa. Luôn theo dõi đánh giá kết quả: tuyên dương hoặc phê bình để rút ra kinh nghiệm sau mỗi buổi học.
 - Trong giờ học luôn phải đảm bảo sự an toàn cho các em vui chơi để tạo được không khí sôi nổi, hưng phấn, động viên kịp thời nhằm phát huy tối đa năng lực của các em.
 - Với yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục. Một số yếu tố vô cùng quan trọng đối với bộ môn hoạt động ngoài trời đó là sân bãi, dụng cụ và môi trường cho luyện tập.
 - Muốn nâng cao thể lực cho học sinh không những chỉ có sự nỗ lực của các em, sự nhiệt tình, sáng tạo của thầy cô mà còn phải có sự quan tâm chỉ đạo của nhà trường, tổ chuyên môn, phụ huynh học sinh và các cơ quan, tổ chức có liên quan. 
 Trên đây là một số biện pháp tôi đã áp dụng trong quá trình tập luyện của bản thân và cũng đã có được những kết quả khả quan.Tuy nhiên không có  phương pháp nào là vạn năng vì vậy tôi rất mong muốn được sự góp ý chân thành
 của những đồng nghiệp và các bạn.
 3.2. Kiến nghị - đề xuất : 
 Đối với các bậc cha mẹ học sinh luôn quan tâm đến việc học tập của các 
con em mình. Mặt khác cũng cần dành cho các em một khoảng thời gian vui chơi, tập luyện thể dục thể thao giúp các em phát triển được những năng khiếu tiềm ẩn
 Đối với nhà trường cần tạo điều kiện cho các em có được 

Tài liệu đính kèm:

  • docDuong Dinh Nguyen.doc