1.1.1.1. GVCN phải xác định đúng mục tiêu của HĐ GDHN lớp 10:
Để thực hiện được mục tiêu chung của chương trình GDHN ở cấp THPT,
hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 10” có những mục tiêu chính sau:
- Về kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của việc lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai; nắm được những thông tin cơ bản về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương nói riêng; có được một số thông tin về thế giới nghề nghiệp, về thị trường lao động, về hệ thống giáo dục nghề nghiệp; tự đánh giá năng lực bản thân và điều kiện gia đình để bước đầu có hướng lập thân, lập nghiệp.
- Về kĩ năng: Bước đầu HS tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình, phân tích được hướng đi của bản thân và sau này quyết định việc chọn nghề trên cơ sở lí giải hợp lí.
- Về thái độ: Có ý thức tích cực tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, coi lao động nghề nghiệp là lẽ sống của mình.
có hướng lập thân, lập nghiệp. Về kĩ năng: Bước đầu HS tự đánh giá được năng lực bản thân và điều kiện gia đình, phân tích được hướng đi của bản thân và sau này quyết định việc chọn nghề trên cơ sở lí giải hợp lí. Về thái độ: Có ý thức tích cực tìm hiểu thế giới nghề nghiệp, coi lao động nghề nghiệp là lẽ sống của mình. GVCN nắm rõ chương trình và triển khai cụ thể kế hoạch của HĐ GDHN lớp 10, do Ban giám hiệu nhà trường xây dựng Chương trình HĐ GDHN 10 gồm 9 tiết học với 9 chủ đề. Mỗi chủ đề được tiến hành trong 1tiết trong một tháng. Do vậy, toàn bộ chương trình được dạy trong 9 buổi và rải đều ở 9 tháng của năm học. Chín chủ đề HĐ GDHN 10 gồm 3 nội dung chính: Những vấn đề chung mà HS phải nắm chắc để làm cơ sở cho việc chọn nghề sau này; Những hiểu biết cần thiết về một lĩnh vực lao động cụ thể ; Tiếp xúc trực tiếp với con người và hoạt động lao động nghề nghiệp của họ để có ấn tượng rõ nét hơn về nghề nghiệp tương lai, đồng thời có thái độ tôn trọng, yêu quí lao động sản xuất. Chương trình hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 10” được giáo viên tiến hành công việc theo 3 mục tiêu đã nêu ở trên để xây dựng những phẩm chất và năng lực cụ thể cho HS, động viên sự nỗ lực chủ quan của HS để các em đạt được sự phù hợp nghề. HS luôn luôn là chủ thể tích cực trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp, còn giáo viên sẽ đóng vai trò dẫn dắt. GVCN xác định những yêu cầu cần đạt trong HĐ GDHN 10 Trình bày và chia sẻ được với người xung quanh về sở thích, khả năng, mong muốn, ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp và những yếu tố ảnh hưởng đến việc chọn ngành học, chọn nghề của bản thân; Nêu được nội dung chính trong “bản mô tả nghề” của một số nghề phổ biến và những nghề mà học sinh yêu thích, dự định lựa chọn; Mô tả được cách tìm hiểu thông tin nghề, TTrTDLĐ; Có khả năng liên hệ để thấy được sự tương quan giữa bản thân và yêu cầu của một số ngành nghề yêu thích, làm cơ sở cho việc lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân; Chia sẻ và trao đổi được với người xung quanh về mục tiêu nghề nghiệp, tương quan giữa bản thân, mục tiêu nghề nghiệp và con đường học hành; Có khả năng tạo cơ hội tìm hiểu nghề nghiệp và lập bản KHNN ở mức đơn giản. GVCN và HĐ GDHN khối lớp 11 GVCN phải xác định đúng mục tiêu của HĐ GDHN lớp 11 Để thực hiện được mục tiêu chung của chương trình GDHN ở cấp THPT, hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 11” có những mục tiêu chính sau: Về kiến thức: HS hiểu được ý nghĩa và tầm quan trọng của một số nghề đang trên đường hiện đại hóa, có nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao, nắm được thông tin về thị trường lao động và những điều kiện để trở thành người lao động vững vàng, đóng góp được nhiều cho việc thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh. Ngoài ra, chương trình sẽ giúp các em làm quen với một số cơ sở đào tạo để chuẩn bị cho việc chọn trường sau khi tốt nghiệp THPT. - Về kĩ năng: HS biết được cách thức tìm hiểu một số nghề, đặc biệt là một số trường mà các em sẽ thi vào sau khi tốt nghiệp THPT. Mặt khác, HS sẽ nhớ lại những nguyên tắc chọn nghề để thực hiện ước mơ nghề nghiệp của mình một cách khoa học. - Về thái độ: HS hiểu được những nghề có trong chương trình, từ đó có ý thức hoàn thiện năng lực và phẩm chất đạo đức để chọn những nghề mà mình yêu thích. GVCN phải nắm rõ chương trình và triển khai cụ thể kế hoạch của HĐ GDHN lớp 11, do Ban giám hiệu nhà trường xây dựng Chương trình hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 11” gồm 8 tiết học, phân bố thành 8 chủ đề. Nội dung cụ thể của 8 chủ đề như sau: Bốn chủ đề đầu (từ chủ đề 1 đến chủ đề 4) đi vào những nhóm nghề khác nhau: Một số nghề thuộc các ngành Giao thông vận tải và Địa chất (chủ đề 1). Một số nghề thuộc lĩnh vực kinh doanh và dịch vụ (chủ đề 2). Một số nghề thuộc ngành năng lượng, Bưu chính – Viễn thông, Công nghệ thông tin (chủ đề 3). Một số nghề thuộc lĩnh vực an ninh, quốc phòng (chủ đề 4). Bốn chủ đề sau (từ chủ đề 5 đến chủ đề 8) đi sâu tìm hiểu những điều kiện chọn nghề: Giao lưu với những gương vượt khó, điển hình về sản xuất, kinh doanh giỏi (chủ đề 5). Thực chất của hoạt động giao lưu này là tìm hiểu điều kiện nào để họ có thể thành đạt trong nghề. Nghề nghiệp với nhu cầu của thị trường lao động (chủ đề 6). Qua chủ đề này, học sinh hiểu được những điều kiện phải có khi chọn nghề để đáp ứng nhu cầu lao động trong nước. “Tôi muốn đạt được ước mơ” (chủ đề 7). Chủ đề này giúp học sinh hiểu rõ phải có điều kiện nào thì ước mơ nghề nghiệp sẽ trở thành hiện thực. Tìm hiểu thực tế một trường Đại học (hoặc Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp và Dạy nghề) tại địa phương (chủ đề 8). Qua các buổi tham quan học sinh hiểu rõ điều kiện tuyển chọn vào trường, điều kiện học tập trong trường và điều kiện lao động nghề nghiệp trong tương lai nếu học ở trường đó sau khi tốt nghiệp THPT. Qua chương trình hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 11” HS làm quen với một số nghề, làm phong phú hơn nữa về những hiểu biết đối với hệ thống nghề trong xã hội. Nhưng quan trong hơn là giúp các em thấy được: Để có được một nghề cụ thể thì các em cần làm gì? Và sẽ làm gì? Đây là bước chuẩn bị quan trọng để năm học tới, khi học 12, các em đã có những hiểu biết cần thiết để tự tin trong việc quyết định chọn trường hoặc chọn nghề sau khi tốt nghiệp THPT. GVCN xác định những yêu cầu cần đạt trong HĐ GDHN 11 Nhận thức và bảo vệ được quan điểm của bản thân trên các lĩnh vực: Khả năng, sở thích và cá tính; Đánh giá, phân tích được những thuận lợi, khó khăn của bản thân, hoàn cảnh gia đình, xã hội khi thực hiện ước mơ, KHNN. Từ đó có hướng phấn đấu, rèn luyện để đạt ước mơ nghề nghiệp và điều chỉnh bản KHNN cho phù hợp với bản thân; Xây dựng được kiến thức về một số nghề phổ biến và những nghề mà học sinh yêu thích, lựa chọn đi theo sau khi tốt nghiệp THPT; Phân tích, lí giải được sự khác biệt giữa bản thân và bạn bè về mong muốn, ước mơ, mục tiêu nghề nghiệp, con đường học hành và KHNN; Đề xuất được những HĐNK và HĐPVCĐ phù hợp với bản thân mình nhất để tiếp tục tham gia; Áp dụng được những hiểu biết về bản thân, nghề nghiệp, TTrTDLĐ để xây dựng KHNN và tự đánh giá tính khả thi của KHNN do mình xây dựng. GVCN và HĐ GDHN khối lớp 12 GVCN phải xác định đúng mục tiêu của HĐ GDHN lớp 12: Để thực hiện được mục tiêu chung của chương trình GDHN ở cấp THPT, hoạt động “Giáo dục hướng nghiệp 12” có những mục tiêu chính sau: + Về kiến thức: HS hiểu được một cách khái quát những định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và của địa phương, nơi em đang sinh sống, học tập nói riêng; giúp cho HS và cha mẹ các em biết được những thông tin về hệ thống trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cùng những yêu cầu tuyển sinh do các cơ quan chức năng thông báo. Từ những hiểu biết đó, HS sẽ làm hồ sơ tuyển sinh với sự tư vấn của thầy, cô giáo, cán bộ tại các trung tâm hướng nghiệp hoặc tư vấn nghề nghiệp, chuyên gia các lĩnh vực y tế, lao động, kinh tế, giáo dục, + Về kĩ năng: HS biết vận dụng nguyên tắc chọn nghề vào việc học tiếp sau khi tốt nghiệp THPT, xin vào làm việc ở một cơ quan hoặc ở cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. GV phải giúp HS biết cách thu thập các nguồn thông tin cần thiết cho việc chọn nghề. + Về thái độ: HS có ý thức trách nhiệm trong việc chọn nghề tương lai cho bản thân qua đi học hoặc đi làm sau khi tốt nghiệp THPT, tích cực chuẩn bị về mọi mặt, nhất là về tâm lí đối với lao động nghề nghiệp khi kết thúc giai đoạn 12 năm ngồi trên ghế nhà trường phổ thông. GVCN cần nắm rõ và triển khai cụ thể kế hoạch của HĐ GDHN lớp 12, do Ban giám hiệu nhà trường xây dựng Chương trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12” có 8 tiết, phân bố thành 8 chủ đề. Các chủ đề gồm các nội dung chính sau đây: Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế khi tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Những con đường đi vào nghề nghiệp tương lai cùng yêu câu cụ thể đặt ra mà mỗi học sinh phải tự quyết định lựa chọn ngay trước khi tốt nghiệp THPT. Chương trình “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp 12” không có nội dung về tìm hiểu nghề cụ thể như ở lớp 10 và 11, mà chỉ tập trung vào những vấn đề cần thiết để HS chuẩn bị chọn nghề thông qua việc chọn trường để học nghề. Kết thúc lớp 12, các em HS sẽ rời ghế nhà trường phổ thông để bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc sống. Nhiều em sẽ vào học trong các trường đại học, cao đẳng, hay dạy nghề, xuất khẩu lao động, du học. Một số em sẽ tham gia lao động sản xuất ngay sau khi tốt nghiệp. Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cần tạo ra không khí cởi mở, thân tình và ân cần trong mỗi tiết hướng nghiệp để động viên các em HS chuẩn bị sẵn sàng đi vào giai đoạn hết sức quan trọng của cuộc đời: học nghề, lập thân và lập nghiệp. GVCN xác định những yêu cầu cần đạt trong HĐ GDHN 12 Sử dụng được kiến thức về sở thích, khả năng, cá tính, giá trị nghề nghiệp của bản thân và kiến thức về hoàn cảnh gia đình và điều kiện KTXH để đưa ra quyết định chọn ngành học, chọn nghề; Đề xuất với phụ huynh và người thân về mong muốn, ước mơ và mục tiêu nghề nghiệp của bản thân; Đối chiếu và lựa chọn được ngành học, nghề nghiệp phù hợp để chuẩn bị những bước cần thiết cho việc đăng ký thi vào trường đào tạo nghề nghiệp đã lựa chọn hoặc tham gia lao động phù hợp; Lập kế hoạch học tập, tham gia HĐNK, học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để chuẩn bị cho việc quyết định nghề nghiệp tương lai; Liên tục cập nhật thông tin hướng nghiệp để điều chỉnh mục tiêu nghề nghiệp, con đường học hành khi cần thiết; Sử dụng được những kiến thức về bản thân, nghề nghiệp, kinh nghiệm rút ra từ HĐNK, HĐPVCĐ để viết KHNN và điều chỉnh, bổ sung kế hoạch cho phù hợp; Làm được hồ sơ tuyển sinh cho bản thân; Chủ động tham gia tư vấn hướng nghiệp, tìm hiểu thông tin hướng nghiệp và tham gia các hoạt động tại trường, gia đình và cộng đồng để từng bước đến gần hơn mục tiêu nghề nghiệp. GVCN xây dựng giáo án và tổ chức HĐ GDHN cho các chủ đề theo sự hướng dẫn của Sách giáo viên GVCN cần lưu ý một số vấn đề khi tiến hành soạn giảng và tổ chức HĐ GDHN cho HS “Hoạt động giáo dục hướng nghiệp” là vấn
Tài liệu đính kèm: