Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1. Lý do chọn đề tài nghiên cứu:

Cha ông ta có câu: “Tiên học lễ, hậu học văn’’, đây là bài học mà mỗi chúng ta, ai cũng thuộc. Nhưng không phải

ai cũng thực hiện tốt bài học này trong cuộc sống hàng ngày. Từ lúc còn bé thơ, ai cũng được dạy dỗ những bài học về

đạo đức, về nhân cách, về lối sống nhưng khi lớn dần lên, chịu ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh, đặc biệt là hiện nay,

một bộ phận học sinh đã lãng quên điều đó, để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với những người thân yêu trong

gia đình, với thầy cô, bạn bè, và mọi người xung quanh. Đây là vấn đề cấp thiết không chỉ của gia đinh, nhà trường mà

toàn xã hội đều phải quan tâm.

Ứng xử thiếu văn hóa là tình trạng xuống cấp của văn hóa học đường được hiểu là tình trạng xuống cấp trong lối

giao tiếp ứng xử giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với thầy cô và mọi người xung quanh. Có thể thấy ứng xử thiếu

văn hóa diễn ra ở nhiều nơi, đang dóng lên hồi chuông cảnh báo cho xã hội hiện nay .

Đi giữa sân trường chúng ta có thể nghe thấy những câu nói tục, chửi bậy của một số bạn học sinh - một hành vi

ứng xử thiếu văn hóa của các nam thanh, nữ tú. Nhiều bạn học sinh cho rằng chửi bậy, nói tục là một phương pháp để

giảm căng thẳng, stress thậm chí còn cho đó là “cá tính” của mình, dám nói tức là dám thể hiện cá tính. Hơn thế nữa, hằng

ngày trên các phương tiện truyền thông đại chúng xuất hiện rất nhiều những phát ngôn gây sốc của các thần tượng nổi

tiếng khiến các bạn học sinh lầm tưởng đó là cách gây được sự chú ý, lập tức tung hê và áp dụng ngay vào trong trường

học. Học sinh hiện nay đang cố gắng thể hiện cá tính một cách không đúng đắn. Khi cắp sách đến trường học sinh khó

tránh khỏi những mâu thuẫn, xích mích đối với bạn bè. Trước đây, những xích mích đó chỉ là những chuyện bình thường,

tranh luận để tìm ra cái sai, để tập nói tiếng xin lỗi, cám ơn và đôi khi lại có thêm bạn mới. Nhưng hiện nay, những xích

mích không chỉ đơn thuần là tranh cãi trong phạm vi nhà trường mà nó vượt ra ngoài xã hội.

pdf 58 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 1265Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ảng tin 
của lớp 
thật 
độc đáo. 
Tóm lại, một môi trường giao tiếp ứng xử đẹp sẽ góp phần rất lớn vào việc đào tạo nên những con người thanh 
lịch, văn minh của Thủ đô ngàn năm văn hiến. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 19 
Phần 3: Phương pháp tích hợp, lồng ghép vào các môn học 
 Trong cuộc sống hàng ngày, mỗi chúng ta đều phải giao tiếp, ứng xử mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh, Chính 
bởi thế, ngoài các phương pháp đã nêu ở trên, tôi mạnh dạn đề xuất phương pháp lồng ghép, tích hợp việc giáo dục cách 
giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh vào các môn học chứ không chỉ dừng lại ở môn Văn học, môn Giáo 
dục công dân. 
Với mỗi môn học, trong các tiết học, chúng ta có thể đưa ra những tình huống thực tế liên quan đến nội dung bài 
học. Hoặc trong tiết học có những tình huống sư phạm, chúng ta có thể kết hợp xử lý tình huống để giáo dục luôn cho 
học sinh về cách nghĩ, cách làm và cách sống. Chúng ta có thể giải quyết tình huống ngay trong tiết học nếu thời gian 
cho phép và phù hợp với nội dung của tiết học hoặc sẽ giải đáp cho học sinh vào giờ nghỉ giải lao. 
Tóm lại, nếu học sinh thường xuyên được tiếp xúc và xử lý các tình huống thực tế về cách giao tiếp ứng xử trong 
tất cả các môn học, từ tất cả các thầy cô giáo giảng dạy thì tôi tin chắc rằng chúng ta sẽ bồi dưỡng các thế hệ học sinh trở 
thành những chủ nhân Thăng Long vừa hồng vừa chuyên, những con người thanh lịch, văn minh của mọi thời đại. 
Giáo dục cách 
giao tiếp, ứng 
xử thanh lịch, 
văn minh cho 
học sinh Hà 
Nội 
Toán Văn học 
Vật lý
Hóa học
Lịch sử 
GD công dân 
Tiếng anhĐịa lý 
Âm nhạc 
Mỹ thuật
Thể dục
Sinh học
Tin học Công nghệ
Lồng ghép 
Tích hợp 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 20 
Phần 4: Phương pháp tâm sự, chia sẻ 
 Học sinh trong giai đoạn cấp THCS có những đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi rất riêng. Nếu các thầy cô giáo không 
hiểu tâm lý học sinh sẽ không có phương pháp giáo dục phù hợp và kết quả giảng dạy sẽ không cao. 
 Học sinh trong lứa tuổi này thường không thích quát mắng mà ưa nói nhẹ nhàng, phân tích giảng giải để các con 
hiểu được vấn đề và tự mình nhận thức, rồi chuyển thành hành động, việc làm cụ thể. 
 Nếu chúng ta áp dụng phương pháp áp đặt có thể sẽ gây ra sự phản kháng, chống đối trong học sinh. Như vậy, 
không những không thu được kết quả tốt khi giáo dục cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh mà còn 
có thể gây phản tác dụng, khiến học sinh càng bất mãn và có những cách cư xử không đúng mực. 
 Vậy phương pháp được xem là tối ưu khi áp dụng với học sinh trong giai đoạn này là: hãy cố gắng làm bạn với 
học sinh. Các thầy cô hãy chân thành, tâm sự, chia sẻ với học sinh, tạo được niềm tin với học sinh. Khi học sinh đã tin 
tưởng và xem thầy cô giáo không chỉ là người thầy mà còn là người bạn lớn thì các con cũng sẽ mạnh dạn tâm sự, chia 
sẻ những khúc mắc, những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày với thầy cô. 
 Qua đó, thầy cô có thể giáo dục học sinh cách giải quyết tình huống, cách xử lý sao cho khéo léo, vừa tế nhị vừa 
lịch thiệp. Từ đó học sinh có thể tự giải quyết các vấn đề khác của mình trong cuộc sống. 
 Phương pháp này đồi hỏi các thầy cô phải thực sự tâm huyết, phải yêu nghề mến trẻ mới có thể thu được kết quả 
mong muốn. 
Thầy 
cô 
giáo 
Học 
sinh 
Chia sẻ 
Tâm sự 
Người bạn Người bạn 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 21 
Phần 5: Phương pháp tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp 
 Một trong những đặc điểm rất quan trọng của học sinh trong độ tuổi THCS là sự ham thích hoạt động. Dường như 
việc học qua các trò chơi luôn thu hút đặc biệt và gây được nhiều hứng thú đối với các con. Kiến thức và kỹ năng mà các 
con thu được qua các trò chơi luôn nhiều hơn so với phương pháp học truyền thống tẻ nhạt (đọc - ghi). 
 Người ta thường nói: Học một cách vui vẻ chính là chơi và hơi có ích chính là học. 
Hay ông cha ta xưa vẫn có câu: Học mà chơi, chơi mà học. 
Hiểu được điều này, tôi đã áp dụng phương pháp tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp cho học sinh tự tìm hiểu, 
tự trau dồi kỹ năng sống, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp, ứng xử có văn hóa. 
Với phương pháp này, tôi đã thực hiện theo quy trình như sau: 
Xây dựng một nhóm học sinh → Tạo thành nhóm hoạt động phong trào 
(Có phân công nhiệm vụ cụ thể) 
Hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch các chương trình theo từng tuần, từng tháng 
với các chủ đề khác nhau (Có bản kế hoạch dán trên lớp) 
Với từng chương trình cụ thể, hướng dẫn học sinh: (Có bản kế hoạch dán trên lớp) 
1. Tìm hiểu nội dung cho chương trình. 
2. Lựa chọn hình thức tổ chức phù hợp với đối tượng, quy mô, địa điểm,  
3. Xây dựng chương trình chi tiết: 
- Phân công công việc. 
- Thời gian tập luyện. 
- Thời gian tổng duyệt. 
- Thời gian tổ chức chương trình. 
4. Tổ chức chương trình. 
Rút kinh nghiệm sau chương trình 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 22 
Việc giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội hiện nay cũng được tổ chức qua 
các chương trình và giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện theo quy trình trên. 
Chúng ta có thể cho học sinh tổ chức trong các tiết học của các môn khác nhau hay vào các giờ sinh hoạt lớp, các 
tiết hoạt động ngoại khóa hoặc tổ chức các chương trình tọa đàm có quy mô lớn hơn. 
Ví dụ: 
Hình ảnh học sinh tổ chức chương trình tọa đàm về 
cách giao tiếp, ứng xử trong quan hệ bạn bè 
Phương pháp này có rất nhiều ưu điểm: 
- Học sinh được hoạt động nhiều → phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh 
- Học sinh được tự tìm hiểu kiến thức. 
- Qua các hoạt động, học sinh rèn được: 
+ Kỹ năng xây dựng kế hoạch khoa học. 
+ Kỹ năng tổ chức chương trình. 
+ Kỹ năng điều hành, phân công công việc. 
+ Kỹ năng hoạt động nhóm, 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 23 
Phần 6: Phương pháp giáo dục chính khóa 
 Với thực trạng về cách giao tiếp, ứng xử hiện nay của học sinh THCS nói riêng và của thanh thiếu niên nói chung, 
tôi thiết nghĩ, việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh cần phải được coi trọng như các tiết học chính 
khóa. 
 Điều này hoàn toàn có thể thực hiện được khi mỗi giáo viên chúng ta ý thức đầy đủ và thực hiện nó không chỉ là 
trách nhiệm mà còn là tâm huyết và tình cảm của người thầy đối với những thế hệ học trò thân yêu. Nhìn rộng và xa hơn 
nữa, đó còn là cách chúng ta gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc, của xứ Kinh kỳ ngàn 
năm văn hiến, để nó có thể trường tồn với thời gian và không gian. 
 Bản thân tôi đã thực hiện việc này rất nghiêm túc và đã tổ chức những tiết học cho học sinh. Kết quả là học sinh 
rất hào hứng, say mê và có ý thức trong việc tu dưỡng, rèn luyện mình trở thành một học sinh thanh lịch, văn minh, xứng 
đáng là chủ nhân tương lai của đất nước. 
 Tôi đã thực hiện hai tiết dạy giáo dục cách giao tiếp, ứng xử cho học sinh và được đánh giá cao về chất lượng và 
hiệu quả. (Có hai giáo án kèm theo cuối SKKN) 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 24 
Phần 7: Phương pháp thu thập thông tin phản hồi từ học sinh → điều chỉnh phương pháp cho phù hợp 
Một trong những yếu tố rất quan trọng để thu được hiệu quả cao trong công tác giảng dạy đó là tiếp nhận thông tin 
phản hồi từ học sinh để nắm bắt được kiến thức, kỹ năng và phương pháp mình áp dụng khi giáo dục học sinh đã phù 
hợp với đối tượng học sinh chưa. Và mục tiêu mình đặt ra đạt được bao nhiêu phần trăm (học sinh tiếp thu được bao 
nhiêu kiến thức, kỹ năng, biết vận dụng kiến thức được học vào thực tế ở mức độ vận dụng thấp, vận dụng cao hay vận 
dụng linh hoạt, ). 
Trên cơ sở những thông tin có được, chúng ta sẽ quyết định duy trì hay bổ sung hay thay đổi kiến thức, kỹ năng, 
phương pháp khác cho phù hợp hơn với đối tượng học sinh, phù hợp với từng trình độ học sinh. 
Mục đích cuối cùng là giúp học sinh hình thành nhân cách tốt qua việc rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử hàng 
ngày. 
Để thu thập thông tin phản hồi, chúng ta có thể sử dụng các hình thức sau: 
- Trao đổi trực tiếp với học sinh. 
- Tiếp nhận thông tin một cách gián tiếp thông qua một đối tượng khác. 
- Sử dụng phiếu khảo sát. 
- Sử dụng phiếu bài tập kiểm tra, 
Thầy cô 
giáo 
(Điều 
chỉnh) 
Học sinh 
(Tiếp 
nhận) 
Truyền đạt kiến thức, kỹ năng, phương pháp 
Thông tin phản hồi 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 25 
IV. Hiệu quả của SKKN: 
Đề tài SKKN trên tôi đã áp dụng đối với học sinh khối 7 của một trường THCS và đã thu được kết quả 
tương đối tốt. 
Qua phiếu khảo sát và qua thực tế tôi đưa ra bảng thống kê như sau 
Số học sinh có cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh trong trường học (học sinh khối 7), 
trước và sau khi áp dụng 
đề tài SKKN 
Lớp Trước khi áp dụng đề tài SKKN Sau khi áp dụng đề tài SKKN 
Số học sinh có cách giao tiếp 
ứng xử thanh lịch, văn minh 
Tỉ lệ % Số học sinh có cách giao tiếp 
ứng xử thanh lịch, văn minh 
Tỉ lệ % 
7A 35/52 67,3% 50/52 96,1% 
7B 40/53 75,4% 52/53 98,1% 
7C 35/50 70% 49/50 98% 
7D 38/54 70,3% 52/54 96,3% 
7E 45/54 83,3% 53/54 98,1% 
7G 46/53 86,7% 53/53 100% 
Rất nhiều học sinh đã có cách giao tiếp ứng xử đẹp trong cuộc sống hàng ngày hơn thế nữa, nhiều học 
sinh đã có ý thức tự giác tuyên truyền để các bạn khác cùng thực hiện nếp sống thanh lịch, văn minh trong giao 
tiếp, ứng xử. Đây là nền tảng cơ sở để chúng ta kế thừa, gìn giữ và phát huy những nét đẹp văn hóa mang đậm 
bản sắc của dân tộc, để nó mãi là niềm tự hào của người dân Việt Nam, của Thủ đô văn hiến. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 26 
PHẦN III: KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 
1. Kết luận: 
Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ tôi đã rút ra được trong quá trình giảng dạy của mình, cũng như 
học hỏi thêm kinh nghiệm từ đồng nghiệp. 
Việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội là một việc làm quan trọng, cấp thiết và 
có ý nghĩa to lớn. 
Bản thân tôi, là một giáo viên trẻ, cũng chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệmnên tôi tự nhận 
thấy đề tài SKKN của mình còn chưa thực sự hoàn chỉnh. Nhưng với đề tài này, tôi tự nhận thấy một vài ưu điểm 
sau: 
- Giúp học sinh hiểu được nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa. 
- Giúp học sinh ý thức được tầm quan trọng của việc cần tu dưỡng rèn luyện để có nếp sống thanh lịch, 
văn minh, đặc biệt là trong cuộc sống hội nhập và phát triển hiện nay. 
- Rèn cho học sinh cách xử lý các tình huống trong cuộc sống, cách giao tiếp tế nhị, khéo léo và cách cư 
xử đẹp, có văn hóa với mọi người xung quanh. 
- Học sinh nhận thức và có cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch văn minh với mọi người đồng thời tuyên 
truyền cho các bạn khác cùng thực hiện, góp phần xây dựng một môi trường văn hóa giao tiếp, ứng xử. 
- Nhiều học sinh nhận thức được giao tiếp ứng xử đẹp không chỉ là trách nhiệm mà thực hiện nó với một 
tình cảm chân thành và một niềm vui, niềm hạnh phúc. 
- Giúp học sinh rèn thêm nhiều kỹ năng sống khác,  
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 27 
2. Kiến nghị: 
Đề tài SKKN trên đây của tôi đã được áp dụng và đã có hiệu quả thực tế, tuy nhiên chưa đạt được hiệu quả 
100%, vì: 
- Một số học sinh do đặc điểm tâm, sinh lý lứa tuổi đang lớn, muốn thể hiện cái tôi cá nhân, nên chưa ý thức sâu 
sắc việc cần thiết phải rèn luyện cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh. Một số khác có thực hiện nhưng còn 
mang tính chất chống đối, chưa tự giác. 
- Thêm nữa, do cuộc sống hiện đại với sự bùng nổ của mạng xã hội, nhiều nguồn thông tin xấu chưa được kiểm 
duyệt về nội dung đã nhanh chóng lan tràn trên mạng xã hội và học sinh tiếp xúc với các nội dung đó rất nhanh. 
Trong khi đó các con vẫn chưa có đủ kiến thức, kỹ năng để phân tích và quyết định hành động. Vì vậy, có thể khi 
còn ở môi trường giáo dục, các con rất hiểu về cách giao tiếp ứng xử có văn hóa nhưng khi ra ngoài xã hội lại bị 
bạn bè dụ dỗ, lôi kéo nên quên mất những kiến thức, kỹ năng đã được thầy cô dạy bảo. 
- Chính bởi thế, trong đề tài SKKN này, tôi nghĩ chúng ta cần phải áp dụng đồng thời cả 6 phương pháp trên và 
thực hiện một cách thường xuyên, liên tục, để củng cố và tiếp tục giáo dục những học sinh trên có nếp sống thanh 
lịch, văn minh, có cách cư xử có văn hóa trong gia đình, nhà trường và cả ngoài xã hội. 
- Tôi là một giáo viên trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm → chưa hình dung và bao quát được hết các tình huống 
thực tế, các phương pháp có thể áp dụng để giúp nhiều học sinh có cách cư xử đẹp, có lối sống văn minh. Từ đề 
tài SKKN này tôi sẽ tiếp tục thu thập những ý kiến đóng góp của bạn bè, của đồng nghiệp và của cả học sinh để 
bổ sung cho đề tài SKKN này được hoàn chỉnh hơn. 
Tôi cũng mong các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp đóng góp thêm ý kiến cho tôi để để tài SKKN được 
bổ sung, chỉnh sửa và đạt được hiệu quả cao hơn. Tôi mong đề tài của mình được áp dụng rộng rãi hơn đối với 
học sinh ở nhiều lứa tuổi khác nhau để kiểm nghiệm và thu được những phản hồi hữu ích từ phía học sinh và để 
hoàn thiện SKKN này. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 28 
3. Bài học kinh nghiệm: 
Qua quá trình giảng dạy thực tế và qua quá trình áp dụng SKKN tôi nhận thấy rằng, việc tu dưỡng rèn luyện 
về cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh không chỉ cần thiết đối với học sinh mà trên thực tế nó cũng rất có 
ích cho những nhà làm giáo dục. 
 Tôi tự nhận thấy rằng: bản thân mình cũng cần phải tự trau dồi nhiều kiến thức thực tế, kỹ năng xử lý tình 
huống và kinh nghiệm cuộc sống nhiều hơn nữa để tự hoàn thiện mình và có thêm nhiều phương pháp hay, bổ ích 
trong giáo dục kỹ năng sống đặc biệt là kỹ năng giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
Việc giáo dục này cần phải được tiến hành đồng bộ, thường xuyên và liên tục mới có thể đạt được hiệu quả 
nhanh chóng. 
Ngoài việc tự nghiên cứu tài liệu, thống kê những kinh nghiệm thực tế của bản thân, tôi cũng nhận 
được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp của đồng nghiệp, các cấp quản lý nhà trường, đặc biệt là sự giúp đỡ của các 
thầy cô giáo trong tổ, các giáo viên chủ nhiệm có nhiều năm kinh nghiệm. 
Vậy tôi xin được gửi tới họ những lời cảm ơn chân thành nhất!
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 29 
PHẦN IV: TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Tài liệu: Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội – Cấp THCS – Lớp 6,7,8,9. 
2. Tài liệu hướng dẫn: Hoạt động ngoài giờ lên lớp – Cấp THCS – Lớp 6,7,8,9. 
3. Sách: Giáo dục công dân – Lớp 6,7,8,9. 
4. Sách: Văn học – Lớp 6,7. 
5. Các sách giới thiệu về nét đẹp văn hóa của người Hà Nội xưa. 
6. Các sách hướng dẫn giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. 
7. Một số tài liệu khác. 
8. Nguồn tư liệu trên Internet. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 30 
 Hà Nội, ngày 01/03/2017 
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, 
không sao chép nội dung của người khác. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 31 
Bài 2 - Tiết 1: 
GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT 
Giúp học sinh: 
I. Kiến thức: 
1. HS hiểu được nét đẹp của Hà Nội xưa và nay: cảnh vật, con người, nét đẹp trong văn hóa giao tiếp ứng xử. 
2. HS hiểu được thế nào là giao tiếp ứng xử, các yếu tố ảnh hưởng đến giao tiếp ứng xử. 
3. HS hiểu được nét thanh lịch văn minh trong giao tiếp ứng xử của người Hà Nội xưa. 
4. Hs nắm được tổ chức gia đình của người Hà Nội (Các thế hệ trong một gia đình, quan hệ họ hang, những mối quan 
hệ của các thành viên trong gia đình). 
II. Kĩ năng: 
1. Rèn kỹ năng, hành vi giao tiếp ứng xử thanh lịch văn minh đối với ông bà, cha mẹ. 
2. Rèn kỹ năng xử lý các tình huống trong giao tiếp ứng xử của cuộc sống hàng ngày. 
III. Thái độ: 
1. Có hướng điều chỉnh và có ý thức thực hiện hành vi giao tiếp ứng xử ở mức độ đúng, dần dần nâng lên hành vi giao 
tiếp ứng xử đẹp. Từ đó xây dựng, hình thành thói quen và lối sống đẹp. 
2. Luôn có ý thức rèn luyện cách giao tiếp ứng xử thanh lịch, văn minh trong gia đình. 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 32 
IV.Tích hợp liên môn:Môn Văn, Giáo dục công dân, Lịch sử, Âm nhạc, Mỹ thuật 
1. Môn Văn: Ca dao, tục ngữ ca ngợi công ơn của ông bà, cha mẹ 
2. Môn Giáo dục công dân: Giáo dục ý thức, trách nhiệm của con cháu đối với những người có công sinh thành và 
nuôi dưỡng mình thông qua cách giao tiếp ứng xử hàng ngày. 
3. Môn Lịch sử: Tìm hiểu những nét đẹp của Hà Nội xưa về văn hóa truyền thống, nét hào hoa thanh lịch của người 
Hà Nội → Giáo dục ý thức giữ gìn và phát huy cho muôn đời sau. 
4. Môn Âm nhạc: Những ca khúc hay về Hà Nội, bài hát ca ngợi công ơn của cha mẹ, 
5. Mỹ thuật: thể hiện tổ chức gia đình của người Hà Nội bằng mô hình cây, 
V. Phát triển năng lực của học sinh: 
- Năng lực giao tiếp ứng xử, kỹ năng thuyết trình, 
- Năng lực giải quyết tình huống thực tế trong giao tiếp ứng xử hàng ngày 
- Năng lực cảm thụ âm nhạc, hội họa,.. 
B. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC 
- Phân tích, thuyết trình, đàm thoại 
- Nêu vấn đề, tạo tình huống, thảo luận nhóm 
- Giải quyết tình huống bằng tiểu phẩm, băng hình,... 
- Hệ thống, tổng hợp: bài vè, ca dao, ... 
- Liên hệ thực tế 
C. SỰ CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH 
1. Giáo viên: 
1. Thiết kế giáo án bằng phần mềm PP 
2. Sưu tầm các tình huống giao tiếp ứng xử với ông bà và cha mẹ trong cuộc sống hàng ngày. 
2. Học sinh: Chuẩn bị bài theo sự hướng dẫn của giáo viên. 
D. BÀI MỚI 
Các phương pháp giáo dục cách giao tiếp, ứng xử thanh lịch, văn minh cho học sinh Hà Nội. 
 Page 33 
1. Vào bài - Giới thiệu nét đẹp của Hà Nội (5’): 
- GV chiếu đoạn phim về vẻ đẹp của Hà Nội và con người Hà Nội. 
-GV hỏi: Con có cảm nghĩ gì khi xem đoạn băng trên? 
(HS phát biểu) 
- Gv thể hiện cảm xúc về Hà Nội: 
Hà Nội của chúng ta đẹp thật các con ạ! Nếu đi dọc theo những con phố ở Hà Nội, ta dễ dàng cảm nhận được cái đẹp 
rất riêng, chỉ Hà Nội mới có! Không chỉ đẹp về cảnh quan thiên nhiên, về kiến trúc nghệ thuật, về ẩm thực, hay trang 
phục... mà Hà Nội còn đẹp ở những chiếc xe hàng hoa, và những thứ bình dị nhất. Hà Nội đẹp từng góc phố, con 
đường, từng hàng cây ghế đá,.. từng ánh mắt, nụ cười. Đặc biệt Hà Nội còn đẹp ở lời ăn tiếng nói của những con người 
hào hoa, thanh lịch. 
Một lối sống thanh lịch, văn minh luôn đi cùng những hành vi giao tiếp ứng xử có văn hóa. Đó là truyền thống, là giá trị 
tinh thần vô giá của người Hà Nội. Cho đến ngày nay, nét đẹp đó vẫn luôn là niềm tự hào của người Hà Nội. 
Tuy nhiên, thoảng đâu đó, trong nhịp sống hối hả, khẩn trương của cuộc sống hiện đại hôm nay, nét đẹp trong văn hóa 
giao tiếp ứng xử của người Hà Nội dường như cũng phôi pha ít nhiều. Đó là một nét thoáng buồn của Hà Nội cổ kính 
ngàn năm văn hiến. 
Chính vì thế, để nét đẹp của Hà Nội là trường tồn với thời gian, trong tiết học hôm nay cô trò mình sẽ cùng trao đổi về 
cách giao tiếp ứng xử của người Hà Nội. 
Vậy, trước hết con cần hiểu giao tiếp ứng xử là gì? 
(HS phát biểu) 
- GV chốt: Giao tiếp là hoạt động truyền tải thông tin từ người nói đến người nghe, ứng xử là một biểu hiện của giao 
tiếp. Có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng đến giao tiếp: mục đích, đối tượng , nội dung, phương tiện, hoàn cảnh giao tiếp. 
→Khi giao tiếp ứng xử phải dung hòa các yếu tố này. 
- GV giới thiệu nét văn minh thanh lịch của người Hà Nội. 
-GV chuyển ý: Trong các mối quan hệ giao tiếp thì gia đình luôn là cái nôi gi

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_cac_phuong_phap_giao_duc_cach_giao_tie.pdf