SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non

Theo tôi, các nhà quản lý và GVMN luôn luôn phải coi sự an toàn về sức

khỏe và tính mạng của trẻ là mối quan tâm hàng đầu. Đó không chỉ là trách

nhiệm và chất lượng mà đó còn là niềm tin của phụ huynh và xã hội. Nhưng để

bảo vệ cho trẻ được an toàn tuyệt đối quả là vấn đề vô cùng khó khăn vì ở độ

tuổi này trẻ rất hiếu động, tò mò, ham hiểu biết, thích khám phá thế giới xung

quanh. Những lập luận những suy nghĩ của trẻ còn quá non nớt, trẻ chưa hiểu

biết nhiều về những TNTT, chưa biết tự bảo vệ mình cho nên nguy cơ có thể

gây thương tích cho trẻ là rất lớn. Hiện nay, một số trường có số lượng học sinh

khá đông, cơ sở vật chất còn hạn chế nên tình trạng các nhóm/ lớp có số lượng

học sinh nhiều hơn so với định biên, ĐDĐC, sân chơi. không đảm bảo. Tất cả

những điều đó đều có nguy cơ gây TNTT cho trẻ. Trong khi chúng ta không thể

biết trước được những TNTT xảy ra hằng ngày với trẻ như thế nào, vào lúc nào.

Vậy chúng ta phải làm thế nào để bảo vệ an toàn cho trẻ trong thời gian cả một

ngày, một tháng, một năm học.

Đó là vấn đề mà tôi luôn trăn trở suy nghĩ với trách nhiệm của một Phó

hiệu trưởng trường mầm non, tôi luôn ý thức phải xây dựng môi trường an toàn

và phòng tránh TNTT cho trẻ là vấn đề rất quan trọng, là nhiệm vụ cấp bách với

mong muốn 100% trẻ được an toàn mọi lúc mọi nơi, không có TNTT xảy ra với

trẻ trong thời gian ở trường, ở lớp và ở gia đình. Thấy được tầm quan trọng của

vấn đề này, tập thể sư phạm trường MN Đặng Xá chúng tôi luôn đặt công

tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ là một trong những yếu tố cấp bách

góp phần chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện cho trẻ, là một trong những

nhiệm vụ trọng tâm quyết định đến chất lượng, uy tín của nhà trường. Đó cũng

là lý do để tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công

tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non”

nhằm góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường

trong năm học này và những năm tiếp theo.

