Sáng kiến kinh nghiệm Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT Bát Xát

Sáng kiến kinh nghiệm Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT Bát Xát

Phương pháp dạy học hợp tác giúp các thành viên trong nhóm chia sẻ các băn khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới. Bằng cách nói ra những điều đang nghĩ, mỗi người có thể nhận rõ trình độ hiểu biết của mình về chủ đề nêu ra, thấy mình cần học hỏi thêm những gì. Bài học trở thành quá trình học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.

Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên, vì vậy phương pháp này còn gọi là phương pháp cùng tham gia. Trong hoạt động nhóm, tư duy tích cực của học sinh phải được phát huy và ý quan trọng của phương pháp này là rèn luyện năng lực hợp tác giữa các thành viên trong tổ chức lao động. Cần tránh khuynh hướng hình thức và đề phòng lạm dụng, cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới PPDH và hoạt động nhóm càng nhiều thì chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.

 

doc 48 trang Người đăng Hoài Minh Ngày đăng 15/08/2023 Lượt xem 487Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Chọn lọc nội dung kiến thức và đổi mới phương pháp phù hợp với đối tượng học sinh nâng cao chất lượng giáo dục của trường PTDTNT Bát Xát", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trường lớp học
Môi trường lớp học giống một nơi làm việc năng động với nhiều loại hoạt động và mức độ ồn ào khác nhau. 
Học sinh thường cộng tác với bạn học, chuyên gia, các thành viên cộng đồng và giáo viên.
Cách đánh giá
Học sinh biết rõ họ sẽ được đánh giá như thế nào, hiểu được các tiêu chí theo đó họ sẽ được đánh giá, nhận ý kiến phản hồi từ giáo viên và bạn học của họ trong suốt bài học và có nhiều cơ hội để đánh giá cách học của riêng mình.
Giáo viên và học sinh chia sẻ trách nhiệm đối với thành tích học tập đạt được.
Sự quan tâm và đam mê của học sinh thúc đẩy sự kích thích và nỗ lực có giá trị bản chất.
Công nghệ
Học sinh sử dụng các loại công nghệ khác nhau để làm nghiên cứu, trao đổi thông tin và tạo ra kiến thức.
 b. Tư duy phê phán
	Tư duy phê phán là một kỹ năng trọng tâm của thế kỷ 21.Có nhiều mô hình giúp giáo viên nhận biết và phân loại các kỹ năng tư duy. Mô hình quen thuộc nhất là bảng phân loại những kỹ năng tư duy của Bloom:
- Biết 
- Hiểu 
- Vận dụng
- Tổng hợp 
- Phân tích 
- Đánh giá 
Những kỹ năng tư duy bậc thấp
Phần lớn hoạt động tư duy mà học sinh được yêu cầu thực hiện ở trường đòi hỏi mức độ nỗ lực rất ít hoặc thấp và ở các cấp độ biết hoặc hiểu, như được trình bày trong bảng sau:
Biết
Định nghĩa
Nhận biết và nhớ lại thông tin
Những điều giáo viên làm
Kể, cho xem, hướng dẫn
Những điều học sinh làm
Hấp thu, nhớ, nhận biết
Động từ yêu cầu
Học thuộc lòng, liệt kê, nói tên
Hiểu
Định nghĩa
Hiểu thông tin được cung cấp
Những điều giáo viên làm
Chỉ ra, so sánh, đối chiếu
Những điều học sinh làm
Giải thích, dịch, chứng minh
Động từ yêu cầu
Xác định, kể, thảo luận
Những kỹ năng tư duy bậc cao
Vận dụng
Định nghĩa
Sử dụng các khái niệm trong các tình huống mới
Những điều giáo viên làm
Quan sát, hướng dẫn, phê bình
Những điều học sinh làm
Giải quyết vấn đề, thể hiện kiến thức
Động từ yêu cầu
Diễn giải, sử dụng, minh hoạ
Phân tích
Định nghĩa
Chia nhỏ thông tin thành những phần có liên quan với nhau
Những điều giáo viên làm
Hướng dẫn, thăm dò, đóng vai trò là một nguồn tham khảo
Những điều học sinh làm
Phân tích, thảo luận, phát hiện
Động từ yêu cầu
Tranh luận, liên kết, thử nghiệm
Tổng hợp
Định nghĩa
Sắp xếp thông tin để tạo ra một tổng thể mới
Những điều giáo viên làm
Mở rộng, đánh giá, phản ánh
Những điều học sinh làm
Khái quát hoá, tạo dựng, lập kế hoạch
Động từ yêu cầu
Đưa ra đề nghị, tổ chức, tạo ra
Đánh giá
Định nghĩa
Định giá trị dựa trên các tiêu chí
Những điều giáo viên làm
Làm rõ, chấp nhận, dung hoà
Những điều học sinh làm
Tranh luận, đánh giá, lựa chọn
Động từ yêu cầu
Chọn, ước tính, tiên đoán
Cách dạy học của thế kỷ 21 khuyến khích giáo viên đi xa hơn những hoạt động tư duy bậc thấp gồm biết và hiểu để rèn luyện những cấp tư duy bậc cao hơn như phân tích, tổng hợp, đánh giá.
