III. Mục đích yêu cầu của đề tài, sáng kiến:
1. Thực trạng ban đầu trước khi áp dụng sáng kiến
Bây giờ chúng ta dễ dàng bắt gặp một bộ phận học sinh bậc phổ thông có tính
tình hung hăng, ngang ngược; các em sẵn sàng đánh các bạn trong trường dù có khi vì
một lý do rất đơn giản. Một học sinh dù học giỏi đến đâu mà thiếu đạo đức cũng trở
thành người vô dụng. Tệ hại hơn có tài mà không có đức thì các em có thể dùng trí tuệ
của mình làm hại người khác với mức độ nguy hiểm hơn một người ít học. Để chú tâm
vào việc rèn luyện đạo đức cho học sinh trong nhà trường không chỉ là những khẩu
hiệu suông mà cần có biện pháp cụ thể và cần làm lâu dài. Trong những năm gần đây
vì áp lực chất lượng bộ môn đã đè nặng lên giáo viên; nên giáo viên bộ môn chỉ tập
trung sâu vào chuyên môn. Vì vậy việc dạy đạo đức cho học sinh không được thường
xuyên, chỉ khi nào phát hiện học sinh vi phạm thì mới nhắc nhở nên dần dần các học
sinh cá biệt đã lôi kéo theo các em khác trong lớp gây mất trật tự trong giờ học cũng
như gây mâu thuẫn đánh nhau. Như vậy, để giáo dục đạo đức cho học sinh và góp
phần nâng cao chất lượng giáo dục thì cần giải quyết phần gốc của vấn đề chứ không
phải là phần ngọn. Phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”
đến nay đã và đang tiếp tục nhận được sự đồng thuận cao của toàn xã hội vì sự hướng
đến giáo dục một nhân cách toàn diện cho những chủ nhân tương lai. Tuy nhiên, để tới
đích, vẫn có không ít khó khăn, trở ngại. Nhất là trong thời gian gần đây, một số tệ nạn
xã hội vẫn tiếp tục xâm nhập vào trường học, trong đó, đáng báo động là tình trạng
bạo lực học đường có chiều hướng gia tăng ở tất cả các bậc học, cấp học. Nhận thức rõ
điều này, chúng ta cần phải tìm ra các giải pháp phối kết hợp “Ngăn chặn và phòng
chống bạo lực học đường”
tất cả các hành vi đều có mục đích và có lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Giáo viên cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Mục đích hành vi tiêu cực của học sinh thường tồn tại dưới các dạng sau: + Thu hút sự chú ý: Đằng sau hành vi thu hút sự chú ý là suy nghĩ sai lệch của học sinh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng khi nhận được sự quan tâm, chú ý của cha mẹ, thầy cô”. Đến tuổi mới lớn, học sinh thường hướng hành vi này tới bạn cùng tuổi nhiều hơn. Muốn được chú ý là nhu cầu, động cơ phổ biến ở bất cứ học sinh nào. Nếu không thu hút được sự chú ý thông qua việc được điểm cao, thành tích thể thao, hoạt động nhóm lành mạnh thì học sinh sẽ làm bằng cách tiêu cực khác. + Thể hiện quyền lực: Học sinh liên tục cố gắng khám phá xem mình “mạnh” đến mức nào. Đằng sau hành vi chứng tỏ mình cũng có “quyền lực” có thể để ra oai với bạn bè, hoặc muốn chứng tỏ mình xứng đáng làm thủ lĩnh “Mình chỉ cảm thấy quan trọng nếu là người điều khiển và có những gì mình muốn” là suy nghĩ sai lệch của học sinh. Hoặc là một số học sinh chỉ cảm thấy quan trọng khi chúng thách thức quyền lực của người lớn, vi phạm nội quy, không làm theo lời cha mẹ, thầy cô. + Trả đũa: Học sinh cho rằng “Mình cảm thấy bị tổn thương và không được yêu quý, không được đối xử tôn trọng, công bằng, bị trừng phạt, mình phải đáp trả”. Học sinh làm người khác (anh chị em hay bạn cùng lớp) và cha mẹ, thầy cô bị tổn thương vì trước đó học sinh cảm thấy bị tổn thương, bị đối xử không công bằng. Do đó để Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 9 tránh học sinh có thái độ và hành vi với mục đích là trả đũa nhà trường, cha mẹ học sinh cần rất thận trọng trong ứng xử với các em sao cho không