Bước một, cho học sinh xác định tình huống, gọi tên tình huống của truyện. (Đó là tình huống nhặt được vợ, lại nhặt nơi đầu đường xó chợ. Đây là một tình huống lạ, một tình huống có vấn đề).
Bước hai cho học sinh tìm hiểu các chi tiết quan trọng tạo nên tình huống trên. Bước này học sinh chỉ cần căn cứ vào sách giáo khoa để tìm hiểu. Có thể chỉ ra những cụm từ, những câu, những đoạn cụ thể, hoặc có thể trả lời một cách khái quát nội dung chi tiết của vấn đề (Tên nhân vật chính (Tràng), bối cảnh trước khi Tràng nhặt vợ, câu hò của Tràng, thái độ của người đàn bà nhặt thóc rụng, bốn bát bánh đúc, cái nhíu mày của người vợ nhặt, ).
Bước ba học sinh căn cứ vào các chi tiết đã tìm để đi sâu vào phân ý nghĩa và giá trị của các chi tiết ấy. Chẳng hạn như tên gọi của nhân vật (Tràng), đã gợi lên một loại dụng cụ dùng trong nghề mộc, nó nói lên sự vất vả cơ cực của một kiếp người (em gái của Tràng có tên là đục), như vậy tên gọi của nhân vật là theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Hoặc như bối cảnh của truyện: những dòng người “đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người ”. Đây quả là một khung cảnh thê lương, một không khí của đám ma, một không gian đầy mùi tử khí Truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân đã xây dựng được một tình huống vô cùng độc đáo để thể hiện ý tưởng: Một nông dân nghèo rớt mồng tơi, tưởng chừng không bao giờ có vợ lại được có vợ bằng cách “nhặt”, mà chỉ cần bốn bát bánh đúc. Tuy nhiên nhà văn không chỉ dừng ở đó. Thông qua tình huống khác thường độc đáo này, Kim Lân “đã thể hiện một tình cảm nhân hậu với những người cùng khổ”, ý nghĩa của truyện: trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, người nông dân vẫn khát khao vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hy vọng.
n sự khám phá mong muốn khám phá tận cùng ý nghĩa tác phẩm và nó cũng biểu hiện được phần hồn của tác phẩm, tạo nên những tầng sâu khai phá mãi mà không đến đáy. Nhưng muốn tạo được chiều sâu khôn cùng của tác phẩm tự sự, tức là “phần chìm”, ý nghĩa biểu chưng, nhà văn không chỉ biết tạo ra những chi tiết đắc địa mà còn phải có biệt tài trong lựa chọn giữa dòng đời xuôi ngược một khoảnh khắc thời gian mà ở đó cuộc sống đậm đặc nhất, chứa đựng nhiều ý nghĩa và nhiều áp lực buộc con người phải bộc lộ phần sâu kín nhất của tâm hồn mình. Chi tiết cô đúc ngắn gọn nhưng lại chứa đựng tầng sâu khôn cùng mà dường như khơi mãi cũng không hết ý nghĩa. Nghệ thuật là lĩnh vực đặc thù, tầm vóc của người nghệ sĩ có thể làm nên từ những điều nhỏ nhất. Nhà văn có khả năng sáng tạo ra những chi tiết nhỏ có giá trị góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng, chủ đề tác phẩm. Do vậy để tạo nên những chi tiết đắc địa đòi hỏi nhà văn phải có đủ ba yếu tố: tài, tâm và tầm. Một chi tiết hay không phải chỉ hay ở xác chữ mà là cái “đẹp” trong hồn văn. Đó phải là sự trăn trở không ngừng của nhà văn trước cuộc đời, là sự thăng hoa trong cảm xúc đến cao và là sự dung nạp của một ngòi bút tài hoa. Chi tiết có vai trò quan trọng đúng như giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh từng nói: “ở truyện ngắn, mỗi chi tiết có vị trí quan trọng như một chữ trong bài thơ tứ tuyệt, trong đó có những chi tiết đóng vai trò đặc biệt như những nhãn tự trong thơ vậy”. Với một tác phẩm văn xuôi tự sự, chi tiết có vai trò biểu lộ tư tưởng, chủ đề tác phẩm, tạo chiều sâu ý nghĩa khôn cùng. Với bạn đọc, chi tiết làm khơi dậy bản năng khám phá ở tầm khái quát hơn, giúp bạn đọc hiểu đúng và hay hơn về tác phẩm. Nhưng có lẽ vai trò lớn nhất của chi tiết nghệ thuật chính là việc thể hiện tài –tâm của tác giả. Chi tiết chỉ thể hiện tư tưởng mà còn in dấu ấn cá tính sáng tạo của nhà văn, bởi chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn. Không chỉ thế chi tiết còn giúp nhà văn khẳng định cái tầm của mình. Xây dựng chi tiết nhỏ không phải là điều dễ dàng, để chi tiết tồn tại theo thời gian còn là điều rất khó. Chắc chắn phải dụng công dụng tâm lắm nhà văn mới làm nên một đứa con tinh thần trường cửu với thời gian. Chi tiết nhỏ nhưng lại làm nên nhà văn lớn là vì thế. Chi tiết nghệ thuật góp phần làm nên phong cách nhà văn, in đậm dấu ấn tài năng sáng tạo của người nghệ sĩ. + Chi tiết bát cháo hành, giọt nước mắt trong “Chí Phèo” là những chi tiết đắt giá làm nên tiếng nói nhân đạo sâu sắc trong sáng tác của Nam Cao khẳng định chính tình người đã cứu được tính người. + Chi tiết Phán mọc sừng màn hạ huyệt cứ oặt người đi mà khóc, khóc mãi không thôi“ Hứt!Hứt !...Hứt!..” trong khi đó hắn lén dúi tờ giấy bạc năm đồng gấp tư vào tay Xuân như sự thanh toán sòng phằng cho cuộc doanh thương. Với chi tiết này Phán quả là một diễn viên siêu hạng qua đó tác giả đã bóc trần bản chất giả dối cao độ của xã hội thượng lưu tư sản đương thời. + Bát bánh đúc trong “Vợ nhặt” cũng là một chi tiết đặc sắc qua đó thấy được số phận thảm thương tội nghiệp của người được ăn-thị vợ nhặt và vẻ đẹp của tình người hào hiệp ở người cho ăn đó là Tràng. Chi tiết nhỏ nhưng lại có vai trò lớn để soi sáng chủ đề của tác phẩm: phản ánh số phận thảm thương tội nghiệp của người nông dân trong nạn đói khủng khiếp năm 1945, đồng thời còn làm sáng lên vẻ đẹp trong tâm hồn của người lao động trước Cách mạng. Và nếu đem so sánh với bát cháo hành trong “Chí Phèo” thì bát bánh đúc cũng là chi tiết thể hiện tiếng nói nghệ thuật độc đáo của Kim Lân khi viết về người nông dân. 1.3.4. Chi tiết đóng vai trò làm tiền đề cho sự phát triển của cốt truyện. Mọi chi tiết trong tác phẩm tự sự không phải đều có vai trò, vị trí và giá trị như nhau. Có chi tiết đóng vai trò vật liệu xây dựng, làm tiền đề cho cốt truyện phát triển thuận lơi và hợp lí. Vì vậy khi phân tích tìm hiểu tác phẩm văn học, ta không thể không chú ý đến các chi tiết đó. Chi tiết bát cháo hành trong “Chí Phèo” có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy cốt truyện, nếu không có liều thuốc giải độc ấy Chí Phèo chưa chắc đã tỉnh để rồi có diễn biến câu chuyện như nó đã diễn ra trong tác phẩm. Và cũng chính nhờ chi tiết này mà bi kịch đau đớn khi bị cự tuyệt quyền làm người của một kẻ khát khao cháy bỏng lương được khơi sâu hơn, nhờ đó ý nghĩa truyện được nâng thêm một tầng cao mới. Chi tiết Mị cắt dây trói giải thoát cho A Phủ, rồi cùng APhủ trốn khỏi Hồng Ngài là những chi tiết có vai trò lớn trong việc thúc đẩy của cốt truyện. Nếu Mị không chạy theo APhủ chắc chắn Mị phải chết và như vậy câu chuyện sẽ không có phần sau. Điều này đồng nghĩa với ý đồ tư tưởng là ca ngợi công lao trời biển của Đảng mà Tô Hoài muốn giử gắm vào tác phẩm sẽ không thành. Như vậy chi tiết có vai trò quan träng cho sự phát triển của cốt truyện. 