Công tác chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học:
a. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của phương tiện thiết bị giáo dục.
Thu thập những thông tin lý luận của việc sử dụng thiết bị dạy học qua tài liệu
Tổ chức học tập, nghiên cứu, trao đổi về đổi mới phương pháp dạy và học.
Trao đổi về cách tổ chức các hình thức tổ chức dạy học nhằm phát huy tính tích cự của học sinh.
b. Chỉ đạo các tổ chuyên môn tổ chức trao đổi, hướng dẫn, bồi dưỡng kỹ năng vận dụng lý luận vào thực tiễn giảng dạy của giáo viên.
Thống nhất chỉ đạo thay đổi cách trao đổi, rút kinh nghiệm và đánh giá giờ dạy của giáo viên, chú trọng đánh giá phương pháp, kỹ năng sử dụng, khai thác hiệu quả thiết bị dạy học.
Dạy mẫu, so sánh, đối chiếu, phân tích, rút kinh nghiệm việc sử dụng thiết bị dạy học. Triển khai dạy đại trà trong toàn trường.
Bồi dưỡng cho giáo viên kỹ năng sử dụng thiết bị dạy học, kỹ năng hướng dẫn học sinh khai thác kiến thức qua việc sử dụng thiết bị dạy học một cách chủ động, tích cực và sáng tạo.
c. Chỉ đạo giáo viên tự đánh giá kết quả sử dụng thiết bị dạy học của mình và đánh giá sự tích cực của học sinh trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học một cách khách quan.
Xây dựng quy chế làm việc của tổ, khối chuyên môn, cá nhân giáo viên hướng dẫn thảo luận kỹ năng thực hành sử dụng thiết bị giáo dục.
d. Tổ chức kiểm tra đánh giá xếp loại việc sử dụng thiết bị dạy học.
Kiểm tra giáo án, kế hoạch cá nhân, kiểm tra sổ trả, mượn thiết bị dạy học.
Kiểm tra qua dự giờ thăm lớp.
Kiểm tra thông qua việc quan sát, theo dõi.
Kiểm tra thông qua việc sử dụng đồ dùng của học sinh.
Kiểm tra thông qua phiếu trắc nghiệm tổng hợp (trong đó có lồng cả nội dung kiểm tra việc sử dụng thiết bị dạy học).
Theo dõi xếp loại giáo viên hàng tháng qua việc sử dụng thiết bị dạy học và hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học.
y. C¬ së vËt chÊt ®¶m b¶o cho phßng ®å dïng thiÕt bÞ tèt. - Nhµ trêng ®Æc biÖt quan t©m tíi c«ng t¸c d¹y häc cña gi¸o viªn, t¹o ®iÒu kiÖn vÒ c¬ së vËt chÊt vµ nguån vèn mua s¾m trang thiÕt bÞ cho d¹y vµ häc. - Së gi¸o dôc , phßng gi¸o dôc ®Æc biÖt quan t©m ®Çu t thiÕt bÞ ®å dïng d¹y häc , nhÊt lµ 6 n¨m thay s¸ch víi ®Çy ®ñ c¸c thiÕt bÞ cña tõng bé m«n . - DiÖn tÝch phßng ®å dïng réng r·i, s¹ch sÏ tho¸ng m¸t. Phßng cã tñ ®å dïng cho khèi líp, tõng m«n. cã gi¸ ®ùng , gi¸ treo tranh ¶nh chia theo tõng líp ,tõng m«n . - Đội ngũ đủ về số lượng đạt chuẩn về trình độ đào tạo. - Thiết bị dạy học được sử dụng nhiều và có hiệu quả qua các đợt hội giảng, hội thi giáo viên giỏi hoặc các giờ kiểm tra. - Thiết bị dạy học tự làm hoặc sưu tầm được giáo viên chuẩn bị tương đối kỹ cả về nội dung và hình thức. * Khó khăn: - Một bộ phận giáo viên: phần thì do tuổi nghề cao, phần thì còn mang nặng phong cách dạy học truyền thống, cũng có những giáo viên ngại khó - thiếu trách nhiệm nên ít chú ý đến tầm quan trọng và yêu cầu sử dụng thiết bị dạy học. - Học sinh còn nhỏ nên chưa biết cách giữ gìn và bảo quản đồ dùng học tập. - Kh«ng cã c¸n bé nh©n viªn chuyªn tr¸ch vÒ thiÕt bÞ d¹y häc mµ gi¸o viªn võa d¹y häc, võa kiªm nhiÖm nªn c«ng t¸c ®å dïng thiÕt bÞ ®å dïng d¹y häc cßn gÆp nhiÒu khã kh¨n, cßn nhiÒu h¹n chÕ . - §å dïng thiÕt bÞ phôc vô cho d¹y vµ häc ë mét sè m«n cßn thiÕu, cha ®Çy ®ñ. 7.1.3. Những kinh nghiệm thực tế, những việc đã làm của bản thân trong đổi mới và nâng cao chất lượng quản lí và sử dụng thiết bị dạy học. * Tình huống tiêu biểu liên quan đến công tác quản lí và sử dụng thiết bị dạy học. Trong quá trình sử dụng thiết bị dạy học nhiều giáo viên còn mang tính hình thức. Phiếu học tập còn nặng về sao chép, chưa phát huy hết khả năng của học sinh. Khi soạn bài giảng trình chiếu, giáo viên còn nặng nề về trang trí hình thức như hoa lá, chim muông những hình ảnh động trong bài gây sự chú ý cho học sinh, học sinh không tập trung vào bài giảng đặc biệt là khối lớp Một và Hai. Nhiều giáo viên còn lạm dụng vào trình chiếu bài giảng nhưng chưa có sự lựa chọn phù hợp vì có những bài nội dung yêu cầu về kĩ năng thực hành hay thao tác của giáo viên trên bảng lớn. Trong công tác quản lý và sử dụng thiết bị dạy học trong nhà trường, có rất nhiều tình huống về các mặt hoạt động của nhà trường xảy ra đối với cán bộ quản lý (có thể là những tình huống được dự đoán trước nhưng có nhiều tình huống xảy ra bất ngờ). Cụ thể trong công tác quản lý hoạt động dạy học ở trường Tiểu học Chấn Hưng có một số tình huống xảy ra như sau: Tình huống 1: Giáo viên dạy môn Âm nhạc xin nghỉ ốm, do nhà trường không có giáo viên để phân công dạy thay vì giáo viên đều có tiết dạy nên đã phân công giáo viên chủ nhiệm dạy thay. Khi đi dự giờ Âm nhạc cán bộ quản lý thấy nội dung của tiết dạy giáo viên truyền thụ cho học sinh rất chính xác, rõ ràng nhưng giáo viên còn lúng túng là sử dụng đàn và viết các nốt nhạc. Khi đánh giá xếp loại giờ dạy xếp giờ dạy đạt yêu cầu, đồng chí giáo viên đó đã phản đối gay gắt và cho rằng do mình dạy không chính ban nên phải có cách đánh giá, xếp loại cho hợp lí. Tình huống 2: Do điều kiện nhà trường còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn các trang thiết bị phục vụ dạy học. Đầu năm học, nhà trường đã tổ chức cuộc họp toàn thể hội cha mẹ học sinh vận động phụ huynh học sinh ủng hộ thêm tiền để mua sắm đồ dùng dạy học. Cha mẹ học sinh đồng ý ủng hộ, nhưng khi triển khai thu tiền có một số phụ huynh lại không nộp tiền. * Cách giải quyết tình huống Tình huống 1: Tôi đã giải quyết như sau Động viên giáo viên đó tích cực học tập nâng cao trình độ, tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn liên trường . Thẳng thắn đưa ra vấn đề đổi mới phương pháp dạy học ở môn Âm nhạc để tổ chuyên môn trao đổi, giúp đỡ đồng nghiệp vì giáo viên tiểu học cũng được đào tạo dạy các môn học Âm nhạc, Mĩ thuật,. Cán bộ quản lý tích cực thăm lớp, dự giờ, kiểm tra đột xuất giáo viên để từ đó nắm bắt được sự tiến bộ của giáo viên khi giảng dạy môn Âm nhạc. Tình huống 2: Tôi đã giải quyết như sau Trao đổi thống nhất quan điểm với ông trưởng ban đại diện Hội cha mẹ học sinh nhà trường, của lớp. Sau đó mời những phụ huynh học sinh đó đến nhà trường cùng trao đổi và ở đây ta nên để ông trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh của trường, của lớp có trách nhiệm giải thích cho phụ huynh học sinh, vì trong tình huống này người cán bộ quản lý chỉ là người tham mưu cho phụ huynh học sinh trong việc huy động sự đóng góp của gia đình học sinh. Ở đây ta có thể hướng cách giải thích của ông trưởng ban đại diện cha mẹ học sinh với phụ huynh học sinh đó rằng: việc thu tiền đóng góp của phụ huynh là nhằm mục đích tăng cường cơ sở vật chất cho nhà trường (Ví dụ: Hiện nay nhà trường đang thiếu và rất cần mua sắm thiết bị dạy học, hay sửa chữa một số hạng mục đang xuống cấp), qua đó giúp con em họ có điều kiện học tập tốt hơn và người được hưởng lợi chính là con em học, chứ không phải thu tiền với mục đích gì khác. Và việc mua sắm đầu tư cơ sở vật chất đó đều có sự bàn bạc thống nhất giữa hội cha mẹ học sinh với nhà trường; cuối năm nhà trường quyết toán công khai minh bạch. Với cách giải quyết như trên phụ huynh đã hiểu ra vấn đề và ủng hộ quan điểm của nhà trường. 7.1.4. Nguyên nhân thành công, nguyên nhân chưa thành công * Nguyên nhân thành công: - Ban giám hiệu đã xây dựng kế hoạch cụ thể, rõ ràng, triển khai các văn bản chỉ đạo về việc đổi mới phương pháp dạy học, làm tốt công tác tư tưởng, tạo cho giáo viên một tâm thế thoải mái để thực hiện việc đổi mới. Tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất cũng như kỹ thuật để hỗ trợ giáo viên trong quá trình thực hiện. - Có đánh giá rút kinh nghiệm, khen thưởng kịp thời. Những trường hợp làm chưa tốt thì cũng không nên phê bình, chỉ trích mà chỉ rút kinh nghiệm nhẹ nhàng và động viên họ tiếp tục thực hiện. - Trong mọi tình huống quản lý đòi hỏi người cán bộ phải có phản ứng nhanh, có cách xử lý khéo léo tế nhị và sáng tạo. Tôi luôn tự đề ra cho mình cách thức, trình tự giải quyết tình hống như sau: phải bình tĩnh, thu thập thông tin và có biện pháp làm cho các bên có liên quan cùng có thái độ hợp tác; phân tích thông tin thấu đáo đầy đủ, chính xác, toàn diện; đề xuất và hình thành phương án bằng nhiều cách khác nhau; lựa chọn phương án tối ưu phù hợp với hoàn cảnh; kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc sử lý tình huống của bản thân. * Nguyên nhân chưa thành công: - Công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên chưa được thường xuyên, chưa chú ý đến các môn học như Âm nhac, Mĩ thuật, Thể dục. - Cán bộ quản lý nên hoãn kế hoạch kiểm tra vì trường có giáo viên dạy Âm nhạc. * Bài học kinh nghiệm: - Không ngừng tham mưu cho lãnh đạo nhà trường trong việc giáo dục nâng cao nhận thức cho giáo viên về: tư tưởng, đạo đức, củng cố bồi dưỡng về tư tưởng, chính trị. Xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, nâng cao trình độ giáo viên. - Tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, nêu gương trong công tác tự học và sáng tạo. Áp dụng công nghệ thông tin trong việc quản lý hoạt động dạy học, tham gia các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, tập huấn nghiệp vụ, các lớp quản lý giáo dục phục vụ cho đơn vị. - Chú trọng công tác chỉ đạo việc tự học, tự bồi dưỡng, xây dựng phong trào tự học trở nên thường xuyên, liên tục có nền nếp và coi đây là con đường quyết định để nâng cao chất lượng dạy và học. - Đẩy mạnh công tác kiểm tra đánh giá hoạt động nhà giáo ở trường bởi đây là một hoạt động quan trọng trong quản lý trường học. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động dạy học theo định hướng dạy học bám sát Chuẩn kiến thức kĩ năng đồng thời tích cực đổi mới phương pháp dạy học và sử dụng thiết bị dạy học trong các tiết học hiệu quả sẽ nâng cao chất lượng dạy học. Việc kiểm tra, đánh giá phải thường xuyên và phải có kế hoạch, đảm bảo đúng quy định, đa dạng hóa hình thức kiểm tra và áp dụng các phương pháp kiểm tra hợp lí; quan tâm đến việc kiểm tra, đánh giá hoạt động của các tổ chuyên môn. Kiểm tra đánh giá phải đảm bảo tính pháp lý, công khai, dân chủ, khách quan, công bằng trong kiểm tra đánh giá dạy học. 7.2. KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BẢN THÂN VỀ ĐỔI MỚI CÔNG TÁC SỬ DỤNG THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC CHẤN HƯNG – HUYỆN VĨNH TƯỜNG. 7.2.1. Căn cứ xây dựng kế hoạch: Căn cứ vào mục tiêu, nội dung cơ bản của công tác quản lý thiết bị dạy học của nhà trường. Dựa vào các nguyên tắc quản lý thiết bị dạy học: Đảm bảo tính mục đích, tính phù hợp, tính kế thừa và phát triển, tính chu trình quản lý. Vận dụng hệ thống kiến thức khoa học tiếp thu được từ khóa bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý giáo dục đặc biệt là những kiến thức về lập kế hoạch, kiến thức quản lý . Xét thực tại yêu cầu về công tác quản lý thiết bị dạy học của trường Tiểu học Chấn Hưng. 7.2.2. Mục tiêu của kế hoạch: * Mục tiêu chung: - Học tập các văn bản chỉ đạo, các chỉ thị, nghị quyết của ngành. Học tập quy chế chuyên môn, hướng dẫn đánh giá xếp loại giáo viên, học sinh, công tác thanh tra, kiểm tra giáo viên trong công tác sử dụng thiết bị dạy học. - Chỉ đạo sát sao việc việc mượn, trả và sử dụng thiết bị dạy học. Chỉ đạo các tổ chức, đoàn thể, cá nhân xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch. - Bồi dưỡng, nâng cao việc sử dụng thiết bị dạy học cho giáo viên toàn trường nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học góp phần đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường - Kiểm tra tu bổ, sửa chữa và mua sắm đủ các thiết bị đáp ứng mọi hoạt động trong công tác dạy - học. - Góp phần thực hiện đổi mới phương pháp học tập, nâng cao chất lượng giáo dục của trường. - Tăng cường sự quản lý chỉ đạo khai thác sử dụng thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục tiểu học nâng cao chất lượng dạy học. * Mục tiêu cụ thể: - Lập kế hoạch chi tiết, cụ thể trong công tác quản lý và chỉ đạo sử dụng thiết bị dạy học theo tuần, tháng, năm. - Chỉ đạo kiểm kê thiết bị dạy học, có kế hoạch đề xuất Hiệu trưởng mua bổ sung. - Huy động các nguồn kinh phí để nâng cấp sửa chữa và mua sắm bổ su
Tài liệu đính kèm: