Sáng kiến kinh nghiệm Cách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ

Sáng kiến kinh nghiệm Cách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ

5. Mô tả bản chất của sáng kiến3:

5.1. Tính mới của sáng kiến:

- Năm học 2020-2021 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp

5/4. Lớp tôi chủ nhiệm có sĩ số là 33/22 nữ. Trong đó có 1/1 học sinh dân tộc và2

2/2 học sinh khuyết tật ( em Lê Anh Tuấn khuyết tật ngôn ngữ và em Hồ

Hoàng Thiên khuyết tật trí tuệ - tăng động).

- Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật có những khó khăn cụ thể

như:

+ Học sinh khuyết tật tiếp thu bài rất chậm.

+ Trẻ khuyết tật hạn chế, nhút nhát khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô.

+ Học sinh khuyết tật phản ứng với việc học và mọi hoạt động khác đều

rất chậm.

- Để làm tốt công tác giáo dục, trong đó có giáo dục học sinh khuyết tật ,

học sinh chịu nhiều thiệt thòi do số phận, tôi đã nghiên cứu và tìm tòi nhiều biện

pháp phù hợp để giáo dục các em. Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật,

nhờ có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong khối với

trách nhiệm của một người thầy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật tôi vừa

tìm tòi, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã có những thành công bước

đầu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Cách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật,

dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”.

pdf 7 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1962Lượt tải 6 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Cách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên Ngày 
tháng năm 
sinh 
Nơi công tác 
(hoặc nơi 
thường trú) 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
(ghi rõ đối 
với từng 
đồng tác 
giả, nếu 
có) 
1 LÊ THỊ SƠN 15/08/1971 Trường Tiểu 
học An Lộc A 
Giáo 
viên 
dạy lớp 
5 
ĐHSP 100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến1: “Cách giáo dục hoà nhập trẻ 
khuyết tật, dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”. 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến2: Giáo dục (các môn học cho học sinh khuyết tật) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến3: 
5.1. Tính mới của sáng kiến: 
 - Năm học 2020-2021 tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 
5/4. Lớp tôi chủ nhiệm có sĩ số là 33/22 nữ. Trong đó có 1/1 học sinh dân tộc và 
2 
2/2 học sinh khuyết tật ( em Lê Anh Tuấn khuyết tật ngôn ngữ và em Hồ 
Hoàng Thiên khuyết tật trí tuệ - tăng động). 
 - Công tác giáo dục hòa nhập trẻ khuyết tật có những khó khăn cụ thể 
như: 
+ Học sinh khuyết tật tiếp thu bài rất chậm. 
 + Trẻ khuyết tật hạn chế, nhút nhát khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô. 
+ Học sinh khuyết tật phản ứng với việc học và mọi hoạt động khác đều 
rất chậm. 
 - Để làm tốt công tác giáo dục, trong đó có giáo dục học sinh khuyết tật , 
học sinh chịu nhiều thiệt thòi do số phận, tôi đã nghiên cứu và tìm tòi nhiều biện 
pháp phù hợp để giáo dục các em. Trong quá trình giáo dục học sinh khuyết tật, 
nhờ có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu, sự giúp đỡ của đồng nghiệp trong khối với 
trách nhiệm của một người thầy trong quá trình giáo dục trẻ khuyết tật tôi vừa 
tìm tòi, vừa học hỏi, vừa rút kinh nghiệm, đến nay đã có những thành công bước 
đầu. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài “ Cách giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật, 
dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ”. 
5.2. Nội dung sáng kiến: 
 - Ngay từ đầu năm học, tôi nắm chắc hoàn cảnh, lí lịch và bệnh tật của 2 
học sinh khuyết tật mà tôi chủ nhiệm.( Tìm hiểu qua giáo viên chủ nhiệm năm 
lớp 4, qua điều tra lí lịch đầu năm, qua bộ phận Xóa mù phổ cập của nhà trường 
và hồ sơ khám sức khỏe xác định sức khỏe và mức độ khuyết tật của bác sĩ). 
 - Từ đó, xây dựng kế hoạch hỗ trợ cho học sinh chưa đạt chuẩn ( trong đó có 
2 học sinh khuyết tật, vì bệnh tật và sức khỏe nên sức tiếp thu của các em có 
hạn) cụ thể, phù hợp đặc điểm thể chất, tâm lí và khả năng đáp ứng với các yêu 
cầu học tập của học sinh khuyết tật và một số vấn đề về tổ chức thực hiện kế 
hoạch giáo dục cá nhân. 
3 
 - Song song với đó là lập Sổ theo dõi tiến bộ của học sinh khuyết tật.( 
Trong đó bao gồm : Kiến thức- Kĩ năng xã hội- Chăm sóc và phục hồi sức 
khỏe). Xây dựng mục tiêu của cả năm, của từng học kì và kế hoạch cụ thể của 
từng tháng. Sau mỗi học kì có nhận xét chung về sự tiến bộ của HS. 
 - Tạo mọi điều kiện thuận lợi về học tập cho học sinh khuyết tật, chú 
trọng đến sự tiến bộ trong rèn luyện của học sinh. 
 - Thực hiện đúng chương trình và nội dung giáo dục, dạy hòa nhập trẻ 
khuyết tật cụ thể: 
 + Trẻ khuyết tật trong lớp học hoà nhập thực hiện chương trình GD và kế 
hoạch chung của lớp, của trường. 
 + Căn cứ vào kế hoạch, chương trình chung, khi dạy lớp có học sinh 
khuyết tật hòa nhập tôi đã linh động điều chỉnh chương trình và phương pháp, 
đánh giá cho phù hợp với học sinh khuyết tật. 
 + Căn cứ vào khả năng của trẻ khuyết tật và mức độ khuyết tật, tôi đã cố 
gắng đưa các em tham gia vào mọi hoạt động của lớp, của trường theo nhu cầu 
và tiềm năng của từng em. 
 + Đề xuất, kiến nghị với tổ chuyên môn và nhà trường về những giải 
pháp giáo dục trẻ, đánh giá trẻ khuyết tật.( Đã thực hiện vào kì kiểm tra giữa 
học kì I và cuối học kì I) 
 + Kịp thời báo cáo nhà trường về tình hình của trẻ khuyết tật lớp mình 
phụ trách và những vấn đề liên quan đến giáo dục trẻ khuyết tật. 
- Tôi thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh để thông báo kịp 
thời về tình hình học tập của các em tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều 
kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách 
giáo dục trẻ, đồng cảm và chia sẻ với họ bằng tình cảm chân thành, thân 
thiện.Tạo điều kiện để phụ huynh đưa con em đi khám bệnh, chăm sóc và phục 
hồi chức năng theo chỉ định của bác sĩ. 
- Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ khuyết tật, giữa 
trẻ khuyết tật với học sinh khác trong lớp, trong trường. Tạo cho các em có 
4 
được cảm giác an toàn, được tôn trọng. Giáo dục học sinh khác trong lớp biết 
cách động viên, chia sẻ, hỗ trợ giúp đỡ trẻ khuyết tật bằng tình cảm bạn bè gần 
gũi. (Cụ thể tôi phân công em Trúc Linh là học sinh xuất sắc ngồi cạnh em 
Tuấn, em Đoàn Ngọc là học sinh xuất sắc ngồi cạnh em Thiên, hai em học sinh 
này đã giúp đỡ bạn rất tận tình từ đầu năm học cho tới nay). 
 - Bản thân tôi đã tăng cường tự học, trao đổi kinh nghiệm với đồng 
nghiệp về phương pháp giáo dục trẻ khuyết tật. 
 - Trong giảng dạy và giáo dục tôi luôn dành cho các em này sự quan tâm 
đặc biệt. Thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình, coi các em như con em mình. 
Tăng cường trò chuyện để các em rèn luyện kĩ năng giao tiếp cho các em. 
 - Nghiên cứu kĩ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp về công tác 
giáo dục trẻ khuyết tật học hoà nhập để thực hiện. 
 - Thường xuyên hướng tới việc thực hiện mục tiêu, điều chỉnh kế hoạch 
và có thể đề xuất điều chỉnh mục tiêu phù hợp với sự phát triển của trẻ. 
- Trong giáo dục hòa nhập dành cho học sinh khuyết tật, tôi đã tôn trọng 
và thực hiện các quyền của người khuyết tật. 
 - Chủ động phối hợp trong việc lập kế hoạch giáo dục cá nhân; tổ chức 
hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân 
của người khuyết tật. 
- Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, học hỏi kinh nghiệm 
để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. 
- Giúp các em nắm được các kĩ năng xã hội cần thiết như: Kĩ năng tìm 
kiếm sự trợ giúp; Kĩ năng tuân thủ; Kĩ năng kiểm soát hành vi; Kĩ năng giao tiếp 
bằng ngôn ngữ; Kĩ năng giải quyết vấn đề. 
- Khi giảng dạy cho các em , tôi làm mẫu nhiều lần và phân tích kĩ để các 
em hiểu và làm theo. 
- Tuyên dương và khen ngợi kịp thời khi các em phát biểu đúng, làm bài 
tốt hoặc hoàn thành một công việc nào đó để các em tự tin và vươn lên trong học 
tập. 
5 
 - Khi đánh giá các em, tôi dựa trên nhiều mặt: Các kỹ năng xã hội, kỹ 
năng sống, khả năng hoà nhập, kết quả lĩnh hội tri thức, rèn luyện kỹ năng, tôi 
đánh giá theo hướng động viên khuyến khích các em vươn tới sự tiến bộ với 
phương châm động viên là chính. 
 - Hình thức đánh giá phù hợp với từng dạng khuyết tật (Có thể vấn đáp 
hoặc trắc nghiệm). 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
Sáng kiến có thể áp dụng cho tất cả giáo viên chủ nhiệm có học sinh 
khuyết tật, dạng ngôn ngữ và khuyết tật trí tuệ của các trường Tiểu học. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
7. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
Sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường , sự hỗ trợ của tập thể giáo 
viên bộ môn, của Tổng phụ trách và giáo viên chủ nhiệm cùng các em học sinh 
trong lớp. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến 
theo ý kiến của tác giả4: 
a/ Kết quả 
 Sau khi áp dụng các biện pháp nêu trên, hai học sinh khuyết tật lớp tôi đã 
có những tiến bộ như sau: 
 + Về kiến thức: Qua KTĐK CHKI, với đề kiểm tra chung của nhà trường , 
cả hai học sinh khuyết tật lớp tôi đều hoàn thành môn Toán ( em Lê Anh Tuấn 
đạt điểm 5, em Hồ Hoàng Thiên đạt điểm 7) vượt chỉ tiêu đề ra. Tuy môn Tiếng 
Việt các em chưa hoàn thành nhưng các em đã có sự cố gắng rất nhiều so với 
đầu năm. Năng lực và phẩm chất các em đều xếp loại Đạt. 
 + Về kĩ năng xã hội: Cả hai em do tôi chủ nhiệm đã thực hiện được những 
kĩ năng xã hội như : Biết tìm kiếm sự trợ giúp từ cô giáo và bạn bè, có khả năng 
6 
giao tiếp (tuy còn hơi chậm) và hòa nhập được với lớp, tự tin hơn đầu năm rất 
nhiều. 
 + Về chăm sóc và phục hồi chức năng: Về cân nặng và chiều cao của cả 
hai em đều phát triển tốt . Em Thiên có khả năng phục hồi rõ rệt, em đã nhanh 
nhẹn hơn trong học tập và trong mọi hoạt động khác. Còn em Tuấn thì có phục 
hồi nhưng còn chậm do khả năng nói và nghe không được tốt lắm. 
b/ Bài học 
Giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật dạng khuyết tật ngôn ngữ và khuyết tật 
trí tuệ là một việc làm tuy không dễ nhưng nếu giáo viên kiên trì, nhẫn nại thì tôi 
tin là sẽ thành công. Điều quan trọng cốt lõi cái “ tâm” của người thầy đối với 
công tác này. Ngoài việc rèn dạy về kiến thức, các em phải thật sự được thầy cô 
bạn bè, người thân dành cho tình thương yêu, sự cảm thông chia sẻ và hỗ trợ hết 
mình để các em tự tin hòa nhập cùng tập thể. Từ lời khen chê đến thái độ dành 
cho các em cũng phải cân nhắc, thận trọng để tránh những mặc cảm, tủi thân từ 
các em. Có như thế, công tác giáo dục trẻ khuyết tật mới mang lại hiệu quả. 
Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến nhà trường 
9.Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng 
kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể 
cả áp dụng thử (nếu có)5: 
7 
 Nhận xét của Hội đồng Sáng kiến Thị xã 
.. 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
An Lộc, ngày 16 tháng 02 năm 2021 
 Người nộp đơn 
 (Ký và ghi rõ họ tên) 
 Lê Thị Sơn 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cach_giao_duc_hoa_nhap_tre_khuyet_tat.pdf