2. Thực trạng vấn đề: Khai thác chi tiết qua một số truyện ngắn tự sự trong chương trình Ngữ văn 12 Truyện ngắn nói riêng cũng như Văn học Việt Nam nói chung từ sau cách mạng tháng Tám - 1945 đến nay đã có sự thay đổi, phát triển hơn truyện ngắn trước 1945 về cả hình thức lẫn nội dung. Những tác phẩm được tuyển chọn để dạy ở chương trình Ngữ văn 12 có thể coi là tiêu biểu cho truyện ngắn, thể hiện đầy đủ các đặc điểm của truyện ngắn đã nói ở trên. Đó là những truyện như: Vợ nhặt (Kim Lân), Vợ chồng A Phủ (Tô Hoài), Rừng xà nu (Nguyễn Trung Thành), Những đứa con trong gia đình (Nguyễn Thi) và Chiếc thuyền ngoài xa (Nguyễn Minh Châu). Mỗi tác phẩm đã phản ánh hiện thực cuộc sống, đặt ra những vấn đề của từng giai đoạn một cách sâu sắc bằng những hình thức nghệ thuật đặc sắc. Chính vì vậy, nên khi phân tích những truyện ngắn này để giảng dạy và phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò, các giáo viên, cán bộ giảng dạy cũng như các nhà nghiên cứu v.v... đã hết sức cố gắng để làm rõ được giá trị độc đáo, cái hay cái đẹp của chúng, giúp cho học sinh nhất là các em học sinh khá giỏi, cảm thụ hết vẻ đẹp của văn học. 2.1. Truyện “Vợ nhặt” (Kim Lân): 2.1.1. Các chi tiết tình huống truyện Bước một, cho học sinh xác định tình huống, gọi tên tình huống của truyện. (Đó là tình huống nhặt được vợ, lại nhặt nơi đầu đường xó chợ. Đây là một tình huống lạ, một tình huống có vấn đề). Bước hai cho học sinh tìm hiểu các chi tiết quan trọng tạo nên tình huống trên. Bước này học sinh chỉ cần căn cứ vào sách giáo khoa để tìm hiểu. Có thể chỉ ra những cụm từ, những câu, những đoạn cụ thể, hoặc có thể trả lời một cách khái quát nội dung chi tiết của vấn đề (Tên nhân vật chính (Tràng), bối cảnh trước khi Tràng nhặt vợ, câu hò của Tràng, thái độ của người đàn bà nhặt thóc rụng, bốn bát bánh đúc, cái nhíu mày của người vợ nhặt,). Bước ba học sinh căn cứ vào các chi tiết đã tìm để đi sâu vào phân ý nghĩa và giá trị của các chi tiết ấy. Chẳng hạn như tên gọi của nhân vật (Tràng), đã gợi lên một loại dụng cụ dùng trong nghề mộc, nó nói lên sự vất vả cơ cực của một kiếp người (em gái của Tràng có tên là đục), như vậy tên gọi của nhân vật là theo ý đồ nghệ thuật của nhà văn. Hoặc như bối cảnh của truyện: những dòng người “đội chiếu lũ lượt bồng bế, dắt díu nhau lên xanh xám như những bóng ma, và nằm ngổn ngang khắp lều chợ. Người chết như ngả rạ. Không buổi sáng nào người trong làng đi chợ, đi làm đồng không gặp ba bốn cái thây nằm còng queo bên đường. Không khí vẩn mùi ẩm thối của rác rưởi và mùi gây của xác người”. Đây quả là một khung cảnh thê lương, một không khí của đám ma, một không gian đầy mùi tử khí Truyện “Vợ nhặt” của Kim Lân đã xây dựng được một tình huống vô cùng độc đáo để thể hiện ý tưởng: Một nông dân nghèo rớt mồng tơi, tưởng chừng không bao giờ có vợ lại