pdf 32 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1355Lượt tải 8 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hòng tránh TNTT cho trẻ. 
Từ việc phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng, tôi đã đưa ra một số 
giải pháp cụ thể sau: 
3. Giải pháp thực hiện sáng kiến: 
3.1.Biện pháp 1: Tìm hiểu nắm rõ những nguyên nhân gây TNTT trong 
trường MN. 
Có rất nhiều những nguyên nhân gây TNTT cho trẻ ở trường MN như: 
- Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất 
lỏng nóng, lửa, các TNTT da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, 
hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào đó là trường hợp bỏng. Trường hợp này 
cũng có thể xảy ra với trẻ trong thời gian ở trường nếu trẻ tiếp xúc với cây nước 
nóng, hoặc trẻ xuống bếp tiếp xúc với lửa, ở gần nơi công trình đang sửa chữa 
gò hàn hoặc trường bị cháy.. 
- Đuối nước: Là những trường hợp TNTT xảy ra do bị chìm trong nước 
dẫn đến 
ngạt thở do thiếu Oxy. Ở trường GV thường để chậu nước trong nhà vệ sinh, 
trường có bể chơi với cát và nước, bể nước khu vực bếp nếu không để ý trẻ cũng 
có thể bị đuối nước. 
- Điện giật: Là những trường hợp TNTT do tiếp xúc với điện gây nên hậu 
quả bị thương hay tử vong. Những ổ điện trong lớp, ngoài hiên vừa tầm với của 
trẻ hoặc trẻ kê ghế với lên để nghịch cũng rất nguy hiểm về tính mạng. 
- Ngã: Là TNTT do ngã, rơi từ trên cao xuống. Đây là trường hợp trẻ bị 
nhiều nhất ở các nhà trường vì trẻ hay vội vàng, thích chạy nhảy nếu sân, nền 
trơn trượt, mấp mô, hoặc trẻ leo trèo khi chơi đồ chơi ngoài trời cũng gây 
TNTT. 
- Ngộ độc: Là những trường hợp do hít vào, ăn vào cơ thể các loại độc tố 
dẫn đến tử vong hoặc ngộ độc cần có chăm sóc của y tế (do thuốc, do hóa chất). 
Trường hợp này rất nguy hiểm ở trường mầm non vì trường là nơi tổ chức cho 
trẻ ăn bán trú nên nếu để trẻ bị ngộ độc thực phẩm thì sẽ xảy ra hàng loạt với trẻ. 
8/20 
- Bạo lực, đánh nhau: Là hành động dùng vũ lực hăm dọa, hoặc đánh 
người của cá nhân hoặc nhóm người, cộng đồng khác gây tai nạn thương tích có 
thể tử 
vong, tổn thương. Hiện nay có nhiều GV do nóng nẩy cũng gây TNTT cho trẻ. 
- Hóc, sặc dị vật: Là TNTT khi trẻ dùng ĐDĐC nhỏ nhét vào miệng mũi, 
tai, họng hoặc ăn, uống nhồi nhét cũng bị hóc, sặc.. 
- Bị vật sắc nhọn đâm: Là TNTT khi trẻ nghịch, chơi với những đồ dùng 
đồ chơi sắc nhọn, gãy hỏng ..trẻ rất dễ bị đứt chân, tay hoặc do trẻ chưa ý thức 
được hậu quả của việc sử dụng ĐDĐC không đúng cách làm xây xát mặt, mắt, 
cơ thể của mình và của bạn.. 
3.2. Biện pháp 2: Xây dựng kế hoạch phòng, chống TNTT cho trẻ 
Xây dựng kế hoạch là một trong các nhiệm vụ của công tác quản lí bảo vệ 
an toàn, phòng tránh tai nạn cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non. Kế hoạch 
được ví như chìa khóa mở đường đi đến mục đích. Kế hoạch có tầm quan trọng 
đặc biệt, nó như kim chỉ nam, có tác dụng chỉ đạo, chỉ đường cho hoạt động 
thực hiện theo một con đường đã định sẵn. Nó như ngọn đèn pha dẫn lối cho 
chúng ta thực hiện công việc một cách khoa học. Vì vậy, nếu xây dựng được kế 
hoạch coi như đã thành công được một nửa công việc. Nắm bắt được những 
nguyên nhân gây TNTT và thực trạng của nhà trường, tôi đã xác định được 
những điểm mạnh và những điều còn hạn chế trong vấn đề phòng, chống TNTT 
cho trẻ. Do vậy, ngay từ đầu năm học tôi đã xây dựng kế hoạch phòng, chống 
TNTT cho trẻ với mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: 
a) Mục tiêu phấn đấu: 
- 100% trẻ được đảm bảo an toàn tính mạng, không có TNTT xảy ra. 
- 100% CB- GV-NV và học sinh trong trường được tuyên truyền phổ biến 
xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT một cách cụ thể có hiệu quả. 
- Nhân viên y tế làm công tác y tế trường học nắm vững kiến thức, nội 
dung về xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT, thường xuyên bổ 
sung đồ dùng phục vụ việc sơ cấp cứu nếu xảy ra TNTT ở trường. 
- 100% CB-GV-NV trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về 
yếu tố, nguy cơ và cách phòng chống TNTT, sơ cấp cứu thông thường nhằm 
đảm bảo xử lý ngay và kịp thời khi có tai nạn xảy ra. 
- Tổ chức lồng ghép trong các chủ đề về giáo dục sức khoẻ cho trẻ, quản 
lý chăm sóc - giáo dục trẻ tốt trong các hoạt động; đồ dùng đồ chơi phải đảm 
bảo an toàn, tránh các vật dụng sắc nhọn... 
- Thường xuyên rà soát ĐDĐC đảm bảo an toàn. 
9/20 
- Phối hợp với các bộ phận trong giờ đón trả trẻ để quản lý tốt SL hs đến 
trường. 
- 100% trẻ không mang các vật sắc nhọn, nguy hiểm đến trường. 
- Công tác vệ sinh an toàn thực phẩm luôn được chú trọng; có hợp đồng 
mua bán thực phẩm rõ ràng, các thực phẩm mua phải có nguồn gốc rõ ràng. 
Thực hiện dây chuyền chế biến đảm bảo vệ sinh đúnh quy trình. 
- Phấn đấu hằng năm nhà trường đạt Danh hiệu "Trường học an toàn, 
phòng tránh tai nạn thương tích". 
b) Nhiệm vụ cụ thể: 
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống 
TNTT. 
- Xây dựng kế hoạch trường học an toàn phòng chống TNTT tại nhà 
trường. 
- Bổ sung mua sắm trang thiết bị cho phòng y tế, sẵn sàng xử trí kịp thời 
với những TNTT không may xảy ra. 
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống TNTT, 
trường học an toàn trong từng nhóm/lớp. 
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an 
toàn phòng chống TNTT. 
- Phối hợp với trạm y tế xã, vận động cha mẹ học sinh và học sinh tham 
gia tích cực tháng hành động vì trẻ em, tháng an toàn giao thông. 
- Huy động các thành viên trong nhà trường tham gia các hoạt động can 
thiệp giảm thiểu nguy cơ TNTT trong trường học. 
- Quan tâm đến môi trường học tập và sinh hoạt an toàn trong phòng, 
chống TNTT như: Không để sàn nhà, hiên chơi bị ướt, nhất là nhà vệ sinh; các 
cửa ra vào đóng mở phải cài chốt; cắt tỉa, chặt bớt cành cây xanh trong sân 
trường trong mùa mưa bão 
- Khắc phục các nguy cơ thương tích trong trường học, tập trung ưu tiên 
các loại thương tích thường gặp: do ngã hóc sặc, tai nạn giao thông, bỏng, điện 
giật, cháy nổ, ngộ độc thức ăn, vật sắc nhọn đâm cắt, xô đẩy nhau, đánh nhau. 
- Có quy định về phát hiện và xử lý TNTT ở trường học, có phương án 
khắc phục các yếu tố nguy cơ gây TNTT như: không cho xe đi vào trường, đón 
trả trẻ đúng giờ 
- Thiết lập hệ thống camera, ghi chép theo dõi, giám sát và báo cáo xây 
dựng trường học an toàn phòng chống TNTT. 
- Tích hợp phòng chống TNTT vào trong các hoạt động giáo dục. 
10/20 
- Tự đánh giá 68 nội dung của bảng kiểm trường học an toàn, phòng, 
chống TNTT của nhà trường năm học 2018-2019. Báo cáo kết quả về phòng 
giáo dục. 
3.3. Biện pháp 3: Thường xuyên tổ chức tuyên truyền giáo dục, bồi 
dưỡng nâng cao nhận thức cho GVNV về xây dựng trường học an toàn, 
phòng, chống TNTT. 
Phòng tránh TNTT cho trẻ trong trường MN được coi là một nhiệm vụ vô 
cùng quan trọng và rất cần thiết đối với công tác CSGD trẻ hiện nay. GVNV là 
những người trực tiếp thực hiện mọi hoạt động CSNDGD trẻ trong trường MN. 
Hơn ai hết họ phải là người nắm vững những kiến thức, kỹ năng cơ bản về 
phòng, chống và xử lý các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ để thực hiện tốt 
nhiệm vụ của mình. Nếu GVNV không được bồi dưỡng thường xuyên thì không 
thể có kiến thức và khó xử trí được các tình huống khi tai nạn xảy ra với trẻ. Do 
đó cần cung cấp kiến thức đúng và đầy đủ về các loại TNTT, nguyên nhân, cách 
phòng tránh, phương pháp xử lí hiệu quả khi TNTT xảy ra cho trẻ. Từ đó 
GVNV có được ý thức đề phòng, kiểm tra các yếu tố nguy cơ xẩy ra tai nạn 
một cách thường xuyên và có biện pháp khắc phục kịp thời. 
Với trách nhiệm là Phó Hiệu trưởng - Phó ban chỉ đạo phòng chống TNTT của 
nhà trường, tôi đã tham mưu với Hiệu trưởng - Trưởng ban tạo điều kiện cho 
GVNV tham gia đầy đủ các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức về: đảm bảo an 
toàn, phòng, chống TNTT trong trường học; công tác VSATTP; công tác phòng 
cháy chữa cháy; công tác y tế, vệ sinh học đường; công tác chăm sóc, nuôi 
dưỡng trẻ... do Sở hoặc Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tổ chức bồi dưỡng 
tập huấn kiến thức tại trường về phòng tránh TNTT, cách xử trí, sơ cứu thương, 
phòng tránh một số TNTT gặp như: gãy xương, hóc, sặc dị vật, đuối nước... Bản 
thân tôi và nhân viên y tế cũng tham gia học tập nghiêm túc khóa huấn luyện Sơ 
cấp cứu tình nguyện viên cấp I và đạt kết quả xếp loại Khá. 
(MC1: Giấy chứng nhận sơ cấp cứu tình nguyện viên cấp I) 
Chỉ đạo các đồng chí Tổ trưởng chuyên môn thông qua các buổi sinh hoạt 
chuyên môn lồng ghép cho GVNV tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến không 
đảm bảo an toàn cho trẻ, từ đó lập kế hoạch dự báo các tình huống không đảm 
bảo an toàn cho trẻ có thể xảy ra và các biện pháp khắc phục. Đưa ra các tình 
huống TNTT từ đơn giản đến phức tạp thường xảy ra để nghiên cứu, suy nghĩ, 
trao đổi và rút kinh nghiệm, tìm hướng giải quyết. Tổ chức tập huấn về công tác 
phòng chống TNTT, sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ tại trường. 
(MC2: Hình ảnh giáo viên thảo luận, tập huấn về công tác phòng chống TNTT, 
sơ cấp cứu ban đầu cho trẻ) 
11/20 
Ngoài việc tham gia đầy đủ vào các chuyên đề do nhà trường và Phòng 
Giáo dục tổ chức tôi còn chỉ đạo GVNV tham khảo các tài liệu có liên quan đến 
xây dựng môi trường an toàn, phòng, chống, xử trí các tai nạn thương tích 
thường gặp phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi và tình hình thực tế tại 
các nhóm lớp do mình phụ trách; tham khảo các tài liệu của Trung tâm y tế, các 
văn bản chỉ đạo của ngành, các bài viết tuyên truyền phòng, tránh TNTT, tự 
nghiên cứu và học tập. 
Từ những trao đổi, thảo luận, qua buổi tập huấn thực hành sơ cứu phòng 
tránh TNTT cho trẻ và những tài liệu mà nhà trường cung cấp. CBGVNV trong 
nhà trường đã tích cực hưởng ứng tham gia học tập, rút ra được nhiều kinh 
nghiệm chăm sóc và đảm bảo an toàn cho trẻ. Nắm được kiến thức, kỹ năng cơ 
bản về cách phòng chống và xử lý các loại dịch bệnh cũng như một số các tai 
nạn thường xảy ra với trẻ. 
 3.4. Biện pháp 4: Chỉ đạo giáo viên nhân viên thường xuyên loại bỏ đồ 
dùng, đồ chơi có nguy cơ gây TNTT cho trẻ. 
Tất cả mọi TNTT xảy ra đối với trẻ đều có nguyên nhân. CSVC, trang 
thiết bị ĐDĐC là nguyên nhân trực tiếp khách quan tác động đến an toàn tính 
mạng trẻ trong cả một ngày hoạt động ở trường. Mọi kiến thức chuyên môn, kỹ 
năng thực hành phòng chống TNTT cho trẻ dù có tốt đến đâu nhưng điều kiện 
CSVC yếu kém thì tai nạn của trẻ vẫn xảy ra ngoài tầm kiểm soát. Để đảm bảo 
an toàn cho trẻ trong nhà trường, ngay từ đầu năm học tôi đã chỉ đạo cán bộ giáo 
viên, nhân viên trong nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra điều kiện cơ sở 
vật chất, trang thiết bị, ĐDĐC  của bộ phận mình phụ trách, kịp thời phát hiện 
các yếu tố có nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và báo cáo lại với ban giám hiệu 
nhà trường để có kế hoạch khắc phục. 
Ví dụ: 
* Đối với ĐDĐC phục vụ trong các nhóm, lớp: Tôi chỉ đạo khảo sát đánh 
giá việc sắp xếp, bố trí các góc hoạt động có phù hợp với diện tích lớp hay 
không? trang trí phòng nhóm lớp có đảm bảo tính thẩm mỹ và độ an toàn cho 
trẻ? Các đường dây điện, ổ cắm điện có cao xa tầm tay trẻ? Các kệ giá góc kê có 
quá cao, có dễ di chuyển khi tổ chức các hoạt động cho trẻ? Việc sắp xếp đồ 
dùng đồ chơi có gọn gàng ngăn nắp, vừa tầm tay của trẻ hay không? Bên cạnh 
đó tôi còn chỉ đạo GV phải thường xuyên vệ sinh ĐDĐC hàng ngày, hàng tuần 
để đảm bảo vệ sinh phòng chống dịch bệnh và loại bỏ những đồ chơi gây nguy 
hiểm cho trẻ... 
* Đối với cơ sở vật chất ngoài lớp học: 
- Tôi khảo sát đánh giá số lượng đồ dùng đồ chơi ngoài trời có đủ cho trẻ 
12/20 
hoạt động hay không? đồ chơi nào cần sửa chữa, đồ chơi nào cần phải thay thế 
bổ sung thêm? Các khu vực hoạt động như: khu vận động cùng bé yêu; khu vực 
chơi với cát, với nước; khu vườn rau của bé,...đã được quy hoạch, thiết kế phù 
hợp, có đảm bảo an toàn, sạch đẹp chưa? 
(MC3: Ảnh các khu vui chơi của trẻ) 
- Đối với bếp ăn bán trú, tôi chỉ đạo kiểm tra nguồn thực phẩm cung cấp 
cho bếp ăn nhà trường có đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm? có thực hiện chế 
độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng quy định không, các loại 
bát, đĩa, thìa có đảm bảo an toàn cho trẻ hay không? 
- Các khu nhà vệ sinh của trẻ có vệ sinh sạch sẽ, có thiết bị nào bị hư 
hỏng, xuống cấp cần thay thế, bổ sung hay không? 
- Phòng y tế có đủ trang thiết bị thiết yếu để sơ cứu ban đầu khi có TNTT 
xảy ra 
chưa? Có trang bị đủ số thuốc thông thường theo quy định và thay thế thuốc 
thường xuyên khi hết hạn sử dụng hay không? Ngày 2/4/2021, nhà trường đã 
đón đoàn kiểm tra công tác y tế học đường, vệ sinh môi trường của Trung tâm 
kiểm soát bệnh tật - Sở y tế Hà Nội đạt kết quả tốt. 
Ngoài ra thông qua các buổi dự giờ, thăm lớp tôi quan sát giáo viên tổ 
chức các hoạt động cho trẻ có tạo được bầu không khí giao tiếp tích cực, cởi 
mở? Trẻ có bị quát mắng, dọa nạn hay bị xúc phạm thân thể hay không?...Từ kết 
quả khảo sát đánh giá này bản thân tôi đã thấy được những ưu điểm và những 
điểm còn hạn chế của công tác đảm bảo an toàn, phòng chống tai nạn thương 
tích cho trẻ trong trường mình. 
Sau khi thực hiện giải pháp này kết quả đạt được như sau: 
- Tháng 11 năm 2020, nhà trường đã thực hiện công tác làm điểm chuyên 
đề chăm sóc nuôi dưỡng cấp thành phố do Sở GD&ĐT chỉ đạo đạt kết quả tốt. 
- Phòng học đảm bảo thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông, đủ 
ánh sáng. Nền nhà khô thoáng, luôn được vệ sinh sạch sẽ, chống chơn trượt. Các 
hành lang đều có rào chắn, tay nắm và lan can đảm bảo an toàn cho trẻ khi chơi. 
Trong lớp các loại ĐDĐC bị hỏng đã được thay thế ĐDĐC mới, sắp xếp gọn 
gàng, để đúng nơi quy định, dễ cất dễ lấy. Đường dây và ổ cắm điện cao xa tầm 
tay trẻ và dán nilon với ổ cắm thấp không thể di dời đề phòng chống điện giật 
cho các trẻ nhỏ. Tường rào bao quanh, cổng trường được thực hiện ra vào đóng 
mở đúng quy định. Không có hàng quà bánh bán rong trong trường. 
- Các trang thiết bị hoạt động ngoài trời cũ, quá thời hạn sử dụng đã được 
thay thế bằng đồ chơi mới, sân thể dục được lát gạch chống trơn, sân chơi bằng 
phẳng, không trơn trượt, mấp mô, các cây to, cao ở sân trường được chặt tỉa 
13/20 
cành trước mùa mưa bão, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong lúc tham gia 
các hoạt động ngoài trời. 
(MC4: Hình ảnh trẻ chơi hoạt động chơi ngoài trời) 
- Bếp ăn bán trú đảm bảo vệ sinh, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, nhân viên 
thực hiện nghiêm túc các quy định đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong qúa 
trình chế biến, nấu nướng và tổ chức ăn cho trẻ. Sử dụng nguồn nước sạch, thực 
hiện quy trình bếp 1 chiều. Hệ thống bếp ga an toàn, hợp đồng thực phẩm rõ 
nguồn gốc. Thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo đúng 
quy định. Trong năm học, nhà trường được các đoàn kiểm tra đánh giá bếp ăn 
Đạt tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, không có trường hợp ngộ độc thực 
phẩm xảy ra. 
(MC5: Hình ảnh Đoàn kiểm tra bếp ăn của nhà trường) 
 - Xử lý chất thải và nước thải đúng quy định. Nhân viên nấu ăn được 
khám sức khoẻ định kỳ thường xuyên hàng năm. 
- Các khu nhà vệ sinh của trẻ được xây liền kề với lớp học giúp giáo viên 
dễ dàng quan sát trẻ khi đi vệ sinh. Nhà vệ sinh dành cho CBGVNV thường 
xuyên được dọn dẹp sạch sẽ, khô ráo. 
 - Phòng y tế nhà trường có đầy đủ các loại thuốc thông dụng và dụng cụ 
sơ cứu đảm bảo yêu cầu, có các bảng biểu theo dõi sức khỏe, bảng tuyên truyền, 
phác đồ sơ cấp cứu tai nạn thương tích. 
(MC6: Hình ảnh tủ thuốc y tế của nhà trường) 
Từ những điều kiện cơ sở vật chất ban đầu còn nhiều khó khăn do trường 
mới xây dựng, Ban giám hiệu nhà trường đề xuất ý kiến lên cấp trên để bổ sung, 
xây dựng nhà trường có khung cảnh sư phạm đẹp và đảm bảo an toàn cho trẻ 
hoạt động. Các lớp nói riêng và toàn trường nói chung không có trường hợp nào 
xảy ra tai nạn thương tích do CSVC. 
3.5. Biện pháp 5: Chỉ đạo GV tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục 
phòng TNTT, xây dựng trường học an toàn trong các chủ đề, các HĐ hàng 
ngày của trẻ. 
Đặc điểm tâm sinh lí của trẻ Mầm non là mau nhớ nhưng cũng chóng 
quên, cho nên người lớn phải thường xuyên uốn nắn, đôn đốc, nhắc nhở hàng 
ngày cho trẻ. Chính vì vậy một trong những biện pháp tốt nhất đễ nâng cao chất 
lượng học tập nói chung và giáo dục phòng tránh TNTT cho trẻ nói riêng là trẻ 
có điều kiện học tập trong mọi lúc mọi nơi mà không thấy nhàm chán. Với mục 
đích trang bị cho trẻ hiểu biết về một số tai nạn thường xảy ra trong trường MN. 
Đồng thời dạy trẻ một số kĩ năng phòng tránh đơn giản để đảm bảo an toàn cho 
trẻ. Tôi đã chỉ đạo động viên các đồng chí giáo viên tích cực suy nghĩ tìm tòi các 
14/20 
hình thức, biện pháp lồng ghép một cách hợp lí phù hợp với từng độ tuổi trẻ, 
từng nhóm lớp, đảm bảo tính lôgic, cung cấp kiến thức, kỹ năng cho trẻ phải từ 
dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tăng dần yêu cầu để trẻ có sự cố gắng và 
mong muốn vươn tới nội dung giáo dục phòng tránh TNTT thông qua các chủ 
đề và các hoạt động trong ngày của trẻ. 
* Ví dụ 1: Chủ đề “ Gia đình của bé” 
Dạy trẻ nhận biết, phân biệt một số đồ dùng gây nguy hiểm (phích nước 
nóng, dao, kéo), các đồ dùng sử dụng thiết bị điện trong gia đình: quạt, ti vi, 
tủ lạnh, ấm điện  và một số nguy hiểm có thể gặp phải khi sử dụng điện: điện 
giật, chập cháy, nổ biết cách phòng tránh: khi sử dụng phải có người lớn, 
không tự ý cắm phích điện hay thò tay vào ổ điện. 
* Ví dụ 2: Chủ đề “Phương tiện và luật lệ giao thông”. Cô giúp trẻ hiểu 
được: Một số quy định đơn giản, đèn tín hiệu giao thông, biển báo giao thông 
đơn giảnđể đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. Cho trẻ gạch nối những 
hành động đúng - sai, các hành vi văn minh khi tham gia giao thông. Lồng ghép 
giáo dục phòng tránh TNTT bằng cách giáo dục trẻ không chơi đùa ngoài 
đường, khi đi phải đi vào lề đường phía bên phải, muốn sang đường phải có 
người lớn dắt, đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe máy, ngồi trên ô tô không thò 
đầu thò tay ra ngoài tránh tai nạn. 
* Ví dụ 3: Chủ đề “Thế giới động vật xung quanh bé” 
- Quan sát qua tranh ảnh, băng hình, các con vật thật... bày tỏ những hiểu 
biết theo kinh nghiệm của bản thân về các con vật gần gũi. 
- Giáo dục trẻ biết cách phòng tránh TNTT khi chơi gần một số con vật 
gần gũi như bị chó cắn, mèo cào tránh các con vật có thể gây nguy hiểm đến 
tính mạng như Ong, Gấu, Hổ 
* Ví dụ 4: Chủ đề “Thế giới thực vật”: 
- Quan sát các loại cây để biết được sự phong phú về chủng loại, màu sắc, 
ích lợiBiết tác dụng của cây xanh đối với đời sống con người. 
- Giáo dục trẻ không ngắt lá, bẻ cànhkhông được leo trèo lên cành cây 
dễ xảy ra tai nạn rất nguy hiểm. 
Tất cả các chủ đề trong năm học đều có thể lồng ghép nội dung phòng 
chống TNTT cho trẻ. Cuối mỗi chủ đề, GV tự đánh giá, ban giám hiệu kiểm tra, 
đánh giá, xếp loại, đưa ra nhận xét rút kinh nghiệm cụ thể cho từng lớp và đề ra 
các yêu cầu bổ sung cho chủ đề tiếp theo. 
Ngoài việc chỉ đạo GV tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng 
chống TNTT trong các chủ đề mà tôi còn chỉ đạo giáo viên cần tích hợp một 
cách hợp lý vào tất cả các hoạt động trong ngày (vui chơi, học tập, đi dạo...) cho 
15/20 
trẻ đúng lúc, đúng yêu cầu. 
* Ví dụ: 
- Giờ đón trẻ: GV cần quan sát xem trẻ có mang vật sắc nhọn đến lớp hay 
không và trò chuyện cùng trẻ về các đồ vật gây nguy hiểm, cách phòng tránh. 
- Trong giờ thể dục: Cô giáo nên nhắc trẻ khi xếp hàng bạn bé đứng trước, 
bạn lớn đứng sau, không được xô đẩy bạn làm bạn ngã. 
- Các giờ hoạt động học: Giáo dục trẻ không được cho bút màu vào mũi, 
vào tai, không chọc bút vào bạn, không nô đùa khi cầm kéo cắt giấy... 
- Hoạt động ngoài trời: Giáo dục trẻ không được xô đẩy bạn, không leo 
trèo cây và chơi đúng cách với các loại đồ chơi, biết tránh những nơi nguy hiểm. 
- Đối với hoạt động góc: Giáo dục trẻ biết đoàn kết trong khi chơi, không 
tranh dành đồ chơi của bạn, không chơi đồ chơi sắc nhọn, không bỏ các loại hột, 
hạt nhỏ vào tai, mũiBiết sắp xếp đồ dùng đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp 
- Đối với giờ ăn: Không để trẻ chạy nhảy, không nghịch vào những nồi 
cơm, nồi canh nóng. Không nói chuyện, cô nhắc trẻ ăn miếng nhỏ, nhai kỹ, 
không cười đùa trong khi ăn dễ gây hóc, sặc  
- Đối với giờ ngủ: GD trẻ không cầm

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_mot_so_bien_phap_chi_dao_giao_vien_lam_tot_cong_tac_pho.pdf