Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi

Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi

Trẻ ở lứa tuổi này rất thích những trò chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trời Trẻ trao đổi, trò chuyện với nhau trong khi chơi. Kết hợp với lời hát, lời thơ như: Tập tầm vông, con muỗi, bắp cải xanh đây cũng là một hình thức mà tôi sử dụng để tập cho trẻ phát triển về ngôn ngữ rất hiệu quả.

VD: Trò chơi “Tập tầm vông”

+ Cô cầm một vật nhỏ trong một tay.

+ Sau đó hai tay cùng quay tròn trước mặt và cùng trẻ hát:

 “Tập tầm vông tay không tay có

 Tập tầm vó tay có tay không

 Mời các bạn đoán sao cho đúng.

 Tập tầm vó tay nào có tay nào không. Có có không không?

+ Cô để hai tay thẳng trước mặt và cho trẻ đoán xem vật đó ở trong tay nào.

- Khi nghe cô hát hoặc đọc thơ và chơi thì trẻ sẽ bắt chước đọc hoặc hát và chơi cùng với cô. Với những câu hát, câu thơ, đồng dao và lặp đi lặp lại nhiều lần như vây sẽ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện khả năng nghe hiểu và phát âm đúng cho trẻ.

 

doc 23 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 891Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Các hình thức và biện pháp giáo dục để phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 - 6 tuổi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 vất vả điều kiện còn kém.
b. Thành công và hạn chế:
* Thành công: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, trẻ mạnh dạn trong giao tiếp, trẻ biết lắng nghe và hiểu lời nói trong giao tiếp hàng ngày, diễn đạt rõ ràng và giao tiếp 
có văn hoá trong cuộc sống, có một số kĩ năng ban đầu về việc đọc và viết, lễ phép, chủ động và tự tin trong giao tiếp.
* Hạn chế: Bên cạnh những thành công trên cũng còn một số mặt hạn chế như sau: 
- Sự linh hoạt và phong phú trong ngôn ngữ của trẻ không chỉ phụ thuộc vào tuổi mà nó phụ thuộc rất lớn vào môi trường ngôn ngữ xung quanh trẻ, nó bao gồm cả môi trường lớp học, môi trường gia đình và môi trường văn hoá xã hội ở địa phương mà nơi trẻ sinh sống. Vì vậy muốn trẻ phát triển ngôn ngữ rõ ràng, mạch lạc và tự tin thì cần có sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường và địa phương. Nhưng một số phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến trẻ, ít trao đổi. trò chuyện cùng với con em mình, vì họ chủ yếu là những người dân lao động nghèo, suốt ngày với nương rẫy, tối đến mới đón con về, trẻ chủ yếu là ở trường lớp. Chính vì vậy nên cũng hạn chế một phần không nhỏ trong phát triển ngôn ngữ của trẻ.
c. Mặt mạnh, mặt yếu:
* Mặt mạnh: 
- Khả năng nghe và phát âm của trẻ đã được cải thiện rất nhiều, số trẻ nói ngọng cũng giảm đáng kể. Trẻ cũng tự tin và giao tiếp với mọi người dễ dàng hơn trước. 
- Giúp trẻ nói còn yếu, nói ngọng, ít nói, rụt rè phát triển một cách đáng kể, mạnh dạn, tự tin hơn trong giao tiếp, biết lễ phép, biết chào hỏi.
- Các cháu hứng thú khi học và nắm vững kiến thức hơn, cũng như nhớ nội dung bài lâu hơn, sâu hơn, qua đó cô giáo đã nhận ra được sự nhanh nhẹn thông minh của từng cá nhân trẻ và phát huy được thêm tính sáng tạo cho trẻ.
* Mặt yếu: 