được có vợ bằng cách “nhặt”, mà chỉ cần bốn bát bánh đúc. Tuy nhiên nhà văn không chỉ dừng ở đó. Thông qua tình huống khác thường độc đáo này, Kim Lân “đã thể hiện một tình cảm nhân hậu với những người cùng khổ”, ý nghĩa của truyện: trong sự túng đói quay quắt, trong bất cứ hoàn cảnh khốn khó nào, người nông dân vẫn khát khao vươn lên trên cái chết, cái thảm đạm, để mà vui, để mà hy vọng. 2.1.2. Các chi tiết về nhân vật Tương tự như trên, tôi cho học sinh tìm hiểu theo các bước: xác định và gọi tên nhân vật, tìm các chi tiết quan trọng biểu hiện nổi bật nội dung tư tưởng cũng như nghệ thuât của vấn đề rồi đi sâu vào phân tích các chi tiết đó. Chẳng hạn về nhân vật Tràng, từ chi tiết ngoại hình (thô nháp, vập vạp), đến tính cách chậm chạp (tư duy bằng miệng) rồi hoàn cảnh éo le: dân ngụ cư, cha chết sớm, nhà nghèo (chỉ có một túp lều dúm dó mọc trên một mảnh đất lổn nhổn những cỏ), mẹ già cả đều tập trung nhấn mạnh đến khả năng rất khó lấy vợ của Tràng. Việc anh có vợ nhà văn miêu tả bằng một loạt chi tiết hết sức tình tế. Hạnh phúc đến thật bất ngờ tưởng không bao giờ có được ở một thân phận thấp hèn xấu xí, cho nên Tràng từ ngỡ ngàng thành niềm vui cụ thể, Tràng cảm nhận và tận hưởng “Một cái gì mới mẻ, lạ lắm, chưa từng thấy ở người đàn ông nghèo khổ ấy, nó ôm ấp, mơn mang khắp da thịt Tràng, tựa hồ như có bàn tay vuốt nhẹ trên sống lưng”. Vì vậy đến khi đã về đến nhà, đã có thị ở nhà rồi, mà “Nhìn thị ngồi ngay giữa nhà rồi, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ ngợ như không phải thế. Ra hắn đã có vợ rồi đấy ư”. Chi tiết Tràng đi ra đi vào phấp phỏng, sốt ruột chờ mẹ về và cái thở phào “ngực nhẹ hẳn đi” là chi tiết thể hiện sự quan sát và trải nghiệm sâu sắc của nhà văn. Rồi chi tiêt sáng hôm sau (của đêm tân hôn) thức dậy, Tràng vẫn còn cảm thấy: “Trong người êm ái lửng lờ như người vừa ở trong giấc mơ đi ra. Việc hắn có vợ đến hôm nay vẫn còn ngỡ ngàng như không phải” .Tiếp theo là những cảm nhận về cuộc sống đầu tiên khi đã có gia đình: “Hắn chớp chớp liên hồi mấy cái và bổng vừa chợt nhận ra xung quanh mình có cái gì vừa thay đổi mới mẻ”. Đọc đến đây, ta có liên hệ đến hình ảnh Chí Phèo nhận ra sau những cơn say dài triền miên. Ở đây Kim Lân rất tài tình trong việc miêu tả tâm lý, tả những tâm trạng phức tạp ở nhân vật của mình. Tràng đã có sự thay đổi thật sự với những cảm nhận về trách nhiệm và tình cảm đối với gia đình, với cái nhà của mình. Tuy nhiên để hiểu được sâu sắc vấn đề, nên hướng dẫn học sinh đi sâu vào tìm hiểu thêm một số chi tiết khác trong tác phẩm. Như chi tiết đã bị tóm lược trong chương trình Tràng mua hai hào bạc dầu để thắp trong đêm tân hôn với một ý nghĩ rất hồn nhiên: Vợ mới, vợ miếc cũng phải sáng sủa một tí chứ. Rõ ràng người đàn ông khốn khổ và cơ cực ấy đã rất chi chút đến hạnh phúc của mình. Song có lẽ, chi tiết đắt nhất để tả sự thay đổi đó chính là việc: “Hắn xăm xăm chạy ra giữa sân, hắn cũng muốn làm một việc gì để dự phần tu sửa lại căn nhà” Tác giả Nguyễn Quang Trung trong “Phân tích - Bình giảng tác phẩm văn học 12” (NXB Giáo dục - 1999) đã chọn chi tiết này và bình: “So với cái dáng” ngật ngưỡng” mở đầu tác phẩm, hành động “ xăm xăm” này của Tràng là một đột biến quan trọng, một một bước ngoặt đổi thay cả số phận lẫn tính cách của Tràng: Từ khổ đau sang hạnh phúc, từ chán đời sang yêu đời, từ ngây dại sang ý thức. Chẳng thế mà Kim Lân đã thấy đủ điều kiện đặt vào dòng suy nghĩ của một Tràng ý thức bổn phận sâu sắc: “Bây giờ hắn mới thấy nên người, hắn thấy hắn có bổn phận lo lắng cho vợ con sau này” Tràng đã thật sự “Phục sinh tâm hồn” đó là giá trị lớn lao của hạnh phúc. Cô Kiều xưa: “ xăm xăm băng lối vườn khuya vường mình” thì táo bạo đấy mà vẫn cú chênh vênh, đơn độc thế nào. Cái xăm xăm của Tràng mới thực khỏe, tự tin như vậy”. Đúng là ở Tràng đã có sự chuyển biến, thay đổi lớn lao, là bước ngoặt quan trọng trong đời anh. Khác với sự đổi thay theo chiều hướng đi lên, thẳng đứng của Tràng, ở nhân vật bà cụ Tứ, tâm lý được miêu tả diễn biến phức tạp, theo hai bước: lúc mới gặp nàng dâu mới và sáng hôm tân hôn. Ở mỗi bước, nhà văn đã khéo léo lựa chọn nhiều chi tiết có ý nghĩa để miêu tả nhân vật nhất là tâm lý nhân vật, rối rắm đó: ngạc nhiên có, sững sờ có, vui mừng có, buồn tủi có, lo lắng có, tin tưởng có. Diễn biến tâm trạng của nhân vật có vẻ như nếp gấp như thế, nhưng điểm sáng ở bà cụ Tứ như có người đã nhận xét: Truyện gồm ba nhân vật, lại xuất hiện muộn mằn nhất và là một bà lão “gần đất xa trời” nhưng thật kỳ lạ, chính bà lão chứ không phải ai khác đã thắp sáng sự tin tưởng, niềm hy vọng cho người khác. Có thể thấy rõ điều đó qua một số chi tiết như: Khi Tràng đánh diêm đốt đèn, thắp sáng, bà cụ Tứ dã nói: “Có đèn ấy à ? Ừ thắp lên một tí cho sáng sủa ...” Một chút sáng nhỏ bé lần đầu xuất hiện trên cái tối tăm của cuộc sống nhưng nó là khát khao, ước mong cháy bỏng của bà. Chính vì vậy, trong đêm tâm hôn và sáng hôm sau bà đã nói với con và dâu bằng những lời lẽ tràn đầy niềm tin hy vọng: “Biết thế nào hả con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời ? Có ra thì con cái chúng mình về sau” hay bàn chuyện sửa sang nhà cửa, chăn nuôi Câu nói “Khi nào có tiền ta mua lấy đôi gà” nghe có vẻ phấn khởi mà sao vẫn thấy thật tội nghiệp, người đọc dễ liên tưởng đến bài ca dao than thân “Mười quả trứng” của ông cha ta: “Tháng giêng, tháng hai/ Tháng ba, tháng bốn/ Tháng khốn tháng nạn/ Đi vay đi dạm/ Được một quan tiền/ Ra chợ Cửa Diên/ Mua một con gà mái về nuôi”. Rồi chi tiết nồi “chè khoán” (mà thực chất là cháo cám) với nhận xét “Ngon đáo để” của bà chính là niềm tin về hạnh phúc cuộc sống. Cùng với những chi tiết miêu tả nhân vật, truyện ngắn “Vợ nhặt” còn có nhièu chi tiết về kết cấu, cốt truyện rất đặc sắc. Nhờ đó mà ý nghĩa của chủ đề của tác phẩm càng trở nên sâu sắc hơn. Đó là tiếng hờ khóc tỉ tê “của những nhà có người chết đói, tiếng trống thu thuế đầu đình, và cảm giác đắng chát và nghẹn bứ của Tràng khi ăn bát chè cám của mẹ vừa múc cho” . Ba chi tiết khác nhau nhưng cùng chung một ý nghĩa: hạnh phúc đang bị đe dọa. Niềm vui của bà cụ Tứ và hạnh phúc của Tràng đang phải đối mặt với một thực tế: nạn đói khủng khiếp đang hoành hành khắp nơi, sinh mạng người lúc này có thể bị mất đi rất dễ dàng. Trong ba chi tiết, có lẽ tiếng trống ngoài đình là đắt nhất. vì sao ? Chúng