Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh

1. Lí do chọn đề tài.

Học môn Tiếng Việt, học sinh được trang bị những kiến thức cơ bản và tối

thiểu cần thiết giúp các em hòa nhập với cộng đồng và phát triển cùng sự

phát triển của xã hội. Cùng với môn Toán và các môn khác, những kiến thức

của môn Tiếng Việt sẽ là những hành trang trên bước đường đưa các em đi

tìm hiểu khám phá nghiên cứu kho tàng tri thức vô tận của loài người. Mỗi

bài văn là một sản phẩm không lặp lại của từng học sinh trước một đề bài.

Do đó có thể nói, việc học văn làm văn giúp các em bộc lộ rõ nét nhất, trọn

vẹn nhất những suy nghĩ riêng, tính sáng tạo, thể hiện chân thực về con

người mình. Vì thế việc dạy và học Tập làm văn luôn cần có sự đổi mới. Bản

thân tôi đang là giáo viên đứng lớp giảng dạy, đón nhận đưa kỹ năng sống

vào môn Tập làm văn nên cần nỗ lực phấn đấu đảm nhiệm chức trách của

mình với học sinh.

Năm học 2015 -2016, tôi được giao nhiệm vụ chủ nhiệm giảng dạy lớp 4,

tôi nhận thấy một số học sinh viết câu sai ngữ pháp, dùng từ chưa phù hợp

với hoàn cảnh và đặc biệt là thiếu ý. Mặt khác học sinh Tiểu học còn ham

chơi, khả năng tập trung chưa cao, chưa có những quan sát tinh tế, năng lực

ngôn ngữ chưa phát triển tốt, chưa thực sự biết cách diễn đạt điều muốn tả.

Các em còn khá e ngại, rụt rè, ngại phát biểu dẫn đến hiệu quả học tập chưa

cao. Vì thế việc đổi mới phương pháp dạy học tập làm văn theo hướng phát

huy tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh là hết sức cấp thiết.

Tuy nhiên, dạy Tập làm văn như thế nào cho phù hợp với trình độ học

sinh lớp 4. Điều đó khiến tôi tìm tòi, suy nghĩ để tìm biện pháp giúp học sinh

học Tập làm văn tốt nhất. Tôi xin đề xuất: "Kinh nghiệm dạy văn miêu tả

của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực

trong hoạt động nhận thức của học sinh".