c. Sự cộng tác
Để đạt được mục đích học tập
Những nỗ lực để đạt được mục đích học tập có thể được sắp xếp thành ba cách:
Cạnh tranh: học sinh thi đua với nhau để xem ai giỏi nhất hoặc nhanh nhất để giành được phần thắng mà chỉ một hoặc một số ít người có thể giành được.
Cá nhân: học sinh làm việc một mình để đạt được những mục tiêu không liên quan đến những người khác.
Hợp tác: học sinh làm việc cùng nhau để đạt được những mục tiêu chung. 
Thành lập nhóm hoặc cặp cộng tác
Sự hợp tác bao gồm làm việc tập thể, làm việc với một hoặc nhiều người hơn để đặt ra các mục tiêu và hoàn thành các nhiệm vụ.Và sẻ có nhiều ý kiến thảo luận các ý tưởng, tìm kiếm các giải pháp, giải thích ý tưởng của mình và qua đó, hiểu nội dung của bài sâu hơn. Ngoài ra, những kỹ năng xã hội như đổi vai, chia sẻ, giúp đỡ người khác cũng có thể đạt được nhờ quá trình cộng tác. Giáo viên luôn được khuyến khích phân công các cặp làm việc cùng nhau trong tất cả các hoạt động trong một bài học, với mục đích để hai học sinh cùng học với nhau. Kết quả học tập đánh giá và cho điểm theo nhóm tạo điều kiện cho cả nhóm cùng nỗ lực.
Những nhóm làm việc hoặc cặp cộng tác có thể được thành lập bằng nhiều cách:
Bởi chính các học sinh dựa trên tình bạn hoặc sở thích
Bởi sự phân công ngẫu nhiên
Khuyến khích sự cộng tác
Sự cộng tác không thể đến với học sinh một cách tự nhiên mà cần có sự kích thích, làm mẫu, hướng dẫn trực tiếp và quá trình thực hành. Khi học sinh cộng tác và cùng nhau làm việc, giáo viên cần làm rõ:
Tất cả thành viên trong nhóm đều tham gia và thấy được vai trò của mình.
Tất cả thành viên trong nhóm đều đồng ý với các mục tiêu và kế hoạch làm ra sản phẩm của mình.
Tất cả thành viên trong nhóm đều thực hiện các nhiệm vụ được phân công để hoàn thành sản phẩm.
Tất cả thành viên trong nhóm cùng nhau xem lại công việc để tìm cách làm tốt hơn.
Tất cả thành viên trong nhóm thảo luận về công việc của mình và giúp đỡ nhau khi triển khai thực hiện.
Khi học sinh làm việc với nhóm sẻ sinh nên mâu thuẫn có thể nảy sinh. Giáo viên cần tìm ra các giải pháp khả thi để giải quyết. Chẳng hạn:
Một học sinh từ chối làm việc với một bạn hoặc nhóm bạn.
Tìm hiểu nguyên nhân
Chia nhóm lại
Chọn cách chia theo sở thích.
Không ai muốn làm việc với một số học sinh nào đó
Tìm hiểu nhóm và cá nhân
Động viên, khuyến khích.
Học sinh nhút nhát và không cởi mở
Quan tâm, động viên, khuyến khích
Dùng phương pháp phù hợp: dùng giấy ghi, dựa vào giấy để trả lời
Phân các em năng động, cởi mở giúp đỡ, hướng dẫn, cho em học sinh này trình bày sau.
Học sinh không cho bạn học hoặc những thành viên khác trong nhóm dùng chung máy tính
Phân chia thời gian sử dụng máy tính
Học sinh không tôn trọng hoặc không lắng nghe ý kiến của bạn học hoặc những thành viên khác trong nhóm
Tìm hiểu nguyên nhân, tạo điều kiện cho học sinh tự chọn nhóm phù hợp với sở thích.
Nếu vẫn có biểu hiện như trên thì giao việc riêng, làm việc cô lập như một nhóm và tự trình bày.
Cho học sinh làm khảo sát nhỏ, xem học sinh đó thích làm việc với ai.
 d. Hướng dẫn việc học tập
Hướng dẫn việc học tập bao gồm nhiều kỹ năng: nghe, nói, đưa ra các hướng dẫn, đặt câu hỏi, quan sát, theo dõi, động viên và can thiệp. Giáo viên phải học các kỹ năng này. Học sinh cũng cần có các kỹ năng này vì các em cũng đang làm việc với bạn học.
Các kỹ năng nghe và nói
Để nâng cao hiệu quả của kỹ năng nghe và nói với học sinh, giáo viên cần xem xét các hành động và lời nói như sau:
Làm
Nói
Làm mẫu những hành vi mong muốn.
Tôi nghe tốt hơn khi tôi nhìn vào người đang nói.
Củng cố các hành vi mong muốn bằng việc chỉ ra rõ ràng.
Tôi nói to để mọi người có thể nghe.
Nhắc nhở các học sinh sử dụng các kỹ năng nghe tốt.
Bây giờ đến lúc An và Mai chia sẻ ý kiến. Các em sẽ dễ dàng nghe được những gì các bạn ấy nói nếu như các em nhìn vào các bạn ấy.
Hướng dẫn học sinh những điều cần làm nếu như họ không thể nghe.
Hãy giơ tay để bạn ấy biết rằng em không thể nghe được những gì bạn ấy nói.
Nhắc lại những điều học sinh nói cho rõ ràng khi cần thiết.
Duy à, em nói là Microsoft Paint sẽ là công cụ tốt nhất. Thuận muốn biết tại sao em nghĩ vậy.
Phản hồi trung dung
Thuỷ đã chia sẻ cho chúng ta một ý kiến. Có ai muốn chia sẻ một ý kiến khác không?
Động viên học sinh nói thêm chi tiết.
Em muốn bổ sung thêm gì nữa?
Bao quát tất cả các học sinh.
Còn ai khác muốn hỏi thêm?
Báo cho học sinh biết khi chuyển hướng.
Chúng ta hãy tìm hiểu một giải pháp khác các em nhé.
Kỹ năng đưa ra các hướng dẫn
Một giáo viên có kỹ năng hướng dẫn tốt:
Phải rõ ràng trong các ý định và suy nghĩ kỹ càng về các chỉ dẫn sư phạm.
 Đợi và bảo đảm rằng các học sinh đều trật tự trước khi đưa ra các hướng 	dẫn.
Đưa ra các hướng dẫn bằng lời và bằng chữ viết.
 Đưa ra các hướng dẫn từng bước một để không làm bối rối hay khiến học
sinh có cảm giác choáng ngợp.
Làm mẫu các bước cho học sinh.
 Kiểm tra sự tiếp thu để đảm bảo rằng các học sinh biết những gì mà giáo viên mong đợi từ các em.
Kỹ năng quan sát và theo dõi
Một giáo viên có kỹ năng quan sát và theo dõi tốt:
Luôn biết học sinh đang làm gì.
Đi quanh phòng và lắng nghe các mẫu đối thoại của học sinh.
Ghi nhận hoặc ghi chép các chú ý.
Đặt câu hỏi.
Quyết định khi nào can thiệp, điều chỉnh.
Nhận ra sự khác biệt trong phong cách học của từng học sinh.
Kỹ năng đặt câu hỏi
 	 Đặt câu hỏi phải đúng đắn đắn và lập kế hoạch phù hợp,các phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả bao gồm 
Sử dụng ngôn từ mọi người có thể hiểu
Hỏi các câu hỏi nhiều hơn một câu trả lời đúng
Thay thế các câu hỏi được trả lời bằng Có/Không hay chỉ với một từ bằng cách hỏi Như thế nào?.... Tại sao?...hoặc Cái nào?...
Khuyến khích việc chia sẻ câu trả lời với bạn học hay nhóm nhỏ trước khi chia sẻ với nhóm lớn hơn.
Gọi học sinh một cách ngẫu nhiên và cho phép học sinh đó yêu cầu những học sinh khác trả lời
Hướng dẫn lại những câu trả lời sai
Yêu cầu một học sinh tóm tắt ý của học sinh khác
Hỏi những câu hỏi tiếp nối như: Tại sao? Em có thể nói rõ hơn được chứ? Và một ví dụ khác là gì?
Đề nghị học sinh “cởi mở những suy nghĩ của các em” và chia sẻ cách các em tìm ra câu trả lời
Để học sinh tự phát triển những câu hỏi của riêng các em để hỏi những người khác.
Tránh xu hướng muốn ngắt lời và sửa lỗi ngay tức thì
Tránh đưa ra phán xét và nêu phản hồi ý kiến nhưng không đưa ra đánh giá.
Một trong những bí quyết của kỹ năng đưa ra câu hỏi hay chính là việc giáo viên dành thời gian suy nghĩ hoặc chờ một thời gian. Thời gian suy nghĩ hợp lý nhất là từ ba đến năm giây. Lợi ích mà khoảng thời gian suy nghĩ này đem lại chính là sự gia tăng:
Các câu trả lời từ nhiều học sinh hơn
Việc theo dõi lắng nghe giữa các học sinh
Các câu trả lời chính xác và tự tin.
Kỹ năng khuyến khích
Những học sinh có năng khiếu đặc biệt thường được giáo viên khen ngợi. Tuy nhiên giáo viên nên tập trung vào việc khích lệ học sinh hơn là khen ngợi các em.
Khen ngợi thường dẫn đến quan niệm sẽ chẳng có giá trị gì nếu nó không nhận được lời khen. Trái lại, sự khích lệ lại mang ý nghĩa tôn trọng và tin tưởng vào năng lực học sinh và nó ghi nhận các nỗ lực của học sinh hơn là thành tích đạt được. Ngoài ra chúng còn những điểm khác biệt sau:
Khen ngợi
Khuyến khích
Nhấn mạnh cảm tưởng của người khác
Nhấn mạnh sự đóng góp, các kỹ năng và những lĩnh vực tiến bộ của học sinh
Thường tập trung vào các câu Tôinhư câu Tôi hết sức tự hào về em
Thường tập trung vào các câu Emnhư câu Em xử lý vấn đề đó rất hay
Nuôi dưỡng sự ích kỷ
Nuôi dưỡng mối quan tâm của cá nhân
Khuyến khích nỗi sợ thất bại
Khuyến khích sự chấp nhận là mình chưa hoàn hảo
Dẫn đến sự phụ thuộc
Dẫn đến sự tự hoàn thiện
Đi kèm với lời đánh giá phê bình
Không kềm theo lời đánh giá phê bình nào
Một số phương pháp khuyến khích học sinh bao gồm:
Tỏ ra tích cực: Em đã dành nhiều thì giờ cho vấn đề đó
Tập trung vào các điểm mạnh: Em đã sử dụng được nhiều chi tiết trong các bản vẽ của mình
Khuyến khích học sinh phấn đấu cho sự tiến bộ: Em tỏ ra chưa được hài lòng lắm, vậy thì em sẽ làm điều gì khác nào?
Phải cụ thể trong việc nhận xét hành vi mong muốn: Cám ơn em vì sự nhẫn nại!
Khuyến khích nỗ lực: Hãy nhìn vào sự tiến bộ mà em đã đạt được!
Kỹ năng can thiệp
Những giáo viên hướng dẫn có hiệu quả thường theo dõi học sinh một cách cẩn thận và quyết định thời điểm can thiệp thích hợp. 
Giáo viên can thiệp để :
Cung cấp thông tin phản hồi trong suốt quá trình dạy học
Cung cấp sự xác nhận với lý lẽ hợp lý
Đảm bảo sự trao đổi thông tin hai chiều
Tạo điều kiện để phát triển mối quan hệ tương đồng
Cải tiến quá trình
Đảm bảo sự công bằng
Giúp làm sáng tỏ vấn đề
Định hướng lại
Giúp học sinh giải quyết khi có mâu thuẫn
Nhắc nhở các nhóm về các nguyên tắc cơ bản.
Giáo viên lưu ý các điều sau trước khi can thiệp:
Phải nói điều gì?
Thể hiện bằng cách nào?
Khi nào nói?
Nói với ai?
Tại sao nên nói?
Ví dụ:
Khi giáo viên đồng ý với ý kiến của học sinh (Ví dụ: ừ tốt lắm!)
Khi bạn gợi ý một sự thay đổi (Ví dụ: Kiểm tra xem em đã làm tất cả những điều đã nêu trong phần Ôn tập chưa? Hoặc Em nên xem lại lý thuyết một chút hoặc Em nên xem lại các nguyên tắc cơ bản...)
Khi bạn cần khuyến khích một học sinh đang nản chí (Ví dụ: Chúng ta hãy cùng nhau giải quyết vấn đề này hoặc Điều gì đã gây khó khăn cho em?).
2. Kế hoạch hành động
 a. Kỹ năng lập kế hoạch hành động
Kế hoạch hành động là gì?
Các kế hoạch hành động giúp giáo viên tạo thay đổi trong việc dạy học bằng cách xác định những thay đổi muốn tạo ra và mô tả cách tạo ra những thay đổi này như thế nào. Một kế hoạch hành động hiệu quả các công việc phải được hoàn thành theo trình tự thời gian.
Tại sao chúng ta lại cần các kế hoạch hành động?
Nghiên cứu cho thấy kế hoạch hành động đáp ứng ba mục đích trong việc thực hiện những thay đổi:
Lập kế hoạch hành động buộc giáo viên phải trình bày được những gì họ đang nỗ lực đạt được.
Kế hoạch hành động dự đoán các vấn đề và xác định các nguồn tài nguyên.
Việc liệt kê các bước thực hiện sẽ khích lệ giáo viên tiếp tục công việc bởi họ nhìn thấy các thành quả sẽ đạt được ở các bước tiếp theo.
Lập kế hoạch hành động như thế nào.
Các bước lập kế hoạch hành động bao gồm:
Bước 1- Áp dụng hiểu biết công nghệ thông tin cùng các kỷ năng và phương pháp giảng dạy của thế kỷ 21
Bước 2- Xây dựng kế hoạch, như sau:
Xác định các mục tiêu chính của bạn là?
Xác định những chiến lược dạy học và những biện pháp để đạt được mục tiêu đó
Dự đoán được những khó khăn để có những biện pháp cho khó khăn đó 
Lập thời gian biểu cho việc đạt mục tiêu ngắn hạn và dài hạn. 
Những nguồn tài liệu nào sẽ sử dụng (Bao gồm cả các địa chỉ Internet, các sản phẩm hoạt động).
Thiết lập cách trình diễn như thế nào?phần nào mở phần nào kết thúc,phải xác định được bao nhiêu sile ? 
Sử dụng phần mềm nào để tạo bài trình diễn?
Thời gian trình diễn trong bao lâu?các bước được trình trự như thế nào?
Làm thế nào để thu hút khán giả và thuyết phục họ rằng việc áp dụng hiểu biết kỹ năng công nghệ và PPDH của thế kỷ 21 sẽ nâng cao hiệu quả và hoạt động chuyên môn trong lớp học.
Bước 3- Xem lại các câu trả lời của ban và chĩnh sữa nếu cần 
Bước 4- Chia sẻ kế hoạch trình diễn với các đồng nghiệp. Chuẩn bị trả lời những câu hỏi phụ. Thậm chí giáo viên có thể được yêu cầu chuẩn bị kế hoạch kỹ hơn và chia sẻ bản kế hoạch đã hiệu chỉnh trước khi kế hoạch được thông qua.
b. Kỹ năng thực hiện kế hoạch hành động
Bước 1- Đọc lại lần nữa kế hoạch trình diễn đã được chấp nhận.
Bước 2- Thu thập tất cả các nguồn tài nguyên và hoàn thành bất cứ nghiên cứu nào cần phải thực hiện. Sử dụng các nguồn tài nguyên có sẵn như sách, Internet hoặc các đồng nghiệp để tìm thông tin.
Bước 3- Tham khảo các hoạt động đã hoàn thành trong các mô- đun trước đó hoặc tham khảo cuốn Hướng dẫn kỹ năng để tìm ý tưởng.
Lưu ý: Để giúp các bài trình diễn sau thực hiện dễ hơn, chúng ta nên ghi lại các lưu ý cho mỗi trang trình diễn (Ghi chú có thể là các chỉ dẫn hoặc gợi ý giúp làm rõ nội dung trình bày)
Bước 4- Thiết lập cách trình diễn (nếu cần)
Bước 5- Lưu lại bài làm sau khi hoàn thành kế hoạch
c. Kỹ năng xem lại kế hoạch hành động
Chúng ta sẽ xem lại bài trình diễn kế hoạch hành động của mình trước khi chia sẻ với các đồng nghiệp trong buổi trình bày và thảo luận, nhận xét, góp ý. Việc duyệt lại kế hoạch một lần nữa giúp chúng ta thực hiện kịp thời những thay đổi cần thiết, đảm bảo mọi việc đã có thể diễn ra hợp lý và đúng kế hoạch đề ra.
Bước 1- Tập dượt trình bày từ đầu đến cuối.
Bước 2- Khi luyện tập phải nói chậm rãi và rõ ràng để người nghe có thể hiểu.
Bước 3- Phải đảm bảo bài trình diễn và các kết nối, các bước chuyển tiếp, video, hoạt hình và âm thanh đều hoạt động tốt trên máy tính trình diễn.
Bước 4- Hãy in bất cứ tài liệu nào cần thiết cho bài trình diễn
Bước 5- Dự kiến câu hỏi mà người nghe có thể đặt ra và chuẩn bị trước các câu trả lời.
Bước 6- Lưu lại công việc.
Bước 7- Kiểm tra bài trình diễn kế hoạch hành động đảm bảo rằng nó có những yếu tố sau:
Việc đề ra các mục tiêu thử thách có làm thay đổi cách dạy học như mong muốn không?
Các bài tập đã phát huy các ứng dụng cụ thể của những phương pháp hướng dẫn thích hợp chưa?
Các giải pháp khả thi cho những khó khăn, thử thách.
Một thời gian biểu bao gồm tất cả những công việc cần hoàn thành để đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Một danh sách liệt kê tên của các cá nhân, tập thể có thể thảo luận về các mục tiêu và một bộ sưu tập các nguồn tài nguyên đã giúp giáo viên đạt được những mục tiêu.
Các ví dụ có sức thuyết phục về các ứng dụng công nghệ, các kỹ năng và phương pháp dạy học của thế kỷ 21 để nâng cao hiệu quả làm việc và hoạt động chuyên môn trong lớp học.
d. Kỹ năng chia sẻ kế hoạch hành động
Mục đích
Buổi trình diễn cho phép người tham dự đóng vai trò những người bạn phản hồi tích cực, khích lệ, động viên đồng nghiệp, mặt khác, còn giúp cho người trình diễn biết có nhiều khán giả theo dõi bài trình diễn của mình, họ sẽ đầu tư nhiều thời gian và xây dựng bài trình diễn tốt hơn.
Tiến trình thực hiện như sau:
Bước1- Khi đến lượt mình lên trình diễn, hãy tự tin thực hiện bài trình diễn kế hoạch hành động của mình. Cần chú ý nói chậm rãi và rõ ràng để khán giả có thể hiểu bạn đang nói gì. Sau khi hoàn thành bài trình diễn, hãy để những người nghe chia sẻ, đóng góp ý kiến.
Bước 2- Khi những giáo viên khác trình diễn kế hoạch hành động, hãy yên lặng theo dõi và lắng nghe. Suy nghĩ về những điểm mình thích và ý kiến đóng góp cải thiện của mình.
Bước 3- Nếu giáo viên quan tâm tìm hiểu thêm các kế hoạch hành động, hãy tham khảo các kế hoạch sau:
Cho học sinh tập lập kế hoạch hành động
Hoạt động nghiên cứu (Action Research)
CHƯƠNGII: ĐỔI MỚI SINH HOẠT CHUYÊN MÔN
	I. Qui trình đổi mới sinh hoạt chuyên môn
	1. Bước chuẩn bị giờ dạy minh họa 
	Người chuẩn bị giờ dạy minh họa là giáo viên được phân công hoặc một nhóm GV và hiệu phó phụ trách thiết kế.
	- Lưu ý khi chuẩn bị: linh hoạt, sáng tạo, chủ động, không lệ thuộc máy móc vào quy trình, các bước dạy trong SGK hay SGV; có thể điều chỉnh mục tiêu bài dạy, thay đổi nội dung/ngữ liệu trong SGK, điều chỉnh thời lượng, chọn phương pháp và phương tiện cho phù hợp với đối tượng HS; các hoạt động trong thiết kế bài học cần đảm bảo được mục tiêu của bài học, tạo điều kiện cho tất cả HS được tham gia vào quá trình học tập và được cải thiện kết quả học tập của mình.
	- Người tiến hành GDMH là 1 GV tự nguyện hoặc người được nhóm thiết kế lựa chọn. Người dạy cần quan tâm đến tất cả các HS, không dạy trước hoặc huấn luyện trước cho HS về nội dung bài học.
	2. Người dự giờ 
	- QS và ghi lại hồ sơ giờ dạy gồm: HĐ học của HS (cách học, cách phản ứng, cách hoạt động nhóm, những sai lầm mắc phải trong quá trình học) và cách thức tổ chức DH, PPDH của GV.
	- Vị trí của người dự: phía trước hoặc hai bên lớp học, không ngồi sau HS vì không QS được việc học của HS.
	- Kĩ thuật: kết hợp nghe, nhìn, suy nghĩ, ghi chép, quay phim, chụp ảnh để nhằm trả lời các câu hỏi: HS học như thế nào? HS gặp những khó khăn gì? Vì sao? Cần phải thay đổi như thế nào để cải thiện kết quả học tập của HS?
	- Lưu ý khi quan sát và ghi lại hồ sơ giờ học: đứng ở vị trí thuận lợi; đặt trọng tâm quan sát vào các biểu hiện tâm lí, thái độ, hành vi của HS trong các tình huống, hoạt động học tập; ghi chép một cách khách quan
	3. Người CT: hiệu phó chuyên môn hoặc tổ trưởng hoặc nhóm trưởng (phụ thuộc vào quy mô của buổi SHCM)
	Tiến trình:
	- GV dạy MH chia sẻ về mục tiêu của bài học, những ý tưởng mới, những thay đổi điều chỉnh về ND, PP dạy học, những cảm nhận của mình qua giờ học, những điều hài lòng hoặc chưa hài lòng trong quá trình dạy minh họa
	GV dự giờ đưa ra ý kiến nhận xét góp ý về giờ học
	Người CT tóm tắt lại vấn đề thảo luận và đưa ra các biện pháp hỗ trợ việc học của HS. Những người tham dự tự suy nghĩ và rút kinh nghiệm cho mình.
	- Nội dung thảo luận và suy ngẫm: mục tiêu bài học; PP dạy học; hoạt động học của HS (HS học như thế nào, mức độ tham gia, hứng thú và kết quả học tập của HS ra sao, nguyên nhân vì sao HS chưa tích cực tham gia vào bài học, học chưa đạt kết quả); đưa ra các biện pháp thay đổi cách dạy nhằm đạt được mục tiêu bài học, tạo cơ hội học tập cho mọi HS. Trong đó, hoạt động học của HS luôn được coi là “thước đo” để đánh giá

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_chon_loc_noi_dung_kien_thuc_va_doi_moi.doc