ta hãy đọc lại chi tiết mà Kim Lân đã miêu tả : “Ngoài đình bỗng dội lên một hồi trống dồn dập, vội vã. Đàn quạ trên những cây gạo cao chót vót ngoài bãi chợ hốt hoảng bay vù lên, lượn thành từng đám vẩn trên nền trời như những đám mây đen”. Cách giải thích như tác giả trong “Tuyển tập các bài giảng văn học lớp 12” (NXB TP Hồ Chí Minh - 1992) ý là “Về phương diện biểu tượng, đàn quạ ấy che đen cả bầu trời như những đám mây đen làm cho ta nhận thức được cảnh sống bế tắc, tối tăm, chết chóc tưởng chừng như đang ụp xuống, đóng lại kín mít, tối bưng” . Về chi tiết cuối hình ảnh “đoàn người đói và lá cờ đỏ bay phấp phới” có người chú ý đến có người không, nhưng đây vẫn là một chi tiết rất đáng trân trọng về chủ đề tác phẩm và quan điểm nghệ thuật của tác giả. Bởi cùng với chi tiết mở đầu tác phẩm: một buổi chiều “chạng vạng mặt người” và kết thúc là một buổi sáng “mặt trời lên bằng con sào” chi tiết này đã làm cho “Vợ nhặt” không còn là tác phẩm của dòng Văn học Hiện thực phê phán trước 1945. 2.2. Truyện “Vợ chống A Phủ” (Tô Hoài): Chủ đề của truyện có hai ý: phản ánh thân phận đau khổ của người nông dân miền núi dưới ách thống trị áp bức của các thế lực phong kiến và thực dân, đồng thời là một bài ca về sức sống và khát vọng tự do của con người miền núi, là hình ảnh con đường giải phóng và cuộc đời cách mạng của họ. Khi đọc hiểu tác phẩm này nên tập trung cho các em khai thác các chi tiết xoay quanh nhân vật Mỵ. Có thể thấy ở nhân vật này đầy ắp những chi tiết hay, chi tiết độc đáo. Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể đi hết mọi chi tiết mà quan trọng nhất là biết lựa chọn những chi tiết có giá trị lớn nhất trong việc thể hiện ý đồ tư tưởng của tác phẩm và biết khai thác sâu ý nghĩa của mỗi chi tiết ấy. Mở đầu truyện ngay từ những dòng đầu tác giả đã rất khéo léo giới thiệu về Mỵ: “Ai ở xa về có việc vào nhà thống Lý Pá Tra thường trông thấy có một cô con gái ngồi quay sợi bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa. Lúc nào cũng vậy, dù quay sợi, thái cỏ ngựa, dệt vả, chẻ củi hai đi cõng nước dưới khe suối lên, cô ấy cũng cuối mặt, mặt buồn rười rượi ... Cô ấy là vợ A Sử, con trai của Thống Lý Pá Tra”. Cách miêu tả, dẫn dắt như thế có sức gây ấn tượng về nhân vật mà nhà văn muốn giới thiệu. Tôi đã hướng dẫn học sinh, khi đọc hiểu đoạn giới thiệu này tập trung vào chi tiết: Lúc nào ... cũng cúi mặt, mặt buồn rười rượi, đặc biệt chi tiết Mỵ ngồi “bên tảng đá trước cửa, cạnh tàu ngựa”. Tác giả đã tỏ ra tất tinh tế và sâu sắc khi đặt nhân vật trong sự đối lập với khung cảnh xung quanh: giữa cảnh giàu sang của nhà Thống Lý Pá Tra “nhiều nương, nhiều bạc, nhiều thuốc phiện nhất làng” thì Mỵ đặt ngang với vật vô tri vô giác, vị trí thấp kém: tảng đá, tàu ngựa. Ẩn dụ này chính là thân phận thấp hèn, với địa vị nô lệ mặc dù, nghịch lý thay, tuy không phải là con gái nhưng lại là con dâu của Thống Lý Pá Tra. Nói về thân phận Mỵ ở nhà Pá Tra là phải nói đến chi tiết đó. Tìm hiểu nhân vật Mỵ, qua đoạn giới thiệu chúng ta thường đi sâu vào các khía cạnh: nỗi đau thể xác, nỗi đau tinh thần và sức sống kỳ diệu của nhân vật. Ở mỗi khía cạnh tôi hướng dẫn học sinh tập