2. Mục đích nghiê

pdf 21 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 612Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Kinh nghiệm dạy văn miêu tả của phân môn Tập làm văn lớp 4 - Theo hướng phát huy tính tích cực trong hoạt động nhận thức của học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến gần, từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, từ trái qua phải  hoặc 
ngược lại. Trình tự này thường được vận dụng khi miêu tả loài vật, cảnh vật, 
đồ vật, cây cối, tả cảnh nói chung. 
a. Tả từ dưới lên trên: 
 Ví dụ: "Cây hồi thẳng, cao, tròn xoe. Cành hồi giòn, dễ gãy hơn cả cành 
khế. Quả hồi phơi mình xoè trên mặt lá đầu cành”. 
 ( Rừng hồi xứ Lạng, Tô Hoài ) 
 Tác giả quan sát và tả rất tinh tế về cây hồi, rồi quả hồi và cuối cùng là lá 
hồi theo trình tự dưới lên trên. Dùng lối miêu tả tĩnh với những tính từ ( 
thẳng, cao, tròn xoe, giòn, dễ gãy ), dùng cách nói nhân hoá quả hồi phơi 
mình làm cho sự miêu tả thêm gần gũi, sinh động. 
b. Tả từ ngoài vào trong 
Ví dụ: "Cái vành, cái áo đều làm bằng nan tre. Hai cái tai nó bằng tre 
già màu nâu. Mỗi tai có một cái lỗ tròn xoe. Lúc nào, tai cũng tỉnh táo để 
nghe ngóng. Cối có hai hàm răng bằng gỗ dẻ. U gọi là dăm. Răng có nhiều, 
ken vào nhau". 
 (Cái cối tân, Tiếng Việt 4 tập 1) 
c. Tả từ xa đến gần. 
Ví dụ: "Tôi vội ra khoang trước nhìn. Xa xa từ vệt rừng đen, chim 
cất cánh tua tủa bay lên, giống hệt đàn kiến từ trong lòng đất chui ra, bò li ti 
đen ngòm trên da trời. Càng đến gần, những đàn chim bay đen kịt trời Mỗi 
lúc tôi càng nghe tiếng chim kêu náo động như tiếng xúc những rổ đồng 
tiền" 
 (Trích Đất rừng Phương Nam, Đoàn Giỏi) 
3.2. Tả theo trình tự thời gian. 
Quan sát diễn biến của thời gian từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc, từ 
mùa này sang mùa khác, từ tháng này sang tháng khác Cái gì xảy ra trước 
(có trước) thì miêu tả trước, cái gì xảy ra sau (có sau) thì tả sau. Trình tự này 
thường được vận dụng trong bài văn tả cảnh vật, hiện tượng tự nhiên (tả 
cảnh) hay tả cảnh sinh hoạt của người. 
Ví dụ: " Buổi chiều, xe dừng lại một thị trấn nhỏ. Nắng phố huyện 
vàng hoe. Những em bé Hmông, những em bé Tu Dí, Phù Lá cổ đeo móng 
hổ, quần áo sặc sỡ đang chơi đùa trước cửa hàng. Hoàng hôn, áp phiên của 
phiên chợ thị trấn, người ngựa dập dìu chìm trong sương núi tím nhạt" 
( Đường đi Sa Pa, Nguyễn Phan Hách, TV4, tập 2 ) 
3.3. Tả theo trình tự tâm lý: 
Thấy đặc điểm gì nổi bật, thu hút bản thân, gây cảm xúc mạnh cho bản 
thân (buồn, vui, yêu, ghét) thì tập trung quan sát trước, tả trước, các bộ 
phận khác quan sát sau, tả sau Trình tự này thường được vận dụng khi tả 
đồ vật, tả loài vật, tả người. chỉ cần miêu tả những điểm nổi bật nhất, không 
nhất thiết phải tả đầy đủ, chi tiết, như nhau tất cả các đặc điểm của đối tượng. 
Ví dụ: "Sầu riêng là loại trái quý của miền Nam. Hương vị nó hết sức đặc 
biệt, mùi thơm đậm, bay rất xa Hoa sầu riêng trổ vào cuối năm Hoa đậu 
từng chùm, màu trắng ngà Đứng ngắm cây sầu riêng, tôi cứ nghĩ mãi về 
dáng cây kì lạ này. Thân nó khẳng khiu, cao vút, cành ngay thẳng đuột". 
(Sầu riêng, Mai Văn Thọ, TV4, tập 2) 
Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng, phân biệt đối tượng được tả 
với đối tượng khác cùng loại. Tuy vậy trong quá trình hướng dẫn các em 
quan sát, tôi phải đồng thời khéo léo gợi mở để các em huy động vốn sống, 
khả năng tưởng tượng và cảm xúc để giúp cho việc quan sát được tốt hơn. 
Muốn làm văn miêu tả trước hết các em phải biết có cái gì để viết, để 
tả. Muốn tả đúng, tả hay phải quan sát. Tôi phải hướng dẫn các em tập quan 
sát, cách quan sát để tìm ra cái mới cái riêng. Quan sát để thấy được màu sắc 
khác nhau, hương vị khác nhau, đặc điểm, tính chất khác nhau. Từ đó có 
những sáng tạo độc đáo, không giống nhau mà chân thật. 
Ví dụ: + Quan sát ánh trăng: Khi vui em thấy trăng cười, mời gọi hay 
nô đùa với em. Khi buồn, em lại thấy trăng trầm tư lặng lẽ, muốn chia sẻ. 
 + Quan sát gió: Khi gió thổi nhẹ có em thấy vuốt ve, vỗ về, miên 
man trên da thịt, có em lại thấy gió thầm thì trò chuyện, gió hát ru... 
 + Quan sát cơn mưa mùa hạ: Có em thấy mây dày đặc hơn, quánh lại 
với nhau và như hạ thấp xuống. Rồi đột nhiên: rào, rào...Mưa đổ xuống xối 
xả. Có em thấy mây phía đông ùn ùn kéo đến.. Hạt mưa bắt đầu rơi, những 
giọt nước mưa thật to lộp bộp rơi xuống mái nhà. Có em thấy mưa tuôn rào 
rào, xối xả trên mái nhà mặt đường, muôn nghìn hạt mưa đổ xuống . 
 Trong quan sát, tôi cần hướng dẫn các em quan sát sự vật ở nhiều thời 
điểm, hoàn cảnh, trạng thái, nhiều hoạt động khác nhau để tìm ra cái riêng, 
cái mới trong văn miêu tả. 
Ví dụ: Quan sát con vật: Quan sát con mèo ngủ, sưởi nắng, bắt chuột, 
rình mồi, khi leo cây, để thấy được những nét khác nhau từ ánh mắt, bước đi, 
cách vẫy đuôi, tiếng kêu...của nó, cụ thể hơn nữa bình thường con mèo kêu 
meo meo nhưng khi đánh nhau, khi vồ chuột và cả khi sợ nó lại kêu ngao ... 
gừ... Mèo ngủ cũng có nhiều cách ngủ, khi thì cắm đầu xuống giấu trong hai 
chân trước, khi lại ngửa mặt, vênh râu lên. Trời nóng, lạnh, khi ốm, khoẻ 
mèo có những chỗ ngủ, cách nằm ngủ khác nhau. 
Biện pháp 4: Giúp học sinh tăng cường vốn từ và biết cách dùng từ đặt 
câu, sử dụng các biện pháp và giải pháp nghệ thuật khi miêu tả là hết sức 
cần thiết. 
Muốn viết một bài văn hay, có "hồn", có chất văn thì các em phải có 
vốn từ ngữ phong phú và phải biết cách lựa chọn từ ngữ khi miêu tả cho phù 
hợp. Chính vì vậy tôi giúp học sinh tăng cường vốn từ cho các em khi dạy 
tập đọc, luyện từ và câu và cả trong khi dạy các môn khác hay trong những 
buổi nói chuyện trong các tiết sinh hoạt. 
Tôi hướng dẫn học sinh theo mức độ yêu cầu tăng dần, bước đầu chỉ 
yêu cầu học sinh đặt câu đúng, song yêu cầu cao hơn là phải đặt câu có sử 
dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những từ láy, từ ngữ gợi tả hình 
ảnh, âm thanh hay những từ biểu lộ tình cảm. 
* Khi làm một bài văn miêu tả con mèo chúng ta cần miêu tả: 
 - Chú ta có cái đuôi thon dài như một cái măng mọc. 
 Tôi hỏi: Em nào nhận xét cách đặt câu của bạn? Học sinh có thể nhận xét: 
bạn đã sử dụng biện pháp so sánh để so sánh cái đuôi mèo như một cái măng 
ngọc. 
 Tôi cho học sinh thảo luận nhóm đôi tìm câu khác để miêu tả cái đuôi của 
chú mèo sao cho sinh động hơn: 
- Lúc chú ngồi, hai chân sau xếp lại, hai chân trước chống lên, đăm chiêu 
nhìn và nghe ngóng, cái đuôi mềm mại, phe phẩy như làm duyên. 
- Hay: Cái đuôi dài trắng điểm đen phe phất thướt tha cùng với tấm thân 
thon dài mềm mại, uyển chuyển trông thật đáng yêu. 
 Như vậy cùng là miêu tả về bộ lông của chú gà trống, cái đuôi của chú mèo 
nhưng những câu văn sử dụng biện pháp so sánh, nhân hóa, có dùng những 
từ gợi tả, gợi cảm như các câu trên thì hiệu quả khác hẳn, ta thấy miêu tả như 
vậy vừa sinh động, tinh tế vừa rất tình cảm và sẽ cuốn hút người đọc, người 
nghe. 
Biện pháp 5: Giúp học sinh tích lũy vốn từ miêu tả và làm giàu trí tưởng 
tượng của các em trong làm văn miêu tả. 
Muốn lựa chọn từ ngữ để đặt câu, viết thành những câu văn có hình 
ảnh, học sinh phải có vốn từ phong phú. Do vậy, tôi cần giúp học sinh tích 
luỹ vốn từ miêu tả và làm giàu tưởng tượng của các em trong làm văn miêu 
tả: Tích luỹ vốn từ - Vốn từ được tích luỹ từ nhiều nguồn: giao tiếp hàng 
ngày; đọc sách, báo; xem, nghe truyền hình truyền thanh; trao đổi với bạn 
bè; cô giáo cung cấp; Ghi chép khi được nhận các từ ngữ dùng để miêu tả 
theo các chủ đề, cụ thể như: Các từ thường dùng trong miêu tả cây cối: xanh 
mướt, mơn mởn; khẳng khiu; xum xuê; rực rỡ; đo đỏ; Các từ thường dùng 
trong miêu tả đồ vật: tròn xoe, nhỏ nhắn, Các từ thường dùng trong miêu 
tả con vật: tinh nhanh, rón rén, oai vệ, Các từ miêu tả đó thường là những 
từ láy, gợi lên hình ảnh, âm thanh,  để miêu tả cho sinh động. Giúp học 
sinh làm giàu thêm trí tưởng tượng: Tưởng tượng trong miêu tả rất quan 
trọng. Có tưởng tượng mới có hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng miêu tả. 
Tưởng tượng như một sự hình dung về đối tượng mà ta nhắm mắt lại thì đối 
tượng sẽ hiện ra rõ nét hơn, cụ thể hơn, gần gũi hơn. Tưởng tượng giúp ta 
thấy được nét đặc sắc của đối tượng, thấy được những điểm tương đồng với 
đối tượng khác, thấy được mối quan hệ của đối tượng với sự vật hiện tượng 
xung quanh, với những kỉ niệm hay kí ức mang dấu ấn sâu sắc trong lòng 
người viết. Từ tưởng tượng, học sinh sẽ cảm nhận được đối tượng miêu tả 
bằng tình cảm, tình yêu của chính mình, thấy được tầm quan trọng của đối 
tượng được tả đối với chính mình và cả với những người xung quanh. Miêu 
tả gắn với tưởng tượng là một cách bộc lộ cảm xúc, tình cảm và khả năng 
cảm thụ cái đẹp của người viết văn miêu tả. Tưởng tượng làm cho đối tượng 
miêu tả hoàn thiện hơn, sống động và gần gũi hơn. Giáo viên có thể hướng 
dẫn học sinh tưởng tượng theo cách: Không trực tiếp quan sát, tập trung tất 
cả các giác quan vào đối tượng. Nhắm mắt, hình dung về đối tượng: hình 
ảnh, hoạt động của đối tượng, những ảnh hưởng, tác động của đối tượng đến 
sự vật xung quanh. So sánh đối tượng được miêu tả với các đối tượng khác 
tương đồng. Phân tích, đánh giá cái hay, cái đẹp có ở đối tượng. Nhân hoá 
hay tự nhiên hoá một vài hình ảnh đặc sắc ở đối tượng. Dự đoán trước khả 
năng và những điều tốt đẹp mà đối tượng có thể vươn tới. Liên tưởng với 
những điều mình đã biết; đã nghe, đọc, cảm nhận được về đối tượng từ trước 
tới nay. Ghi chép lại những gì mình đã tưởng tượng để lựa chọn, chắt lọc đưa 
vào bài viết của mình. Hướng dẫn xây dựng đoạn văn mở bài, thân bài, kết 
bài và xây dựng bố cục bài văn. Bài tập luyện viết văn miêu tả là những bài 
tập viết thành đoạn, bài. Khi học sinh thực hiện viết bài văn miêu tả cần có 
thời gian suy nghĩ tìm cách diễn đạt( dùng từ, đặt câu, sử dụng các biện pháp 
tu từ, so sánh, nhân hoá,). Vì vậy, yêu cầu đặt ra là lời văn cần rõ ý, miêu 
tả sinh động, bộc lộ được cảm xúc, bố cục bài văn chặt chẽ, hợp lí trong từng 
đoạn, trong toàn bài để tạo ra một “chỉnh thể”. Các bài tập được xây dựng 
trên cơ sở quy trình sản sinh ngôn bản và chứa đựng trong nó nhiều bài tập 
hình thành những kĩ năng bộ phận( xác định yêu cầu nói, viết và tìm ý, sắp 
xếp ý thành bài đến viết đoạn văn, liên kết đoạn văn thành bài,). Kĩ năng 
viết của học sinh được rèn luyện chủ yếu qua các bài tập viết đoạn văn trước 
khi viết một bài văn hoàn chỉnh. Do đó, trong quá trình thực hiện các bài tập 
rèn luyện kĩ năng viết, tôi giúp học sinh thực hiện tốt những yêu cầu sau: 
gồm các bài tập phân tích đề bài, xác định nội dung viết, tìm ý, sắp xếp ý để 
chuẩn bị thực hiện yêu cầu viết. 
Biện pháp 6: Hướng dẫn học sinh xây dựng đoạn văn mở bài và kết bài. 
Để giúp học sinh viết bài văn có bố cục ba phần chặt chẽ, rõ ràng. Bài 
văn không thể thiếu phần mở bài và kết bài, những phần này thường thu hút 
người đọc, người nghe chú ý cách đặt vấn đề và cách cảm nghĩ về vấn đề mà 
người trình bày. Chính vì vậy việc rèn luyện cho học sinh xây dựng một 
đoạn văn mở bài và kết bài là rất cần thiết. 
a. Đoạn văn mở bài: Có hai cách mở bài mà học sinh được học đó là mở bài 
trực tiếp và mở bài gián tiếp. Không nhất thiết phải gò bó học sinh làm mở 
bài theo cách nào để cho các em tự chọn cho mình cách mở bài hợp lý nhất 
và phù hợp với khả năng của từng em. Mở bài gián tiếp có thể xuất phát từ 
một vấn đề mình cần nói tới, có thể bắt đầu bằng những câu thơ, những câu 
hát, nhưng phải bám sát vào yêu cầu của đề, không lan man, xa đề, không 
rườm ra. Giáo viên có thể cho học sinh làm việc nhóm đôi hoặc cá nhân tự 
nêu cách vào bài của mình, sau đó cho các bạn nhận xét. Chẳng hạn với bài 
tả con mèo, một học sinh mở bài: "Hè vừa rồi, mẹ em đi chợ mua được một 
con mèo tam thể.Chú ta là thành viên thứ năm của gia đình em, nay đã được 
bốn tháng.” 
- Tôi đưa ra câu hỏi: Đây là cách mở bài nào?( trực tiếp) 
- Tôi nêu yêu cầu để học sinh nêu cách mở bài khác sinh động hơn: "Nhà em 
đã từ lâu không có một chú chuột nào dám bén mảng tới vì có một chú lính 
gác cừ khôi, đó chính là chú Mướp. Mướp ta đã được một năm tuổi, nó thật 
hiền dịu nhưng cũng thật tinh nhanh, nó như người bạn thân của em.” 
 Hay với đề bài miêu tả cây đa cổ thụ nơi làng quê, học sinh mở bài như 
sau: 
“Ở đầu làng em có một cây đa cổ thụ nó rễ phải đến trăm năm tuổi. Cả làng 
gọi đó là cây đa ông Đài, vì ông Đài là người trồng ra nó, nhưng ông Đài là 
ai thì cả làng không ai nhớ cả.” 
Học sinh khác lại viết: "Từ bến đò phía xa em đã nhìn thấy làng em. Phải 
qua một cánh đồng bao la, một con đường liên xã dài hơn hai cây số, em đã 
nhìn thấy làng quê yêu dấu: Cây đa cổ thụ in bóng xanh thẫm trên bầu trời. 
Mỗi lần đi xa về, em cảm động tưởng như cây đa làng quê đang giơ tay vẫy 
chào, đón đợi.” 
Từ các cách mở bài khác nhau các em nhận xét và tìm ra ý đúng, ý hay để 
mở bài một cách hợp lý nhất. 
b. Đoạn văn kết bài: Kết bài tuy chỉ là một phần nhỏ trong bài văn nhưng 
lại rất quan trọng bởi đoạn kết bài thể hiện được nhiều nhất tình cảm của 
người viết với đối tượng miêu tả. Thực tế cho thấy học sinh thường hay liệt 
kê cảm xúc của mình làm phần kết luận khô cứng, gò bó, thiếu tính chân 
thực. Chủ yếu các em thường làm kết bài không mở rộng, kết bài như vậy 
không sai nhưng chưa hay, chưa hấp dẫn người đọc. Vì vậy đòi hỏi người 
giáo viên phải gợi ý để học sinh biết cách làm phần kết bài có mở rộng bằng 
cảm xúc của mình một cách tự nhiên thông qua những câu hỏi mở, sau đó 
cho các em nhận xét, sửa sai và chắt lọc để có được những kết bài hay. 
Ví dụ: Cây gạo có thể sống đến nghìn năm. Nó là nhân chứng thầm lặng của 
dòng đời. Cô giáo em nói thế. Đi học về, đứng trên bến đò, hoặc đi xa về, 
ngắm nhìn ba cây gạo, em thấy lòng bồn chồn xôn xao. Cây gạo là hồn quê, 
là tình quê vơi đầy.” 
 Để có một bài văn hay đúng thôi thì chưa đủ mà còn phải thấm đượm cảm 
xúc của người viết. Song tình cảm không phải thứ gò ép bắt buộc, tình cảm 
ấy phải chân thực, hồn nhiên, xuất phát từ chính tâm hồn các em. Bài văn 
không thể hay nếu thiếu cảm xúc của người viết, cảm xúc không chỉ bộc lộ ở 
phần kết bài mà còn thể hiện ở từng câu, từng đoạn của bài. Vì vậy tôi rất 
chú ý rèn cho học sinh cách bộc lộ cảm xúc trong bài văn một cách thường 
xuyên liên tục, từ tiết đầu tiên của mỗi loại bài đến những tiết luyện tập xây 
dựng đoạn văn, tiết viết bài và ngay trong tiết trả bài nữa. 
Biện pháp 7: Hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung bài v¨n:(lựa chọn 
và sắp xếp ý để miêu tả) 
 Nội dung bài đầy đủ, phong phú là yêu cầu không thể thiếu được của một 
bài tập làm văn tốt. Với yêu cầu này ta cần tiến hành qua các bước: tìm ý, lập 
dàn bài chi tiÕt theo bố cục 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài), các từ ngữ 
nối để liên kết câu chặt chẽ, trôi chảy. Từ ngữ miêu tả phải thích hợp, câu 
văn có hình ảnh, biết sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá để bài văn hay 
hơn. 
- Khi làm bài viết, tôi hướng dẫn học sinh: Đọc kĩ, hiểu yêu cầu của đề bài. 
+ Phân tích đề : Đề thuộc thể loại văn gì? Nội dung miêu tả ai? Con gì? Vật 
gì? Cảnh ở đâu? Tả vào lúc nào? bộ phận nào? 
- Biết dựa vào dàn ý đã xây dựng, các đoạn văn đã viết ở tiết trước để viết 
thành một bài văn hoàn chỉnh. 
 Sau đó, học sinh bám sát yêu cầu của đề bài, huy động vốn thực tế (mà các 
em đã được hướng dẫn quan sát qua khâu chuẩn bị) để lựa chọn được những 
nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ. 
 Sau khi đã thống kê toàn bộ ý đã tìm được lên vở nháp, tôi hướng dẫn học 
sinh chọn lọc ý theo hệ thống câu hỏi: Theo em, những ý trên ý nào không 
quan trọng cần lược bỏ? ý nào cần tả lướt qua bằng vài câu? Còn ý nào cần 
tập trung tả kĩ, sâu hơn? Tại sao lại không tả hết toàn bộ tả một số cảnh và tả 
kĩ như vậy nhằm mục đích gì? 
a. Phần mở bài: Giới thiệu đối tượng miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con 
vật) bằng cách trực tiếp hay gián tiếp. 
 Trong bài tập làm văn phần mở bài là phần gây ấn tượng đầu tiên cho người 
đọc. Các em có thể vào bài bằng một câu hay một đoạn nhưng cần phải bám 
sát vào nội dung yêu cầu đã được xác định. Dựa vào mở bài của mỗi em mà 
tôi góp ý, không gò bó, không áp đặt. Ví dụ: Khi tả con vật, các em có thể 
vào bài: “ Đã lâu em được bố mẹ cho về quê chơi. Qua khỏi cổng làng, em 
bước thơ thẩn trên con đường nhỏ dẫn tới đầm sen. Ở một góc đầm trống, 
một đàn vịt bầu đang lặn hụp kiếm mồi. Từ đó giúp các em viết được bài văn 
tốt mang tính nghệ thuật cao. 
b. Phần thân bài: Ở phần này tôi hướng dẫn học sinh phát triển theo nhiều ý 
khác nhau. 
 -Tả đồ vật: Ví dụ: Đề bài: “ Tả một đồ chơi mà em thích”. Tôi cho các em 
làm theo các gợi ý sau: 
a) Muốn miêu tả đồ vật, trước hết phải quan sát đồ vật đó là đồ vật gì? (búp 
bê, gấu bông, cái chong chóng,..) 
b) Quan sát theo một trình tự hợp lí. 
+ Nhìn bao quát: 
+ Quan sát từng bộ phận ( bên ngoài/ bên trong, bên trên/ bên dưới, đầu/ 
mình/ chân tay,..) 
c) Hướng dẫn cho học sinh quan sát bằng nhiều giác quan. 
- Dùng mắt để xem hình dáng, kích thước, màu sắc,...của đồ vật như thế nào. 
- Dùng tay để biết đồ vật mềm hay rắn, nhẵn nhụi hay thô ráp, nặng hay 
nhe.,... 
- Dùng tai để nghe đồ vật khi được sử dụng có phát ra tiếng động không, 
tiếng động ấy như thế nào. 
- Cố gắng tìm ra những đặc điểm riêng của đồ vật, phân biệt nó với những đồ 
vật khác, nhất là những đồ vật cùng loại. 
- Tả cây cối: Từ gợi ý của các bài văn mẫu, biết lập dàn ý miêu tả một cây ăn 
trái quen thuộc theo hai cách đẫ học: Tả lần lượt từng bộ phận của cây hoặc 
tả lần lượt từng thời kì phát triển của cây. Từ đó học sinh phát triển ý thật tự 
nhiên. Như vậy mỗi em có một ý, một vẻ khác nhau và đều đảm bảo đủ ý 
chính. Tuy nhiên tôi cần hướng cho học sinh phát triển ý phong phú về nội 
dung làm nổi bật yêu cầu của đề bài. Khi xây dựng phần thân bài, tôi cần lưu 
ý học sinh: Khi tả có thể tả nhiều bộ phận nhưng không coi đó là chủ yếu mà 
cần làm nổi bật đối tượng cần tả do đề bài yêu cầu. Tả cần chọn những nét 
tiêu biểu, tránh liệt kê đầy đủ nhưng nặng về kể lể khô khan. 
c. Phần kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ, ấn tượng về đối tượng miêu tả 
theo kiểu mở rộng hoặc không mở rộng. 
 Có nhiều cách kết bài khác nhau cho một bài văn miêu tả nhưng đều phải 
xuất phát từ nội dung chính mà các em vừa khai thác được ở phần thân bài. 
Để thực hiện tốt điều này chúng ta có thể gợi mở: 
Ví dụ: Với đề bài"Tả một đồ chơi mà em thích", tôi hỏi: Em hãy nói tình 
cảm của em với đồ chơi mà em thích. Tôi gợi mở cho học sinh nói theo ý của 
mình, cảm nghĩ của mình qua bài văn miêu tả mà các em đã chuẩn bị sau đó 
tôi chắt lọc, sửa sai(nếu cần). 
Biện pháp 8: Thực hiện nghiêm túc tiết trả bài. 
 Tất cả những công việc, từ những việc làm thông thường hàng ngày đến 
việc nghiêm túc đều thực hiện theo một chu trình nhất định, bắt đầu từ việc 
lập kế hoạch đến việc triển khai thực hiện kế hoạch đó và cuối cùng là khâu 
kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kế hoạch đó và cuối cùng là 
khâu kiểm tra đánh giá lại những việc đã làm so với kết quả bỏ qua bất cứ 
khâu nào trong các khâu trên, nhất là các khâu kiểm tra, đánh giá: có kiểm 
tra đánh giá thì mới có thể biết được những ưu, khuyết điểm trong công việc 
đã thực hiện, để điều chỉnh cho những việc tiếp theo. 
 Dạy tập làm văn cũng không nằm ngoài chu trình chung đó. Mỗi loại bài 
thường dành một tiết kiểm tra để học sinh thực hành viết văn, quá trình thực 
hành ấy cần được xem xét, đánh giá rút kinh nghiệm thật cẩn thận, nghiêm 
túc thì mới có tác dụng rèn kỹ năng viết văn cho học sinh, tổ chức rút kinh 
nghiệm thực hiện tiết trả bài chính là thực hiện khâu cuối cùng "kiểm tra, 
đánh giá "nhằm mục đích giúp học sinh hiểu được những nhận xét chung của 
giáo viên và kết quả bài viết của cả lớp để liên hệ với bài làm của mình giúp 
học sinh biết sửa lỗi dùng từ, ngữ pháp, diễn đạt, chính tả, bố cục bài của 
mình và của các bạn, từ đó học sinh có thể học hỏi những câu văn, đoạn văn 
hay của bạn. Với mục đích như vậy thì tiết trả bài không thể làm qua loa đại 
khái, càng không thể bớt xén thời lượng. 
Giáo viên luôn chủ động khâu chữa lỗi: 
- Chữa lỗi về dùng từ: Tôi đưa câu văn mà học sinh dùng từ thiếu chính xác 
cho học sinh đọc và phát hiện. Ví dụ qua đề bài: "Tả con vật mà em yêu 
thích" có học sinh viết: "Chú gà trống vỗ cánh bạch bạch". Xét về góc độ 
ngữ nghĩa, cú pháp thì câu hoàn toàn đúng. Song từ "lạch bạch" là từ tượng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_kinh_nghiem_day_van_mieu_ta_cua_phan_m.pdf