để lại những ấn tượng tiêu cực này. + Thể hiện sự không thích hợp: Hành vi thể hiện sự không thích hợp chính là hành vi rút lui, né tránh thất bại của học sinh vì cảm thấy nhiệm vụ quá sức so với mong mỏi của thầy cô. Trong trường hợp này học sinh sẽ thiếu tự giác, không muốn thực hiện các nhiệm vụ, bổn phận của người học sinh, có thể có biểu hiện của sự tự ti trước những yêu cầu chung của lớp. c. Những dạng suy nghĩ không hợp lí cũng dẫn đến học sinh có hành vi bạo lực học đường trong quan hệ với người khác hoặc đối với những sự việc, hiện tượng hay những việc cần làm. - Suy nghĩ trắng – đen: nhìn sự vật, hiện tượng một cách tuyệt đối hoặc trắng hoặc đen. - Khái quát hóa quá mức: Nhìn sự vật hiện tượng như một khuôn mẫu luôn như vậy. - Định kiến: Chỉ tập trung vào điểm tiêu cực, bỏ qua điểm tích cực. - Hạ thấp các điểm tích cực: Cho rằng những gì đã đạt được là không đáng kể. - Kết luận vội vã: Nhanh chóng cho rằng người khác phản ứng với mình một cách tiêu cực khi chưa có bằng chứng rõ ràng. - Phóng đại hoặc đánh giá thấp: Phóng đại sự việc, hiện tượng hoặc hạ thấp tầm quan trọng của sự việc, hiện tượng. - Suy đoán cảm tính: Suy đoán từ trạng thái cảm xúc. - Suy nghĩ là “phải” thế này hay thế kia: phê phán bản thân hay người khác, cho rằng mình hay người khác “phải” hay “không được” thế này hay thế kia. - Chụp mũ: Đồng nhất mình với những khiếm khuyết của bản thân. Đáng lẽ nghĩ “mình có sai lầm” thì lại nghĩ “mình đúng là thằng ngu”. - Cá nhân hóa và đổ lỗi: Đổ lỗi cho bản thân và người khác về những gì mà bản thân hay họ không phải chịu trách nhiệm hoàn toàn. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 10 1.4.3. Nội dung và biện pháp giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường: a. Nội dung cần giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường: Từ nguyên nhân và mục đích của những hành vi không mong đợi, để cho các em có thể tự thấy cần phải thay đổi ta cần giáo dục các em bao gồm: * Nhận thức đúng điểm mạnh và điểm yếu của bản thân: Để học sinh có những ứng xủ phù hợp trong mối quan hệ, trong các tình huống, trước hết cần giúp học sinh nhận thức đúng được bản thân, trong đó xác định được đúng mình là ai? Mình có điểm mạnh, điểm yếu gì? Đây vừa là một kĩ năng sống quan trọng của mỗi cá nhân, nó càng trở nên quan trọng đối với những người hay có những thái độ, hành vi ứng xử không phù hợp, gây khó chịu, phản cảm cho mọi người. * Nhận thức được những giá trị đối với bản thân: Việc nhận thức được điều gì có nghĩa và quan trọng đối với mình và những điều đó có phải thực sự là chân giá trị của con người và đời người không? Rất quan trọng nữa là cần nhận thấy bên cạnh những hạn chế nhất định, mình là người có giá trị thì học sinh mới có nhu cầu, động lực để hoàn thiện bản thân. * Tự tin về giá trị và những điểm mạnh của mình để làm điểm tựa cho những hành vi và ứng xử một cách tích cực: Trên cơ sở làm cho học sinh nhận thức được những điểm mạnh, giá trị của bản thân khích lệ để các em tự tin phát huy những điểm mạnh và giá trị đó, đồng thời cố gắng khắc phục những hạn chế, những niềm tín vào cái phi giá trị hoặc phản giá trị để thay đổi hành vi, thói quen xấu, tiêu cực theo hướng lành mạnh và tích cực lên. * Nhận thức được hậu quả của những hành vi tiêu cực và tất yếu phải thay đổi thói quen hành vi cũ: Giáo viên phối hợp với tập thể lớp giúp học sinh dần nhận thức được nếu cứ hành động, ứng xử theo cách làm mọi người khó chịu, làm mọi người tổn thương, cản trở sự phát triển chung thì không chỉ làm khổ, làm hại người khác, mà nguyên tắc sống trong tập thể, xã hội không cho phép bất cứ ai làm cũng vậy. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 11 Nếu không thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì sẽ ảnh hưởng đến tương lai, đến sự thành công và chất lượng cuộc sống của bản thân. Thay đổi hay là chấp nhận mọi sự rủi ro, thất bại? Sau khi nhận thức được điều này và học sinh có nhu cầu thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực thì giáo viên chủ nhiệm cần giúp các em xây dựng kế hoạch thay đổi hành vi, thói quen cũ. Thay đổi thói quen, hành vi tiêu cực không phải là chuyện dễ, không chỉ cần có kế hoạch thực hiện mà còn phải có ý chí, quyết tâm, kiên định thực hiện kế hoạch để biến kế hoạch thành hiện thực, do đó giáo viên chủ nhiệm và tập thể lớp cần luôn theo dõi sự tiến bộ để khích lệ và phòng ngừa hoặc hỗ trợ, giúp đỡ khi có dấu hiệu lập lại thói quen cũ. * Suy nghĩ tích cực và suy nghĩ trước khi hành động: Cùng với việc khắc phục những suy nghĩ, niềm tin, thói quen, hành vi tiêu cực của học sinh, giáo viên cần tạo cho học sinh thói quen suy nghĩ cẩn trọng trước khi hành động để tránh những hành vi không mong đợi và các hậu quả đáng tiếc khác. * Giáo dục kỉ luật tích cực: Thông thường đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường, giáo viên chủ nhiệm thường khó kiểm soát cảm xúc nên rất dễ có những lời nói hoặc hành vi gây tổn thương cho học sinh về tinh thần hoặc thể chất. Cách ứng xử này đang bị ngành giáo dục nghiêm khắc xử lý. Để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc như giáo viên sử dụng hình thức trừng phạt đối với học sinh có hành vi tiêu cực, một mặt giáo viên chủ nhiệm cần học cách kiểm soát cảm xúc, mặt khác cần giáo dục kỉ luật tích cực cho các em. Giáo dục kỉ luật tích cực thay thế cho trừng phạt là giải pháp không chỉ có ý nghĩa nhân văn, mà còn đem lại hiệu quả giáo dục cao. Giáo dục kỉ luật tích cực dựa trên sự điều chỉnh bên trong hơn là kiểm soát bên ngoài. Giáo dục kỉ luật tích cực là giáo dục dựa trên nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của học sinh, mang tính phòng ngừa, tôn trọng trẻ, không làm tổn thương đến thể xác và tinh thần của các em, có sự thỏa thuận của giáo viên và học sinh và phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của học sinh. b. Giáo viên chủ nhiệm cần phải làm như thế nào để thay đổi thái độ, hành vi tiêu cực của học sinh: Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 12 Một là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh để kịp thời hỗ trợ, khích lệ các em hành động đúng sẽ giúp các em tránh được những hành vi không mong đợi. Hai là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải tìm hiểu mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để có cách ứng xử phù hợp. Nhiều người cho rằng học sinh hư vì bản thân học sinh có tính hay gây gổ hoặc được nuông chiều quá mức, hư vì cha mẹ hay anh chị đều hư, vì gia đình quá nghèo hoặc quá giàu có rất nhiều lí do được đưa ra nhưng lại không giúp lí giải được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh. Xét cho cùng tất cả các hành vi đều có mục đích và lí do, nó không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Hành vi tiêu cực hay cư xử không phù hợp của học sinh cũng vậy. Giáo viên chủ nhiệm cần xác định được mục đích hành vi tiêu cực của học sinh để hiểu được tại sao học sinh lại làm như vậy và có cách xử trí thích hợp, hiệu quả. Điều đáng lưu ý là nhiều khi học sinh không ý thức được những suy nghĩ, niềm tin sai lệch của mình. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, lắng nghe tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 13 Ba là: Giáo viên chủ nhiệm cần tiếp cận cá nhân đối với những học sinh có hành vi bạo lực học đường: Giáo viên một mặt cần phát huy tối đa được những điểm mạnh, phát triển tiềm năng, mặt khác phải hạn chế, phòng ngừa những hành vi không mong đợi của từng học sinh. Muốn đạt được điều đó, giáo viên cần quán triệt cách tiếp cận cá nhân. Bốn là: Trong tình huống học sinh thực hiện các hành vi không mong đợi, giáo viên chủ nhiệm cần đặt mình vào vị thế của các em để lắng nghe tích cực các vấn đề của các em, khích lệ những suy nghĩ và thái độ hành vi tích cực đối với những vấn đề các em đang phải đương đầu. Tôn trọng quyền tự ra quyết định và giải quyết vấn đề của các em. Giáo viên chỉ giữ vai trò khơi gợi những hướng giải quyết tích cực, hoặc phản biện những suy nghĩ, thái độ có thể dẫn đến hành vi có nguy cơ rủi ro. Nguyên tắc chủ yếu là trong các tình huống đó, giáo viên chủ nhiệm cần cố gắng bình tĩnh, hiểu học sinh, tôn trọng học sinh và dùng các phương pháp kỷ luật tích cực, khích lệ, kiềm chế bản thân để giải quyết. Giáo viên chủ nhiệm cần kiềm chế, không nên thể hiện thái độ quá nóng nảy, căng thẳng trước mặt học sinh. Nếu giáo viên chủ nhiệm không kiểm soát được cảm xúc thì có thể khiến học sinh trở nên tức giận hơn, làm học sinh suy nghĩ tiêu cực dẫn đến hậu quả không lường. Đồng thời cũng cần tránh hồ đồ và quan liêu đưa ra những lời chỉ trích chưa tìm hiểu nguyên nhân, mục tiêu của hành vi không mong đợi. Năm là: Giáo viên chủ nhiệm muốn thay đổi hành vi của học sinh một cách hiệu quả, giáo viên chủ nhiệm cần có sự hợp tác của học sinh, được học sinh tin cậy. Do đó, giáo viên cần chủ động tiếp xúc với học sinh để nắm bắt về điều kiện, hoàn cảnh, tâm sự, sức khỏe của học sinh. Học sinh cần được giáo viên hiểu những khó khăn, nhu cầu tình cảm của mình. Do đó giáo viên chủ nhiệm cần quan sát và tìm ra nguyên nhân không được đáp ứng những nhu cầu tình cảm của các em và phải quan tâm đến những khó khăn của học sinh. Việc tìm hiểu những trở ngại trong học tập và những khó khăn về mặt tâm lí của học sinh sẽ giúp giáo viên chủ nhiệm không phải dùng biện pháp xử phạt mà vẫn giáo dục học sinh có kết quả. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 14 Sáu là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng biện pháp khích lệ và củng cố tích cực: Khi giáo viên chủ nhiệm giao cho các em nhiệm vụ gì cần thức tỉnh lòng tự trọng, kết hợp với tin tưởng và tôn trọng học sinh, kể cả trong quá trình các em thực hiện bằng những câu hỏi mang tính khích lệ như: “thầy/cô tin tưởng ở em đấy; thầy/cô nghĩ em có thể làm được hơn thế.” Bảy là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng phương pháp sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic: Mục đích chủ yếu của việc sử dụng hệ quả tự nhiên và hệ quả lôgic dạy cho học sinh có ý thức trách nhiệm về các hành vi của chính mình, khích lệ học sinh đưa ra những quyết định có trách nhiệm, do đó cách làm này có thể thay thế cho trừng phạt: học sinh vẫn học được cách ứng xử tốt giúp cho mối quan hệ ấm áp hơn, ít xung đột hơn. Tám là: Giáo viên chủ nhiệm cần sử dụng những hình thức xử phạt phù hợp nhất quán: Khi những yêu cầu, mong đợi đã được đặt ra rõ ràng thì cũng cần có những biện pháp xử phạt cụ thể, rõ ràng đối với những hành vi vi phạm và các biện pháp phải được áp dụng một cách nhất quán. Giáo viên chủ nhiệm cần lưu ý những điều sau đây khi sử dụng các biện pháp xử phạt: Các biện pháp xử phạt phải nhằm mục đích dạy học sinh biết rằng thái độ, hành vi của các em như vậy là sai. Không bao giờ sử dụng những hình phạt khiến học sinh cảm thấy mình là đồ bỏ đi, vô dụng. Tuyệt đối không sử dụng hình thức phạt mang tính bạo lực. Sử dụng những hình phạt bạo lực không những không có tác dụng đối với học sinh mà chỉ thể hiện sự bất lực và còn vi phạm những điều giáo viên chủ nhiệm không được làm và vi phạm pháp luật. Các hình thức phạt cần phù hợp với mức độ vi phạm. Những hình phạt nên mang tính tích cực để thông qua những hình phạt học sinh có thể học thêm được một kỹ năng nào đó. Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 15 * Biện pháp xử phạt có thể vận dụng là: - Tước bỏ hoạt động yêu thích cho đến khi khắc phục được lỗi. - Tạm dừng việc học tập để học sinh tự kiểm điểm bản thân với mục đích để giúp học sinh thoát ra khỏi trạng thái căng thẳng để kiềm chế bản thân và tạo điều kiện cho học sinh bình tĩnh trở lại. - Yêu cầu viết báo cáo hằng ngày với mục đích là để học sinh nhận biết được những lỗi thường xuyên mắc phải và tạo cho các em cơ hội điều chỉnh. Lưu ý: không nên phạt học sinh bằng cách giao thêm bài tập, hoặc nhiệm vụ lao động cho học sinh sẽ khiến cho các em nghĩ rằng học tập hay lao động là sự trừng phạt. Chín là: Giáo viên chủ nhiệm cần phát huy tối đa vai trò của tập thể thân thiện, các mối quan hệ gắn bó, chia sẻ, thiện chí, tạo điều kiện để các em tham gia vào các hoạt động đa dạng của lớp để các em được trãi nghiệm những cảm xúc tích cực. Mười là: Giáo viên chủ nhiệm cần phải nói chuyện với cha mẹ các em về vấn đề của các em để cùng phối hợp hỗ trợ. Trong những trường hợp đó, tình yêu thương, sự động viên của cha mẹ, thầy cô sẽ có sức thuyết phục giúp các em phát triển những suy nghĩ tích cực khắc phục được những tâm trạng căng thẳng. Mười một là: Những điều giáo viên chủ nhiệm cần tránh trong giáo dục học sinh có hành vi bạo lực học đường, học sinh cá biệt: - Không dùng các biện pháp trừng phạt thể chất hoặc tinh thần đối với học sinh. Nếu giáo viên trừng phạt học sinh thì không những không mang lại hiệu quả mà còn gây hại cho học sinh, làm học sinh lo âu và hạn chế kết quả học tập và phát triển của bản thân. Nếu dùng các hình phạt mang tính xúc phạm sẽ đẩy học sinh đi xa hơn, làm cho học sinh muốn chống đối hơn là hợp tác. Nếu học sinh có thay đổi thì có thể vì ép buộc nhiều hơn là muốn hay tự nguyện thay đổi. - Đánh giá học sinh thiếu khách quan, thiếu thận trọng. Trong trường hợp bị đánh giá không đúng, học sinh sẽ quyết định không đáp lại các mong mỏi, các yêu cầu do Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 16 người lớn đặt ra cho học sinh nữa. Học sinh mất dần hứng thú và cố gắng. Hầu hết người lớn thường nhìn nhận học sinh đang có vấn đề về cảm xúc hoặc hành vi một cách tiêu cực hơn thực tế (“bôi đen”). Khi đó, các em có thể biểu hiện sự chán nản, cảm thấy giận dữ, bất lực, có khi trầm cảm. Học sinh cảm thấy chán đến trường, dần dần học sinh sợ đi học và không cố gắng nữa. Học sinh mất dần động cơ hoạt động. Khi các hành vi của người lớn ở nhà và ở trường tạo cho học sinh cảm xúc bất lực, đau đớn, sợ hải, ngượng ngùng và bất an thì học sinh khó phát triển bình thường, khỏe mạnh. Giáo viên cũng cảm thấy căng thẳng và bất lực khi có những học sinh hư, gây rối trong lớp. - Tập thể lớp không nên có thái độ thiếu thiện chí đối với bạn. Nếu một học sinh cảm thấy bất lực và gặp thêm những thất bại, học sinh sẽ càng cảm thấy không có hy vọng. Nếu bị bạn học trêu chọc thêm, học sinh càng cảm thấy chán nản hơn. 2. Các biện pháp mà bản thân đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Ở đề tài này tôi chỉ tập trung vào việc xử lí những vụ việc gây mâu thuẫn đánh nhau trong và ngoài nhà trường. Ở đầu năm học các em mới vào trường có nhiều cảnh vật mới, con người mới, bạn bè mới nên em nào cũng muốn thể hiện mình. Nắm được điều này nên đầu năm học thông qua phiếu thông tin học sinh giáo viên chủ nhiệm cần chọn được một đến hai em cán sự lớp làm công tác theo dõi an ninh trật tự của lớp trong và ngoài trường học. Nếu có mâu thuẫn hoặc đe dọa đón đường đánh nhau là lên báo cho giáo viên chủ nhiệm hoặc các đồng chí trong Ban thường vụ Đoàn trường để kịp thời giải quyết. Đây là một biện pháp ngăn chặn có hiệu quả nhất vì nó đã ngăn chặn được trước khi có hành vi bạo lực diễn ra. Với nhiệm vụ là giáo viên chủ nhiệm lớp và phụ trách an ninh trật tự của lớp chủ nhiệm nhiều năm liền đã cho tôi những kinh nghiệm và việc làm có hiệu quả sau: 1. Bước thứ nhất: Khi phát hiện hoặc có nguồn tin từ các em báo lên thì chúng ta phải xác minh và mời tất cả các em có liên quan lên để điều tra làm rõ nguyên nhân vì đây là một bước ngoặc khá quan trọng, muốn được như thế thì người phụ trách phải tách riêng từng em một cho các em viết tường trình. Trong quá trình viết đó ta phải Trường THPT Nguyễn Chí Thanh Sáng kiến kinh nghiệm GV: Lê Thị Kim Chi Trang 17 xâu chuỗi lại sự việc nếu phát hiện có sự dối trá, bao che thì chúng ta sẽ làm việc với từng em một để cho các em tường trình lại cho đúng vì khi viết tường trình em nào cũng muốn khai những cái sai của đối phương, nói cái đúng của mình và bao che cái sai của mình đã gây ra. Từ đó nắm được mấu chốt quan trọng để các em khai đúng có được điểm chung thống nhất giữa các em (nếu các em khai không đúng thì phải cho các em viết lại đến khi nào đúng mới thôi). 2. Bước thứ hai: Sau khi đã có được điểm chung tiếp tục mời các em liên quan trực tiếp để phân tích cho các em tìm ra cái sai, cái đúng, cái lợi, cái hại trong việc làm của các em. Sau đó cho các em nhận xét rút kinh nghiệm và ký cam kết bảo lãnh cho nhau từ đó về sau. 3. Bước thứ ba: Giáo viên chủ nhiệm sẽ gọi các em lại để các em tường trình lại vụ việc để kể từng giai đoạn, diễn biến, nguyên nhân của sự mâu thuẫn. Trong lúc này có thể sẽ xuất hiện nhiều tình tiết mới, chúng ta phải tôn trọng các em, không nên thiên vị hay đàn áp các em vì rất dễ dẫn đến xung đột thậm chí đánh nhau trong lúc ta đang xử lí đối với những em có cá tính mạnh, bất đồng Tường trình song các em đã thống nhất tình tiết của sự mâu thuẫn chúng ta cho từng em một nhận xét về hành vi và khuyết điểm của mình trước các bạn. Việc làm này nhằm để từng em một thấy được cái sai của mình, cái đúng của bạn để rút kinh nghiệm. Sau khi từng em một nhận xét xong chúng ta chốt lại cái sai, cái đúng của các em như thế nào, mức độ nào, tự nhận hình thức kỷ luật nào. Sau đó cho các em ký cam kết bảo lãnh cho nhau và bắt tay giải hòa. 4. Bước thứ tư: Sau khi bắt tay giải hòa xong tôi kêu viết một bản tự kiểm gởi giáo viên chủ nhiệm. Tiếp theo giáo viên chủ nhiệm mời phụ huynh học sinh của các em lên cùng một ngày để hòa giải trước bước một. Khi mời phụ huynh học sinh lên chúng ta phải là trung gian hòa giải. Còn những mâu thuẫn xuất phát từ gia đình của các em thì chúng tôi cố gắng là trung tâm hòa giải, làm sao cho gia đình hòa thuận để cùng dạy dỗ các em vì chuyện học của các em là quan trọng. Còn những mâu thuẫn kh
Tài liệu đính kèm: