Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở Lớp 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở Lớp 4

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Trường Tiểu học là nơi đầu tiên trẻ em được học tập tiếng Việt với phương

pháp nhà trường, phương pháp học tập tiếng mẹ đẻ một cách khoa học. Học sinh

Tiểu học chỉ có thể học tập tốt các môn khác khi có kiến thức tiếng Việt. Bởi với

người Việt Nam, tiếng Việt là phương tiện giao tiếp, là công cụ để trao đổi

thông tin và chiếm lĩnh tri thức. Môn Tiếng Việt trong chương trình tiểu học có

nhiệm vụ hoàn thiện năng lực ngôn ngữ cho học sinh.

Quan sát có vai trò rất quan trọng để học tốt các phân môn của Tiếng Việt:

Tập đọc, Kể chuyện, Chính tả, Tập làm văn, Luyện từ và câu. Quan sát là nhận

biết thế giới bằng các giác quan, là nhìn thấy, là nghe thấy, ngửi thấy, sờ mó

thấy, nội cảm thấy. Quan sát bổ sung cho 2 kỹ năng nghe, đọc, giúp học sinh

tăng thêm vốn sống, vốn hiểu biết, tăng vốn từ, rèn kỹ năng sống cho học sinh.

Quan sát là nhiệm vụ số một để có nội dung làm văn miêu tả. Để có một bài

văn hay, đòi hỏi người viết phải có một kỹ năng tìm ý và diễn đạt ý tốt. Muốn

thực hiện được điều đó thì trước tiên người viết phải có kỹ năng quan sát tốt.

Theo nhà văn Tô Hoài: “Quan sát không phải chỉ là đứng ngắm mà quan sát bắt

ta hòa mình vào cuộc sống, thấy ra những cái cần ghi chép, cần nhớ và mở rộng

những điều đã biết”. “Hằng ngày, ai mà không mắt nhìn, tai nghe, óc nghĩ đã

đành, nhưng ích lợi của việc ghi chép đòi hỏi quan sát và suy nghĩ cho sâu sắc,

cho ra khía cạnh”.

Trên thực tế, học sinh tiểu học cũng chưa biết quan sát các sự vật sẽ phải

thực hiện những thao tác nào, theo trình tự nào nên các em khó có thể miêu tả

một cách đầy đủ và sinh động. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: “Một số bài tập

giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở lớp 4” để góp phần

nâng cao chất lượng dạy học tiếng Việt và đặc biệt là để rèn các kỹ năng ngôn

ngữ cho trẻ.

pdf 29 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 05/03/2022 Lượt xem 1110Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số bài tập giúp học sinh rèn kỹ năng quan sát để học tốt văn miêu tả ở Lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đồ vật. Phải bộc 
lộ được cảm xúc hứng thú say mê của mình trước đối tượng quan sát. 
 11/29 
- HS phải tìm ra được những từ ngữ chính xác, những câu văn gãy gọn để ghi 
lại những điều đã quan sát được. 
 3.1.6. Bài tập rèn kĩ năng thể hiện tình cảm, cảm xúc của người quan sát, trên 
cơ sở thấy cái đẹp cái mới, cái lạ, cái đáng yêu, giá trị của đối tượng quan sát 
 Quan sát là một thao tác hết sức quan trọng. Trước khi học văn miêu tả các 
em đã tiến hành quan sát một cách tự phát chưa có định hướng, chưa có phương 
pháp rõ rệt như ở các tiết học văn miêu tả. Thông thường học sinh chỉ sử dùng 
mắt để quan sát do đó kết quả thu được thường là các nhận xét và mô tả gắn liền 
với thị giác (hình dạng, màu sắc, hoạt động). Đó chính là mặt mạnh cũng là 
nhược điểm của các em. Chính vì thế mà GV phải rèn kỹ năng quan sát để làm 
văn miêu tả cho các em bằng tất cả các giác quan để từ đó khám phá, phát hiện, 
tìm tòi cái mới, cái đẹp, cái lạ, cái độc đáo khác thường, cái đáng yêu từ đối 
tượng miêu tả. 
 Chẳng hạn: quan sát cây sầu riêng (tuần 22 tiết 43, lớp 4 tập 2) không thể 
chỉ dùng đến mắt mà còn dùng đến mũi, lưỡi... mới phát hiện hương thơm, vị 
ngọt đặc biệt của trái sầu riêng so với hình dạng bên ngoài của nó (cái lạ, cái độc 
đáo khác thường). 
GV cần khơi gợi những hứng thú sáng tạo cho HS, trong quá trình quan 
sát dạy cho các em biết khám phá, phát hiện từ đối tượng cái đẹp, cái đáng yêu, 
những phẩm chất tốt đẹp, ...có làm được điều đó bài viết của các em mới bao 
phủ bởi một tâm trạng, bởi một tình cảm, cảm xúc đồng thời bày tỏ thái độ, đánh 
giá đối tượng miêu tả một cách trung thực nhưng vẫn đảm bảo được tính hồn 
nhiên, sinh động và luôn hướng tới cái thiện, nhắc nhở các em tránh thái độ giả 
tạo, giả dối, chống bệnh công thức, sáo rỗng, ... Một biểu hiện cụ thể là thói 
quen làm bài theo cách sao chép nguyên văn mẫu. Mặt khác chú trọng đến việc 
bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, nhân cách của HS. Quan sát làm văn miêu tả, tôi 
hướng cho HS thể hiện tình cảm tươi sáng, gợi những cảm xúc lành mạnh, 
những hành vi đúng đắn, những thái độ tích cực. Điều đó không có nghĩa là 
tránh né cái xấu, cái tiêu cực trong cuộc sống, không cho phép các em tiếp xúc 
và tỏ thái độ. Chính vì thế mà quan sát phải đi liền với bày tỏ thái độ, tình cảm, 
cảm xúc và nhận xét đánh giá khi quan sát đối tượng miêu tả. 
 3.1.7. Bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng biện pháp nhân hóa, so sánh 
trong quá trình quan sát 
 Nhân hóa để tả bên ngoài: “Con gà trống bước đi như một ông tướng” ; 
“Nắm lá đầu cành xòe ra như một bàn tay”, ... 
­ Nhân hóa để tả tâm trạng: “Dòng sông chảy lặng tờ như đang mải nhớ 
về một con đò năm xưa...” 
 12/29 
 Nhân hóa giúp cho việc miêu tả sinh động hơn. Các cảnh thiên nhiên 
hay động vật... được nhân hóa trở nên thân thiết và gần gũi với con người. Nói 
chung nhân hóa đều nhuốm màu biểu cảm và nhiều khi nhân hóa là cách thức 
biểu lộ tình cảm của con người. 
Với việc quan sát là phải phản ánh một cách chân thực, sinh động và không 
thể thiếu được tính biểu cảm cho nên đòi hỏi HS phải biết nhân hóa: gọi hoặc tả 
con vật, cây cối, đồ vật ... bằng những từ ngữ vốn được dùng để gợi hoặc tả con 
người. Chính vì thế tôi giúp HS tích lũy vốn từ khi miêu tả qua các bài tập đọc là 
những bài văn miêu tả hay của các nhà văn. Khi dạy tập đọc, tôi thường chỉ ra 
các từ ngữ miêu tả, phân tích cái hay, cái đặc sắc, sự sáng tạo khi dùng từ ngữ 
miêu tả. Sau mỗi giờ tập đọc, các em lựa chọn vài từ ngữ miêu tả hay để ghi. 
Việc học tập, mở rộng vốn từ láy, từ tượng hình, từ tượng thanh nhằm tích 
lũy vốn từ miêu tả. Rèn kỹ năng dùng từ, đặt câu theo lối nhân hóa để miêu tả 
những gì mà HS thu thập được qua quá trình quan sát, qua những bài tập đọc. 
HS sẽ nhớ lại và kết hợp khả năng liên tưởng nhân hóa để làm bài. 
3.1.8. Bài tập rèn kĩ năng lựa chọn trình tự quan sát 
- Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự tâm lý: Quan sát theo trình tự tâm 
lí là quan sát những chi tiết, những hình ảnh nổi trội nào đầu tiên đập vào mắt 
người quan sát sau đó mới đến các hình ảnh, đối tượng khác. Quan sát theo trình 
tự tâm lí phụ thuộc nhiều vào đặc điểm tâm lí của người quan sát vì đối với mỗi 
chủ thể quan sát khác nhau thì sẽ có những chi tiết tạo nên ấn tượng mạnh là 
khác nhau tùy theo cách cảm nhận của từng người. Ví dụ : Tả con mèo. 
....Có một hôm, tôi đang nằm, bỗng thấy nó rón rén bước từng bước nhẹ 
nhàng đến bên bồ thóc ngồi rình. A! Con mèo này thật khôn. Chả là ngày 
thường chuột hay vào bồ ăn vụng thóc nên mèo mới rình ở đây. Bỗng nhiên nó 
chụm bốn chân lại, dặt dặt cái đuôi lấy đà rồi phốc một cái. Thế là một con 
chuột đã nằm gọn ngay trong vuốt của mèo. Thật đáng đời cái giống ăn vụng 
đáng ghét.... 
Thông thường những chi tiết dễ gây sự chú ý trước nhất của người quan sát 
là yếu tố về màu sắc nổi bật, hình dạng đặc biệt, âm thanh đặc trưng,... Ví dụ, 
một HS vào vườn hoa để quan sát thì những loài hoa có màu sắc sặc sỡ sẽ rất dễ 
thu hút sự chú ý của HS. Hoặc khi miêu tả “con lợn” chi tiết đầu tiên có em 
quan tâm là tiếng kêu đặc trưng của nó, có em lại ấn tượng ở 2 cái tai to như cái 
quạt của nó, .... Các em bị thu hút bởi chi tiết nào thì các em sẽ quan sát kĩ và tả 
về chi tiết đó nhiều hơn. Hoặc khi quan sát cây cối có HS sẽ bị những bông hoa 
nhiều màu sắc thu hút ngay, có em lại bị thu hút bởi những quả chín lủng lẳng 
trên cành, có em lại chú tâm quan sát trước tiên bộ phận thân có hình dạng đặc 
 13/29 
trưng của cây, .... việc chọn lọc những chi tiết này do đặc điểm tâm lí của từng 
cá nhân HS quy định. 
Trong chương trình tiểu học, các dạng bài tập rèn kĩ năng quan sát cho HS 
theo trình tự tâm lí thường ở mức độ đơn giản như quan sát tranh trả lời câu hỏi. 
GV treo tranh và hỏi HS tranh vẽ gì? Thông thường HS sẽ nêu những hình ảnh 
bắt mắt trước sau đó đến các chi tiết khác. Ưu điểm của việc quan sát theo trình 
tự tâm lí là nó tạo được hứng thú ở HS vì nó thể hiện chân thực cách nghĩ, cách 
cảm và thuận theo suy nghĩ của các em. Quan sát theo trình tự tâm lí có tác dụng 
phát huy khả năng sáng tạo của HS khi quan sát. 
Nhược điểm của việc quan sát theo trình tự tâm lí là đối với HS tiểu học 
vấn đề xác định trọng tâm khi quan sát để miêu tả còn nhiều hạn chế. Do đó, nếu 
GV chỉ tập trung rèn cho HS quan sát theo trình tự này thì nếu HS chưa có khả 
năng khái quát cao, quá trình quan sát sẽ dễ lan man, có khi lại tập trung quá 
nhiều vào các chi tiết kém phần quan trọng. Trong khi đó, HS lại quên đi nội 
dung chính cần làm rõ đối với đối tượng quan sát. 
- Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự thời gian: Là việc quan sát cảnh 
vật, cây cối,.... theo mùa trong năm, quan sát sinh hoạt của con vật theo thời gian 
trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều. Kĩ năng quan sát theo trình tự thời 
gian được SGK đề cập trong các dạng bài như cho một bài văn miêu tả có trình 
tự quan sát theo thời gian, yêu cầu HS xác định. 
Ưu điểm của quan sát theo trình tự thời gian là thấy rõ sự biến chuyển của 
đối tượng theo thời gian (sáng – trưa – chiều – tối; mùa xuân – mùa hạ - mùa thu 
– mùa đông; hôm qua – hôm nay; ....) giúp người quan sát cảm nhận được 
những sự thay đổi của đối tượng mình đang quan sát. 
Hạn chế của trình tự quan sát theo thời gian là không làm rõ được mối 
tương quan giữa đối tượng đang quan sát với các đối tượng khác xung quanh, 
làm cho đối tượng được quan sát trở nên cô lập, trơ trọi và cảnh vật hiện lên 
thiếu nét sinh động vốn có của nó. Cũng như khi quan sát cây hoa hồng mà chỉ 
quan sát theo sự lớn dần của thân, cành, lá, hoa, thì cũng như một nhà nghiên 
cứu ghi chép lại những biến chuyển của cây hoa để theo dõi. 
Ví dụ : Đề : Em hãy tả cây được trồng trong sân trường em.. 
HS quan sát cây phượng và ghi lại những điều đã quan sát được vào bảng sau: 
Thời gian 
Sáng Buổi sáng, lá phượng xanh mướt, hoa đỏ tươi. 
Trưa Buổi trưa, lá xanh biếc, hoa năm cánh đỏ thắm, rực rỡ. 
Xuân 
Mùa xuân, phượng căng đầy nhựa sống, nhú lên từ khắp thân, cành 
những chồi non mơn mởn. 
 14/29 
Hạ 
Mùa hạ, phượng rực đỏ những chùm hoa tươi thắm, báo hiệu những ngày 
hè sắp đến. 
Thu 
Mùa thu, những tán lá chuyển dần sang màu vàng úa. Chỉ một cơn gió 
nhẹ thoảng qua là những phiến lá lả tả rơi như cơn mưa bụi. 
Nắng 
Càng nắng, hoa phượng càng thắm tươi, đỏ rực cả một khoảng trời đẹp 
đẽ. 
Mưa 
Mưa đến, phượng sung sướng đón lấy những giọt nước tắm cho thân, lá, 
cành, mang lại cho rễ nguồn lương thực mới. 
- Bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian: Quan sát theo trình tự 
không gian là trước tiên quan sát toàn bộ sau đó đến quan sát từng bộ phận hoặc 
ngược lại, quan sát từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, từ 
ngoài vào trong hoặc từ trong ra ngoài, ... 
Việc rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian cho HS được thấy trong 
hầu hết các bài tập ở các tiết TLV miêu tả. Đặc biệt là khi hướng dẫn HS quan 
sát đồ vật, cây cối, con vật. Ví dụ ở bài “Cấu tạo bài văn miêu tả đồ vật” (lớp 4, 
tuần 14) bài tập 1, cho HS đọc bài văn miêu tả “Cái cối tân”, sau đó ở câu hỏi 
d) yêu cầu HS trả lời:“Phần thân bài tả cái cối theo trình tự nào? (trình tự 
không gian: Từ bao quát đến bộ phận). Hoặc ở bài “Tập quan sát cây cối” (lớp 
4, tuần 22) đề bài yêu cầu HS đọc lại 3 bài: Sầu riêng, Bãi ngô, Cây gạo và nhận 
xét về trình tự quan sát theo thứ tự như thế nào. 
Nhìn chung, dạng bài tập rèn kĩ năng quan sát theo trình tự không gian cho 
HS thường dựa vào các bài văn miêu tả để yêu cầu HS xác định trình tự miêu tả. 
Qua nhiều lần HS thực hiện dạng bài tập này, các em sẽ học hỏi, nắm bắt được 
trình tự quan sát mà tác giả đã sử dụng. Sang phần quan sát và tìm ý, các bài tập 
yêu cầu HS vận dụng kĩ năng quan sát theo trình tự không gian để quan sát đối 
tượng rối viết thành một đoạn văn miêu tả. Chẳng hạn bài tập yêu cầu HS quan 
sát đặc điểm của một cái cây sau đó viết thành đoạn văn miêu tả. 
Trong bài văn miêu tả, nhờ sử dụng trình tự quan sát theo không gian mà 
làm cho sự vật, hiện tượng được nói đến hiện lên rõ ràng, cụ thể về mặt không 
gian: đường nét, hình khối, ... giúp các em xác định cụ thể đối tượng được nói 
đến. Tuy nhiên, nếu chỉ sử dụng trình tự quan sát này thì sẽ không nêu bật được 
những nét tiêu biểu của đối tượng như: sự thay đổi của cây theo mùa, các hoạt 
động của con vật trong một ngày, .... Đây chính là những hạn chế của trình tự 
quan sát này. 
Ví dụ: Đề : Em hãy tả cây được trồng trong sân trường em. 
HS quan sát và ghi lại những điều đã quan sát được vào các ô trống trong bảng: 
Không gian 
 15/29 
Xa (viễn 
cảnh) 
Từ xa nhìn lại, cây phượng xoè tán lá rộng che cả một góc sân. 
Gần (Cận 
cảnh) 
Càng đến gần càng cảm nhận được bầu không khí mát mẻ toả 
ra từ cây phượng. 
Trên 
(Thượng) 
Phía trên cây là những cành phượng rung rinh những chùm hoa 
đỏ thắm. 
Dưới (Hạ) 
Dưới tán lá phượng êm ả, chúng em ngồi ôn bài, học bài không 
biết mệt. 
Trong (Nội) 
Trong cây, một dòng nhựa trắng toả khắp nơi tạo nguồn sinh 
lực dồi dào cho hoa, lá, cành 
Ngoài 
(Ngoại) 
Ngoài thân cây là một lớp da xù xì, nham nhám, màu bạc 
thếch. 
3.2. Nhóm bài tập dựa trên nhiệm vụ quan sát trực tiếp các đối tượng miêu tả 
khác nhau 
3.2.1. Bài tập rèn kĩ năng quan sát đồ vật: Tả một đồ vật là dùng bài văn 
chân thực, giàu hình ảnh, có cảm xúc gợi cho người đọc (hay người nghe) thấy 
rõ đồ vật ấy ra sao (về hình dáng, kích thước, màu sắc, đặc điểm ...) gắn bó với 
người làm ra hoặc đang sử dụng nó như thế nào? 
Khi hướng dẫn HS quan sát để tả đồ vật, tôi hướng dẫn các em xem xét tỉ 
mỉ các bộ phận, ở nhiều góc độ và bằng nhiều giác quan (mắt nhìn, tai nghe, tay 
sờ, mũi ngửi và có thể cả lưỡi nếm khi cần). Song khi miêu tả, cần tránh lối liệt 
kê thật đầy đủ, nặng về lí trí, thiếu cảm xúc của người viết. Khi quan sát cần nêu 
được những nét nổi bật, đặc sắc, vừa khắc họa rõ hình ảnh một đồ vật cụ thể vừa 
bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của các em về đồ vật ấy. Có như vậy, đồ vật 
được tả mới gây ấn tượng sâu sắc và đem đến cho người đọc những cảm xúc 
chân thật, lành mạnh. 
Để quan sát đồ vật nói chung, có thể chọn một trong hai trình tự thông 
thường: quan sát bao quát đồ vật, sau đó quan sát từng bộ phận cụ thể hoặc quan 
sát các bộ phận rồi quan sát các nét bao quát chung để phác họa lại sự vật một 
cách khái quát. Khi quan sát bộ phận, cũng như quan sát bao quát đồ vật, người 
ta không chỉ chú ý đến hình dạng, đặc điểm ... mà còn quan tâm đến các hoạt 
động hay việc sử dụng đồ vật đó của con người. Tuy nhiên, cần chọn để nêu 
những lợi ích và công dụng nổi bật, gắn với dụng ý miêu tả, hoặc nêu được suy 
nghĩ, cảm xúc của người viết. 
 Ví dụ: quan sát để tả cái trống trường, có thể ghi lại tác dụng của trống là 
báo giờ học, giờ chơi, giữ nhip động tác thể dục, ... đồng thời qua đó bộc lộ sự 
gắn bó tâm trạng bồi hồi xao xuyến của bản thân khi nghe tiếng trống trường. 
 16/29 
Hệ thống câu hỏi nhằm định hướng cho HS quan sát đồ vật có thể thiết kế 
theo định hướng như sau: 
- Quan sát bao quát (hình dạng, kích thước, màu sắc, chất liệu ...) 
- Quan sát từng bộ phận (chọn những nét tiêu biểu, hết hợp nêu cảm nghĩ 
hoặc nhận xét của bản thân, tả kỹ bộ phận chính, lướt qua các bộ phận phụ ...). 
Trình tự quan sát từ ngoài vào, từ trên xuống dưới, ... 
Nếu GV không tổ chức được cho HS trực tiếp quan sát vật thật có thể sử 
dụng tranh, ảnh để hỗ trợ. Nếu GV yêu cầu HS quan sát đồ vật ở nhà thì nêu yêu 
cầu phải kèm theo định hướng quan sát như trên để giúp HS rèn luyện kĩ năng 
quan sát cho mình một cách có hiệu quả. 
Ví dụ: Khi hướng dẫn HS quan sát để tả "chiếc cặp" , tôi gợi ý HS quan sát 
như sau: 
a) Quan sát bao quát chiếc cặp 
- Đó là loại cặp gì? (xách tay? có quai đeo ? ...) 
- Cặp mới hay cũ? Làm bằng chất liệu gì ? (vải nhựa, giả da, vải ...) 
- Hình dạng cặp thế nào (to chừng nào, tựa vật gì ...) Màu sắc ra sao (khi 
thoạt nhìn cặp hoặc chỉ nhìn từ xa) ? 
b) Quan sát chi tiết từng bộ phận 
- Mặt ngoài chiếc cặp: 
+ Nắp cặp và mặt trước cặp sách có gì nổi bật (về trang trí, hình thù, màu 
sắc, về đường viền, nẹp sắt ở góc, về khóa cặp hoặc chỗ gài, buộc ...) 
+ Mặt sau của cặp có gì đặc biệt (để trơn hay trang trí; cảm giác khi xoa tay 
lên đó như thế nào, ...) ? 
+ Quai xách (đeo) thế nào (hình dạng, kích thước tác dụng ...). 
- Các bộ phận bên trong: 
+ Cặp có mấy ngăn (rộng, hẹp, to, nhỏ thế nào)? làm bằng chất liệu gì (vải, 
da, ...)? 
+ Em đựng gì ở mỗi ngăn của cặp ? 
Đặc biệt tôi lưu ý HS tập trung quan sát kỹ những nét riêng nổi bật của 
chiếc cặp cụ thể để phân biệt với các chiếc cặp khác. Ở phần này vừa quan sát 
các em vừa ghi lại những cảm nghĩ nhận xét, kỷ niệm, ... bất chợt hiện lên trong 
đầu để làm cho bài miêu tả thêm ấn tượng hơn. 
 3.2.2. Bài tập rèn kĩ năng quan sát cây cối 
Miêu tả cây cối là phải nêu rõ một số đặc điểm về hình dáng, bộ phận nổi 
bật (rễ, thân, cành, lá ...) gắn với thời gian và khung cảnh cụ thể, khác với miêu 
tả đồ vật, cây cối có sự phát sinh, phát triển và có mối quan hệ với cả thiên 
nhiên, con người. 
 17/29 
Khi hướng dẫn HS tiếp xúc quan sát để miêu tả cây cối, tôi hướng dẫn các 
em: 
- Về trình tự quan sát: 
+ Quan sát từng bộ phận của cây rồi quan sát bao quát. 
+ Quan sát bao quát rồi quan sát từng bộ phận cụ thể. 
+ Quan sát từng thời kỳ phát triển của cây theo tuổi đời của nó hoặc theo 
chu kỳ phát triển trong một năm. 
Hướng dẫn HS chọn được một vị trí thích hợp và không nhất thiết phải là 
vị trí cố định. Có thể là từ xa rồi đến gần, thậm chí là vắt vẻo trên một cành nào 
đó, có khi là từ trên nhìn xuống hay từ dưới nhìn lên ... các em dùng mắt quan 
sát vóc dáng, kích thước, màu sắc. Tay xoa lên thân cây trên mặt lá. Tai nghe 
tiếng gió, tiếng chim, tiếng lá thì thầm. Mũi xác định hương thơm của hoa và 
miệng để rõ vị ngọt của quả ... HS có thể chọn một thời điểm nhất định, hay một 
khoảng thời gian nào đó để miêu tả như từ lúc đến bên cây, chạy chơi dưới gốc 
cây đến khi ra về hoặc lúc chăm sóc, vun gốc, tưới nước, bắt sâu cho cây. 
- Khi HS quan sát, GV kiểm tra xem: 
+ Trình tự quan sát có hợp lý không? 
+ Các em đã quan sát bằng những giác quan nào? 
+ Cái cây em quan sát có gì khác với những cây cùng loài? 
Tôi sử dụng hệ thống câu hỏi để gợi ý HS quan sát có thể theo trình tự sau: 
+ Quan sát bao quát toàn cây (có thể là: từ xa, cây có hình dạng thế nào. 
Có màu sắc hay đặc điểm gì nổi bật ? ... Đến gần, thấy cây ở độ phát triển ra 
sao? Nhận xét chung về cây như thế nào ? ...) 
+ Quan sát cụ thể một vài bộ phận đáng lưu ý hoặc là điểm đặc biệt của 
cây (về gốc, rễ, thân, cành ...) theo thứ tự mạch lạc và nổi bật trọng tâm MT. 
+ Quan sát vài nét về cảnh vật, người liên quan đến cây, làm nổi bật hình 
ảnh cây cối nói chung hoặc vẻ đẹp cụ thể của cây cần tả. 
- Nếu GV yêu cầu HS quan sát mà không đưa ra dưới dạng những câu hỏi 
khô khan thì có thể sử dụng hình thức gợi ý bằng một đoạn văn có ngữ điệu, có 
tình cảm. Có thể điều này sẽ đem lại sự hứng thú đặc biệt cho các em. 
Ví dụ : khi yêu cầu HS quan sát để tả cây hoa hồng ở nhà em, tôi đã phát 
cho mỗi HS một vài gợi ý đặc biệt như sau: 
Cây hoa hồng có ở nhiều nơi nhưng đây là cây hoa hồng ở nhà em hoặc 
cây hoa hồng được em lựa chọn để miêu tả (nếu nhà không có trồng hoa hồng). 
Cây hoa hồng có thể được trồng ở chậu, hay trên luống? Cây đứng một mình 
hay sóng đôi, sóng ba? ... Cây hoa em quan sát như thế nào hãy tả đúng thế ấy 
 18/29 
nhé! Đừng quan sát riêng cây, hãy nhìn cả xung quanh, vì vị trí của cây hoa 
hồng sẽ có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp cho nơi đó nữa đấy! 
Thân cây hoa hồng thế nào? thân, nhánh, cành, có gì nhỉ? Em hãy lấy tay 
sờ nhẹ thử lên thân và cành cây thử xem, cảm giác thế nào nhỉ? Lá nó ra sao? 
Mép lá có gì? Màu của lá ở gần gốc cây có khác màu lá trên ngọn không? 
Cây hoa hồng thật đẹp vào lúc nào? Sau mỗi cơn mưa hoặc vào sáng sớm 
có gì trên lá vậy? Khi nó ra hoa? Búp hoa mới như màu gì? To hay nhỏ? đầu 
búp ra sao? Khi đài hoa bắt đầu tách ra ta thấy gì? ... Và kia mấy bông hoa đã 
nở rồi thì có gì đặc biệt nào? Hãy ngắm kỹ những cánh hoa và nhụy hoa đi nào! 
Thử dùng mũi hít một hơi thật sâu, em cảm nhận được gì? quan sát xem có chú 
chuồn chuồn hay cô bướm nào ở đó không? Những bông hoa sắp tàn thì như thế 
nào khi có một cơn gió thoảng qua? 
Em có thích hoa hồng không ? Vì sao vậy? Chúng ta phải làm gì với loài 
hoa quý phái này nhỉ? 
Hãy thử tưởng tượng một HS đang cầm bài gợi ý này đứng trước khóm hoa 
hồng để quan sát, chắc chắn em sẽ rất thú vị vì phát hiện ra nhiều điều mới mẻ, 
niềm đam mê quan sát sẽ dần dần được hình thành rồi hoàn thiện. Quan sát càng 
tốt, viết văn càng hay. Để đạt kết quả cao trong việc rèn kĩ năng quan sát cho HS 
qua tiết dạy TLV miêu tả, theo tôi nên lưu ý đến vấn đề này. 
 3.2.3. Bài tập rèn kĩ năng quan sát loài vật 
Tả loài vật có yêu cầu cao hơn so với tả đồ vật, tả cây cối, ngoài việc làm 
rõ những nét tiêu biểu về hình dáng, còn cần phải nêu bật được những đặc điểm 
về hoạt động, tính nết của con vật, đồng thời bộc lộ được mối quan hệ tình cảm 
của người tả với con vật đó. 
Khi tôi hướng dẫn HS quan sát để tả con vật, tôi vẫn nhắc HS không nhất 
thiết phải nêu cho đầy đủ tất cả các bộ phận mà chỉ nên chú ý đến những nét 
riêng của con vật để tả trước và tả kỹ, gây ấn tượng khó quên cho người đọc. 
Quan sát để tả hoạt động của con vật cần tìm ra những hoạt động chính thường 
ngày làm bộc lộ tính nết của con vật đó như: Gà trống - gáy sáng, mèo - rình bắt 
chuột, chó - sủa khi có người lạ, .... 
Nếu quan sát tả nhiều con vật cùng loài (đàn bò, đàn gà ...) cần quan sát 
những nét bao quát về số lượng, nét nổi bật chung các bầy (đàn) như : Màu sắc, 
hình dáng ... Sau đó quan sát hoạt động và tính chất của từng giống (đực, cái), 
từng lứa (to, nhỏ). Cuối cùng, có thể dừng lại quan sát một vài con có hình thù, 
màu sắc, tính nết khác hẳn các con khác mà ta chú ý quan sát phát hiện được. 
N

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bai_tap_giup_hoc_sinh_ren_ky_na.pdf