- Một số trẻ nói ngọng, nói lắp thì cần có sự quan tâm của nhà trường, gia đình và xã hội, một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến con em mình mà chủ yếu là giao phó cho giáo viên. Nhận thức của phụ huynh về việc đưa trẻ đúng tuổi đến trường còn hạn chế, trẻ chưa qua lớp mầm, lớp chồi mà chủ yếu là học lớp lá 
d. Các yếu tố tác động:
Qúa trình phát triển ngôn ngữ của trẻ là phải để trẻ học nói bằng cách nói qua môi trường sống thực của nó. Vì vậy tạo cơ hội để trẻ được thực hành nói là rất quan trọng. Nhiều khi người lớn chúng ta tưởng như trẻ học ngôn ngữ ở trong giờ học nghiêm chỉnh thì học được nhiều hơn là học ở ngoài giờ học. Hoàn toàn không phải vậy. Trẻ em không thụ động. Trẻ em học lẫn nhau, học với nhau trong khi chơi, khi nghe mọi người nói chuyện, nghe cô kể chuyện, học trên tivi..., Ngôn ngữ có vai trò rất quan trọng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. Khi vốn ngôn ngữ của trẻ phong phú thì khả năng diển đạt câu từ của trẻ mạch lạc và khả năng hiểu người khác khi giao tiếp với mình cũng dễ dàng nên nó ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của trẻ. 
e. Phân tích đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đề ra:
- Ông bà ta xưa có câu “Trẻ lên 3 cả nhà học nói” Thật đúng như thế dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ 3 tuổi có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ phát triển tốt sẽ giúp trẻ nhận thức và giao tiếp tốt, hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ 3 tuổi sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn học khác, giúp trẻ khả năng phát triển tư duy và ngôn ngữ, cảm thụ cái hay, cái đẹp xung quanh 
trẻ. Phát triển ngôn ngữ là một trong các nhiệm vụ quan trọng hàng đầu phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ mầm non. 
- Từ những vấn đề lý luận đã nêu trên, tôi nghiên cứu, tìm tòi và đề ra một số giải pháp cụ thể để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ với nhiều hình thúc cụ thể, từ việc xây dựng môi trường giáo dục, đến việc tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, hoạt động vui chơi, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi, quan sát, ghi chép, trao đổi tuyên truyền với phụ huynh. Giáo viên đã tự học tập nâng cao trình độ tin học, đã chủ động thiết kế tạo các nguồn dữ liệu ôn luyện củng cố, phát triển ngôn ngữ phù hợp các chủ đề cho trẻ. Ngoài ra trẻ nhận biết và phát âm đúng chữ cái Tiếng Việt. Giáo viên đã chủ động biết cách tổ chức hướng dẫn theo hướng đổi mới. Môi trường chữ trong lớp và khu vực trẻ thường xuyên tiếp xúc được tạo ra phong phú, các kiểu chữ phù hợp với qui định của nội dung giáo dục trẻ làm quen chữ viết. Giáo viên đã biết tận dụng nguyên liệu phế thải để cho trẻ có cơ hội tham gia vào hoạt động tạo môi trường chữ xung quanh lớp học cùng với cô. 
- Phải luôn luôn tạo ra môi trường trò chuyện sống động gần gũi giữa trẻ với giáo viên. Tạo cơ hội để trẻ được trò chuyện, được cởi mở giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong những năm học mẫu giáo mà đặc biệt là trẻ 5-6 tuổi. Việc hướng dẫn trẻ học nói mà chỉ diễn ra trong khung cảnh trẻ chỉ được nghe cô nói là chủ yếu, trẻ thụ động ngồi nghe và trả lời khi được phép thì không thể phát triển khả năng ngôn ngữ tích cực và phong phú ở trẻ được. Cách thức tạo ra môi trường trò chuyện đối thoại sống động như trên đã trình bày rất phù hợp với đổi mới giáo dục mầm non hiện nay là tổ chức giáo dục trẻ gắn liền với hoạt động trẻ thích thú, phù hợp với năng lực, kinh nghiệm của trẻ. Giáo viên phải biết gợi mở, tạo môi trường, tạo điều kiện cho trẻ để trẻ có vốn sống, vốn kinh nghiệm cho trẻ để từ đó nâng cao và phát triển được ngôn ngữ của trẻ. Chúng ta không chỉ dạy cho trẻ học thuộc các câu chuyện, các bài thơ, mà cái chính là ta giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển cẩm xúc của mình qua bài thơ, câu chuyện, hiểu được ý nghĩa của câu chuỵện, giúp trẻ tự do lựa chọn những phương 
tiện để diễn đạt, đây mới là cái đích mà cô giáo chúng ta cần chú ý. Tạo tình huống để kích thích trẻ hoạt động, tạo cơ hội để trẻ được tiếp xúc với nhiều chữ, nhiều kiểu chữ, trên giá góc, trên đồ dùng đồ chơi, trên biểu bảng, trên đồ dùng cá nhân.
	3. Giải pháp, biện pháp:
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Phát triển ngôn ngữ cho trẻ là giáo dục khả năng nghe, hiểu ngôn ngữ và phát âm chuẩn, phát triển vốn từ, dạy trẻ nói đúng ngữ pháp, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, giáo dục văn hoá giao tiếp lời nói. Ngoài ra ngôn ngữ còn là phương tiện phát triển thẩm mỹ, tình cảm, đạo đức. Đặc biệt nhờ có ngôn ngữ mà trẻ dễ dàng tiếp nhận những chuẩn mực đạo đức của xã hội và hoà nhập vào xã hội tốt hơn. Chính vì vậy mà trong quá trình dạy trẻ tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp dạy trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua một số hoạt động sau: Giáo dục ngôn ngữ cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi: Giờ đón trẻ: Giờ đón trẻ là lúc cần tạo không khí vui vẻ, lôi cuốn trẻ tới trường, tới lớp cô phải thật gần gũi, tích cực trò chuyện với trẻ. Vì trò chuyện với trẻ là hình thức đơn giản nhất để cung cấp vốn từ cho trẻ và phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đặc biệt là ngôn ngữ mạch lạc. Bởi qua cách trò chuyện với trẻ cô mới có thể cung cấp, mở rộng vốn từ cho trẻ. 
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
b.1.Trò chuyện với trẻ ở mọi lúc mọi nơi:
- Tôi có thể tận dụng mọi thời điểm để trò chuyện với trẻ, có thể tiến hành nói chuyện với một nhóm hoặc cá nhân một trẻ và đặc biệt là với những trẻ rụt rè, ít nói.
- Nội dung mà tôi trò chuyện với trẻ được tôi lựa chọn theo các chủ đề gần gũi với trẻ như: gia đình, con vật, hoa, quả
- Khi trò chuyện tôi có thể xưng tên của mình và gọi tên trẻ để trẻ biết tên của cô, của trẻ và tên của các bạn trong lớp.
VD: * Trong giờ đón trả trẻ: Tôi thường trò chuyện với trẻ như: Hôm nay ai đưa bạn An đi học?, Ba mẹ chở bạn An đi bằng xe gì? Bạn An đi học để ba mẹ đi đâu? Con thích chơi với bạn nào? 
	+ Khi tôi trò chuyện hỏi trẻ như vậy thì trẻ phải trả lời được các câu hỏi của tôi, nếu không trả lời được thì tôi sẽ gợi ý cho trẻ nói lại theo tôi.
	* Trong giờ ăn: Tôi trò chuyện với trẻ về các món ăn. Hôm nay chúng ta ăn món gì? Có ngon không? Bạn Hoa có thích ăn không? Và tập cho trẻ thói quen mời cô và các bạn trước khi ăn
	* Trong giờ ngủ: Trước khi đi ngủ tôi cho trẻ đọc bài thơ “Giờ đi ngủ” và nói lời chúc “chúc các bạn ngủ ngon” 
+ Ở lứa tuổi này trẻ rất thích trò chuyện với con rối nên tôi thường xuyên sử dụng các con rối để trò chuyện với trẻ.
+ Trò chuyện về các con vật: Cho trẻ xem tranh hỏi trẻ đây là con gì? Chó sủa như thế nào? Con chó có mấy chân? Chó thích ăn gì?...
- Sau những câu hỏi trẻ sẽ trả lời tôi và làm tiếng kêu của con vật đó, nếu trẻ không nói được tôi nói trước và tập cho trẻ nói theo tôi.
	* Trò chuyện với con rối: Gấu, chó, thỏ, mèoTập cho trẻ tự giới thiệu về mình: Chào các bạn! Tôi là mèo mướp đây! Bạn tên gì? Bạn học lớp cô nào?  Lúc này tôi phải tập cho trẻ cách trả lời lại với các con rối cho đúng và đủ từ, đủ ý.
- Những lúc dạo chơi ngoài trời tùy thuộc vào từng chủ điểm tôi có thể cho trẻ nghe các âm thanh của đồ vật, hiện tượng, những tiếng kêu của các con vật khác nhau và yêu cầu trẻ bắt chước âm thanh, tiếng kêu đó nhằm phát triển thính giác, ngôn ngữ và luyện phát âm cho trẻ.
- Đối với trẻ ở lứa tuổi này tôi phải chú ý rèn luyện cho trẻ cả hai kỹ năng:
	+ Nghe, đoán âm thanh của các đồ vật, con vật hoặc các hiện tượng tự nhiên.
+ Bắt chước âm thanh đó.
VD: HĐ: “Chơi bắt chước”
+ Cho trẻ nghe và đoán tiếng gà gáy, gió thổi, xe chạy, vịt kêu
+ Cô hỏi trẻ: Gà gáy như thế nào? Trẻ vừa nói vừa làm động tác mô phỏng.(Gà trống đập cánh, gáy ò ó o)
+ Gió thổi: Trẻ phát âm ào ào, hai tay giơ lên cao nghiêng người sang hai bên.
+ Xe chạy: Trẻ phát âm zin, zin, hai tay giả cầm vô lăng lái xe.
+ Vịt kêu: Trẻ phát âm cạp cạp, dáng đi lạch bạch
- Nếu tiến hành trong giờ hoạt động âm nhạc thì tôi có thể cho trẻ nghe và đoán âm thanh của nhạc cụ, bài hát và hát lại bài hát đó.
- Nếu khi trẻ đã đoán được mà không bắt chước lại âm thanh đó được thì tôi phải làm mẫu để trẻ nghe và bắt chước theo cô bằng được thì thôi. Có như vậy thì kỹ năng bắt chước và kỹ năng phát âm của trẻ mới phát triển được.
- Tôi có thể yêu cầu trẻ thực hiện theo lời nói của tôi 
- Đây là hoạt động giúp trẻ hiểu được và biết thực hiện hành động theo lời nói hoặc yêu cầu của cô.
- Đối với hoạt động này tôi cần phải yêu cầu trẻ thực hiện thường xuyên ở mọi lúc mọi nơi, trong các thời điểm sinh hoạt hàng ngày: đón, trả trẻ, giờ chơi, ăn cơm, trong các giờ luyện tập có chủ đích 
VD:
 	+ Yêu cầu trẻ chào cô, chào ba, mẹ trong giờ đón trả trẻ.
 + Yêu cầu trẻ cất dọn đồ chơi đúng chỗ khi chơi xong.
 + Yêu cầu trẻ thực hiện bài tập, hát bài hát, tô màukhi hoạt động có chủ đích.
 - Đối với biện pháp này khi nghe tôi yêu cầu trẻ làm thì trẻ phải thực hiện dù có làm được hay không, có như vậy tôi mới biết được là trẻ có hiểu ý của tôi và đã thực hiện: “làm hoặc nói” mặc dù việc làm của trẻ chưa được hoàn thiện.
b.2. Trong tiết dạy:
b.2.1. Đọc thơ, đồng dao, ca dao:
- Khi đọc thơ cho trẻ nghe tôi phải đọc thật diễn cảm, rõ ràng và đọc cho hết bài kết hợp với động tác minh hoạ nhẹ nhàng, đặc biệt nhấn mạnh là các từ tượng hình, tượng thanh.
- Ngoài các giờ hoạt động có chủ đích là dạy cho trẻ thuộc thơ, tôi còn cho trẻ đọc thuộc thơ, đồng dao, ca dao kết hợp với trò chơi dân gian ở mọi lúc, mọi nơi, giờ dạo chơi ngoài trời
- Khi dạy cho trẻ đọc thơ, đồng dao, ca dao tôi thường tập luyện cho trẻ theo từng bước: 
+ Tôi đọc diễn cảm vài lần và khuyến khích trẻ đọc nhẩm theo cô.
+ Cô và cả lớp cùng đọc lại bài thơ.
+ Tập cho trẻ đọc theo nhóm, cá nhân trẻNếu trẻ chưa đọc được thì cô có thể nhắc nhẹ cho trẻ để trẻ đọc được hết bài.
+ Cho trẻ đọc thơ kết hợp động tác minh họa trẻ sẽ dễ nhớ nội dung bài thơ hơn.
 VD: Dạy cho trẻ đọc thơ “Gà gáy”
- Cho trẻ nghe tiếng gà gáy. Hỏi trẻ tiếng con gì?
	- Con gà làm gì? (gáy)
- Gà gáy như thế nào?
	- Cho trẻ tập làm tiếng gà gáy.
	- Cô đọc diễn cảm bài thơ vài lần để trẻ nghe và đọc nhẩm theo.
	- Cả lớp đọc theo cô vài lần.
	- Đàm thoại: 
+ Bài thơ tên gì?
	+ Gà gáy để làm gì?
	+ Gà gáy như thế nào?
	+ Gà gáy to hay nhỏ?...
- Cho trẻ đọc thơ theo tổ, nhóm, cá nhân kết hợp động tác minh họa:
“Thấy trời đã sáng”: Đưa hai tay lên cao và vòng sang hai bên, mát nhìn lên.
	“ Gà gáy ò ó o”: Đưa hai tay lên trước miệng giả làm gà gáy.
	“ Đua nhau gà gáy”: Chỉ ngón tay.
	“ Gà gáy thật to”: Hai tay đưa ra trước mặt.
	“ Ò ó o o” Hai tay lại đặt trước miệng.
	- Ở bài thơ này trẻ thường đọc “thấy trời” thành “hấy chời”,“Gà gáy” thành “già giáy”, “thật to” thành “sật cho” nên tôi phải chú ý nghe và sửa ngay nhiều lần cho trẻ để trẻ nhớ và nói rõ hơn.
	- Phần đàm thoại và trò chuyện với trẻ cũng không kém phần quan trọng để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, nên tôi không thể bỏ qua được. Vì vậy khi trò chuyện hoặc đàm thoại tôi thường cho trẻ trả lời nhiều lần và đọc lại đoạn thơ đang đàm thoại và chủ yếu là cho trẻ tập nói cá nhân.
	- Cho trẻ tập đọc đồng dao, ca dao cũng tương tự như cho trẻ đọc thơ và thường xuyên cho trẻ đọc ở mọi lúc, mọi nơi để rèn luyện cho trẻ khả năng phát âm và cũng như cung cấp thêm vốn từ cho trẻ.
b.2.2. Kể chuyện:
- Ở hoạt động này tôi thường cho trẻ ngồi tự do dưới sàn nhà nhưng ngồi sao cho tất cả trẻ đều nhìn thấy tôi và đồ dùng của tôi.
- Khi bắt đầu dạy tôi thường phải khơi gợi tạo sự chú ý cho trẻ khi nghe kể chuyện bằng một âm thanh, tình huống hay một nhân vật phù hợp với câu chuyện mà tôi sẽ kể.
	- Khi kể chuyện thì tôi kết hợp với sử dụng đồ dùng minh họa sống động đẹp mắt và lạ mắt để tạo sự lôi cuốn trẻ với câu chuyện của mình: Tranh, mô hình, rối các loại, băng đĩa, điệu bộ minh họa
	- Mỗi câu chuyện tôi phải kể cho trẻ nghe nhiều lần để giúp trẻ hiểu nội dung câu chuyện, nhớ được trình tự nội dung câu chuyện đó.
- Kể xong tôi thường đàm thoại với trẻ những câu hỏi phù hợp với trẻ để kích thích sự tư duy của trẻ và trẻ có thể sử dụng các từ ngữ văn học nghệ thuật trong câu chuyện để trả lời cô.
Vd: Câu chuyện tên gì? Trong chuyện có những ai? Ai đây? Đang làm gì? Để làm gì?...
- Khi trẻ trả lời tôi thường khuyến khích trẻ trả lời kết hợp với mô phỏng hành động hoặc lời nói của các nhân vật trong chuyện.
	- Đối với những câu chuyện có nội dung dễ nhớ hoặc lời thoại ngắn tôi có thể cho trẻ kể cùng tôi hay tự kể với sự giúp đỡ của tôi, điều đó sẽ kích thích cho trẻ tập luyện phát âm một cách dễ dàng và nhanh hơn. 
	- Tôi cũng có thể kể cho trẻ nghe và cho trẻ tập kể lại cùng cô vào các giờ hoạt động chiều.
VD: Câu chuyện “Cây Táo”
- Trò chuyện với trẻ về quả táo: màu sắc, hình dạng, mùi vị
- Cho trẻ ăn thử táo. Hỏi trẻ táo có ngon không? ( trẻ trả lời cũng là một hình thức phát triển ngôn ngữ)
- ĐT: 
+ Câu chuyện tên là gì? 
	+ Trong chuyện có những ai?
	+ Ông làm gì? Bé làm gì?
	+ Có những ai đã gọi cây?
	+ Gà trống gọi cây như thế nào? Cây ra đầy gì?
	+ Bươm bướm gọi cây như thế nào? Cây ra đầy gì?
	+ Ông, bé, gà trống, bướm gọi như thế nào? Cây ra đầy gì?
- Cứ mỗi câu hỏi khi trẻ trả lời cô lại khuyến khích trẻ thể hiện động tác minh họa và câu nói của nhân vật.
- Cho trẻ lên kể cùng với cô.
- Khi sử dụng phương pháp này tôi thấy trẻ rất thích thú khi kể chuyện cùng với cô, nhờ đó mà trẻ thuộc truyện được nhanh hơn và nhớ lâu hơn. Trẻ con rất thích những hình ảnh nhiều màu sắc và sinh động nên đối với mô hình rối hoặc phim ảnh thì trẻ đặc biệt là rất thích vì vậy nên trẻ rất muốn được lên kể chuyện cùng với cô để thấy được con rối đó di chuyển như thế nào.
- Khi trẻ lên kể cùng với cô trẻ còn nói ngọng nhiều nên tôi phải chú ý nghe thật rõ để sửa cho trẻ.
VD: Trẻ có thể phát âm “tưới nước” thành “chưới nước”, “ Quả táo” thành “ quả cháo”, “cây ơi, cây lớn mau” thành “ chây ơi, chây nhớng mau”lúc này tôi sẽ phát hiện ra và sửa ngay cho trẻ.
- Do đó ở hình thức này cô rất dễ phát hiện ra ngôn ngữ của trẻ phát triển được đến mức độ như thế nào để còn kịp thời điều chỉnh cho trẻ. Qua việc sửa lời nói cho trẻ như vậy trẻ sẽ nhớ câu chuyện được lâu hơn và ngôn ngữ của trẻ sẽ được phát triển tốt hơn.
b.23. Kể chuyện theo tranh:
- Những bức tranh cho trẻ trò chuyện có nội dung đơn giản, rõ ràng gần gũi với trẻ, phản ánh được hoạt động của con người, con vật trong cuộc sống hàng ngày mà trẻ được thấy: Tưới nước, bế em, đi chơi, cho gà ăn
- Tôi thường cho trẻ quan sát và trò chuyện với nhau.
- Tôi kể mẫu cho trẻ nghe có đầy đủ các phần mở đầu, mô tả, kết thúc để trẻ có thể hình dung và bắt chước theo cô.
- Sau đó tôi cho trẻ tự kể với ý của trẻ, tôi thường khuyến khích, gợi ý cho trẻ kể, khi trẻ kể được truyện chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của trẻ đã phát triển. Trẻ nghe và hiểu được nội dung của bức tranh mà cô vừa kể cho trẻ nghe sau đó dùng chính ngôn ngữ và giọng điệu của mình để kể lại câu chuyện của bức tranh đó.
- Khi trẻ kể chuyện chính là lúc ngôn ngữ của trẻ được bộc lộ, đó là lúc tôi cần phải chú ý để biết được ngôn ngữ của trẻ có phát triển được tốt hay không để còn chỉnh sửa cho trẻ kịp thời.
b.2.4. Nhận biết tập nói:
- Đối với biện pháp này đối tượng cho trẻ nhận biết phải là các đồ vật, con vật, phương tiện giao thông, rau, hoa, quả gần gũi trẻ. Và đặc biệt các đồ dùng để trẻ nhận biết phải thật rõ ràng, đẹp mắt và giống với vật thật nếu là đồ dùng mô phỏng để trẻ nhận biết không bị sai lệch. Vì các biểu tượng ban đầu bao giờ cũng khắc sâu vào tâm trí của trẻ nếu đồ dùng không đúng với nội dung bài dạy thì rất dễ làm cho trẻ nhận biết sai lệch sau này.
VD: Dạy cho trẻ nhận biết bông hoa cúc mà không có hoa cúc cô lại đưa tranh hoa hướng dương thì trẻ sẽ nhận biết sai và áp dụng vào thực tế sẽ bị sai đi.
- Lời nói của cô phải rõ ràng không nói ngọng, nói lắp nếu không trẻ sẽ bắt chước và khi sửa lại sẽ rất khó khăn.
VD: “Quả cà chua” mà cô nói là “Cả cà tua” thì khi đó trẻ sẽ nói giống cô và khi sửa lại sẽ khó hơn. 
- Khi luyện tập cần cho trẻ luyện tập nhiều lần và chủ yếu cô chú ý vào luyện tập cá nhân trẻ để trẻ có cơ hội để phát triển ngôn ngữ của cá nhân mình và ghi nhớ sự vật được tốt hơn.
VD: Cho trẻ nhận biết về Xe Đạp. Đầu tiên tôi cho trẻ nhận về toàn diện cái xe đạp, sau đó sẽ nhận biết và gọi tên từng bộ phận của xe: Bánh xe, khung xe, tay lái, yên xe
	- Khi cho trẻ gọi tên tôi cho trẻ gọi nhiều lần, nếu sai tôi cho trẻ sửa lại. Trẻ thường hay nói “Xe đạp” thành “che chạp”, “Khung xe” thành “ hung che”do đó việc cho trẻ luyện phát âm cá nhân là rất cần thiết vì thế ở hoạt động này chủ yếu là tôi cho trẻ phát âm cá nhân để cô dễ dàng phát hiện và sửa sai cho trẻ hơn.
- Hình thức tích hợp thêm cho trẻ môn âm nhạc vào trong hoạt động sẽ làm cho trẻ hứng thú và ngôn ngữ sẽ được phát triển tốt hơn.
b.3. Trò chơi:
- Trẻ ở lứa tuổi này rất thích những trò chơi hoạt động góc, hoạt động ngoài trờiTrẻ trao đổi, trò chuyện với nhau trong khi chơi. Kết hợp với lời hát, lời thơ như: Tập tầm vông, con muỗi, bắp cải xanhđây cũng là một hình thức mà tôi sử dụng để tập cho trẻ phát triển về ngôn ngữ rất hiệu quả. 
VD: Trò chơi “Tập tầm vông”
+ Cô cầm một vật nhỏ trong một tay.
+ Sau đó hai tay cùng quay tròn trước mặt và cùng trẻ hát:
	“Tập tầm vông tay không tay có
	 Tập tầm vó tay có tay không
	 Mời các bạn đoán sao cho đúng.
	Tập tầm vó tay nào có tay nào không. Có có không không?
+ Cô để hai tay thẳng trước mặt và cho trẻ đoán xem vật đó ở trong tay nào.
- Khi nghe cô hát hoặc đọc thơ và chơi thì trẻ sẽ bắt chước đọc hoặc hát và chơi cùng với cô. Với những câu hát, câu thơ, đồng dao và lặp đi lặp lại nhiều lần như vây sẽ có tác dụng rất lớn trong việc rèn luyện khả năng nghe hiểu và phát âm đúng cho trẻ.
	- Các trò chơi tương tự như vậy ngoài việc tạo cho trẻ có một cơ thể khỏe mạnh, linh hoạt, vui tươi mà nó còn là một hình thức để rèn luyện và phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách tự nhiên không gò ép và trẻ rất là hứng thú.
b.4. Quan sát, ghi chép:
- Vào các giờ vui chơi tự do hoặc hoạt động góc tôi thường hay “để ý ngầm” lúc trẻ chơi và trò chuyện với nhau, tôi nghe được những câu nói chuyện của trẻ với nhau:
VD: 
+ Một bé nói: Mẹ cho em “ăng chơm” nhé.
- Tôi nhẹ nhàng đến gần và hỏi trẻ đang chơi gì, trẻ nói cháu chơi cho em bé “ăng chơm”.
- Tôi cầm theo một búp bê khác và nói cho cô chơi cùng với, để cô thử cho em bé ăn cơm với nào, vừa làm tôi vừa nói: cô cho em bé “ăn cơm”, con cho em bé ăn và nói giống cô đi.
- Như thế trẻ sẽ chơi và nói nhiều lần như vậy.
- Tôi ghi lại những lời trẻ nói hôm trước như vậy và đến hôm sau khi trẻ chơi tiếp trò chơi cho em bé ăn tôi lại c

Tài liệu đính kèm:

  • doc59SKKN HANH 2014-2015.doc