Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du”

Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du”

I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến:

1. Cơ sở thực tiễn:

1.1. Căn cứ trên thực tiễn dạy – học văn: HS hiện nay không hứng thú với việc học văn,

nhất là học văn theo hình thức giáo viên thuyết giảng, HS nghe và ghi chép. Giờ

học văn theo phương pháp truyền thống trở nên nặng nề và gây ra tâm lí nhàm

chán, buồn ngủ trong giờ học của các em. Đề HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và

tương tác khi thuyết trình trong giờ học văn tức là đặt HS làm trung tâm của giờ

học, và có thể khắc phục những nhược điểm của giờ học văn truyền thống.

1.2. Căn cứ vào đời sống thực tế: Sự bùng nổ của công nghệ thông tin từ cuối thế kỉ

XX đã chi phối mọi hoạt động, lĩnh vực trong cuộc sống của con người. Đặc biệt

công nghệ thông tin có tác động sâu sắc tới giới trẻ. Tuy nhiên giới trẻ còn sử dụng

công nghệ thông tin một cách lãng phí như: dành quá nhiều thời gian cho việc tự

sướng, đăng ảnh và bình luận trên trang mạng xã hội facebook, chơi trò chơi điện

tử, Vì vậy nếu giáo viên định hướng đề HS có thể sử dụng công nghệ thông tin

trong các giờ học bằng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình trên cơ sở

xây dựng các slide powerpoint, các hình ảnh, âm thanh, video sưu tầm hay các

video tự tạo, các file word thì sẽ tiếp thêm lửa đam mê và khơi gợi sự sáng tạo cho

các em đối với môn học đồng thời giúp các em sử dụng công nghệ thông tin một

cách hữu ích.

pdf 56 trang Người đăng phuongnguyen22 Lượt xem 1206Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Bồi dưỡng và phát triển kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết trình cho học sinh trong việc đọc hiểu bài “Tác giả Nguyễn Du”", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à file word của các nhóm có thể chưa hoàn hảo cả về nội dung lẫn hình 
thức thể hiện vì đây là kết quả làm việc của HS. Sự lệch chuẩn về kiến thức sẽ tạo 
tình huống cho HS tương tác với nhau trong quá trình đặt câu hỏi phản biện và bảo 
vệ của các nhóm. Đây chính là quá trình HS tự kiến tạo kiến thức. Sau 5 ngày, HS 
gửi các file này vào email của GV. 
2.1.3. Bước 3: Sau khi kiểm tra nội dung, GV sẽ chuyển phần làm việc của mỗi nhóm cho 
3 nhóm còn lại. Mỗi nhóm sẽ đọc nội dung kiến thức của các nhóm khác trên cơ sở 
đối chiếu với hệ thống câu hỏi GV đã cung cấp để tìm ra câu hỏi phản biện trong 
khoảng thời gian là 2 ngày. Câu hỏi phản biện sẽ xoay quanh 2 vấn đề: Một là những 
kiến thức khó, HS đọc nhưng chưa hiểu; Hai là những phần kiến thức lệch chuẩn 
định hướng trong SGK với mục đích giúp HS nắm vững kiến thức về tác giả. 
2.2. Trình bày sản phẩm: 
2.2.1. GV sử dụng từ 1- 2 tiết học theo phân phối chương trình để tổ chức cho HS trình 
chiếu sản phẩm 
2.2.2. Mỗi nhóm sẽ cử 1 HS đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình ( sản 
phẩm là các slide powerpoint hoặc các video clip) 
 2.2.3. Sau khi HS thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu hỏi phản biện. Thành 
viên của nhóm thuyết trình sẽ làm việc cá nhân hoặc làm việc nhóm để đưa ra câu 
trả lời nhằm mục đích bảo vệ phần làm việc của nhóm. Đây chính là quá trình HS lí 
giải kiến thức bằng cách tương tác với nhau sau khi thuyết trình. Quá trình này có 
tác dụng khắc sâu kiến thức bài học. 
2.2.4. Cuối mỗi phần nêu và trả lời câu hỏi phản biện, GV sẽ định hướng kiến thức chuẩn 
cho HS nếu phần làm việc và phần phản biện của nhóm đó còn sai sót. Trên cơ sở 
định hướng ấy, HS mỗi nhóm sẽ về nhà sửa lại kiến thức chưa đúng trên file word 
của nhóm rồi gửi lại hòm thư của GV. GV sẽ tổng hợp kiến thức và in thành một tập 
tài liệu, photo và phát cho HS cả lớp. 
2.3. Đánh giá: GV tổ chức cho HS đánh giá sản phẩm của chính mình dựa tên 3 tiêu chí: 
1. Phần kiến thức chuẩn bị ở nhà của mỗi nhóm 
2. Nội dung các câu hỏi phản biện của mỗi nhóm 
3. Năng lực trả lời câu hỏi phản biện của mỗi nhóm 
Cứ 3 nhóm sẽ chấm điểm cho nhóm còn lại dựa trên phiếu điểm GV phát cho cả lớp: 
Tiêu chí Nhận xét Điểm 
Phần kiến thức chuẩn bị 
ở nhà của mỗi nhóm 
Nội dung các câu hỏi 
phản biện của mỗi nhóm 
Năng lực trả lời câu hỏi 
phản biện của mỗi nhóm 
3. Nội dung thực hiện: HS sử dụng kĩ năng thuyết trình và tương tác khi thuyết 
trình trong tiết học về tác giả Nguyễn Du. 
3.1. Ngày 04/04/2018 giáo viên chia bài học thành 4 phần làm việc khác nhau và cho HS 
đại diện các nhóm của lớp 10B1 bốc thăm. Kết quả như sau: 
- Nhóm 1 (Học sinh Vân Chi bốc thăm) sẽ tìm hiểu nội dung thơ văn Nguyễn Du. 
- Nhóm 2 ( Học sinh Tố Quyên bốc thăm) sẽ tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du 
- Nhóm 3 ( Học sinh Phương Trang bốc thăm) sẽ tìm nghệ thuật thơ văn Nguyễn 
Du 
- Nhóm 4 ( Học sinh Phương Anh bốc thăm) sẽ tìm hiểu sự nghiệp thơ văn 
Nguyễn Du. 
3.2. Sau đó giáo viên sẽ phát phiếu học tập số 1 cho các nhóm. Phiếu học tập này chính 
là hệ thống các câu hỏi giáo viên đã biên soạn hướng dẫn học sinh tìm hiểu kiến 
thức. 
 PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 
(Làm việc trước giờ lên lớp 
Các tổ đã bốc thăm phần kiến thức phải tìm hiểu) 
Trường: THPT Trần Hưng Đạo 
Lớp: 10 B1 
Bài học: Truyện Kiều. Phần 1: Tác giả Nguyễn Du 
I. Tổ 2: Tìm hiểu cuộc đời Nguyễn Du 
 Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Hãy giới thiệu về năm sinh – năm mất; gia đình và quê hương của Nguyễn Du. 
Yếu tố gia đình, quê hương đã tác động như thế nào đến sự nghiệp thơ văn của 
ông ? 
2. Thời đại Nguyễn Du sống có gì đặc biệt ? Thời đại ấy đã ảnh hưởng tới sự nghiệp 
thơ văn của nhà thơ như thế nào? 
3. Cuộc đời Nguyễn Du có thể chia làm mấy giai đoạn chính? Đó là những giai đoạn 
nào? Nêu những mốc sự kiện chính của từng giai đoạn? Những mốc sự kiện này 
tác động như thế nào đến sự nghiệp thơ văn của Nguyễn Du? 
4. Từ cuộc đời nhà thơ, hãy tìm ra điểm tương đồng giữa cuộc đời Nguyễn Du và 
cuộc đời Tiểu Thanh. Vì sao đại thi hào lại nhận mình là cùng hội cùng thuyền với 
Tiểu Thanh trong hai câu thơ: 
Cổ kim hận sự thiên nan vấn 
Phong vận kì oan ngã tự cư 
 ( Độc Tiểu Thanh kí ) 
mặc dù ông khác Tiểu Thanh về thời đại, giới tính? 
II. Tổ 4: Tìm hiểu các tác phẩm chính của Nguyễn Du 
 Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nêu các sáng tác bằng chữ Hán của Nguyễn Du ? Giới thiệu sơ qua về những tác 
phẩm này? Nêu nội dung chính của những sáng tác ấy ? 
2. Nêu các sáng tác bằng chữ Nôm của Nguyễn Du ? Giới thiệu đặc điểm nổi bật về 
nội dung và nghệ thuật của từng sáng tác ? 
III. Tổ 1: Tìm hiểu nội dung thơ văn Nguyễn Du 
 Trả lời các câu hỏi sau: 
1. Nội dung thơ văn Nguyễn Du bao gồm những đặc điểm nào ? Lấy VD minh họa. 
2. Theo em, đặc điểm nào là nổi bật nhất ? Vì sao? 
 3. Nguyễn Du đem đến vấn đề mới nào cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung 
đại ? Lấy VD minh họa 
IV. Tổ 3: Tìm hiểu nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du 
 Trả lời câu hỏi sau: Nguyễn Du đem đến những đóng góp gì về nghệ thuật cho thơ ca? 
Lấy VD minh họa cho sự đóng góp ấy ? 
 Học sinh các nhóm trả lời câu hỏi trong phiếu học tập này và chuẩn bị nội dung kiến 
thức vào file powerpoint ( hoặc chuẩn bị video clip ) và file word trong khoảng thời gian 
là 5 ngày. Sau 5 ngày, HS gửi các file này vào email của GV (địa chỉ email là 
huongthdnd@gmail.com ) 
3.3. GV kiểm tra email vào ngày 09/04/2018 và nhận được những sản phẩm sau: 
3.3.1. Sản phẩm của nhóm 2: một file powerpoint, một video clip sưu tầm và một file 
word giới thiệu về cuộc đời Nguyễn Du từ địa chỉ email 
thuyanhtien123@gmail.com và buitranthuhai186@gmail.com 
3.3.2. Sản phẩm của nhóm 4: một file powerpoint và một file word giới thiệu về sự 
nghiệp thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email linhtrangvu@gmail.com 
 3.3.3. Sản phẩm của nhóm 1: một file powerpoint và một file word giới thiệu về nội 
dung thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email nguyenjenny1811@gmail.com 
3.3.4. Sản phẩm của nhóm 3: một file powerpoint và một file word giới thiệu về nghệ 
thuật thơ văn Nguyễn Du Sản phẩm của nhóm 4: một file powerpoint và một file 
word giới thiệu về sự nghiệp thơ văn Nguyễn Du từ địa chỉ email 
tieunainhuocha02@gmail.com 
 3.4. Sau khi kiểm tra nội dung, GV chuyển phần làm việc của mỗi nhóm cho 3 nhóm 
còn lại. Mỗi nhóm sẽ đọc nội dung kiến thức của các nhóm khác trên cơ sở đối 
chiếu với hệ thống câu hỏi GV đã cung cấp để tìm ra câu hỏi phản biện trong 
khoảng thời gian là 2 ngày. Câu hỏi phản biện sẽ xoay quanh 2 vấn đề: Một là 
những kiến thức khó, HS đọc nhưng chưa hiểu; hai là những phần kiến thức lệch 
chuẩn định hướng trong SGK. (GV đôn đốc HS làm việc qua messenger 
facebook) 
3.5. Trình bày sản phẩm: 
3.5.1. Ngày 12/04/2018 GV sử dụng tiết học thứ 4 theo thời khóa biểu để tổ chức cho 
HS trình chiếu sản phẩm tại phòng tương tác của tổ Văn. Tiết học này có cô Vũ 
Thị Quỳnh Anh – tổ trưởng tổ Văn, cô Mai Thị Liễu – giáo viên tổ Văn, cô 
Nguyễn Thị Toan – giáo viên tổ Văn, cô Đào Thị Ngọc Phương – giáo viên tổ 
Văn tham dự. 
3.5.2. Sau phần GV tổ chức trò chơi ô chữ để khởi động giờ học, mỗi nhóm cử 1 HS 
đại diện lên thuyết trình về sản phẩm của nhóm mình 
- Nhóm 2 cử em Đinh Ngọc Quỳnh Anh thuyết trình giới thiệu về cuộc đời Nguyễn 
Du. Dưới đây là các slide powerpoint đã được trình chiếu của nhóm 2: 
 Sau khi HS Đinh Ngọc Quỳnh Anh thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu 
hỏi phản biện. Các câu hỏi phản biện dành cho nhóm 2 như sau: 
 Câu 1: Theo bạn, cuộc đời Nguyễn Du đã ảnh hưởng như thế nào tới sự ra đời của kiệt 
tác Truyện Kiều ? (Câu hỏi của HS Nguyễn Thu Thảo ) 
 Câu 2: Tại sao nhóm bạn lại cho rằng: Nguyễn Du có con đường hoạn lộ hanh thông khi 
làm quan cho triều Nguyễn? (Câu hỏi của HS Mai Công Phúc) 
 Thành viên của nhóm thuyết trình đã làm việc nhóm để đưa ra câu trả lời bảo vệ thành 
công phần làm việc của nhóm: 
+ Với câu hỏi số 1, HS Đinh Ngọc Quỳnh Anh của nhóm 2 trả lời: Những trải nghiệm 
trong môi trường quý tộc và cuộc sống phong trần đem lại cho Nguyễn Du một vốn sống 
thực tế phong phú. Hơn mười năm lăn lộn ở các vùng nông thôn khác nhau cũng là dịp 
Nguyễn Du học hỏi, nắm vững ngôn ngữ nghệ thuật dân gian. Đây là vốn hiểu biết rất cần 
thiết cho sự hình thành kiệt tác Truyện Kiều. 
+ Với câu hỏi số 2, HS Trần Tố Quyên của nhóm 2 trả lời: Nguyễn Du có con đường hoạn 
lộ hanh thông khi làm quan cho triều Nguyễn vì Nguyễn Du liên tục được thăng chức: năm 
1802, nhận chức tri huyện huyện Phù Dung, từ năm 1805 – 1809, được thăng chức Đông 
Các điện học sĩ, năm 1809 được bổ làm Cai bạ dinh Quảng Bình, năm 1813 được thăng 
chức Cần Chánh điện học sĩ và giữ chức Chánh sứ đi Trung Quốc. 
- Nhóm 4 cử em Nguyễn Hữu Minh thuyết trình giới thiệu về sự nghiệp thơ văn Nguyễn 
Du. 
 Dưới đây là các slide powerpoint đã được trình chiếu của nhóm 4:
 Sau khi HS Nguyễn Hữu Minh thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu hỏi phản 
biện. Các câu hỏi phản biện dành cho nhóm 4 như sau: 
Câu 1: Nhóm chúng tôi cho rằng, có một nội dung về Truyện Kiều mà các bạn đưa ra: 
“Truyện Kiều là tiếng kêu thương của những con người lương thiện, cho những người phụ 
nữ tài hoa bạc mệnh” thuộc về giá trị nhân đạo của tác phẩm. Tại sao nhóm bạn lại khẳng 
định đó là giá trị hiện thực của tác phẩm này ? (Câu hỏi của HS Trần Phương Trang) 
Câu 2: Theo giới thiệu của SGK, Văn chiêu hồn được viết theo thể thơ song thất lục bát. 
Vì sao các bạn lại cho rằng tác phẩm này được viết theo thể thơ lục bát ? (Câu hỏi của HS 
Trần Thảo Nguyên) 
 Do HS của các nhóm khác đã chỉ ra phần kiến thức lệch chuẩn của nhóm 4 nên HS 
Nguyễn Hữu Minh đại diện cho nhóm 4 không bảo vệ được phần làm việc của nhóm. Em 
tỏ rõ sự lúng túng khi đi tìm câu trả lời. 
 Vì vậy GV định hướng lại kiến chức chuẩn cho HS cả lớp qua slide sau: 
 - Nhóm 1 cử em Nguyễn Hoàng Anh thuyết trình giới thiệu về nội dung thơ văn Nguyễn 
Du. 
Dưới đây là các slide powerpoint đã được trình chiếu của nhóm 1: 
 Sau khi HS Nguyễn Hoàng Anh thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu hỏi 
phản biện. Các câu hỏi phản biện dành cho nhóm 1 như sau: 
Câu 1: Câu hỏi số 2 của cô giáo là: “ Theo em, đặc điểm nội dung nào là nổi bật nhất 
trong thơ văn Nguyễn Du ? Vì sao?” Tuy nhiên phần thuyết trình của bạn lại không trả lời 
câu hỏi này. Vậy ngay bây giờ, bạn có thể trả lời câu hỏi đó được không? (Câu hỏi của HS 
Nguyễn Mai Phương ) 
Câu 2: Với câu hỏi số 3 của cô giáo: “Nguyễn Du đem đến vấn đề mới nào cho chủ nghĩa 
nhân đạo trong văn học trung đại ? Lấy VD minh họa”. SGK đã đề cập tới một vấn đề rất 
mới mà Nguyễn Du đã đem đến cho chủ nghĩa nhân đạo trong văn học trung đại, đó là: 
“xã hội cần phải trân trọng những giá trị tinh thần, do đó cần phải trân trọng chủ thể sáng 
tạo ra những giá trị tinh thần đó” . Tuy nhiên, trong bài thuyết trình của các bạn, tôi lại 
thấy không nội dung này. Vì sao vậy? (Câu hỏi của HS Vũ Ngọc Khánh) 
 Thành viên của nhóm 1 đã làm việc nhóm để đưa ra câu trả lời: 
+ Với câu hỏi số 1, học sinh Nguyễn Hoàng Anh trả lời: Theo chúng tôi, giá trị nhân đạo 
là đặc điểm nổi bật nhất trong thơ văn Nguyễn Du. 
+ Với câu hỏi số 2, học sinh Nguyễn Hoàng Anh thừa nhận kiến thức thiếu sót trong phần 
làm việc của nhóm mình và thay mặt nhóm cảm ơn bạn Vũ Ngọc Khánh đã bổ sung giúp 
nhóm phần thiếu sót ấy. 
 GV định hướng lại kiến chức chuẩn cho HS cả lớp qua những slide sau: 
 - Nhóm 3 cử em Vũ Nguyệt Thu thuyết trình giới thiệu về nghệ thuật thơ văn Nguyễn Du. 
 Dưới đây là các slide trình chiếu của nhóm 3: 
 Sau khi HS Vũ Nguyệt Thu thuyết trình xong, HS các nhóm còn lại nêu câu hỏi phản 
biện. Các câu hỏi phản biện dành cho nhóm 3 như sau: 
Câu 1: Bạn hãy cho chúng tôi biết thế nào là ngôn ngữ bình dân và thế nào là ngôn ngữ 
bác học ? (Câu hỏi của HS Nguyễn Hữu Minh ) 
Câu 2: Các dẫn chứng minh họa của các bạn đều lấy từ tác phẩm Truyện Kiều (một tác 
phẩm văn học bằng chữ Nôm), trong khi câu hỏi của cô giáo lại hỏi về nghệ thuật thơ văn 
Nguyễn Du bao gồm cả thơ văn chữ Hán và thơ văn chữ Nôm. Vì sao lại như vậy? (Câu 
hỏi của HS Mai Ngọc Anh) 
 Thành viên của nhóm 3 đã làm việc nhóm để đưa ra câu trả lời bảo vệ thành công phần 
làm việc của nhóm. 
+ Với câu hỏi số 1, HS Trần Phương Trang đại diện của nhóm 3 trả lời: Ngôn ngữ bình dân 
là ngôn ngữ bình dị, gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của quần chúng nhân dân; ngôn 
ngữ bác học là ngôn ngữ có chất cổ điển được chắt lọc, trau chuốt điêu luyện, sử dụng 
nhiều từ Hán Việt và nhiều điển tích, điển cố 
+ Với câu hỏi số 2, HS Vũ Nguyệt Thu đại diện của nhóm 3 trả lời: Theo nhóm 3, Truyện 
Kiều là tác phẩm hội tụ và kết tinh nên thiên tài văn học Nguyễn Du, tiêu biểu cho nghệ 
thuật thơ văn của đại thi hào. Vì vậy, chúng tôi chọn những câu thơ trong tác phẩm này 
làm dẫn chứng minh họa. 
 GV chiếu slide định hướng: 
 3.5.3. Kết thúc tiết học, GV phát phiếu học tập số 2 cho mỗi nhóm để HS về nhà làm 
việc. 
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2 
Trường: THPT Trần Hưng Đạo 
Lớp: 10 B1 
Nhóm: 
Bài học: Truyện Kiều. Phần 1: Tác giả Nguyễn Du 
So sánh Kim Vân Kiều truyện và Truyện Kiều 
4. 
So sánh Kim Vân Kiều truyện Truyện Kiều 
Giống nhau 
Khác nhau 
 3.5.4. Sau tiết học, HS mỗi nhóm về nhà sửa lại kiến thức chưa đúng trên file word của 
nhóm rồi gửi lại hòm thư của GV. GV tổng hợp kiến thức và in thành một tập tài 
liệu, photo và phát cho HS cả lớp. Dưới đây là tài liệu về tác giả Nguyễn Du mà GV 
tập hợp lại trên cơ sở các file word của 4 nhóm: 
TÁC GIẢ NGUYỄN DU 
I. Cuộc đời tác giả Nguyễn Du (phần làm việc của nhóm 2 ) 
- Nguyễn Du (1765- 1802), tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. 
1.Gia đình và quê hương: 
a. Gia đình: 
- Cha: Nguyễn Nghiễm (1708- 1775), tài hoa, từng giữ chức tể tướng. 
- Mẹ: Trần Thị Tần (1740-1778), người con gái xứ Kinh Bắc. 
- Dòng họ Nguyễn Tiên Điền có hai truyền thống: 
+ Khoa bảng  danh vọng lớn. 
+ Văn hóa, văn học. 
b. Quê hương: 
- Quê cha: Hà Tĩnh- vùng đất thuộc khúc ruột miền trung khổ nghèo, nơi có sông Lam, núi 
Hồng, sơn thủy hữu tình. 
- Quê mẹ: xứ Kinh Bắc hào hoa, cái nôi của dân ca quan họ. 
- Nơi sinh ra và lớn lên: kinh thành Thăng Long nghìn năm văn hiến. 
2. Thời đại và xã hội: 
- Cuối thế kỉ XVIII- đầu thế kỉ XIX: 
+ XHPKVN khủng hoảng trầm trọng đầy bóng tối, khổ đau: loạn lạc, khởi nghĩa nông dân, 
kiêu binh nổi loạn (tính chất bi kịch). 
+ Diễn ra nhiều biến cố lớn: Tây Sơn thay đổi sơn hà diệt Lê, Trịnh, diệt Xiêm, đuổi Thanh, 
huy hoàng một thuở; Nhà Nguyễn lập lại chính quyền chuyên chế và thống nhất đất nước, 
thiết lập chế độ cai trị hà khắc (1802). 
3. Cuộc đời Nguyễn Du: 
- Thời thơ ấu và niên thiếu (1765 - 1783): sống trong không khí một gia đình phong kiến 
quý tộc bậc nhất ở kinh thành Thăng Long có điều kiện thuận lợi để: 
 + Dùi mài kinh sử, tích lũy vốn văn hóa, văn học, làm nền tảng cho sáng tác văn chương 
sau này. 
+ Hiểu rõ bản chất của hàng quan lại đương thời cùng với cuộc sống phong lưu, xa hoa của 
giới quý tộc phong kiến  để lại dấu ấn đậm nét trong các sáng tác của Nguyễn Du. 
+ Đỗ Tam trường năm 18 tuổi (1783). 
- Trước khi ra làm quan cho nhà Nguyễn (1789 – 1801): 
+ Trải qua thời kì hơn 10 năm gió bụi lưu lạc ở quê vợ (Quỳnh Côi, trấn Sơn Nam - nay 
thuộc tỉnh Thái Bình), ông rơi vào cuộc sống vô cùng khó khăn, thiếu thốn, cực khổ. 
- Khi làm quan dưới triều Nguyễn đến (1802 - 1820): 
+ Con đường hoạn lộ hanh thông. 
 + Được cử đi sứ Trung Quốc => Việc Nguyễn Du đi sứ sang Trung Quốc là điều kiện để 
ông tiếp xúc văn hóa, nâng tầm khái quát về tư tưởng xã hội, thân phận con người trong 
sáng tác. 
4. Những yếu tố kết tinh nên một thiên tài Nguyễn Du 
a/ Thời đại : Đó là một thời đại bão táp của lịch sử. Những cuộc chiến tranh dai dẳng, triền 
miên giữa các tập đoàn phong kiến đã làm cho cuộc sống xã hội trở nên điêu đứng, số phận 
con người bị chà đạp thê thảm 
b/ Quê hương và gia đình : Quê hương núi Hồng sông Lam cùng với truyền thống gia đình 
khoa bảng lớn cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thiên tài Nguyễn Du 
c/ Bản thân cuộc đời gió bụi, phiêu bạt trong loạn lạc chính là yếu tố quan trọng nhất để 
Nguyễn Du có vốn sống và tư tưởng làm nên một đỉnh cao văn học có một không hai : 
Truyện Kiều. 
5. Điểm tương đồng giữa cuộc đời Nguyễn Du và cuộc đời Tiểu Thanh: 
- Tiểu Thanh sống ở đầu đời Minh tại Trung Quốc. Mặc dù tài sắc vẹn toàn nhưng nàng 
phải làm vợ lẽ một thương gia khi tròn 16 tuổi. Vợ cả ghen ghét đẩy nàng đến sống tại Cô 
Sơn – Tây Hồ. Năm 18 tuổi nàng chết trong cô đơn buồn tủi. Tiểu Thanh hồng nhan mà 
bạc mệnh. 
- Nguyễn Du học vấn uyên thâm, tài năng hơn người nhưng phải trải qua 10 năm lưu lạc 
gió bụi nơi đất khách quê người, chịu đựng quy luật tài mệnh tương đố phi lí trong xã hội 
phong kiến vì tài năng không được trọng dụng 
=> Hai con người khác nhau về thời đại, giới tính nhưng cùng bạc mệnh, cùng có số phận 
đau thương. Họ đều là nạn nhân của án oan khiên lạ lùng, nạn nhân của xã hội phong kiến. 
Vì vậy Nguyễn Du nhận mình cùng hội cùng thuyền với Tiểu Thanh. Ông đau nỗi đau của 
hồng nhan hay cũng đau nỗi đau của chính bản thân mình. Đó là lí do ông viết hai câu thơ: 
Cổ kim hận sự thiên nan vấn 
Phong vận kì oan ngã tự cư 
 ( Độc Tiểu Thanh kí ) 
II. Sự nghiệp sáng tác (phần làm việc của nhóm 4 ) 
1. Các sáng tác chính 
Phong phú và đồ sộ gồm: văn thơ chữ Hán và chữ Nôm 
a. Sáng tác bằng chữ Hán: 249 bài, ba tập 
- Thanh Hiên thi tập (78 bài); 
- Nam trung tạp ngâm (40 bài); 
- Bắc hành tạp lục (131 bài). 
=> Thơ chữ Hán của ND thể hiện tư tưởng, tình cảm, nhân cách của ông. 
-Các bài thơ trong Thanh hiên thi tập và Nam trung tạp ngâm tuy biểu hiện một tâm trạng 
buồn đau, day dứt nhưng đã cho thấy rõ khuynh hướng quan sát, suy ngẫm về cuộc đời, về 
xã hội của tác giả. 
 -Trong Bắc hành tạp lục, những đặc điểm của tư tưởng tình cảm Nguyễn Du thể hiện rõ 
ràng hơn qua 3 nhóm: 
• Ca ngợi, đồng cảm với các nhân cách cao thượng và phê phán những nhân vật phản 
diện. 
• Phê phán xã hội phong kiến chà đạp quyền sống con người. 
• Cảm thông với những thân phận nhỏ bé dưới đáy xã hội, bị dọa đày hắt hủi. 
b. Sáng tác bằng chữ Nôm: 
 Nguyễn Du có 2 tác phẩm nổi tiếng: Đoạn trường tân thanh (hay còn gọi là Truyện Kiều) 
và Văn chiêu hồn. 
a. Truyện Kiều: 
* Nội dung: 
 - Giá trị hiện thực: 
 + Bản cáo trạng đanh thép tố cáo bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và thế lực hắc 
ám chà đạp lên quyền sống, quyền tự do hạnh phúc của con người. 
 + Phơi bày nỗi khổ đau của những con người bị áp bức, đặc biệt là người phụ nữ. Tác 
phẩm nêu ra vấn đề về vận mệnh con người trong một xã hội bất công, tàn bạo. 
- Giá trị nhân đạo: 
 + Bộc lộ niềm cảm thông sâu sắc trước những khổ đau của con người. Truyện Kiều là 
tiếng kêu thương của những con người lương thiện, đặc biệt là những người phụ nữ tài 
hoa bạc mệnh. 
 + Ngợi ca những giá trị phẩm chất cao đẹp của con người 
 + Trân trọng, đề cao vẻ đẹp ước mơ và khao khát của con người: tình yêu, hạnh phúc, 
công lí, tự do... 
b. Văn chiêu hồn: 
* Nội dung: 
 - Bài tế thể hiện chủ nghĩa nhân đạo trong sáng tác của Nguyễn Du. Đó là tấm lòng nhân 
ái mênh mông của nhà nghệ sĩ hướng tới những linh hồn bơ vơ, không nơi tựa nương, nhất 
là phụ nữ và trẻ em trong ngày lễ Vu lan (rằm tháng bảy) ở Việt Nam. 
 - Nguyễn Du viết bài thơ cho nhiều hạng người song tấm lòng vẫn hướng về những thân 
phận nhỏ bé 
* Nghệ thuật: 
 -Viết theo thể song thất lục bát. Tuy là một bài văn khấn tế, hình thức mang tính chất tôn 
giáo trong văn học Việt Nam, nhưng tác phẩm không sử dụng hình thức văn tế biền ngẫu 
thường thấy, cũng không viết bằng văn xuôi như Thập giới cô hồn quốc ngữ văn của vua Lê 
Thánh Tông, mà chọn thể loại song thất lục bát khiến vần điệu linh hoạt, truyền cảm, có 
tác dụng khơi dậy lòng trắc ẩn từ phía người đọc, người nghe. Ngoài một vài phương ngữ 
và điển tích nhà Phật ít quen thuộc không đáng kể, nói chung bài văn dễ hiểu, dễ cảm thụ 
bởi giọng thơ cuộn chảy theo những biến

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_boi_duong_va_phat_trien_ki_nang_thuyet.pdf