trung khai thác các chi tiết phục vụ cho các nội dung trên. Chẳng hạn ở nỗi đau thể xác có chi tiết “Bao giờ cũng thế, suốt năm suốt đời như thế. Con ngựa, con trâu làm còn có lúc, đêm nó còn được đứng gãi chân, đứng nhai cỏ, đàn bà con gái nhà này thì vùi vào việc làm cả đêm cả ngày” đã nói lên sự hành hạ, bóc lột thậm tệ sức lao động của con người. Nội dung này càng được khẳng định qua chi tiết người chị dâu tuổi chưa cao nhưng lưng đã còng sát đất. Rồi chi tiết Mỵ bị trói đứng vào cột nhà trong suốt đêm, chi tiết A Sử đạp chân vào mặt Mỵ khi cô đang bóp chân cho hắn, chi tiết A Sử đi chơi đêm về thấy Mỵ ngồi sưởi đã đánh Mỵ ngã ngay xuống bếp và các chi tiết ấy đều có ý nghĩa hết sức sâu sắc. Chỉ đơn cử chi tiết hằng đêm Mỵ thức dậy sưởi lửa, bị A Sử đánh gục xuống bếp nhưng đêm mai Mỵ vẫn thức dậy như không có truyện gì xảy ra đã mang rất nhiều lớp nghĩa. Học sinh khai thác để thấy được: đó là sự tố cáo tội ác của A Sử nói riêng, bọn quan lại nói chung; là việc thể hiện Mỵ chỉ còn là cái xác không hồn, nói đúng ra Mỵ giống như một chiếc máy đã được lập trình và mọi hành động đều xuất phát từ sự lập trình ấy; Tuy nhiên nhìn sâu hơn chi tiết này lại mang ý nghĩa Mỵ đang vô cùng lạnh lẽo, cô đơn và cái cô lạnh ấy bắt Mỵ phải tìm đến bếp lửa, sự thèm khát hơi ấm đã giúp Mỵ chiến thắng mọi sợ hãi. Như vậy bên trong sự băng giá vẫn đang tồn tại một cô Mỵ với một niềm khát sống mãnh liệt. Ngoài ra, chi tiết này còn là cơ sở cho hành động cứu A Phủ sau này. Ở khía cạnh nỗi đau tinh thần, cần hướng dẫn học sinh tìm để khai thác các chi tiết có ý nghĩa quan trọng nhất như chi tiết con dâu gạt nợ (chi tiết này không chỉ nói lên nỗi đau của Mỵ mà còn tố cáo sự độc ác thâm hiểm của chế độ lang đạo miền núi trước Cách mạng tháng Tám.), chi tiết “Cô Mỵ về làm dâu nhà Pá Tra đã mấy năm. Từ năm nào, cô không nhớ”, chi tiết “Bây giờ thì Mỵ tưởng mình cũng là con trâu, mình cũng là con ngựa, là con ngựa phải đổi ở cái tàu ngựa nhà này đến ở cái tàu ngựa nhà khác, ngựa chỉ biết việc ăn cỏ, việc đi làm mà thôi”. Đây là những chi tiết thể hiện rõ nhất nỗi đau tinh thần của Mị, người con gái cực khổ ấy đã hoàn toàn đánh mất cảm giác về thời gian và không gian, cô không nhớ ngày tháng, không nhớ nơi mình đang ở mà chỉ “nhớ đi nhớ lại những việc giống nhau, tiếp nhau vẽ ra trước mặt, mỗi năm mỗi mùa, mỗi tháng lại làm đi làm lại”. Ngoài các chi tiết trên, còn có rất nhiều chi tiết khác nữa như chi tiết “Mỗi ngày Mị càng không nói, lùi lũi như con rùa nuôi trong xó cửa”, chi tiết “Ở cái buồng Mị nằm, kín mít, có một chiếc cửa sổ một lỗ vuông bằng bàn tay. Lúc nào trông ra cũng chỉ thấy trăng trắng, không biết là sương hay là nắng”. Chi tiết này góp thêm ý nghĩa vào việc miêu tả thân phận của Mỵ ở Hồng Ngài. Mỵ không chỉ là kẻ nô lệ thấp kém trong gia đình Pá Tra mà còn như là một người tù đang ở chính ngay trong nhà người chồng. Đặc biệt qua chi tiết căn buồng, nhà văn đã tạo dựng lên được một thứ ngục thất tinh thần, ở đó nó không chỉ giam hãm thân xác, mà còn giam hãm cả tuổi xuân và tình yêu của Mị. Khai thác khía cạnh sức sống kỳ diệu của nhân vật Mị, tôi cũng bắt đầu bằng việc cho
Tài liệu đính kèm: