Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 ở buổi học thứ hai

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 ở buổi học thứ hai

V. Mô tả bản chất của sáng kiến:

1. Tính mới của sáng kiến:

Đọc – là giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp

và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và

động cơ học tập. Nắm được tầm quan trọng của việc đọc người giáo viên cần

phải thay đổi hình thức dạy học nhằm tạo ra động cơ học tập, kích thích được sự

hứng thú trong quá trình học là cách làm tối ưu nhất có thể áp dụng lúc này để

nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số của lớp mình.

Thay đổi hình thức dạy học không chỉ là trong buổi dạy chính khóa mà

còn tiến hành trong quá trình dạy học buổi học thứ hai. Biện pháp này thể hiện

rõ cách giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học chất lượng phục vụ cho từng đối

tượng học sinh trong tiết rèn đọc buổi học thứ hai nhằm giúp học sinh phát triển

kỹ năng đọc từng ngày, góp phần tăng khả năng giao tiếp và giúp các em học tốt

các môn học khác.

pdf 8 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 1343Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp tạo hứng thú giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số Lớp 4 ở buổi học thứ hai", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
Kính gửi: - Hội đồng Sáng kiến Ngành giáo dục thị xã Bình Long 
Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
TT 
Họ và tên 
Ngày, 
tháng, 
năm sinh 
Nơi công tác 
Chức 
danh 
Trình độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ 
(%) 
đóng 
góp 
1 
Nguyễn Thị 
Thúy Liễu 
05/12/1986 
Trường Tiểu học 
Thanh Lương B, 
thị xã Bình Long, 
tỉnh Bình Phước 
Giáo 
viên 
Đại học 
sư phạm 
100% 
I. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Biện pháp tạo hứng thú 
giúp phát triển kỹ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 4 ở buổi học thứ 
hai” 
 II. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
III. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (Tiếng Việt lớp 4) 
IV. Ngày sáng kiến được áp dụng : Áp dụng lần đầu: 10/2020 
V. Mô tả bản chất của sáng kiến: 
1. Tính mới của sáng kiến: 
Đọc – là giúp các em chiếm lĩnh được ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp 
và học tập. Đọc là một công cụ để học tập các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và 
động cơ học tập. Nắm được tầm quan trọng của việc đọc người giáo viên cần 
phải thay đổi hình thức dạy học nhằm tạo ra động cơ học tập, kích thích được sự 
hứng thú trong quá trình học là cách làm tối ưu nhất có thể áp dụng lúc này để 
nâng cao chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số của lớp mình. 
Thay đổi hình thức dạy học không chỉ là trong buổi dạy chính khóa mà 
còn tiến hành trong quá trình dạy học buổi học thứ hai. Biện pháp này thể hiện 
rõ cách giáo viên thiết kế đồ dùng dạy học chất lượng phục vụ cho từng đối 
tượng học sinh trong tiết rèn đọc buổi học thứ hai nhằm giúp học sinh phát triển 
kỹ năng đọc từng ngày, góp phần tăng khả năng giao tiếp và giúp các em học tốt 
các môn học khác. 
2 
2/ Nội dung sáng kiến: 
2.1. Thực trạng của vấn đề: 
Hiện nay, lớp Bốn/3 Trường Tiểu học Thanh Lương B tôi đang chủ nhiệm 
có 16 em đều là học sinh dân tộc Xa Tiêng. Qua quá trình điều tra tôi nhận thấy: 
- Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện về trang thiết bị dạy học, 
cơ sở vật chất nên rất thuận lợi trong quá trình dạy và học. Phần lớn phụ huynh 
quan tâm đến việc học của các em nên đã chuẩn bị đầy đủ sách vở và đồ dùng 
học tập. Các em chăm ngoan, vâng lời, chú ý trong giờ học, thường xuyên phát 
biểu ý kiến xây dựng bài. Nổ lực rèn đọc, rèn viết. 
- Tuy nhiên, lớp tôi 100% là học sinh dân tộc thiểu số, các em thường 
xuyên giao tiếp với nhau bằng ngôn ngữ tiếng mẹ đẻ (Tiếng dân tộc Xa Tiêng) 
nên vốn từ Tiếng Việt ít, do không hiểu nghĩa của từ dẫn đến dùng sai từ, diễn 
đạt ý lủng củng cả trong văn bản nói và văn bản viết. 
- Trên thực tế, trình độ nhận thức của các em không đồng đều, học lâu 
nhớ mau quên, thời gian học chính khóa (buổi sáng) không có nhiều cơ hội để 
rèn kỹ năng đọc cho học sinh. Các em bị hổng nhiều mảng kiến thức, không bắt 
kịp với bạn bè dẫn đến tâm lý chán học đây là nguyên nhân chính dẫn đến việc 
học sinh dân tộc thiểu số bỏ học nhiều. 
- Đặc biệt, các em chưa có kỹ năng đọc lưu loát, đúng chính tả, ngắt nghỉ 
hơi đúng hay đọc diễn cảm bài văn xuôi, bài thơ đã học. Phần lớn đọc ấp úng sai 
dấu thanh rất nhiều. 
2.2. Các biện pháp thực hiện: 
a) Tìm hiểu tình hình thực tế và phân loại đối tượng học sinh 
- Khi giáo viên chủ nhiệm nhận lớp, việc khảo sát tình hình thực tế học 
sinh rất quan trọng, việc làm này giúp giáo viên nắm bắt chính xác hoàn cảnh 
gia đình và mức độ đọc của từng học sinh. 
- Quá trình khảo sát thực tế xong, giáo viên dựa vào đó phân loại đối 
tượng học sinh để có biện pháp bồi dưỡng hoặc hỗ trợ kịp thời. 
* Kết quả phân loại đối tượng học sinh đầu năm năm học 2020 – 2021: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Thời 
gian 
Học sinh 
đọc rành mạch, 
trôi chảy, bước 
đầu biết đọc 
diễn cảm 
Học sinh 
đọc rõ ràng, 
chưa diễn 
cảm 
Học sinh 
đọc ấp úng, ngắt nghỉ 
chưa đúng, đọc hay sai 
(dấu hỏi/dấu ngã/dấu 
nặng và dấu huyền) 
4/3 16 
Đầu 
năm 
SL % SL % SL % 
1 6,3 3 18,7 12 75,0 
3 
- Qua tìm hiểu thực tế tôi còn nắm bắt được tâm lý học sinh dân tộc thiểu 
số thích học các tranh ảnh có màu sắc sặc sỡ, tươi tắn và hình thù ngộ nghĩnh, 
nên việc giáo viên làm các bộ đồ dùng học tập theo sở thích này cũng giúp tạo 
nên được sự hứng thú. 
b) Làm đồ dùng tạo hứng thú học tập phát triển kỹ năng đọc cho 
học sinh: 
Nắm được vai trò quan trọng của đồ dùng trong quá trình dạy học cũng như 
tâm sinh lý của học sinh nên khi làm đồ dùng sản phẩm phải kích thích được thị 
giác (thấy đẹp nên muốn xem) và trí tò mò (thấy thích nên muốn đọc, muốn 
khám phá nội dung bên trong) của các em, đồng thời giáo viên phải có sự tinh tế 
và kỳ công làm ra sản phẩm mới mang lại hiệu quả trong tiết học. 
Việc làm đầu tiên là giáo viên phải giúp học sinh có tinh thần thích học và 
mong đợi đến giờ rèn đọc buổi chiều. Vậy giáo viên phải chuẩn bị tranh ảnh 
đẹp, hình thù ngộ nghĩnh đáng yêu, màu sắc sặc sỡ, nội dung ngắn gọn nhưng 
phong phú, mức độ khó (mức độ thử thách) tăng dần...luôn có tác dụng đến tâm 
lý và tình cảm học sinh, là những yếu tố tạo ra hứng thú học tập ở các em. 
Đi đôi với hình ảnh đẹp là nội dung bên trong các tranh ảnh phù hợp với 
nội dung rèn đọc. Giáo viên cần chuẩn bị nội dung bên trong là các mẫu chuyện 
đã đọc, các bài tập đọc đã học trước đó hoặc nội dung bài rèn đọc phù hợp đã 
được giáo viên viết ngắn ngọn, vừa vặn với hình ảnh. Giáo viên dựa vào trình độ 
ba nhóm đối tượng học sinh mà chọn nội dung câu chuyện cho phù hợp. 
Ví dụ: Thực hành Tiếng Việt - Rèn đọc truyện “Rùa và Thỏ” SGK Tiếng 
Việt 1/trang 112 (Tuần 11) 
- Đối với nhóm học sinh đọc rành mạch, trôi chảy, bước đầu biết đọc diễn 
cảm (Nhóm học sinh trên chuẩn): Giáo viên sưu tầm trên mạng Internet hoặc 
trong thư viện trường.. nội dung truyện Rùa và Thỏ khá đầy đủ các sự việc, số 
lượng chữ nhiều hơn hoặc có 1,2 câu dài không có dấu câu, sau đó in và cắt dán 
vừa vặn với tranh ảnh đã chuẩn bị. Đối với nhóm học sinh này, giáo viên yêu 
cầu học sinh tự phát hiện các từ cần nhấn giọng, cách ngắt nghỉ hơi hợp lý, đọc 
diễn cảm theo lời của nhân vật và hiểu nội dung câu truyện Rùa và Thỏ. Sau mỗi 
tiết học giáo viên đổi câu truyện Rùa và Thỏ cho các học sinh khác, nhóm khác. 
Hoặc giáo viên chọn nội dung luyện đọc lại các bài tập đọc đã học trong tuần... 
- Tương tự như vậy, đối với nhóm học sinh đọc rõ ràng, xong chưa diễn 
cảm (Nhóm học sinh đạt chuẩn): Giáo viên chọn nội dung truyện Rùa và Thỏ 
với các sự việc chính, số lượng chữ như trong SGK Tiếng Việt 1/trang 112, sau 
đó in và cắt dán vừa vặn với tranh ảnh đã chuẩn bị. Đối với nhóm học sinh này, 
giáo viên yêu cầu các em đọc to rõ, đúng chính tả, ngắt nghỉ hơi đúng và bước 
đầu biết đọc phân biệt lời của nhân vật Rùa, Thỏ. Giáo viên in nội dung câu 
truyện Rùa và Thỏ khá đơn giản nhưng có thể dán vào 4 đến 6 tranh màu sắc 
hình thù khác nhau, học sinh thuộc nhóm này đọc xong có thể chọn đổi những 
mẫu truyện dài hơn... 
4 
- Đối với nhóm học sinh đọc ấp úng, ngắt nghỉ chưa đúng, đọc hay sai dấu 
hỏi/dấu ngã/dấu nặng/dấu huyền (Nhóm học sinh chưa đạt chuẩn, còn khó khăn 
về đọc) thì đây là nhóm đối tượng học sinh mà giáo viên cần đặc biệt quan tâm. 
Giáo viên phải tinh tế lựa chọn các câu, từ, dấu thanh mà học sinh hay sai (giáo 
viên đã phát hiện ở tiết tập đọc, chính tả trước đó, cách nói chuyện hằng ngày 
của các em...) Với câu truyện Rùa và Thỏ giáo viên thiết kế thành các đoạn ngắn 
mỗi đoạn gồm 3,4 câu có chứa các từ khó đã được in đậm hoặc gạch chân như: 
mát mẻ, mỉa mai, chậm chạp, nhởn nhơ, ngẩng đầu. Giáo viên yêu cầu các em 
đọc đúng chính tả từng đoạn, tăng dần đến đọc cả câu chuyện. 
Bộ tranh minh họa cho tiết rèn đọc buổi học thứ hai 
Khi sử dụng biện pháp này ban đầu giáo viên chủ động lựa chọn tranh chứa 
nội dung câu chuyện tương ứng với trình độ từng nhóm đối tượng học sinh, sau 
4 đến 5 tuần kỹ năng đọc của học sinh có tiến bộ, các em quen dần với cách thức 
tổ chức tiết học của giáo viên, các em có thể tự lựa chọn bộ tranh yêu thích 
nhưng độ khó, mức độ thử thách tăng dần. 
Khi làm đồ dùng GV đã thiết kế độ khó tăng dần lên trong mục tiêu thì khi 
thực hiện giảng dạy ta sẽ thấy rất rõ sự tiến bộ của học sinh. Tức là từ đọc còn 
ấp úng, đọc sai dấu thanh sang đọc đúng chính tả, đọc được, 1,2 đoạn hay từ đọc 
lưu loát sang đọc có diễn cảm, hiểu văn bản...chính là đã phát triển kỹ năng đọc 
cho các em. 
Giáo viên cũng cần linh hoạt tổ chức quá trình rèn đọc trong buổi học thứ 
hai sao cho hiệu quả bằng các hình thức thi đọc trong nhóm, thi đọc trước lớp. 
Nhận xét, tuyên dương kịp thời sự tiến bộ của học sinh. 
Tuy nhiên mỗi tuần lớp 4/3 có 3 tiết Rèn Tiếng Việt GV cũng không nên 
quá lạm dụng, nên phân chia để HS được rèn đủ cả tập làm văn, luyện từ và câu, 
rèn viết...để các em cảm nhận được hết nét đẹp trong sáng của môn Tiếng Việt. 
5 
Đặc trưng của biện pháp này là giáo viên tìm kiếm trên Internet các mẫu 
truyện hay nội dung các bài tập đọc đã học dùng rèn đọc vào buổi chiều rất dễ 
dàng. Tranh ảnh cũng dễ tìm, in màu hoặc trắng đen lên bìa cứng, cắt dán nội 
dung cần rèn đọc là có thể sử dụng làm đồ dùng dạy học. Giáo viên chuẩn bị 1 
bộ tranh gồm nhiều hình thù, màu sắc, nội dung rèn đọc phong phú thì có thể sử 
dụng lâu dài, dùng nhiều lần, nhiều nhóm khác nhau nên rất tiện lợi mà còn tạo 
được sự hứng thú học tập ở học sinh. Sự hứng thú này là yếu tố quan trọng giúp 
học sinh yêu thích việc đọc, học sinh yêu thích đọc chữ thì việc rèn kỹ năng đọc 
càng đạt được hiệu quả cao. 
c) Kết hợp với phụ huynh học sinh: 
Dù phụ huynh của lớp 100% là người dân tộc thiểu số nhưng họ luôn 
quan tâm đến việc học của con em mình. Phụ huynh luôn tạo điều kiện thuận để 
các em có đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập cũng như việc đưa đón các em đi học 
đều đặn mỗi ngày. Tuy nhiên, để việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh ở lớp đạt 
hiệu quả cao hơn nữa thì luôn cần đến sự hỗ trợ của phụ huynh. Cha mẹ là 
những giáo viên đầu tiên và đóng vai trò chủ chốt trong việc hình thành thói 
quen, xây dựng tính cách của trẻ. 
Việc rèn kỹ năng đọc thông thạo không phải kỹ năng được rèn trong một 
vài ngày mà đó là cả một quá trình, cả một khoảng thời gian dài không chỉ là rèn 
ở lớp mà rèn trong suốt quá trình học ở nhà. Đặc biệt các em là người dân tộc 
thiểu số, do vốn từ Tiếng Việt ít, các em học lâu nhớ mau quên, nếu quá trình 
rèn đọc diễn ra không thường xuyên các em rất dễ quên chữ. Nếu phụ huynh 
thường xuyên kiểm tra việc đọc, viết và kiểm tra kết quả học tập của các em, là 
người bạn đồng hành cùng các em trong quá trình rèn đọc ở nhà thì chắc chắn 
chất lượng giáo dục sẽ thay đổi. 
Bên cạnh đó, những phản hồi của phụ huynh về sự tiến bộ trong việc đọc 
cũng là những thông tin bổ ích cho giáo viên để giáo viên kịp thời xây dựng kế 
hoạch bài dạy buổi chiều phù hợp hơn. 
3. Khả năng áp dụng của sáng kiến: 
 Sáng kiến này mang lại lợi ích thiết thực giúp học sinh thích thú chờ đợi 
giờ học buổi chiều, góp phần phát triển kỹ năng đọc của học sinh lớp 4/3 điểm 
Kim Đồng, Trường Tiểu học Thanh Lương B và các trường Tiểu học toàn thị xã 
có lớp 2 buổi/ ngày. 
 VI. Những thông tin cần được bảo mật: Không có. 
 VII. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến hiệu quả: 
 Nhà trường luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện về trang thiết bị dạy học, cơ 
sở vật chất nên rất thuận lợi trong quá trình dạy và học. 
 Các em có đầy đủ sách giáo khoa, một số sách tham khảo phục vụ cho việc 
rèn đọc trong giờ học buổi chiều, các em cũng có đầy đủ đồ dùng học tập. 
 Trong thực tế, để việc rèn kỹ năng đọc cho học sinh được diễn ra liên tục 
và đạt kết quả, người giáo viên cần thực hiện tốt một số công việc sau: 
6 
- Giáo viên phải dự kiến được mảng kiến thức hay phân môn nào của Tiếng 
Việt mà học sinh yêu thích học (HS trên chuẩn), hỏi HS còn khó khăn về đọc 
chưa nắm nội dung nào, câu nào khó, chữ nào khó đọc, cần biết thêm nội dung 
nào (HS chưa đạt chuẩn)... (GV hỏi, hoặc dựa vào những ghi nhận trong nhật ký 
ở các tiết học trước đó để dự kiến soạn giáo án) 
- Xây dựng kế hoạch bài dạy buổi chiều một cách cụ thể theo 3 nhóm đối 
tượng học sinh: HS đạt chuẩn, HS trên chuẩn, HS chưa đạt chuẩn. (Tập trung 
thiết kế vào nội dung học sinh yêu thích học nhưng phải bám sát chương trình 
hay nội dung đa số học sinh còn khó khăn). 
 - Làm đồ dùng theo kế hoạch bài dạy. Giáo viên cần tinh tế lựa chọn các 
hình ảnh con vật, hoa quả, đồ vật...gần gũi với cuộc sống xung quanh các em. 
Lựa chọn các mẫu chuyện, bài thơ, đoạn văn, câu văn tập trung vào việc rèn đọc 
và phát triển kỹ năng đọc cho các em. Linh hoạt sử dụng đồ dùng có hiệu quả. 
- Kiểm tra, đánh giá sự tiến bộ của học sinh. Tuyên dương, giúp đỡ kịp thời 
kịp thời. (GV Ghi nhận vào sổ nhật ký) 
VIII. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 
dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả: 
1 Kết quả đạt được: 
Biện pháp này tôi đã nghiên cứu và áp dụng lần đầu từ tháng 10/2020 thấy 
có hiệu quả và đạt được kết quả như sau: 
Kết quả kiểm tra cuối học kỳ I năm học 2020 – 2021: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Thời 
gian 
Học sinh 
đọc rành mạch, 
trôi chảy, bước 
đầu biết đọc 
diễn cảm 
Học sinh 
đọc rõ ràng, 
chưa diễn cảm 
Học sinh 
đọc ấp úng, ngắt nghỉ 
chưa đúng, đọc hay sai 
(dấu hỏi/dấu ngã/dấu 
nặng và dấu huyền) 
4/3 16 
Cuối 
học kỳ 
I 
SL % SL % SL % 
4 25,0 4 25,0 8 50,0 
+ Điểm kiểm tra môn Tiếng Việt: 
Lớp 
Sĩ 
số 
Thời 
gian 
Điểm 9 - 10 Điểm 7 - 8 Điểm 5 - 6 Điểm dưới 5 
4/3 
16 
Cuối 
học kỳ I 
SL % SL % SL % SL % 
5 31,2 4 25,0 7 43,8 0 
 - 100% học sinh Hoàn thành tốt và Hoàn thành nội dung môn học. 
7 
2 Bài học kinh nghiệm: 
 - Khi sử dụng bộ đồ dùng này cùng với việc soạn kế hoạch bài dạy cụ thể, 
điều quan trọng hơn nữa là quá trình ghi nhận tình hình thực tế việc rèn đọc của 
các em qua từng tiết học giúp GV có cơ sở, tư liệu cho việc lập kế hoạch bồi 
dưỡng, hỗ trợ tiếp theo...quá trình này giúp mỗi GV có ý thức tự học tự rèn bản 
thân cả về các kỹ năng sư phạm lẫn kiến thức giảng dạy các môn học. 
- Cần trao đổi học hỏi kinh nghiệm về phương pháp dạy học, hình thức tổ 
chức cùng đồng nghiệp nhất là với các giáo viên cùng khối, trong cụm sinh hoạt 
chuyên môn. 
 - Thành tích các em đạt được cần phải tuyên dương, khen thưởng kịp thời 
nhằm khích lệ sự nỗ lực tinh thần phấn đấu của các em. 
 - Quá trình thực hiện cần nhiều thời gian, đòi hỏi giáo viên phải có sự kiên 
nhẫn, bền bĩ, cần phải thường xuyên và lâu dài. 
Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp trường. 
8 
 IX. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử : 
 Ý kiến nhận xét của Hội đồng Sáng kiến cấp thị xã. 
 Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
 Thanh Lương, ngày 12 tháng 2 năm 2020 
 Người nộp đơn 
 Nguyễn Thị Thúy Liễu 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_tao_hung_thu_giup_phat_trien.pdf