PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nâng cao chất lượng giáo dục qua tiết
sinh hoạt dưới cờ
1.1. Cơ sở lý luận
Nghị quyết số: 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung
ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ:
Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình
thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định
hướng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú
trọng giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học,
năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả
năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời, .
Một trong những nhiệm vụ, giải pháp đó là tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và
đồng bộ các yếu tố cơ bản của giáo dục, đào tạo theo hướng coi trọng phát triển
phẩm chất, năng lực của người học, trong đó: Tập trung dạy cách học, cách
nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri
thức, kỹ năng, phát triển năng lực. Chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức
hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, .
Đổi mới từ cách tiếp cận của học sinh: Bên cạnh việc khai thác tối đa
phương tiện kỹ thuật hỗ trợ, nhà trường cần tăng cường các buổi học ngoại
khóa, học nhóm, tổ chức các buổi seminar, thảo luận theo từng chủ đề.
Từ một số nội dung Nghị quyết trên, ta thấy đổi mới hoạt động tập thể vô
cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới giáo dục. Trong đó, tiết sinh hoạt dưới
cờ - một tiết học đặc biệt, bắt đầu một tuần học mới, có tính chất định hướng tổ
chức hoạt động cho một tuần học mới của toàn trường lại càng cần được quan tâm.
Tiết sinh hoạt dưới cờ là tiết học được quy định trong chương trình giáo
dục hiện hành. Trong tiết sinh hoạt dưới cờ, có mặt lãnh đạo nhà trường, đại
diện các tổ chức đoàn thể, giáo viên chủ nhiệm và và học sinh toàn trường, có sự
tương tác giữa lãnh đạo nhà trường, giáo viên và học sinh.
017: Bằng phương pháp phỏng vấn lãnh đạo trường THPT Hoàng Mai 2, các giáo viên đã từng hợp đồng tại trường và học sinh, tôi được biết: Năm học 2016 – 2017, tiết sinh hoạt dưới cờ chỉ hoàn toàn đơn thuần là tổng kết hoạt động và phổ biến kế hoạch tuần. Sau phần thực hiện Nghi thức, giáo viên chủ nhiệm lớp trực tuần lên đọc bản nhận xét, xếp loại tuần cũ căn cứ vào sổ đầu bài và sổ của đội Cờ đỏ. Tiếp đó, Đại diện Ban Giám hiệu Nhà trường lên tổng kết nhấn mạnh lại những vấn đề quan trọng và nhận xét bổ sung tất cả các hoạt động trong Nhà trường tuần đó, đồng thời phổ biến công tác tuần mới. Do Đoàn trường không có giáo viên kiêm nhiệm, học sinh trong Ban Chấp hành không có kinh nghiệm lãnh đạo và tổ chức các hoạt động Đoàn; đội ngũ giáo viên hợp đồng tâm lý chưa ổn định, số lượng ít, đời sống khó khăn nên hầu như cũng ít hỗ trợ cho hoạt động Đoàn. Đồng thời. chất 8 lượng đầu rất thấp nên hầu hết đoàn viên thanh niên bị động, ít kỹ năng mềm, dẫn đến tiết sinh hoạt dưới cờ thật sự tẻ nhạt, kém hấp dẫn. Cách tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ năm học 2017 – 2018 đã giúp học sinh được tiếp cận với nhiều vấn đề mới. Các em được thể hiện sự hiểu biết của mình qua việc trả lời các câu hỏi, vui vẻ hứng khởi khi được nhận quà. Qua đó, MC có thể truyền tải kiến thức cho đoàn viên thanh niên (ĐVTN) toàn trường một cách dễ nhớ nhất. Sự trả lời tự nhiên của học sinh, nhiều khi có yếu tố bất ngờ tạo nên không khí vui vẻ, thoái mái của tiết sinh hoạt. Ngoài ra, học sinh được nghe trao đổi từ những người trong cuộc (các thầy từng tham gia quân đội kể chuyện, các chú Công An tuyên truyền phổ biến pháp luật, ...) giúp các em hiểu sâu sắc hơn. Đồng thời, một số tiết mục văn nghệ từ đội văn nghệ Đoàn trường tạo nên sự tươi vui, thoải mái cho người thưởng thức để bắt đầu một ngày học mới, tuần học mới. Nhận định về mặt ưu điểm như trên của bản thân tác giả cơ bản trùng với kết quả điều tra 200 học sinh, thể hiện ở bảng 2.2, 2.3 và 2.4: Hình 2.1: Hoạt động Kỷ niệm ngày 09/01 năm học 2017 - 2018 “3 tốt” Hình 2.2: Hoạt động mừng ngày Quốc tế Phụ nữ năm học 2017 - 2018 9 Từ bảng 2.2 ta thấy, ĐVTN khá hài lòng với nội dung và hình thức tổ chức tiết SHDC với tỉ lệ đánh giá mức độ khá cao nhất (nội dung: 52,5%, hình thức: 51,5%), mức độ tốt về nội dung là 14%, hình thức là 20%. Riêng mức Trung bình vẫn còn cao (nội dung: 33,5%, hình thức: 31%) và hầu như rơi vào các bạn HS khối 10. Điều này dễ hiểu vì có 140/200 ĐVTN được điều tra là HS khối 11 và khối 12 (HS khối 12 là HS trường THPT Bắc Quỳnh Lưu cũ tiếp tục học ở trường), chưa được tiếp cận với cách tổ chức các hoạt động các chủ điểm ở năm học trước, còn HS khối 10 đa số đánh giá ở mức trung bình vì tiết SHDC chưa có sự thay đổi lớn về nội dung và hình thức so với nhiều trường cấp 2 mà các em đã tham gia học. Không thích Bình thường Thích Rất thích Số lượng 2 78 115 5 Tỉ lệ % 1 39,0 57,6 2,5 Từ bảng 2.3, 2.4 ta thấy, có một lượng không nhỏ ĐVTN cảm thấy không thích (1%), bình thường (39,0%) khi tham dự tiết SHDC chứng tỏ tiết SHDC năm học 2017 - 2018 chưa đủ sức hấp dẫn, thu hút ĐVTN. Điều thật sự rất đáng lo ngại khi khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động của ĐVTN hầu như ở mức trung bình hoặc yếu (tổng chiếm 85,5%) Yếu TB Khá Tốt SL % SL % SL % SL % Nội dung 0 0 67 33,5 105 52,5 28 14,0 Hình thức 0 0 62 31,0 98 49,0 40 20,0 Yếu TB Khá Tốt Số lượng 47 124 20 9 Tỉ lệ % 23,5 62,0 10 4,5 Bảng 2.2: Mức độ đánh giá của ĐVTN về sự đa dạng, hấp dẫn của tiết SHDC năm học 2017 - 2018 Bảng 2.3: Cảm nhận của ĐVTN khi tham dự tiết SHDC năm học 2017 - 2018 Bảng 2.4: Khả năng tham gia hoạt của ĐVTN trong tiết SHDC năm học 2017 - 2018 Mức độ 0 0 0 0 Yếu tố 0 0 0 0 10 Qua bảng 2.1, 2.4 và kinh nghiệm bản thân, tác giả nhận thấy: Đoàn viên thanh niên là trung tâm của mọi hoạt động động giáo dục, tuy nhiên việc tổ chức tiết SHDC năm học 2017 – 2018 chưa thể hiện được điều này. Thứ nhất, đối với hoạt động chủ điểm: Việc chuẩn bị nội dung, dẫn chương trình đều do giáo viên đảm nhận, các tiết mục văn nghệ đều do đội văn nghệ Đoàn trường thể hiện. Hầu hết ĐVTN là người thụ hưởng thành quả hoạt động một cách bị động. Vì vậy, nhiều học sinh chưa được thể hiện được năng lực của mình, chưa được tham gia tổ chức, chưa được nói lên tiếng nói của mình (qua tâm tư, tình cảm hay thắc mắc), chưa được rèn luyện nhiều kỹ năng sống. Các em thiếu những điều vô cùng đối với một đoàn viên thanh niên thời đại mới theo tinh thần của đổi mới giáo dục hiện nay. Thứ hai, với tần xuất chỉ mỗi tháng một chủ điểm, còn 3 – 4 tuần còn lại của tháng thì hoạt động sinh hoạt dưới cờ cũng chỉ là tống kết hoạt động và thông báo kế hoạch tuần. Vì thế, nội dung cần giáo dục cho học sinh thực hiện còn ít. Về hình thức, chúng ta thấy chủ yếu là tương tác dạng hỏi đáp, nói chuyện, chưa thực sự phong phú. Như vậy, việc tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ ở năm học 2017 – 2018 đã có những chuyển biến, bước đầu mang lại sự thích thú, giáo dục một số kiến thức và kỹ năng cho học sinh, tuy nhiên chưa đáp ứng được nhu cầu của ĐVTN và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới giáo dục. Điều này đặt ra nhiệm vụ cho Nhà trường, Đoàn trường cần tiếp tục nghiên cứu để đổi mới nội dung và hình thức tổ chức tiết SHDC để đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn. 3. Đề xuất giải pháp đổi mới nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ tại trường THPT Hoàng Mai 2 Từ thực trạng tổ chức tiết SHDC tại trường THPT Hoàng Mai 2 năm học 2017 – 2018 và mục tiêu giáo dục của Nhà trường, Đoàn trường, trách nhiệm và mong muốn của bản thân, với tư cách là cấp ủy chỉ đạo phong trào Đoàn năm Hình 2.3: ĐVTN năm học 2017 – 2018 chưa thật sự tự tin trong tiết SHDC 11 học 2018 – 2019 và Bí thư Đoàn trường năm học 2019 – 2020, tác giả đã nghiên cứu, chỉ đạo và thực hiện đổi mới tiết SHDC tại trường THPT Hoàng Mai 2 như sau: Về Tổng kết và phổ biến công tác tuần: Năm học 2017 - 2018, nội dung này bắt buộc có, chi tiết, đầy đủ và đều có sự tham gia triển khai của đại diện Đoàn trường và Ban Giám hiệu, chỉ trừ buổi sinh hoạt chủ điểm thì chỉ cần một vị đại diện. Từ năm học 2018 – 2019, nội dung này chỉ gắn gọn, súc tích trong vòng 10 phút. Đối với tuần có hoạt động chủ điểm, Nhà trường không triển khai nội dung này mà phát thông báo kết quả thi đua, những điều lưu ý trong đánh giá tuần cũ và kế hoạch tuần mới về tập thể lớp. GVCN và Cán bộ lớp hoặc Cán bộ chi đoàn sẽ niêm yết tại bảng tin của lớp và phổ biến vào giờ sinh hoạt 10 phút đầu buổi của sáng thứ 3. Đoàn trường niêm yết tại bản tin thông báo của Đoàn trường. Sự thay đổi này vẫn đảm bảo thông tin cần thiết đến học sinh, đồng thời dành nhiều thời gian để tổ chức các hoạt động khác. Về các hoạt động chủ điểm: Mỗi tháng xác định một chủ điểm, cơ bản để chào mừng ngày lễ lớn trong tháng, các tháng 9, 10, 2,4 có sự thay đổi chủ đề khác nhau giữa các năm, cụ thể như sau: Tháng Nội dung Hình thức Mô tả khái quát 9 Tuyên truyền phổ biến Pháp luật (một số vấn đề trọng tâm trong Luật giao thông đường bộ và Luật An ninh mạng) - Sân khấu hóa - Tuyên truyền Mời cán bộ Công An thị xã tuyên truyền. - Diễn 1 tình huống (5 phút) do 1 lớp được phân công. - Chuyên gia trình bày (lồng ghép hỏi đáp – có quà) - Đại diện lớp ký cam kết. 10 Tìm hiểu về Bình đẳng giới Cuộc thi Thành lập 3 đội thi thuộc 3 khối. Gồm các phần: Chào hỏi, kiến thức, Tài năng (vẽ tranh – kèm thuyết trình), chung sức (khán giả tiếp sức). 11 Mái trường tôi yêu Cuộc thi - Trình bày cảm nhận sinh về trường, lớp, người GV, bạn học, ... mà bạn yêu quý thông qua hùng biện, kể chuyện, tiểu phẩm (tùy lớp). - Các lớp (4 – 5 lớp) được lựa Bảng 3.1: Chủ điểm SHDC năm học 2018 – 2019 12 chọn vào đã qua vòng sơ khảo. 12 Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐND VN). Giao lưu, kể chuyện Mời giáo viên trong trường đã từng tham gia quân ngũ giao lưu. HS sẽ trực tiếp đặt câu hỏi cho các GV (chứ không phải do BTC chuẩn bị sẵn). MC là HS. 1 Kỷ niệm ngày Học sinh sinh viên (Lịch sử ngày 09/01. Tuyên dương học sinh “3 tốt”) Cuộc thi Thi giữa 3 đội thuộc 3 khối. Điểm đổi mới là các đội sẽ tự soạn gói câu hỏi (có số dư) gửi lên Đoàn trường, ĐT sẽ lựa chọn để các gói câu hỏi vừa hay, chính xác và không trùng lặp. Tại buổi SHDC, các đội sẽ tự đặt câu hỏi cho nhau. MC là HS. Tổng kết phong trào và tặng quà học sinh “3 tốt” 2 Mừng Đảng mừng Xuân Hỏi đáp - Có 2 tiết mục hát về Đảng CSVN mở đầu chương trình. - Phần 1: 7 câu hỏi về lịch sử Đảng (người trả lời là người giải thích thêm về sự kiện liên quan đến câu hỏi dựa vào hiểu biết của mình), Chương trình có cố vấn là GV dạy Sử. - Phần 2: 5 câu hỏi nhạc về Đảng, mùa xuân đất nước: Sau khi nghe một đoạn nhạc, HS trả lời tên và hát lại 1 doạn trong bài hát đó mới được nhận quà. 3 Mừng ngày Quốc tế phụ nữ. (Hoạt động 26/3 tổ chức buổi riêng) - Sân khấu hóa - Giao lưu Hình ảnh về ngày phụ nữ Việt Nam sẽ được 2 lớp (xung phong) thể hiện qua 2 tiểu phẩm (về mẹ và về cô giáo). Sau đó MC (là HS) sẽ tương tác với một số ĐVTN, từ đó gửi gắm thông điệp nhằm giáo dục ĐVTN. 4 Giáo dục kỹ năng sống (KN đặt ra Chuyên gia trình bày - Mời diễn giả - Tăng cường tương tác để phát 13 các giới hạn và quyết định) hiện vấn đề, quan điểm của HS. 5 Thanh niên học tập và làm tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh Kể chuyện Học sinh các lớp trong 1 khối (mỗi năm mỗi khối khác nhau) sẽ kể chuyện về Bác. (Trước đó, có sự góp ý, tập duyệt của ĐT) Tháng Nội dung Hình thức Mô tả khái quát 9 Học tập vì ngày mai lập nghiệp Giao lưu - Trò chơi ô chữ liên quan học tập (về xác định mục tiêu, phương pháp, yếu tố ảnh hưởng, ...) - Trao đổi phương pháp học tập (01 HS có thành tích học tập tiêu biểu) - Giải đáp một số vấn đề liên quan phương pháp học tập của HS (GV trả lời) 10 Giáo dục sức khỏe sinh sản - Chuyên gia trình bày - Tương tác, thực hành - Mời cán bộ phụ trách dân số thị xã trình bày theo nội dung và hình thức trường đề xuất. - HS được mời lên thực hiện một số thao tác, trình bày quan điểm. - Nhiều câu hỏi được lồng ghép, có quà. 11 Mái trường tôi yêu Cuộc thi - Trình bày cảm nhận sinh về trường, lớp, người GV, bạn học, ... mà bạn yêu quý thông qua hùng biện, kể chuyện, tiểu phẩm (tùy lớp). - Các lớp (4 – 5 lớp) được lựa chọn vào đã qua vòng sơ khảo. 12 Cuộc thi “Tôi là Cuộc thi lồng Các thí sinh (đã qua vòng loại) Bảng 3.2: Chủ điểm SHDC học kỳ I năm học 2019 – 2020 14 người dẫn chương trình” Kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN. ghép giao lưu sẽ thi dẫn chương trình giao lưu Kỷ niệm ngày thành lập QĐND VN theo kịch bản của một chương trình giao lưu, Khách mời là GV trong trường đã từng tham gia quân ngũ. 1 Tuyên truyền phổ biến Pháp luật (về ATGT và phòng, chống vi phạm về pháo) Tuyên truyền, sân khấu hóa Mời cán bộ Công An thị xã tuyên truyền. - Diễn 1 tình huống (5 phút) do 1 lớp được phân công. - Chuyên gia trình bày (lồng ghép hỏi đáp – có quà) - Đại diện lớp ký cam kết. Đối chiếu bảng 3.1, 3.2 và bảng 2.1 ta thấy: Hoạt động chủ điểm ở năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020 có thay đổi rõ rệt so với năm học 2017 – 2018. Nếu ở năm học 2017 – 2018, các hoạt động được tổ chức chủ yếu theo dạng hỏi đáp với nội dung đơn giản hơn thì năm học 2018 – 2019 và 2019 – 2020 các hoạt động có nội dung trong mỗi chủ điểm đa dạng hơn, tổ chức công phu hơn dưới dạng các cuộc thi, sân khấu hóa. Có những hoạt động đặc thù là tuyên truyền thì tăng tính tương tác hơn, Cách tổ chức này giống như hoạt động khóa khóa, vừa hấp dẫn, tạo sự thích thú, hứng khởi cho học sinh ngày mà không phải huy động học sinh tham gia một buổi riêng, tiết riêng, lại đảm bảo học sinh có mặt đầy đủ, nghiêm túc. Trong các hoạt động, tăng cường sự tham gia của học sinh. Người dẫn chương trình là học sinh, các tiết mục văn nghệ, tiểu phẩm từ đội văn nghệ của các lớp, câu hỏi cũng do học sinh biên soạn, nêu Hình 3.1: Chủ điểm Tìm hiểu về Bình đẳng giới 15 lên. Điều này đã phát huy được tính tích cực của HS, nêu cao trách nhiệm trong công việc tập thể cho HS ; rèn luyện kỹ năng sống (đặc biệt kỹ năng hợp tác, thuyết trình) đồng thời phát hiện tài năng và phát huy năng lực học sinh. Đối chiếu bảng 3.2 và 3.1 ta thấy: Có sự thay đổi chủ điểm giữa các năm, hoặc nếu cùng một chủ điểm thì có cách tổ chức thay đổi theo hướng công phu hơn. Điều này, chứng tỏ Đoàn trường THPT Hoàng Mai 2 luôn có sự đổi mới trong tổ chức tiết SHDC tạo nên sự hấp dẫn, bất ngờ cho ĐVTN, đồng thời vẫn đảm bảo truyền tải thông điệp cần giáo dục tới ĐVTN. Hình 3.4: Chủ điểm giáo dục kỹ năng sống Năm học 2017 – 2018 Năm học 2018 – 2019 Năm học 2019– 2020 Hình 3.3: Chủ điểm tuyên truyền phổ biến pháp luật Năm học 2017 – 2018 Năm học 2019 – 2020 Hình 3.2: Chủ điểm Kỷ niệm Ngày thành lập QĐND VN Năm học 2017 – 2018 Năm học 2019 – 2020 16 Về các hoạt động các tuần khác không phải chủ điểm: Mỗi tuần lựa chọn một vấn đề để giáo dục HS. Các tuần này nội dung và hình thức tổ chức đơn giản hơn so với các chủ điểm. Trong đó, luôn có 1 tiết mục văn nghệ (hát, nhảy) mở màn đến từ các chi đoàn. Nội dung này Đoàn trường đưa vào đánh giá xếp loại chi đoàn nên các chi đoàn tham gia đầy đủ. Lúc đầu là do bắt buộc, nhưng sau khi chi đoàn đầu tiên thể hiện thành công thì các chi đoàn khác đều hào hứng, mong nhanh đến lượt chi đoàn mình thể hiện vì “màu cờ sắc áo” của chi đoàn mình, nội dung các bài hát có thể về quê hương đất nước, tuổi trẻ, tình bạn, tình yêu học đường nên các bạn ĐVTN rất thích thú. Tiếp sau đó là một trong những nhóm nội dung sau: + Giáo dục kỹ năng sống: Mỗi tháng chọn 1 nội dung để giáo dục (ngoài tháng có chủ điểm là giáo dục kỹ năng sống). Ưu tiên lựa chọn các kỹ năng gần gũi với HS như: nhóm kỹ năng sống trong trường học (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xác định hệ quả hành vi, kỹ năng lựa chọn hành vi, kỹ năng làm chủ, kỹ năng thư giãn, kỹ năng nhận diện cảm xúc), nhóm kỹ năng trong gia đình – xã hội (kỹ năng sử dụng mạng xã hội, kỹ năng phòng chống đuối nước, kỹ năng thoát hiểm, .). Giáo viên trong trường có nghiệp vụ tốt (ở trường THPT Hoàng Mai 2 thường là cán bộ Đoàn trường) sẽ là người hướng dẫn HS. Hình thức chủ yếu là diễn giải nhưng tăng yếu tố tương tác, mỗi kỹ năng đều gọi HS lên thực hiện (nếu dễ) hoặc nêu tình huống giả định để HS giải quyết. Từ đó GV chốt lại vấn đề. Đều này giúp HS nhớ lâu và tạo không khí vui vẻ, hấp dẫn. + Đố vui khoa học: Mỗi tháng cũng sẽ có một tuần cho nội dung này. Trong mỗi tuần sẽ có 15 câu hỏi đố vui thuộc 2 môn học cùng nhóm khoa học tự nhiên hoặc khoa học xã hội (chú trọng các câu hỏi gắn với đời sống). Câu hỏi do Ban Thường vụ Đoàn trường chuẩn bị, được thông qua Ban Cố vấn là những GV có kinh nghiệm của các môn liên quan. Cách làm này giúp HS vừa thể hiện kiến thức của mình qua phần trả lời, niềm vui khi có thưởng, đồng thời giúp các em thấy được ứng dụng của các môn học vào cuộc sống, từ đó kích thích sự khám phá tự nhiên, yêu khoa học hơn. + Nhóm nội dung khác: Một số trò chơi như đi xe đạp chậm, thi chạy xe vòng số 8, đi kè kheo, . hoặc cuộc thi thời trang giấy, làm sản phẩm tái chế (dụng cụ đựng bút, bình đựng hoa, .). có thể đan xen các tuần sinh hoạt. Một số môn học có câu lạc bộ có thể tổ chức hoạt động câu lạc bộ trong tiết SHDC như câu lạc bộ văn học, tiếng Anh, với nội dung và nhiều hình thức phong phú. Hướng nghiệp cũng là một nội dung mỗi năm được Nhà trường thực hiện một lần trong tiết SHDC. Ngoài ra, một số hoạt động ý nghĩa như quyên góp, ủng hộ “Nghĩa tình biên giới hải đảo”, “Tết vì người nghèo”, “Mùa đông ấm” được GV và đại diện các lớp thực hiện trước toàn trường giúp bồi đắp giá trị đạo đức cho ĐVTN, khắc sâu và lan tỏa những hình ảnh đẹp. 17 Tóm lại, có nhiều nội dung và hình thức để tổ chức tiết SHDC phù hợp với đặc thù của mỗi trường, mỗi thời điểm như tác giả đã đề xuất. Tuy nhiên, dù lựa chọn nội dung và hình thức nào, trong chỉ đạo và thực hiện đổi mới cần đảm bảo những vấn đề cốt lõi như sau: Phần tổng kết tuần và phổ biến kế hoạch: gắn gọn, chú trọng yếu tố nêu gương, có thể giảm tải tại buổi sinh hoạt chung (gửi kết quả về lớp) khi cần thiết. Quyên góp “Tết vì người nghèo” Văn nghệ từ các chi đoàn Hình 3.5: Một số hình ảnh về tiết SHDC (không phải chủ điểm) năm học 2018 – 2019, 2019 – 2020 Thi chạy xe vòng số 8 Hỏi đáp Mừng Đảng - Mừng Xuân Trao thưởng dưới cờ Giáo dục kỹ năng sống 18 Phần tổ chức các hoạt động khác: Tuần nào cũng có hoạt động riêng với các mức độ khác nhau. Mỗi tháng chọn một chủ điểm quan trọng, tiến hành dưới dạng hình thức cuộc thi, giao lưu, như các hình thức tổ chức hoạt động ngoại khóa. Với những hoạt động chủ điểm, Nhà trường có thể điều chỉnh thời gian từ 45 phút lên 1 giờ theo quy định cho phép. Các hoạt động dù đơn giản hay phức tạp đều tăng cường yếu tố tương tác, thể hiện tiếng nói của HS, tạo điều kiện để HS thực hành, để chính HS là người phát hiện và giải quyết vấn đề, GV chỉ là người hỗ trợ và hướng dẫn thêm. Nội dung phải cần thiết, gần gũi với HS, mang tính cập nhật, có tính thời sự. Về sự tham gia xây dựng nội dung: Học sinh phải chính là người tham gia xây dựng, thể hiện nội dung: từ MC, chuẩn bị văn nghệ đến việc xây dựng câu hỏi, tăng cường HS tham gia từ chi đoàn, chỉ một số hoạt động đặc thù mới lựa chọn HS thuộc đội, nhóm của Đoàn trường. Ban Tổ chức chỉ là người hướng dẫn, biên tập. Công tác chuẩn bị, kỹ thuật hỗ trợ: + Về mặt nội dung: Đoàn trường (hoặc Ban chủ trì hoạt động đối với hoạt động đặc thù) phải duyệt nội dung kỹ lưỡng, đảm bảo độ chính xác, một số hoạt động cần Ban cố vấn thì phải thông qua Ban cố vấn duyệt nội dung. Đối với các hoạt động mời chuyên gia, diễn giả, Ban Tổ chức phải xem trước nội dung để đề xuất lựa chọn nội dung cần nhấn mạnh đối với ĐVTN trường mình. + Về cách thức tổ chức: Phải được tập duyệt một cách cẩn thận. Phân công nhiệm vụ rõ ràng trước và trong quá trình thực hiện. Chuẩn bị các phương án khi có sự cố xảy ra. + Về kỹ thuật hỗ trợ: Các yếu tố như loa máy, micro, . là yếu tố phụ trợ nhưng vô cùng quan trọng. Nếu sơ suất sẽ làm giảm chất lượng chương trình, thậm chí không thực hiện được. Việc đó lặp lại nhiều lần thì chẳng những không thực hiện được nội dung cần giáo dục học sinh, đồng thời sẽ tạo sự chán nản, gấy mất hứng thú cho HS. Vì vậy, Ban tổ chức phải chuẩn bị cẩn thận, chu đáo. (Tham khảo một số tiết cụ thể ở phần Phụ lục 01) 4. Kết quả việc thực hiện đổi mới nội dung và hình thức tổ chức tiết sinh hoạt dưới cờ tại trường THPT Hoàng Mai 2 Việc thực hiện đổi mới nội dung và hình thức tổ chức tiết SHDC ở trường THPT Hoàng Mai 2 theo hướng đa dạng hóa nội dung và hình thức, tăng cường hoạt động của học sinh đã cung cấp nhiều kiến thức thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau cho ĐVTN, rèn luyện kỹ năng sống, phát huy năng lực của ĐVTN, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. 19 Về kết quả học tập: (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học: 2017 – 2018, 2018 -2019, sơ kết HKI năm học 2019 -2020 trường THPT Hoàng Mai 2) Về kết quả rèn luyện: Năm học Loại Tốt Loại khá Loại TB Loại yếu SL % SL % SL % SL % 2017-2018 317 50,96 223 35,85 73 11,74 9 1,45 2018-2019 428 55.15 269 34.67 69 8.89 10 1.29 2019-2020 472 55.20 287 33.57 75 8.77 21 2.46 (Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm học: 2017 – 2018, 2018 -2019, sơ kết HKI năm học 2019 -2020 trường THPT Hoàng Mai 2) Từ bảng 4.1 và bảng 4.2 ta thấy, kết quả học tập và rèn luyện từ năm học 2017 - 2018 đến HKI năm học 2019 – 2020 đều có sự thay đổi tích cực, cụ thể: Về học tập: Tỉ lệ học sinh có học lực Khá
Tài liệu đính kèm: