SKKN Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

SKKN Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng

Chú trọng bồi dưỡng kỹ năng dạy học cho giáo viên

Người thầy, ngoài tài năng phải hội đủ những đức tính như sự mực thước trong cuộc sống, lòng yêu nghề, tận tâm tận lực với sự nghiệp. Ở góc độ đạo đức, thầy, cô giáo phải là những người vừa có tình yêu thương, vừa nghiêm khắc với trò và với chính cả bản thân mình. Để hạn chế việc học sinh không chú ý trong lớp thì kỹ năng sư phạm của giáo viên là điều quan trọng nhất.

Tôi đã từng dự giờ học sinh cùng một lớp với hai giáo viên khác nhau dạy. Một tiết Tập đọc, học sinh học vô cùng ể oải, đa số các em không tập trung, không chú ý xây dựng bài. Nhiều em còn làm việc riêng. Đa số các em đọc nhỏ, nhiều em đọc dưới lớp còn không nghe được. Giáo viên phải rất vất vả để ổn định lớp và giảng bài. Khi tổ chức hoạt động nhóm nhỏ, các em hầu như không hợp tác để làm việc với nhau, giáo viên thì gần như phải hét lên để dạy, để nhắc em này, để nạt em kia, giáo viên rất vất vả mà hiệu quả tiết dạy không như mong muốn. Mọi người đánh giá học sinh lớp này yếu quá, lì quá. Thế nhưng điều hoàn toàn ngược lại với một tiết Tiếng Anh ngay sau đó. Giáo viên Tiếng Anh trường tôi là một người có kỹ năng sư phạm tốt. Cô giáo rất sáng tạo trong bài dạy, tất cả các hoạt động dạy học đều được cô thiết kế một cách hợp lý. Học sinh lúc này thật sự thích thú. Các em linh hoạt hẳn lên. Các em phối hợp với bạn, với cô vô cùng tốt. Tất cả các em tham gia tiết học một cách hứng thú, sôi nổi và đầy sáng tạo. Các em đọc bài, trả lời câu hỏi to, rõ và rất hay, rất đúng. Các em làm việc theo nhóm và cặp đôi hiệu quả trong hoạt động thực hành. Tiết học đã kết thúc mà dường như em nào cũng đang đầy hứng thú và muốn học mãi. Tôi nhận thấy tất cả các em đều ngoan, đều vui và đều giỏi. Không một em nào không bị cuốn vào các hoạt động học tập và các yêu cầu cô đưa ra. Các em làm gì có thời gian để nói chuyện riêng, để chọc phá bạn, để quay lên quay xuống. Các em tích cực, tự giác để khai thác bài học và chủ động bày tỏ ý kiến, hỏi, nói, đối thoại với cô. Tiết học đã làm cho tất cả các thầy cô đều thấy vui và đều nhận ra rằng. Kỹ năng dạy học là một điều vô cùng quan trọng.

 

doc 22 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 4605Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Giáo dục học sinh bằng kỷ luật tích cực trong trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ác với bạn chưa tốt nên việc chú ý và tập trung vào bài gảng không được như giáo viên mong muốn nên thường bị giáo viên áp dụng các kỷ luật trừng phạt.
Một số giáo viên kỹ năng tổ chức lớp học và thu hút học sinh chú ý hạn chế, ngôn ngữ nói thiếu cuốn hút, khó nghe nên không làm cho học sinh hứng thú trong việc xây dựng bài học. Từ đó học sinh không hợp tác trong giờ học dẫn đến bị giáo viên áp dụng hình thức kỷ luật nặng nhẹ khác nhau.
Phần lớn giáo viên vẫn còn ảnh hưởng tư tưởng phong kiến rằng đã dạy dỗ là phải đòn roi. "nếu không phạt học sinh thì làm thế nào để học sinh nghe lời?", thậm chí còn cho rằng không có biện pháp nào ngoài trừng phạt, nếu không phạt thì học sinh sẽ nhờn, coi thường thầy cô giáo, cho rằng, đối với học sinh mà không nghiêm khắc là không thể nào dạy được. Có thầy cô còn thở dài: Bây giờ dạy học nhiều áp lực quá, nếu đi dạy mà không được đánh học sinh thì chịu, không thể nào dạy được, nói không ai nghe, học sinh không sợ cô sẽ không chú ý nghe giảng, học sinh không sợ cô về nhà sẽ không học bài, học sinh mà không sợ cô thì không bao giờ khá lên được,...Nhưng chưa chịu khó tìm cách làm thế nào các em vẫn sợ nhưng vẫn thương yêu và nghe lời chứ không ghét bỏ, thù oán cô.
 	Một số giáo viên đổ lỗi việc học sinh hư hỏng do bố mẹ chiều, không cho cô phạt,... Nhiều giáo viên lẫn nhiều phụ huynh đang thiếu kiến thức và công cụ để giải quyết các vấn đề về mối quan hệ với học trò và phụ huynh. Trong đó, giáo viên vừa phải cân bằng các vấn đề trong cuộc sống riêng với gia đình, đồng nghiệp, nhưng lại vừa phải cân bằng với hàng trăm em học sinh, phụ huynh với nhiều tính cách, nhiều hoàn cảnh, nhiều vấn đề khác nhau nên việc xử lý trong nhiều tình huống sư phạm không được khéo léo.
Đã có nhiều giáo viên đem cả bực tức với chồng, với con, với hàng xóm hay thậm chí với đồng nghiệp lên trút hết vào học sinh. Có cô, vì bực tức mà buổi học đó đã đánh nhiều em, không giảng, không nói, không tổ chức hoạt động để học sinh tham gia. Nhiều cô, sau khi nóng nảy, ra tay với học sinh rồi phân bua, đỗ lỗi do bức xúc chồng, bức xúc việc gia đình nên không kìm chế được.
Toàn trường có 22 giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, trong đó giáo viên bộ môn là 06, giáo viên tiểu học là 16. 
Hầu hết giáo viên bộ môn là giáo viên trẻ, có trình độ đào tạo tốt, có trình độ chuyên môn vững vàng, có kỹ năng sư phạm xuất sắc và khả năng xử lý các tình huống sư phạm phù hợp, được học sinh yêu thương, gần gũi.
Trong 16 giáo viên tiểu học thì độ tuổi trên 45 tuổi có 7 giáo viên, chiếm 43,8%. Độ tuổi 40 đến 45 là 4 giáo viên, chiếm 25%. Số giáo viên trẻ dưới 40 là 5 giáo viên, chiếm 31,2%. Khả năng ứng xử và mức độ áp dụng khéo léo các hình thức kỷ luật học sinh phân định rõ ràng theo độ tuổi. 
Tất cả các giáo viên trẻ dưới 40 tuổi đều chưa lần nào bị cha mẹ học sinh phàn nàn về cách đối xử với học sinh. Khả năng làm công tác chủ nhiệm lớp ở nhóm giáo viên này rất tốt. Học sinh thường gần gũi và thân thiện với thầy cô, giữa giáo viên và học sinh có sự chia sẻ, giúp đỡ, yêu thương.
Nhóm giáo viên có độ tuổi từ 40 đến 45 là những giáo viên có chuyên môn vững vàng. Có khả năng ứng xử tốt. Các giáo viên này thường nghiêm khắc với học sinh nhưng rất quan tâm, gần gũi học sinh. Đặt biệt nhóm giáo viên này rất được cha mẹ học sinh và cộng đồng tín nhiệm. Họ đủ chín mùi về chuyên môn, đủ khéo léo trong ứng xử và đủ yêu thương, cảm thông sâu sắc từng hoàn cảnh học sinh mình chủ nhiệm. Các thầy cô ở nhóm lứa tuổi này là các thầy cô cốt cán trong trường. Nhóm thầy cô này không hòa đồng lắm với học sinh nhưng là nhóm giáo viên rất được học sinh tin yêu, cảm mến.
Trong số các thầy cô ở lứa tuổi trên 45 thì có một số thầy cô có khả năng chuyên môn tốt, vững vàng nhưng cũng có nhiều người còn hạn chế về năng lực sư phạm. Đa số có khả năng áp dụng các hình thức kỷ luật học sinh không phù hợp. Nhiều người hay dùng hình thức kỷ luật trừng phạt hay thậm chí là bạo lực. Cá biệt có một số ít thầy cô thường xuyên vi phạm, thường bị cha mẹ học sinh phàn nàn về cách thức đối xử, trách phạt con họ. Về việc làm cho học sinh bị tổn thương, bị sợ không dám đến lớp, bị chán nản không muốn học hay thậm chí ghét thầy cô đó, không muốn đến trường, không muốn vào lớp lúc thầy cô đó dạy.
Đặc biệt, đối với học sinh là người Ê-đê thì biện pháp giáo dục cần phải nhẹ nhàng và khéo léo hết sức bởi các em không có bất kỳ một nguồn động viên hay một áp lực nào từ phái gia đình là phải đi học. Chỉ cần có một điều phật ý, các em sẵn sàng bỏ học. Các em bỏ học ở nhà, cha mẹ không bao giờ có ý kiến. Các em thường thích các hoạt động vận động, vui chơi, giải trí bên cạnh việc học. Từ thực tế đội ngũ giáo viên và học sinh trường mình, tôi đã bố trí hài hòa các giáo viên nhiều độ tuổi vào một khối lớp để có sự chia sẻ kinh nghiệm giảng dạy với nhau. Trong việc vận dụng, mỗi người cũng đã có những cố gắng nhất định để việc dạy học đạt được hiệu quả cao nhất, để nhà trường có đội ngũ giáo viên và học sinh có ý thức kỷ luật tốt nhất.
3. Nội dung và hình thức của giải pháp
a. Mục tiêu của giải pháp
Đưa ra được các hình thức kỷ luật tích cực để thay thế kỷ luật trừng phạt học sinh. Tất cả các giải pháp đều nhằm một mục tiêu là giáo viên có kỹ năng áp dụng các hình thức kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh. Học sinh có ý thức kỷ luật tốt. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.
Biện pháp 1. Thay đổi nhận thức của giáo viên
Muốn thay đổi hành động, trước hết phải thay đổi nhận thức của giáo viên. Rất nhiều giáo viên phàn nàn: nếu không đánh, làm sao học sinh nghe lời hay “thương cho roi cho vọt”. Có đánh, có la thì mới dạy được. Trước đây khi đi học, cô thầy đánh mình như thế giờ mình mới nên người. Không đánh học sinh thì các em coi thường mình, nhờn mặt lắm. Không đánh học sinh thì không thể nào dạy được.
Hiện nay, bạo hành trong nhà trường hay tâm lý “thương cho roi cho vọt” là không sai hay không phương hại của nhiều người, nhiều thầy cô vẫn tồn tại. Một số thầy cô còn thiếu hiểu biết về pháp luật, nhất là nghĩa vụ và quyền hạn của thầy cô giáo trong việc giáo dục chăm sóc trẻ em đã được quy định trong các chính sách, luật pháp.
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp còn được một số giáo viên coi nhẹ. Một số giáo viên không quan tâm nhiều đến cảm xúc của học sinh, cho mình được quyền đánh, mắng, la, hét, dọa nạt học sinh.
Vì vậy, vấn đề quan trọng là phải thay đổi nhận thức của giáo viên về việc kỷ luật học sinh, phải làm sao cho giáo viên tự nhận thấy được rằng bản thân mình cần phải thay đổi các hình thức kỷ luật để đạt hiệu quả tích cực nhất trong dạy học.
Để thay đổi nhận thức của giáo viên, trước hết tôi đã tổ chức các buổi chuyên đề về các vấn đề liên quan đến bạo lực học đường, kỷ luật trừng phạt học sinh, về các vấn đề liên quan đến kỹ năng tổ chức dạy học và các vấn đề về đạo đức nhà giáo. 
Qua các buổi chuyên đề, giáo viên nhận thức sâu sắc các việc làm của mình là đúng hay sai. Từ việc đưa ra các ví dụ thực tế đã được lan truyền trên mạng, các vấn đề nóng đã gây nhiều bức xúc trong dư luận, các vấn đề bạo lực học sinh đã bị xã hội lên án để so sánh với việc giáo viên thường làm từ đó các cô thầy rút kinh nghiệm cho bản thân. 
Trước tiên, giáo viên sẽ cùng xem và nhận xét về những hành động bạo lực học sinh mà mọi người đã vô tình hay cố ý ghi lại được và đưa lên mạng internet. 100% người xem đều lên án các tình huống như dùng dép đánh vào đầu học sinh, dùng thước, roi, cây vụt vào mông, tay, chân gây thâm, bầm tím các em, tát và mặt, véo tai, kéo tai học sinh,...
Sau đó giáo viên sẽ được liên hệ bản thân. Nhớ lại một số hành động, một số biện pháp kỷ luật trừng phạt mình đã áp dụng với học sinh mình. Mặc dù không có hành động nào quá đáng như một số hình ảnh đã nêu nhưng nếu các việc làm của mình đều được ghi lại và được đưa lên mạng xã hội liệu hậu quả mang lại cho các thầy cô giáo chúng ta sẽ thế nào. Phân tích xem bản thân mình làm như thế đúng hay sai. 
Tiếp theo, giáo viên sẽ được thảo luận và đưa ra cách giải quyết các tình huống mà mọi người đã và đang lên án gay gắt đó. Mỗi người sẽ được đưa ra nhận định và nêu cách giải quyết các tình huống tái hiện. Ví dụ như có một em học sinh nói chuyện riêng trong lớp bị cô giáo vụt thước làm cho tím bầm mông, nếu là bản thân mình trong trường hợp đó, giáo viên sẽ xử lý thế nào? Ví dụ một em quay sang nói cuyện với bạn trong lúc cô đang giảng bài, cô đã bắt em đó quỳ suốt buổi học. Hay một em rất nghịch và đã lấy trộm tiền của bạn bị cô dọa sẽ gọi công an đến, vì quá sợ chú công an, em đó đã bỏ học, cô xử lý thế nào? 
Giáo viên phải phân tích được đúng sai, nêu lên, phân tích sau đó cùng thống nhất một số cách thức xử lý tình huống, cách giải quyết tối ưu, hiệu quả để không làm tổn thương học sinh. Sau mỗi lần chuyên đề, sau các tình huống thực tế đã áp dụng hiệu quả và tạo chuyển biến tích cực trong suy nghĩ, hành động của học sinh đối với mình, mỗi giáo viên đã có nhận thức đúng, có chuyển biến mạnh mẽ tích cực trong nhận thức và tình cảm đối với học sinh. Mọi người đều nhận thấy rằng, các em học sinh đáng yêu hơn là đáng trách. Tất cả các hành động, việc làm của các em là tấm gương phản chiếu cách giáo dục của mỗi chúng ta. Nếu được yêu thương, các em sẽ đáp lại bằng tình yêu thương, nếu được tôn trọng, sẽ nhận được ở các em sự kính yêu, nếu được quan tâm chăm sóc, giúp đỡ tận tình, chúng ta sẽ nhận lại được ở các em một tình yêu thương trong sáng, quan tâm đặt biệt, nếu bị đối xử bằng bạo lực, sẽ nhận lại từ các em một tính cách lầm lì, ngang bướng, nếu bị bỏ rơi, sẽ nhận lại được ở các em một sự lạnh nhạt, xa lánh. 
Mỗi ngày như thế, giáo viên sẽ tìm thấy vô vàn niềm vui bên học trò của mình. Giáo viên sẽ nhận thấy, không phải chỉ có la mắng, đánh đập, gây áp lực,... thì người khác mới chú ý lắng nghe mình. Không phải chỉ có phải đánh thì mới dạy được, không phải roi vọt mới giải quyết được vấn đề mà trong việc giáo dục một con người thì điều quan trọng là phải khéo léo, phải có những kỷ luật tích cực phù hợp hơn. 
Vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng phải được liên tục nhắc đi nhắc lại, các giáo viên phải ký cam kết mỗi năm học về việc không sử dụng bạo lực đối với học sinh. Không thể nói đây là việc biết rồi, nói mãi vì rõ ràng là với giáo viên lâu năm, nhiều kinh nghiệm là những giáo viên hay mắc phải sai lầm nhất. 
Trong không gian sư phạm của nhà trường, giáo dục đạo đức nhà giáo phải được đặt lên hàng đầu, trọng tâm và thường xuyên... Giải quyết tốt công tác này chính là thiết thực góp phần đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ “dạy tốt, học tốt”. 
Ngoài ra, tôi còn luôn quan tâm tới vấn đề tâm lý nghề nghiệp, góp phần định hướng, giải tỏa cho giáo viên trong các buổi họp cơ quan, trao đổi kinh nghiệm về các tình huống sư phạm. 
Biện pháp 2. Thay đổi thói quen. Áp dụng kỷ luật tích cực thay thế cho kỷ luật trừng phạt học sinh
Các tình huống rất nhiều, rất đa dạng và gần gũi với tình huống giáo viên gặp hằng ngày và hầu như tất cả các tình huống đều được giáo viên xử lý một cách khéo léo và hợp lý nhưng vì sao khi áp dụng thực tế, các thầy cô chúng ta lại không làm được như thế?
Vấn đề nảy sinh tiếp theo ở đây là thói quen hành động. Thói quen hành động liên quan đến nhiều yếu tố. Trước hết, nói đến thói quen là phải nói đến việc luyện tập thường xuyên, liên tục, tạo cho mình nhận thức đúng và buộc mình phải làm theo hằng ngày, hằng giờ. Tạo cho mình một thói quen tốt trong hành xử với học sinh và bỏ các thói quen tự mình thấy không phù hợp.
Thực tế đã có một số giáo viên, cứ không bằng lòng, bực tức học sinh là ra tay đánh, tát, miệng chửi, nạt, hăm dọa,...Để thay đổi được thói quen đó, giáo viên cũng cần phải cố gắng nhiều và phải bình tỉnh, kiên trì, kìm nén để giải quyết. Giáo viên phải thay đổi cách cư xử trong lớp học dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, tìm hiểu nhằm thúc đẩy học sinh, khiến cho học sinh tự giác chấp hành và hình thành ở các em thói quen tích cực.
Tất cả giáo viên đều không có khó khăn gì để phân biệt đâu là kỷ luật tích cực, đâu là kỷ luật không tích cực và mọi người đều nhận biết rằng, kỷ luật trừng phạt hay dùng bạo lực đối với học sinh đều mang đến kết quả không như mong muốn. Hơn nữa, việc dùng kỷ luật trừng phạt học sinh đang bị xã hội lên án. Hầu hết hiện nay không ai sinh nhiều con kể cả là người Kinh hay người Ê-đê. Vì vậy, nếu thấy con có biểu hiện bị bạo hành, họ sẽ phản ứng rất quyết liệt. Mọi hậu quả tiếp theo đối với giáo viên đều sẽ rất khó lường. Thế nên, tất cả giáo viên đều mong muốn mình có kỹ năng áp dụng các biện pháp kỷ luật tích cực trong giáo dục học sinh.
Đầu tiên, phải xây dựng các hình thức kỷ luật tích cực. Các hình thức kỷ luật tích cực đối với học sinh sau đây là các biện pháp mà tôi đã hướng dẫn giáo viên phổ biến, áp dụng có hiệu quả tại trường. 
a) Xây dựng những quy tắc rõ ràng và nhất quán
Vào đầu năm học, sau khi phổ biến cho học sinh quy tắc ứng xử trong trường, kỷ luật của nhà trường,... Giáo viên sẽ cùng học sinh xây dựng một số quy tắc, thảo luận và thống nhất thực hiện. Giáo viên phải kiên trì áp dụng, phải linh hoạt đối với từng đối tượng học sinh và phải kiên quyết trong các tình huống.  Quy định chế độ thưởng và phạt rõ ràng.
Giáo viên phải để cho học sinh đươc thảo luận, xây dựng quy chế. Phải cho các em nêu lên điều gì các em thích hay không thích trong cách ứng xử của cô. 
Đầu năm học, tôi đã cho học sinh điền mẫu có sẵn, kết quả thu được khá đáng yêu. Qua đây cũng có thể giúp mọi người điều chỉnh ứng xử của mình để phù hợp hơn.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN HỌC SINH
Hãy điền điều em yêu cầu, mong muốn vào ô tương ứng.
thầy cô
chủ nhiệm
các thầy cô khác
thầyTPTĐ, côHT,PHT
các bạn
trường chúng ta
thư viện
y tế
Ý kiến khác
Sau khi khuyến khích các em bày tỏ yêu cầu, mong muốn của mình, tôi thu được nhiều ý kiến khá dễ thương, có nhiều ý kiến rất ngây ngô như mong muốn cô không kiểm tra bài cũ, không muốn làm việc với nhóm,... thì có khá nhiều ý kiến trùng lặp lại rất thiết thực và đáng yêu như:
* Về thầy cô, các bạn:
- Em mong cô chủ nhiệm hiền hơn, hay cười với chúng em hơn.
- Em mong cô dạy dễ hiểu hơn.
- Em mong giờ ra chơi cô ở lại chơi với chúng em.
- Em mong các thầy cô yêu thương chúng em hơn.
- Em mong thầy cô hiểu em, mong thầy cô tổ chức nhiều trò chơi hơn và chơi với chúng em.
- Em mong cô ....( Xin phép không ghi tên) không đánh các bạn, hiền hơn.
- Em mong cô..... đừng có lúc nào cũng nói to.
- Em mong các bạn đừng ăn quà vặt, các bạn không đánh nhau, các bạn phải biết giữ vệ sinh lớp,... Mong các bạn không làm phiền các thầy cô khác khi đang dạy.
* Về Tổng phụ trách đội và Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng: 
- Em mong muốn thầy An tổ chức nhiều trò chơi hơn. Mong được vào đội bóng đá. Em mong được chơi trò chơi cùng các thầy cô.
- Em mong cô Hiệu trưởng/ Phó hiệu trưởng dạy lớp em nhiều hơn. Khi nào cũng cười với chúng em, vào lớp em và nhắc nhở các bạn nhiều hơn,...
- Em mong cô Hiệu trưởng tổ chức nhiều buổi văn nghệ hơn. 
* Về trường chúng ta, về thư viện:
- Em mong trường chúng ta xây mới, to hơn, đẹp hơn.
- Em mong muốn xây thêm nhà vệ sinh nam/ nữ cho chúng em.
- Em mong trường ta trồng nhiều cây xanh hơn, nhiều hoa hơn.
- Em muốn có nhiều bộ bàn để ngoài sân để ra chơi chúng em họp nhóm.
- Em mong thư viện có nhiều truyện tranh hơn,...
Tất cả điều các em bày tỏ đều rất thiết thực. Trong đó, nhóm yêu cầu mong muốn về thầy cô là nhiều nhất và tha thiết nhất. Hầu hết, em nào cũng muốn thầy cô hiền lành hơn, nhẹ nhàng hơn. Các em muốn có một môi trường học tập lành mạnh, muốn được vui chơi, muốn được mọi người yêu thương, gần gũi và tôn trọng.
Từ những mẫu như trên, giáo viên có thể thăm dò ở học sinh một số nội dung khác để phục vụ cho việc dạy học của mình và để xây dựng quy chế làm việc chung cho lớp. Với từng lớp, giáo viên cần dành thời gian để các em được thảo luận nhiều rồi mới thống nhất.
Sau khi thống nhất, giáo viên sẽ ban hành nội quy, thông báo/dán công khai ở nơi học sinh luôn nhìn thấy với hình thức hấp dẫn.
Giáo viên cũng nên thông báo đến phụ huynh học sinh để cùng giám sát việc thực hiện. Trong việc thực hiện nội quy, học sinh được tham gia, học sinh được cung cấp thông tin, được bày tỏ ý kiến, ý kiến của các em  được lắng nghe và tôn trọng. Sự tham gia của học sinh trong việc xây dựng nội quy lớp học là cần thiết vì điều đó sẽ giúp các em hiểu, tôn trọng và thực hiện tốt nội quy do chính các em đề ra. Ngoài ra, đây cũng là cơ hội giúp mọi học sinh rèn cho mình kỹ năng g giao tiếp, bày tỏ ý kiến và tham gia quá trình ra quyết định vấn đề. Phát huy tinh thần tập thể, nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi người.
Quy chế phải phù hợp với điều kiện từng lớp và sẽ được thay thế, bổ sung khi cần thiết. Các quy tắc phải phù hợp dựa vào các năng lực và phẩm chất cần đạt của mỗi lớp. Ví dụ một số điều sau:
- Phải lắng nghe khi người khác nói.
- Không bao giờ nói dối.
- Sẵn sàng giúp đỡ các bạn.
- Giữ gìn bàn học và khu vực xung quanh luôn gọn gàng, ngăn nắp.
- Giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
Sau khi xây dựng được các quy tắc, giáo viên và học sinh phải cùng thực hiện. Giáo viên phải khéo léo động viên các em thực hiện. kịp thời khen ngợi động viên học sinh. Đặc biệt là phải nhất quán thực hiện các quy tắc đã thực hiện.
Việc đề ra được quy tắc và tự giác thực hiện nhất quán các quy tắc đó đã rèn luyện cho học sinh thói quen kỷ luật và chấp hành kỷ luật. Xây dựng được ở học sinh việc sống, học tập và làm việc có nguyên tắc, không tùy tiện.
b) Khuyến khích, nêu gương, động viên tích cực
Tất cả mọi học sinh đều có mong muốn được tiến bộ, được khen. Điều này là chắc chắn và giáo viên nào cũng biết. Giáo vên cần thường xuyên áp dụng việc khuyến khích, nêu gương, đông viên học sinh để các em tiến bộ.
Phải nghiêm khắc và nhất quán thực hiện các cam kết, quy tắc lớp đã xây dựng dựa trên nguyên tắc sau:
- Dựa trên cơ sở động viên, khuyến khích, nêu gương, nhằm thúc đẩy học sinh có thái độ cư xử, hành vi đúng.
- Khen bằng nhiều hình thức như: một nụ cười, một cái xoa đầu, một lời khen, lời động viên trước lớp, khen trước cờ; tặng phiếu khen; thư khen gửi về gia đình, cá nhân, ghi lời nhận xét tốt về bạn, hộp thư vui, công nhận và khuyến khích các đặc điểm tốt,
- Ngoài việc giáo viên khen ngợi học sinh, phải lưu ý khuyến khích những đối tượng khác như Cha mẹ, thầy cô khác, người thân, bạn bè, của học sinh cùng hợp tác.  
- Việc khen thưởng, động viên có hiệu quả nhất khi học sinh có hành vi tốt được hưởng một số quyền lợi, còn những HS mắc lỗi nhiều lần bị tước bỏ quyền hưởng quyền lợi đó.
- Những quyền lợi phải là những điều học sinh thích và trân trọng.
- Cần khen thưởng động viên từng tiến bộ nhỏ nhất của học sinh.
- Việc khen thưởng, động viên phải kịp thời và được mọi em khác thấy, muốn được như bạn mình.
- Khen ngợi ngay sau khi các em hoàn thành nhiệm vụ. Khi một bạn nào đó làm được điều gì tốt đẹp, có ý nghĩa thì lời khen của bạn mới thật sự chân thành. Nó khiến học sinh vui thích và mong muốn được làm tốt hơn sau đó.
-  Miêu tả cụ thể quá trình và việc mà học sinh đã nỗ lực. Khi học sinh làm được một việc mà bản thân cảm thấy rất tốt, trong lòng sẽ có cảm giác rất vui và hy vọng người khác sẽ khen ngợi mình. Vì vậy hãy thừa nhận sự cố gắng của các em từ những điều nhỏ nhặt nhất. Như vậy, tất cả học sinh chứ không phải chỉ có những em giỏi giang mới được khen. 
c) Áp dụng những hình thức phạt phù hợp, công bằng và nhất quán
- Phải cương quyết với học sinh mắc lỗi, nghiêm khắc nhưng mềm dẻo chỉ ra cho các em biết đã mắc lối gì, mắc lỗi như thế nào và lần sau cần phải làm gì để sửa chữa.
- Khi phạt, giáo viên cần nói rõ sai phạm của học sinh với thái độ khoan dung, nhân ái, độ lượng và bình tĩnh. Các biện pháp xử phạt phải giúp học sinh biết rằng thái độ/hành vi của các em là sai, trái như thế nào. Chỉ ra được nên làm thế nào mới đúng.
- Tuyệt đối không sử dụng hình phạt mang tính bạo lực.
- Các hình phạt phải phù hợp với mức độ vi phạm
- Tránh gây căng thẳng, đối đầu với học sinh.
- Áp dụng hình thức xử phạt một cách công bằng.
- Không phạt học sinh vì những lỗi do những nguyên nhân khách quan.

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Ho_Thi_My_Hanh.doc