Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12

Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12

Theo “150 thuật ngữ văn học” thì “Ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giúp cho việc khách thể hoá hoạt động của tư duy và làm công cụ giao tiếp trao đổi các suy nghĩ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội”.

Theo đại từ điển tiếng Việt thì ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ đã được chuẩn hoá dùng trong văn học nghệ thuật khoa học hành chính và thông tin đại chúng còn gọi là ngôn ngữ tiêu chuẩn.

Ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự bởi nó vừa là công cụ vừa là chất liệu phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.

Truyện là thể loại văn học dùng lối kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư của con người. Sự tồn tại của cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong mối tương quan khăng khít với nhau là đặc trưng cơ bản của truyện với tư cách là một thể tài văn học.

 Tác phẩm tự sự là tự tổng hợp của nhiều kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Xét về mặt chức năng trần thuật thì nhân vật được coi là hình tượng người kể chuyện. Ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai đặc điểm là “quan điểm trần thuật” và “lời trần thuật”. Lời trần thuật xuất hiện ở tác phẩm cổ điển hầu hết là ngôn ngữ gián tiếp. Nhưng lời trần thuật trong tiến trình phát triển cũng bắt đầu thay đổi. Bên cạnh lời trần thuật gián tiếp thì xuất hiện lời trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo lời trần thuật là lời nhận xét, đánh giá và biểu thị thái độ đồng tình, phê phán.

 Soi chiếu những đặc điểm ngôn ngữ này vào trong các tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 thì hoàn toàn đúng. Song cũng có sự đổi mới rõ nét.

 

doc 20 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 16/08/2023 Lượt xem 566Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Đọc - Hiểu tác phẩm tự sự Việt Nam hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
on người bình thường với những bi kịch của đời họ. Số phận của cá nhân được giải quyết thỏa đáng trong mối quan hệ mật thiết với cộng đồng, xã hội. Đằng sau mỗi cá thể là những vấn đề mang tính nhân sinh của thời đại.
Nhà văn nhìn nhận con người như một cá thể bình thường trong những môi trường đời sống bình thường. Nhân vật là những con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau “đầy những vết dập xóa trên thân thể trong tâm hồn”. Các nhà văn đã thể hiện khá thành công bi kịch cá nhân của con người. Đồng thời còn đề cập đến khát vọng sống, hạnh phúc cá nhân, về tình yêu đôi lứa, những nhu cầu hạnh phúc đời thường.
Các nhà văn đã phá vỡ cái nhìn đơn phiến, tĩnh tại để tạo ra một cái nhìn phức tạp hơn, đa diện hơn và vì thế sâu sắc hơn với con người. Đó là con người vừa đời thường vừa trần thế đẹp đẽ, thánh thiện, mang đậm ý nghĩa nhân văn.
2.1.2.3. Ngôn ngữ
Theo “150 thuật ngữ văn học” thì “Ngôn ngữ là hệ thống các phương tiện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giúp cho việc khách thể hoá hoạt động của tư duy và làm công cụ giao tiếp trao đổi các suy nghĩ hiểu biết lẫn nhau giữa người với người trong xã hội”.
Theo đại từ điển tiếng Việt thì ngôn ngữ văn học là ngôn ngữ đã được chuẩn hoá dùng trong văn học nghệ thuật khoa học hành chính và thông tin đại chúng còn gọi là ngôn ngữ tiêu chuẩn.
Ngôn ngữ là một đặc trưng quan trọng của thể loại tự sự bởi nó vừa là công cụ vừa là chất liệu phương tiện để nhà văn thể hiện tác phẩm. Nếu không có ngôn ngữ thì không có tác phẩm văn học.
Truyện là thể loại văn học dùng lối kể chuyện để phản ánh hiện thực và biểu hiện tâm tư của con người. Sự tồn tại của cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ trong mối tương quan khăng khít với nhau là đặc trưng cơ bản của truyện với tư cách là một thể tài văn học.
