Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn

Nghiên cứu chia sẽ hoạt động học

Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu: giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được, đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.

Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt kết quả cao, cách tổ chức phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn

Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ

Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.

Giáo viên dự giờ không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm của học sinh Quan sát tất cả các đối tượng học sinh không được “bỏ rơi’’một học sinh nào.

Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhạy cảm, chính xác để điều chỉnh việc dạy học phù hợp việc học của học sinh.

Thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.

Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẽ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.

 

doc 23 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 909Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một vài kinh nghiệm nâng cao năng lực quản lý chuyên môn ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
; bởi họ chính là người thực thi các yêu cầu về đổi mới của bậc học. Do vậy đội ngũ giáo viên phải được bồi dưỡng thường xuyên về mọi mặt để đáp ứng thực tiễn. Trong đó vấn đề hết sức quan trọng để đưa giáo dục nhà trường ngày càng được nâng cao và phát triển kịp với thời đại, cũng là tiền đề xu hướng cho việc thực hiện chương trình phổ thông mới 2018 thành công, yếu tổ quan trọng là công tác chuyên môn và chủ yếu thiết lập công tác chuyên đề, chuyên sâu, tổ chức nghiên cứu nghiệp vụ trong các tổ khối và tổ chuyên môn. Điều không thể thiếu đó là việc sinh hoạt chuyên môn trong nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn là một cụm từ rất quen thuộc đối với mỗi giáo viên bởi lẽ đó là một việc làm thường xuyên trong hoạt động của nhà trường. Đây là một trong các hình thức bồi dưỡng giáo viên, nhằm nâng cao năng lực cho giáo viên, từ đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh và nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.
Sinh hoạt chuyên môn là một hoạt động nhằm bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm cho giáo viên nói chung và giáo viên cấp tiểu học nói riêng, góp phần tháo gỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy và thực hiện nhiệm vụ năm học. Là hiệu trưởng chỉ đạo, quản lý toàn diện trong đó công tác chuyên môn đóng vai trò hết sức quan trọng tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng cao hiệu quả của các buổi sinh hoạt chuyên môn .
Để tổ chức được các hoạt động của chuyên môn Hiệu trưởng cần phải:
Xác định rõ vai trò trách nhiệm của mình là một hiệu trưởng trong việc chỉ đạo các hoạt động của nhà trường một cách toàn diện trên tất cả mọi lĩnh vực nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ năm học.
Xây dựng kế hoạch chuyên môn sát với nhiệm vụ năm học của ngành và đặc điểm của trường của địa phương, kế hoạch của chuyên môn phải chi tiết theo từng tuần, từng tháng, từng giai đoạn hoạt động.
Căn cứ nhiệm vụ năm học phân công trách nhiệm một cách hợp lý theo năng lực, sở trường của từng giáo viên trong hội đồng sư phạm, phát huy tối đa năng lực của từng giáo viên.
2. Thực trạng
Trường Tiểu học Lê Qúy Đôn thuộc địa bàn phường Bình Tân, thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đắk Lắk là một vùng nông thôn thuần túy, 99,5% là hộ dân ở đây là người theo đạo thiên chúa, nhưng luôn được Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể, Hội đồng giáo xứ Vinh Quang phường Bình Tân. Phòng giáo dục luôn quan tâm đến giáo dục. Trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 năm 2006 và được công nhận lại theo quyết định số: 3574/QĐ - UBND tỉnh Đăk Lăk, ngày 28 tháng 12 năm 2018. Trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 3. Phụ huynh học sinh luôn quan tâm đến vấn đề học tập của con em mình, học sinh hiếu học, ngoan ngoãn lễ phép
Song bên cạnh đó có một bộ phận không nhỏ phụ huynh chưa thật sự quan tâm, vì làm ăn xa nên để con cháu cho ông bà nuôi còn phó mặc việc học của con em cho nhà trường nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em.
*Tình hình đội ngũ giáo viên: Tổng số CBGV, NV: 40 trong đó CBQL: 03, giáo viên: 31, nhân viên 06. Trình độ đào tạo: Đại học: 13; cao đẳng: 21; trung cấp: 6. Giáo viên đạt chuẩn: 31 đạt tỷ lệ 100%; trên chuẩn: 29/31 đạt tỷ lệ 93,54%
- Số đảng viên: 24 đ/c trong đó Nữ: 22
Số lượng giáo viên đủ 1,63 giáo viên/1 lớp đúng theo quy định trường dạy 9 buổi/ tuần.
	Đội ngũ giáo vên đều đạt chuẩn và trên chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, giảng dạy nhiều năm, có kinh nghiệm giảng dạy, được cha mẹ học sinh tín nhiệm.
Hầu hết giáo viên có tinh thần học hỏi, có sự cầu tiến, năng động, sáng tạo trong giảng dạy và các hoạt động khác. Vận dụng tốt các phương pháp giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh.
Tiếp cận nhanh với công nghệ thông tin và đáp ứng kịp thời với nhu cầu giảng dạy hiện nay. Đặc biệt cập nhật đánh giá xếp loại học sinh vào phần mềm máy tính và soạn giảng giáo án điện tử giảng dạy cho học sinh.
Tư tưởng chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt luôn là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
Tổ trưởng là người có tay nghề sư phạm vững vàng, nhiệt tình trong công tác, được sự tín nhiệm của đồng nghiệp.
 Ngoài ra, cán bộ - nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao, luôn gắn bó với nghề, có khả năng thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Học sinh đa số ham hoạt động, chịu khó học tập, rèn luyện, tích cực tham gia các phong trào nên chất lượng các mặt giáo dục tương đối đồng đều.
Hầu hết giáo viên nhiệt tình, có ý thức trách nhiệm cao trong giảng dạy, thực hiện tốt nội quy, quy chế của nhà trường, đoàn thể đề ra,thương yêu tôn trọng học sinh.
Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học. Dẫn đến chất lượng giáo dục của học sinh chưa thật cao tỷ lệ học sinh thi đạt giải các cấp còn thấp.
*Tình hình học sinh:
Năm học 2019 - 2020 toàn trường có 19 lớp với 544 học sinh; học sinh khuyết tật : 05 em
- Khối lớp 1: 4 lớp/123 HS 
- Khối lớp 2: 4 lớp/99 HS 
- Khối lớp 3: 4 lớp/107 HS
- Khối lớp 4: 3 lớp/99 HS 
- Khối lớp 5: 4 lớp/116 HS 
- Bình quân 29 học sinh/1 lớp
Sau một thời gian tìm hiểu thực trạng sinh hoạt của các tổ chuyên môn ở trường, tôi thấy toát lên những thành công và hạn chế sau:
Hoạt động chuyên môn của nhà trường trong nhiều năm qua được tổ chức thực hiện và duy trì thường xuyên, có nền nếp, chất lượng dạy học được nâng lên qua từng năm học.
Sinh hoạt chuyên môn không chỉ giúp giáo viên nâng cao năng lực chuyên môn cho bản thân mà còn là môi trường để tình đồng nghiệp nảy nở và phát triển giữa tất cả các giáo viên, giúp họ hỗ trợ lẫn nhau trong công tác; hình thành môi trường học tập tốt đẹp cũng như truyền thống, bản sắc văn hóa riêng của mỗi nhà trường.
Nội dung sinh hoạt tổ chưa phong phú, hình thức đơn điệu, chưa mang màu sắc chuyên môn, chưa có những chuyên đề thảo luận sôi nổi, thẳng thắn mang tính khoa học. Vai trò trách nhiệm của tổ trưởng chuyên môn chưa cao, còn cả nể, chỉ đạo chưa cương quyết, các cuộc họp chuẩn bị nội dung thiếu chu đáo, Chưa khơi dậy được niềm say mê chuyên môn, kế hoạch tổ chưa thật phù hợp với đặc điểm của tổ.
Một số giáo viên chưa phát huy hết tinh thần tập thể, không mang trách nhiệm xây dựng cái chung, trong các buổi sinh hoạt chuyên môn thường là những giáo viên có năng lực khá, giỏi hay nhận xét góp ý còn những giáo viên trung bình ít khi có ý kiến.Khi dự giờ, giáo viên chỉ chú ý quan sát việc dạy của thầy có đảm bảo các bước lên lớp hay không, ngôn ngữ phong thái ra sao,...mà ít quan tâm xem học sinh được học như thế nào? Mức độ hiểu biết của một số giáo viên hạn chế, dự cho có, thiếu động não trong góp ý, trao đổi giờ dạy.
Khi góp ý giờ dạy, các ý kiến trao đổi thường mang tính áp đặt một chiều, đưa ra cách dạy đặc trưng cứng nhắc không phù hợp với tất cả giáo viên và các lớp học.Công tác quản lý chỉ đạo đôi lúc chưa sâu sát, kịp thời. Việc kiểm tra kế hoạch tổ, biên bản sinh hoạt và các nội dung sinh hoạt chưa thường xuyên, liên tục. 
Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục, tinh thần học hỏi của đội ngũ giáo viên ngày một nhiều hơn,đã có sự sáng tạo trong công tác chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn của tổ trưởng.Về kiến thức và kỹ năng sư phạm của một số giáo viên chuyển biến chậm 
Chưa đổi mới hình thức sinh hoạt, nhiều giáo viên thiếu mạnh dạn trong trao đổi chuyên môn.
Việc chuẩn bị nội dung cho các buổi sinh hoạt chuyên môn còn hời hợt, sức thuyết phục của các chuyên đề còn hạn chế, ít hiệu quả nên không thu hút được sự quan tâm trao đổi của giáo viên.
Nhiều giáo viên còn xem nhẹ buổi sinh hoạt chuyên môn. Ý thức tự học , tự bồi dưỡng năng lực sư phạm còn hạn chế
Làm thế nào để chuyển từ sinh hoạt chuyên môn truyền thống sang sinh hoạt chuyên môn mới, để sau mỗi buổi sinh hoạt chuyên môn giáo viên thấy được những gì mình còn thiếu sót còn yếu để từ đó có nhu cầu tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Bản than tôi đã suy nghĩ và áp dụng một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên mônđổi mới nội dung và hình thức,nâng cao sinh hoạt như sau:
*Nghiên cứu chia sẽ hoạt động học
Xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch bài học nghiên cứu: giáo viên cần xác định mục tiêu kiến thức kỹ năng mà học sinh cần đạt được, đảm bảo phù hợp với trình độ học sinh, năng lực chuyên môn của giáo viên.
Các giáo viên trong tổ thảo luận chi tiết về thể loại bài học, nội dung bài học, các phương pháp, phương tiện dạy học đạt kết quả cao, cách tổ chức phân hóa theo năng lực của học sinh, cách rèn kỹ năng hướng dẫn học sinh vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn 
Tiến hành bài giảng minh họa và dự giờ
Sau khi hoàn thành giáo án của bài học nghiên cứu chi tiết, một giáo viên sẽ dạy minh họa ở một lớp học cụ thể, các giáo viên còn lại tiến hành dự giờ và ghi chép thu thập dữ kiện về bài học.
Giáo viên dự giờ không làm ảnh hưởng đến việc học tập của học sinh, không gây khó khăn cho giáo viên dạy minh họa; khi dự giờ phải tập trung vào việc học của học sinh, cách phản ứng của học sinh trong giờ học, cách làm việc nhóm của học sinh Quan sát tất cả các đối tượng học sinh không được “bỏ rơi’’một học sinh nào.
Luyện tập cách quan sát và suy nghĩ về việc học của học sinh trong giờ học, có khả năng phán đoán nhạy cảm, chính xác để điều chỉnh việc dạy học phù hợp việc học của học sinh.
Thay đổi cách nhìn, cách suy nghĩ và cảm nhận của giáo viên về học sinh trong từng hoàn cảnh khác nhau.
Hình thành thói quen lắng nghe lẫn nhau; rèn luyện cách chia sẽ ý kiến, từ đó hoàn thành mối quan hệ đồng nghiệp thân thiện, cộng tác và học tập lẫn nhau.
Suy ngẫm, thảo luận về bài giảng minh họa
Đây là công việc có ý nghĩa quan trọng trong sinh hoạt chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn, tổ trưởng chuyên môn cần phát huy được vai trò, năng lực của người chủ trì, động viên toàn bộ giáo viên trong tổ tham gia đóng góp ý kiến cho bài giảng minh họa, cần nhấn mạnh những điểm nổi bật và không xếp loại giờ dạy.
Áp dụng 
Trên cơ sở bài giảng minh họa giáo viên nghiên cứu vận dụng, kiểm nghiệm những vấn đề đã được dự giờ và thảo luận, suy ngẫm áp dụng vào bài học hằng ngày cho phù hợp, đạt hiệu quả tốt.
*Sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề 
Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức học tập, chia sẻ trao đổi thông tin giữa các giáo viên để mọi người có cơ hội lựa chọn những thông tin cần thiết cho công việc của mình, tạo động lực làm việc cho giáo viên, phát huy vai trò tự chủ của giáo viên trong chuyên môn.
Phát huy tốt vai trò của tổ chuyên môn, phân công nhiệm vụ hợp lý, phát huy tối đa năng lực tiềm tàng vai trò của mỗi giáo viên trong tổ, trong nhà trường; tăng cường khả năng làm việc.
Tăng cường quá trình tự học, tự bồi dưỡng, động viên khuyến khích viết sáng kiến kinh nghiệm. Đặc biệt coi trọng và đề cao những năng lực giáo viên trong giảng dạy và giáo dục.
Xây dựng các chuyên đề sinh hoạt ở tổ chuyên môn
Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm của năm học của Sở giáo dục, Phòng giáo dục, căn cứ tình hình thực tế của trường và tổ chuyên môn, tổ chuyên môn xây dựng nội dung sinh hoạt chuyên đề, nội dung sinh hoạt chuyên đề cần bám sát vào định hướng đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá có tính khả thi.
Tổ chuyên môn phân công giáo viên (nhóm giáo viên) nghiên cứu và báo cáo chuyên đề, quy trình nghiên cứu chuyên đề ở tổ chuyên môn cần phải trải qua ba giai đoạn: lập kế hoạch, triển khai kế hoạch, phân tích và chiêm nghiệm. Ở từng giai đoạn tổ chuyên môn yêu cầu giáo viên, nhóm nghiên cứu phải có những hoạt động cụ thể.
Để các hoạt động sinh hoạt chuyên đề ở tổ chuyên môn được thuận lợi, khả thi và tranh thủ được các nguồn lực cần thiết từ nhà trường tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch sinh hoạt chuyên đề và trình lãnh đạo nhà trường phê duyệt ngay từ đầu năm học. Kế hoạch chuyên đề phải trình bày rõ ràng về thời gian, nội dung (mục tiêu, chủ đề, hình thức, tài lệu), nhân lực (người phụ trách, người thực hiện, người hỗ trợ), địa điểm, thành phần tham dự
Để tổ chức một hoạt động chuyên đề có hiệu quả, yêu cầu bắt buộc phải thiết kế được các hoạt động một cách khoa học theo các bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị. Dự kiến nội dung công việc, tiến trình hoạt động. Dự kiến những phương tiện, thiết bị cần cho hoạt đông. Dự kiến nhiệm vụ của từng thành viên và thời gian hoàn thành công việc.
Bước 2: Điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề:
Tổ chuyên môn điều hành buổi sinh hoạt chuyên đề : Xác định rõ mục tiêu của buổi sinh hoạt, công bố chương trình, cách triển khai, định hướng thảo luận rõ ràng, nêu rõ nguyên tắc làm việc, khêu gợi các ý kiến phát biểu của đồng nghiệp; biết chẻ nhỏ các vấn đề thảo luận băng những câu hỏi dẫn dắt hợp lý, lắng nghe, tôn trọng các ý kiến phát biểu.
Bước 3: Kết thúc buổi sinh hoạt chuyên đề
Tổ chuyên môn đánh giá những ưu diểm và tồn tại của chuyên đề, phương hướng triển khai vận dụng kết quả của chuyên đề vào thực tế giảng dạy.
3.Nội dung và hình thức của giải pháp
a.Mục tiêu của giải pháp
*Cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo đến thực hiện, xây dựng kế hoạch và nội dung sinh hoạt chuyên môn cho cả năm học, thường xuyên kiểm tra đôn đốc để đảm bảo chất lượng và hiệu quả.
*Phân công, phân nhiệm các tổ trưởng, giáo viên dạy các khối lớp phù hợp với chuyên môn và kinh nghiệm giảng dạy để phát huy năng lực từng thành viên.
*Bồi dưỡng kỹ năng quản lý tổ chuyên môn ở trường tiểu học về chức năng, nhiệm vụ và nội dung quản lý của tổ trưởng chuyên môn, về xử lý các tình huống sư phạm của tổ chuyên môn trong hoạt động quản lý tổ chuyên môn
Chia sẽ tầm nhìn, giúp người tham gia nhận thức ý nghĩa quan trọng sinh hoạt chuyên môn mới.
Sinh hoạt chuyên môn là một quá trình các giáo viên tham gia và các khâu từ chuẩn bị, thiết kê bài học sáng tạo, dạy thử nghiệm, dự giờ suy ngẫm và chia sẽ các ý kiến sâu sắc về những gì đã diễn ra trong việc học của học sinh.Đây là hoạt động học tập lẫn nhau, học tập trong thực tế, là nơi thử nghiệm, trải nghiệm cái mới là nơi kết nối lý thuyết với thực hành. Trong quá trình học tập đó, giáo viên sẽ học được nhiều điều để phát triển năng lực chuyên môn mới.Để đạt đươc mục đích đó giáo viên cần biết:Học cách quan sát tinh tế, nhạy cảm của học sinh, hình thành khả năng quan sát, phán đoán và phản ứng trước thông tin thu được về học sinh. Đây là một năng lực mới đặc biệt quan trọng đối với giáo viên.
Đề ra và thực hiện các nguyên tắc chung để đảm bảo việc sinh hoạt chuyên môn đạt hiệu quả:Coi việc sinh hoạt chuyên môn là trụ cột, là chính sách quan trọng nhất
Hiểu rõ tầm quan trọng và cùng nhau nhất trí quyết tâm thực hiện.Có sự hỗ trợ cụ thể, thường xuyên từ các cấp quản lý. Vận dụng, trải nghiệm những ý tưởng sáng tạo, những hiểu biết mới.
Thực hiện theo hai giai đoạn và thực hiện liên tụcđó là: thứ nhất là hình thành cách dự giờ, suy ngẫm mới, xây dựng quan hệ đồng nghiệp mới. Thứ hai tập trung phân tích các nguyên nhân, các mối quan hệ trong giờ học và tìm ra biện pháp cải tiến và nâng cao chất lượng bài học.
Khuyến khích sự chủ động tìm tòi, sáng tạo của tất cả giáo viên khi chuẩn bị bài dạy minh họa và áp dụng vào việc dạy học hằng ngày.Chỉ quan sát suy ngẫm về việc học và các vấn đề liên quan đến việc học của học sinh 
Xây dựng và thực thi kế hoạch hoạt động.
Bước 1:Chuẩn bị bài dạy minh họa:phân công người dạy, chuẩn bị bài dạy.Yêu cầu bài dạy minh họa phải có tính sáng tạo.
Bước 2: Tiến hành bài học và dự giờ:là bước để giáo viên dạy minh họa và các giáo viên dự giờ, thu thập thông tinđể chuẩn bị cho việc suy ngẫm và chia sẻ
Bước 3: Suy ngẫm và thảo luận bài học: Suy ngẫm và và chia sẻ các ý kiến của giáo viên về bài học sau khi dự giờ là đặc biệt quan trọng, là công việc ý nghĩa quan trọng nhất trong chuyên môn, là yếu tố quyết định chất lượng và hiệu quả của sinh hoạt chuyên môn. Vì suy ngẫm gắn liền với thảo luận và chia sẻ ý kiến. Các ý kến đưa ra nhiều hay ít, tinh tế sâu sâu hay hời hợt và nông cạn sẽ quyết định hiệu quả học tập, phát triển năng lực của tất cả những người tham gia sinh hoạt chuyên môn. Tuy đây là khâu khó và phức tạp nhất nhưng đặc biệt thú vị rất cần có tinh thần cộng tác, xây của người tham gia đặc biệt là vai trò năng lực của người chủ trìBước 4: Áp dụng vào dạy học thực tế hằng ngày. Đây là bước gián tiếp, không nằm trực tiếp trong quy trình sinh hoạt chuyên môn. Tuy nhiên nó không tách rời việc sinh hoạt chuyên môn, giáo viên sẽ nghiên cứu, vận dụng, kiểm nghiệm những gì đã học trong sinh hoạt chuyên môn hoặc áp dụng và tự đúc rút thêm những vấn đề thắc mắc.Trên cơ sở đó tiếp tục tìm tòi trongtrong sinh hoạt chuyên môn hoặc áp dụng vào các giờ dạy hằng ngày của mình.
b. Nội dung và cách thực hiện giải pháp, biện pháp
*Xây dựng các chiến lược hành động để thực hiện chuyên môn mới thành công
* Đối với hiệu trưởng: Chia sẻ tầm nhìn với giáo viên. Giúp giáo viên nhận thấy những vấn đề về giờ dạy. Xây dựng kế hoạch tổ chức chuyên môn tại trường. Tạo tâm lý thoải mái cho giáo viên. Thay đổi thói quen quan sát, thu nhận thông tin khi dự giờ. Xây dựng mối quan hệ lắng nghe trong khi chia sẻ, suy ngẫm về bài học. Phá vỡ thói quen chia sẽ cũ có tính chất tiêu cực. Kiên định đối với sinh hoạt chuyên môn mới
* Đối với phó hiệu trưởng:
Lên kế hoạch sinh hoạt chuyên môn hàng năm, điều chỉnh lịch sinh hoạt chuyên môn. Chịu trách nhiệm tổ chức, điều hành sinh hoạt chuyên môn. Gương mẫu đi đầuthự hiện giờ dạy minh họa. Thuyết phục, động viên và nhắc nhở giáo viên khác tích cực tham gia sinh hoạt chuyên môn. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của sinh hoat chuyên môn mới. Tổ trường chuyên môn và giáo viên cốt cán. Trực tiếp cùng giáo viên dạy minh họa chuẩn bị bài dạy. Làm nòng cốt khi thảo luận trong sinh hoạt chuyên môn và hiện thực hóa hiệu quả sinh hoạt chuyên môn trong các bài học hang ngày. Truyền đạt sự đồng thuận và quyết định của nhà trường cho tổ khối của mình cũng như truyền đạt lại các ý kiến của giáo viên cho các nhóm khác.
*Đối với giáo viên: Tất cả các giáo viên đều phải được tham gia sinh hoạt chuyên môn vì mục đích của sinh hoạt chuyên môn mới là xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa cá thành viên trong nhà trường và tạo cơ hội học tập cho tất cả mọi người.Tích cực chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp chuẩn bị bài dạy minh họa. Học rèn luyện để có cách quan sát, thu nhận thông tin đầy đủ trong từng hoạt động học tập của học sinh và hỗ trợ học sinh trong giờ học.Giáo viên cần thể hiện ý thức lắng nghe đồng nghiệp trong khi chia sẻ ý kiến. Các ý kiến tập trung xoay quanh ý định của giáo viên và việc tham gia vào hoạt động của học sinh.Nói lên được những điều học được từ giáo viên dạy và từ hoạt động học tập của học sinh trong giời học và những vấn đề giáo viên dự cần làm rõ. Lần lượt từng người phát biểu ý kiến chia sẻ tái tạo lại các tình huống học tập của học sinh. Biết rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân sau khi chia sẻ và suy ngẫm. 
Qua trải ghiệm thực tế chỉ đạo tổ chuyên môn đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ, tôi nhận thấy: những giáo viên có ý thức trách nhiệm cao trong công việc, tâm huyết với nghề thì không bao lâu sẽ thành đạt trong lĩnh vực chuyên môn. Vì thế, trong chỉ đạo sinh hoạt tổ chuyên môn cũng như trong giảng dạy mỗi cán bộ quản lí và giáo viên cần thực hiện các vấn đề sau:
Ban giám hiệu nhà trường cần cải tiến cách quản lý từ khâu chỉ đạo dến khâu thực hiện, xây dựng kế hoạch trên cơ sở của tổ chuyên môn, chuyên môn trường. đồng thời, biết thống nhất nội dung cần sinh hoạt có quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn nội dung và hình thức sinh hoạt chuyên môn (tổ, trường, cụm trường) cho phù hợp và phong phú, đa dạng và sinh động hơn.
Bồi dưỡng năng lực điều hành cho đội ngũ tổ trưởng 
Ban giám hiệu cần quản lý chặt chẽ nội dung các buổi sinh hoạt chuyên môn, tùy theo hình thức thực tế của nhà trường hay từng khối lớp để có sự hướng dẫn định hướng nội dung sinh hoạt chuyên môn phù hợp.
Sinh hoạt chuyên môn nhằm giúp giáo viên mạnh dạn vận dụng đổi mới phương pháp dạy học, biết điều chỉnh hoạt động học một cách hợp lý nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo chiếm lĩnh kiến thức của hoc sinh.
Đội ngũ tổ khối trưởng từ khối 1 đến khối 5 thường xuyên ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác giảng dạy, dự giờ thao giảng chuyên đề hay tập huấn được đưa vào sử dụng làm công cụ hữu ích cho công tác chuyên mô

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_mot_vai_kinh_nghiem_nang_cao_nang_luc.doc