	Tác phẩm tự sự là tự tổng hợp của nhiều kiểu ngôn ngữ: ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Xét về mặt chức năng trần thuật thì nhân vật được coi là hình tượng người kể chuyện. Ở nhân vật này thường được thể hiện bằng hai đặc điểm là “quan điểm trần thuật” và “lời trần thuật”. Lời trần thuật xuất hiện ở tác phẩm cổ điển hầu hết là ngôn ngữ gián tiếp. Nhưng lời trần thuật trong tiến trình phát triển cũng bắt đầu thay đổi. Bên cạnh lời trần thuật gián tiếp thì xuất hiện lời trần thuật nửa gián tiếp, tức là kèm theo lời trần thuật là lời nhận xét, đánh giá và biểu thị thái độ đồng tình, phê phán.
	Soi chiếu những đặc điểm ngôn ngữ này vào trong các tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 thì hoàn toàn đúng. Song cũng có sự đổi mới rõ nét.
	Trong những năm tiền đổi mới, ngôn ngữ đối thoại đóng vai trò quan trọng. Trong bối cảnh lịch sử mới, trong không khí dân chủ hóa của đời sống văn học, dấu vết của thời đại đã ảnh hưởng và quy định cách nói năng, đối đáp, nhiều lớp từ mới được hình thành, quan niệm về lời nói cũng được bổ sung những sắc thái biểu cảm mới. Ngôn ngữ tự sự gần với ngôn ngữ đời thường, giàu khẩu ngữ. Ngôn ngữ biểu hiện sự cá tính hóa mạnh mẽ. Tính cách nào lời lẽ ấy.
	Bên cạnh đối thoại, độc thoại nội tâm cũng đóng vai trò chủ yếu trong phương thức trần thuật của tự sự thời đổi mới. Độc thoại nội tâm trở thành một thủ pháp nghệ thuật có hiệu quả trong quá trình tự ý thức của nhân vật, đi sâu vào thế giới nội tâm đầy bí ẩn của nhân vật.
2.1.3. Bản chất của hoạt động đọc - hiểu
Theo đại bách khoa toàn thư cho biết “Đọc là một quá trình hoạt động tâm lí nhằm tiếp nhận ý nghĩa từ kí hiệu ngôn ngữ việc in hay viết”.
Theo cách hiểu đơn giản nhất “hiểu” là biết được và làm được, nói cách khác “hiểu” cũng có ý nghĩa là phải thực hiện việc nắm vững và biết vận dụng hiểu biết của mình.
Còn “hiểu” theo nghĩa gốc trong từ điển tiếng Việt là “nhận ra ý nghĩa, bản chất, lý lẽ của cái gì, bằng sự vận dụng trí tuệ”. “Hiểu” cũng được xem là một góc độ trong các kĩ năng tư duy bậc cao được biểu thị như sau: nhớ - hiểu - vận dụng -phân tích - đánh giá.
Theo M.Bakhtin “hiểu” trong đọc - hiểu bao gồm nhiều hành động gắn liền nhau. Bản chất tâm lí của sự hiểu là biến cái của người khác thành cái vừa của mình vừa của người khác. Hiểu là sáng tạo. Đọc luôn gắn với nhiều mức độ của hiểu.
Đọc hiểu văn bản văn chương là quá trình từ đọc - hiểu từ ngữ, hiểu ý của câu văn, nắm bắt được từ ngữ có giá trị biểu cảm và biểu hiện tư tưởng, nắm bắt được câu quan trọng có ý nghĩa then chốt trong bài văn từ đó hiểu được nội dung ý nghĩa của hình tượng văn học, khái quát được tư tưởng tình cảm trong tác phẩm văn học, đánh giá về tư tưởng nghệ thuật.
Đọc hiểu văn bản văn chương có thể bỉểu hiện một quá trình ngược lại: từ hiểu khái quát, đúng đắn, sâu sắc về văn bản tác phẩm, người đọc có thể tiến hành phân tích, giải thích, bình luận giúp người khác có thể đọc-hiểu văn bản.
Quá trình học văn trong nhà trường cũng vậy. Học sinh đọc - hiểu từng bài, tập phát hiện các từ ngữ, chi tiết và khái quát về tác phẩm, cuối cùng tập phân tích. Từ đó hình thành kĩ năng, kinh nghiệm đọc - hiểu văn bản văn học.
2.1. 4. Các cấp độ đọc- hiểu
2.1.4.1. Đọc thông- đọc thuộc
 Đối với đọc thông, yêu cầu cần phải rõ ràng, rành mạch, không vấp váp về ngữ âm, biết ngừng giọng đúng lúc, đúng chỗ. Mục đích của việc đọc thông là giúp người đọc có thể tri giác toàn bộ văn bản với một cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản toát ra từ các kí hiệu ngôn ngữ nghệ thuật. Đây được xem là yêu cầu thấp nhất của quá trình đọc - hiểu nhưng lại là bước đầu quan trọng không thể bỏ qua.
 Đọc thuộc là nhớ văn bản, có thể đọc lại khi không cần văn bản in hoặc viết. Đối với văn xuôi, đọc thuộc có nghĩa là nhớ được những nội dung chủ yếu, những chi tiết, tình tiết tiêu biểu và có khả năng tóm tắt văn bản đó một cách ngắn gọn nhưng đầy đủ những nội dung chủ yếu. Đây là yêu cầu bắt buộc khi dạy đọc-hiểu văn bản văn xuôi vì thời gian trong tiết dạy trên lớp không đủ để đọc toàn bộ văn bản. Nếu bắt buộc cả người dạy và người học phải đọc trước và thuộc văn bản ấy ở mức độ có thể tóm tắt được, chúng ta thực hiện qua các bước sau: 
Bước 1: Biết cốt truyện tập hợp các biến cố, sự kiện được nhà văn sắp xếp theo một trình tự nào đó.
Bước 2: Biết tác phẩm có bao nhiêu nhân vật.
Bước 3: Xác định trong tất cả sự kiện của tác phẩm đâu là sự kiện đóng vai trò quan trọng nhất và trong các nhân vật thì nhân vật nào là nhân vật chính, nhân vật trung tâm và nhân vật phụ.
Bước 4: Tiến hành tóm tắt.
2.1.4.2. Đọc kĩ - đọc sâu
Đọc kĩ có thể hiểu là đọc nhiều lần, đọc với tần số cao. Đọc kĩ nghĩa là phải phát hiện được bố cục, kết cấu của văn bản tức là chỉ ra các hình thức tổ chức sắp xếp văn bản. Và ý thức được nội dung chủ yếu được đề cập trong văn bản để có một cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản trên hai phương diện nội dung và hình thức.
Đọc sâu là đọc tập trung vào một chi tiết, hình ảnh, nhân vật có vai trò quan trọng trong tác phẩm để hiểu được cấu trúc logic bên trong sự vận động tất yếu của các sự kiện, hình tượng ...
2.1.4.3. Đọc hiểu - đọc sáng tạo
Đọc là một hoạt động tiếp cận và khám phá văn bản, còn hiểu là mục đích. Đọc - hiểu với nghĩa là một yêu cầu trong tiếp cận và khám phá các văn bản nên bắt buộc chủ thể phải huy động kiến thức của nhiểu lĩnh vực đã được tích luỹ và có liên quan đến văn bản tác phẩm cần tìm hiểu. Đồng thời phải sử dụng các phương pháp tổng hợp để tìm hiểu nội dung ý nghĩa của văn bản. Đọc hiểu vừa là mức độ yêu cầu vừa là mục tiêu chứ không đơn thuần là một bước trong phương pháp.
Đọc sáng tạo được áp dụng chủ yếu khi đọc các văn bản nghệ thuật vì tác phẩm nghệ thuật là sản phẩm của tưởng tượng hư cấu. Bất kì tác phẩm văn chương nào cũng luôn tồn tại những khoảng trống để hiểu tác phẩm, người đọc buộc phải tưởng tưởng, liên tưởng để lấp đầy những khoảng trống ấy. Trong nghiên cứu và giảng dạy người ta gọi là quá trình đồng sáng tạo. Tức người đọc cũng là người sáng tạo và nhờ sự sáng tạo ấy người đọc có thể hiểu được tác phẩm.
2.1.4.4. Đọc ứng dụng- đọc đánh giá
Yêu cầu của xã hội hiện đại cũng là mục tiêu của người học bởi học là để làm việc, để sống và để chung sống với mọi người. Vậy một bài đọc - hiểu phải đáp ứng ba yêu cầu:
Thứ nhất: Ở mức độ thấp là có khả năng tạo lập văn bản tương ứng.
Thứ hai: Tất cả các tác phẩm văn học đều chứa đựng trong nó những ý nghĩa tư tưởng, nhiều bài học nhân sinh, hiểu và cảm nhận các tác phẩm sẽ làm cho mỗi người hiểu đúng hơn về bản thân, biết cách hoàn thiện nhân cách để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Thứ ba: Các văn bản không phải là văn bản nghệ thuật bao giờ cũng chứa đựng ở trong đó những thông tin liên quan chặt chẽ đến đời sống. Những thông tin ấy khi được tiếp nhận sẽ làm phong phú thêm hiểu biết của mình. Nó sẽ giúp mỗi người làm việc và sống tốt hơn.
2.2. Thực trạng của vấn đề
	Trong quá trình giảng dạy và qua dự giờ, tôi thấy rằng vẫn còn đôi lúc giáo viên tiến hành hướng dẫn học sinh đọc- hiểu văn bản chưa bám sát theo đặc trưng của thể loại. Hoặc nếu có theo đặc trưng thì lại làm tắt các bước. Một lí do chung là bởi dung lượng các văn bản tự sự khá dài (hơn nhiều so với văn bản thơ), thời gian của từ hai đến ba tiết học để tìm hiểu một tác phẩm là ít, trong khi dung lượng kiến thức nhiều. Giáo viên đã vô hình chung trở thành người thuyết giảng mà học sinh đôi khi lại không được tiếp cận trực tiếp, tham gia trực tiếp vào quá trình khám phá tác phẩm. Học sinh trở thành người thụ động. Chính vì vậy với mong muốn tháo gỡ một phần khó khăn với giáo viên, học sinh trong quá trình giảng dạy văn bản tự sự, nhất là văn bản văn học Việt Nam.
	Trong quá trình tìm hiểu để viết đề tài, tôi còn gặp nhiều khó khăn bởi tài liệu về phần văn học này chưa thật phong phú, các văn bản học trong chương trình Ngữ văn 12 chưa nhiều. Tuy nhiên điều thuận lợi là các văn bản tự sự của văn học Việt Nam sau 1975 lại phản ánh những vấn đề, đề tài khá gần gũi vói cuộc sống thường nhật của các em học sinh. Các em có thể tìm thấy trong tác phẩm những vấn đề khá quen thuộc trong cuộc đời này.
	Tiếp cận và tìm hiểu văn bản tự sự theo hướng đặc trưng thể loại và các thao tác, các bước của quá trình đọc- hiểu sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh giải quyết phần nào những khó khăn, vướng mắc trong quá trình dạy và học.
2.3. Hướng dẫn học sinh đọc- hiểu tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 trong chương trình Ngữ văn 12
Ở THPT chương trình Ngữ văn quy định việc giảng dạy hầu như đủ các loại truyện: truyện dân gian, truyện cổ điển, truyện hiện đại. Về khuôn khổ, mức độ có truyện cần dạy trọn vẹn (truyện thần thoại, cổ tích, truyền thuyết ), có truyện dạy theo lối thuyết giảng (truyện Kiều, Tắt đèn ...). Tuy nhiên do cùng một thể loại truyện, các tác phẩm đó có thể có những nét chung về mặt cấu tạo hình tượng. Cho nên ta có thể rút ra được một số điểm chung về phương pháp cơ bản có tính chất hướng dẫn nhằm vận dụng một cách sáng tạo vào từng trường hợp cụ thể.
2.3.1. Giúp học sinh nắm được cốt truyện
Cốt truyện chưa phải là toàn truyện. Nhưng nắm được cốt truyện có điều kiện tốt để hiểu toàn truyện. Có nhiều cách làm cho học sinh nắm được cốt truyện: Với truyện dân gian yêu cầu học sinh nắm cốt truyện bằng cách kể lại. Tuy nhiên không phải tác phẩm nào cũng kể lại một cách đầy đủ. Vậy điều quan trọng để nắm vững các tình tiết biến cố là phân tích các chặng đường phát triển chủ yếu của nó. Đây phải là phần chủ yếu của phân tích bố cục. Để hướng dẫn học sinh nắm vững tác phẩm thì:
Thứ nhất: Đọc và chọn ra các biến cố, các sự kiện trong tác phẩm và sắp xếp các biến cố các sự kiện đó theo trật tự lôgic mà tác giả sắp xếp.
Biến cố ở đây có thể là các biến cố trong đời sống, có thể là các biến cố trong tâm trạng. Cho nên biến cố là những biến động trong đời sống xã hội trong đời sống tư tưởng, tâm trạng, tình cảm của con người. Cốt truyện là tập hợp những biến cố ấy được sắp xếp theo một trình tự logic nào đó, có thể là logic thời gian, logic tâm trạng. Khi khảo sát cốt truyện, phải đọc để chọn ra các biến cố, các sự kiện và sắp xếp theo trình tự logic mà tác giả sắp xếp. Đây có thể coi là việc đầu tiên khi khảo sát cốt truyện.
Khi đọc “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu thì học sinh trước hết phải đọc và tìm được những sự kiện lớn xảy ra trước mắt họa sĩ Phùng. Điều đó có nghĩa là học sinh phải phát hiện ra hai biến cố lớn nhất từ hai xung đột đầy nghịch lý trong con mắt, tâm trạng người nghệ sĩ. Phát hiện thứ nhất của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng là phát hiện trong đôi mắt nhà nghề một vẻ đẹp “trời cho” trên mặt biển mù sương. Niềm hạnh phúc của anh chính là hạnh phúc của sáng tạo, của sự cảm nhận cái đẹp tuyệt diệu, tuyệt mĩ đến mức thánh thiện. Dường như trong cánh buồm ngư phủ huyền ảo giữa đất trời mênh mông ấy, anh đã bắt gặp cái tận thiện, tận mĩ, thấy tâm hồn mình như được gột rửa, trong trẻo tinh khôi bởi cái đẹp hài hòa, lãng mạn của cuộc đời. Nhưng sự phát hiện thứ hai thật bất ngờ, trớ trêu, nó như một trò đùa quái ác của cuộc sống. Từ trong chiếc thuyền ngư phủ đẹp như mơ bước ra là cảnh phi thẩm mĩ, phi nhân tính. Người đàn bà xấu xí, mệt mỏi, lão đàn ông to lớn dữ dằn, cảnh người chồng đánh đập vợ tàn bạo. Người đàn bà nhẫn nhục cam chịu không bỏ chạy, không chống trả. Thằng con lao đến bảo vệ mẹ, đánh lại cha. Lần thứ hai sự việc diễn ra như cũ, xuất hiện thêm đứa con gái vật lộn lấy con dao không để em giết bố. Nhân vật tôi cũng lao vào cuộc bằng nắm đấm của người lính đòi lại sự công bằng. Sau sự việc, chánh án Đẩu có ý định khuyên chị ta bỏ chồng. Tại tòa án, người đàn bà đưa ra những lí do để không bỏ lão chồng vũ phu.
Như vậy chỉ đơn thuần qua hai phát hiện, hai sự việc đã tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ, tâm trạng của người nghệ sĩ nhiếp ảnh: từ cái nhìn thơ mộng, lãng mạn phi thực tế phát hiện ra ngay cuộc sống trần trụi, thô giáp, đau đớn trong đó.
Rõ ràng là đọc và lựa chọn các biến cố, các sự kiện rồi sắp xếp theo trình tự mà tác giả đã sắp xếp, tưởng chừng đơn giản nhưng không hoàn toàn đơn giản chút nào. Nó đòi hỏi người đọc, người học phải phát hiện tinh tế, nhạy bén.
Thứ hai: Chỉ ra các mối liên hệ giữa các biến cố sự kiện ấy (các biến cố, sự kiện có mối quan hệ như thế nào, tác động và ảnh hưởng chi phối lẫn nhau ra sao).
Đây là bước thứ hai khi khảo sát truyện ngắn để tìm ra cốt truyện. Sau khi đọc và chọn các biến cố, các sự kiện, học sinh phải chỉ ra được quan hệ giữa các biến cố, các sự kiện ấy.
Trở lại tác phẩm “Chiếc thuyền ngoài xa”, sau khi sự việc thứ hai xảy ra hoàn toàn bất ngờ. Nó không phủ nhận hay bác bỏ sự việc thứ nhất mà nó bổ sung để chúng ta nhận thức đầy đủ và đúng đắn hơn. Nghệ thuật không chỉ hướng tới cái đẹp bề ngoài, lãng mạn, thơ mộng mà còn phải phát hiện ra cái đẹp ẩn sâu trong bản chất cuộc sống, con người. Nghĩa là nghệ thuật chỉ phát hiện được vẻ đẹp bên ngoài của đời sống thì dù cái đẹp đó có tuyệt đối đến đâu đi chăng nữa thì vẫn chưa đủ. Cuộc sống không chỉ có hạnh phúc, yêu thương mà còn có cả khổ đau, nước mắt, chân lý cuộc sống chính là sự luôn tồn tại những nghịch lý, éo le. Vẻ đẹp tâm hồn con người trong cuộc sống hàng ngày luôn được ẩn dấu sau vẻ đẹp lam lũ, nhọc nhằn. Không để tâm tìm hiểu, chúng ta khó lòng thấy được vẻ đẹp dung dị nhưng đáng khâm phục của biết bao con người vẫn sống quanh ta.
Như vậy, khi hướng dẫn học sinh tìm ra các biến cố, các sự kiện từ đó chỉ ra mối quan hệ giữa các biến cố, các sự kiện là một việc làm cần thiết, mang tính biện chứng. Tuy nhiên khi hướng dẫn học sinh cũng phải chú ý tới các kiểu cốt truyện. Nếu những truyện ngắn có cốt truyện tương đối đơn giản, học sinh chưa gặp khó khăn trở ngại các em có thể làm được. Nhưng nhiều truyện, cốt truyện rối rắm, phức tạp do có nhiều sự kiện, nhiều biến cố chồng chéo, đan xen nhau. Hay có những truyện vừa quan tâm đến cốt truyện vừa không quan tâm đến cốt truyện, chỉ dựa vào những biến cố, những sự kiện rồi sau đó triển khai ra, hay nhiều cốt truyện sinh hoạt thế sự, đời tư cũng vậy- không có cốt truyện. Nếu vậy thì giáo viên phải hướng dẫn học sinh khi tiếp nhận tác phẩm phải có sự phân tích một cách tổng thể, toàn diện, đồng thời phát hiện ra đâu là biến cố quan trọng đối với cuộc đời nhân vật trung tâm và có tác động tới những biến cố đó.
Thứ ba: Các biến cố, các sự kiện được sắp xếp theo chiều như thế nào?
Nếu như các tác phẩm tự sự mẫu mực, cách sắp xếp các biến cố gần như giống kịch, nghĩa là các biến cố thường có sự phát triển thành các mâu thuẫn, các xung đột kịch tính rồi sau đó giải quyết các xung đột thì ở các tác phẩm tự sự hiện đại sau 1975 biến cố được sắp xếp theo chiều hướng đa dạng và phong phú hơn nhiều.
Trong truyện ngắn “Một người Hà Nội”, cốt truyện là những sự kiện đơn giản kể về những con người mang trong mình cái nền gốc tâm lý tư tưởng văn hóa truyền thống, lại thông minh sắc xảo, lại có bản lĩnh và có “một tiềm lực tinh thần” đủ mạnh để vượt qua hoàn cảnh, biết nhìn xa trông rộng, biết sống vì mình cũng biết sống vì người, nên họ chiến thắng. Thắng chính bản thân mình và thắng trong cuộc đời. Truyện dường như không có biến cố quan trọng nhưng khi đọc xong nghiền ngẫm thì chính những biến cố sự kiện tưởng chừng như đơn giản ấy lại sống dậy, thôi thúc người đọc phải chiêm nghiệm suy nghĩ quanh những lời nói, nếp sống, cách nghĩ của các nhân vật.
Nhưng trong nhiều truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu lại khác. “Chiếc thuyền ngoài ra”, hay “Bến quê”, xuất hiện rõ ràng các biến cố, sự kiện và vẫn được giải quyết xoay quanh những sự kiện, biến cố đó. Xung đột bên ngoài không gay gắt mà nhẹ nhàng như cuộc sống yên bình đang trôi chảy nhưng bên trong lại là những cuộc tra tấn tinh thần là sự tự vấn, tự hỏi, tự phán xét chính mình. Kết cấu truyện thường là “truyện trong truyện” nên mâu thuẫn xung đột xảy ra ngay trong lòng tác phẩm.
Rõ ràng khi tách cốt truyện ra khỏi tác phẩm, tưởng là điều đơn giản nhưng không hoàn toàn như vậy. Người ta có thể tách ra nhiều biến cố, sự kiện nhưng người ta không tìm ra được nguyên nhân dẫn đến những biến cố, sự kiện ấy. Khi dạy các truyện hiện đại sau 1975, việc yêu cầu học sinh đọc, kể, tóm tắt cũng chính là yêu cầu học sinh tìm ra cốt truyện. Nếu học sinh nắm được cốt truyện thì có thể theo dõi được diễn biến toàn bộ câu chuyện, hình dung ra chiều hướng của tác phẩm, mặc dù thực tế cốt truyện không đóng vai trò quan trọng quyết định đến chất lượng tác phẩm.
2.3.2. Giúp học sinh nhận diện, cảm thụ được sâu sắc, đánh giá được đúng đắn nhân vật trong tác phẩm
	Từ trước đến nay trong việc giảng dạy truyện, không phải chúng ta chưa hề biết lấy việc phân tích nhân vật làm trọng tâm. Tuy nhiên có nhiều người e ngại bởi vì phân tích nhân vật rất dễ xa vào tình trạng bình giá chung chung, trừu tượng. Sự phân tích nhân vật không thành công có nhiều nguyên nhân về nội dung và phương pháp. Về nội dung, nguyên nhân là ở chỗ nhiều khi chúng ta chưa thật cảm sâu. Hiểu kĩ ý nghĩa nhiều mặt của nhân vật. Về phương pháp, nguyên nhân thường là ở chỗ trong khi phân tích chúng ta tách rời, cô lập nhân vật với cốt truyện, chưa biết lấy việc phân tích cốt truyện để chuẩn bị cho việc phân tích nhân vật. Cần hiểu rằng khi tìm hiểu tác phẩm tự sự nói chung và truyện ngắn hiện đại sau năm 1975 nói riêng buộc phải khảo sát nhân vật, bởi toàn bộ nội dung tác phẩm được phản ánh thông qua nhân vật. Muốn vậy, khi dạy truyện ngắn hiện đại, giáo viên cần phải thực hiện các bước sau:
	* Phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật.
	Nhân vật trong tác phẩm văn học nói chung và nhân vật trong tác phẩm tự sự nói riêng là vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi nhà văn khi sáng tạo nghệ thuật đều xây dựng cho mình một thế giới nhân vật riêng, thậm chí không có nhân vật nào giống nhân vật nào. Những nhân vật điển hình thường là những nhân vật độc đáo của nhà văn, không có sự lặp lại. Cho nên khi tiếp cận một tác phẩm tự sự thì việc đầu tiên khi khảo sát nhân vật là phải yêu cầu học sinh phát hiện, thống kê, nhận diện nhân vật.
	Khi đọc truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, chúng ta thấy xuất hiện một loạt những nhân vật, có nhân vật xuất hiện một cách trực tiếp, có nhân vật chỉ được nhắc tên như: những nhân vật trong gia đình làng chài; người đàn bà, người đàn ông, thằng Phác, đứa con gái, một đàn con nhỏ được nhắc đến, nghệ sĩ nhiếp ảnh, người trưởng phòng, cán bộ tòa án Đẩu, cô y tá...
	Nhân vật trong truyện có nhiều mức độ. Đó là

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_doc_hieu_tac_pham_tu_su_viet_nam_hien.doc
  • docBáo cáo hiệu quả.doc
  • docĐơn yêu cầu.doc