Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh

5.1.2. Tính mới:

Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hỗ trợ học sinh học tốt tất cả các

kiến thức của từng môn học thì tôi luôn quan tâm cả về chữ viết của từng

học sinh. Từ đó, tôi tìm ra biện pháp bồi dưỡng kĩ năng chữ viết đẹp cho các

em.

Hằng ngày lên lớp, tôi luôn có một quyển sổ ghi rõ kết quả học tập, sự

tiến bộ về chữ viết của từng em vào sổ theo dõi. Mỗi em, tôi ghi ba phần:

đầu năm, cuối kỳ một, cuối kỳ hai.

Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi, chia sẻ với phụ huynh

những hạn chế về học tập và kĩ năng chữ viết của từng học sinh để phụ

huynh nắm bắt tình hình. Sau đó, tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh hỗ trợ

cũng như động viên, khuyến khích học sinh rèn luyện thêm ở nhà.

Để luyện chữ viết đẹp cho học sinh, tôi luôn đặt mục tiêu cần đạt trong3

hàng tuần, mỗi tháng. Đồng thời xây dựng biện pháp và hình thức tổ chức

rèn chữ viết một cách cụ thể: Luyện nét, luyện chữ, luyện chữ viết đứng,

luyện chữ viết nghiêng, luyện nét viết sáng tạo. Tôi cũng lường trước những

hạn chế học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh để học sinh viết chữ

chuẩn hơn, đẹp hơn. Ngoài ra tôi luôn hướng dẫn học sinh rèn chữ kết hợp

với trình bày vở sạch đẹp. Hàng ngày, tất cả học sinh của lớp đều có một

quyển vở trắng dùng để rèn chữ. Cuối mỗi tuần, cả lớp đều được phát giấy

rèn chữ và viết một đoạn văn hoặc thơ do giáo viên giao. Các em đểu trổ tài

với tinh thần phấn khởi vô cùng. Sau đó, tôi thu bài viết và sửa cho từng em.

pdf 12 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 02/03/2022 Lượt xem 2012Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 
 Kính gửi: Hội đồng Sáng kiến ngành Giáo dục thị xã Bình Long 
 Tôi ghi tên dưới đây: 
Số 
T
T 
Họ và tên 
Ngày 
tháng 
năm sinh 
Nơi công 
tác 
Chức 
danh 
Trình 
độ 
chuyên 
môn 
Tỷ lệ (%) 
đóng góp 
vào việc 
tạo ra 
sáng kiến 
1 
LÊ THỊ LÝ 
10/10/1976 
Trường TH 
An Lộc B , 
phường Phú 
Thịnh, TX 
Bình Long. 
Giáo viên 
chủ nhiệm 
lớp 3 
ĐHSP 
Tiểu học 
100% 
1. Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến cấp thị xã :“Biện pháp 
rèn chữ viết đẹp cho học sinh” 
2. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Tác giả đồng thời là chủ đầu tư tạo ra 
sáng kiến. 
3. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục (viết chữ đẹp) 
4. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu: 10/9/2020 
5. Mô tả bản chất của sáng kiến :
 5.1. Tính mới của sáng kiến:
 5.1.1. Thực trạng: 
 Qua khảo sát đầu năm học, tôi nhận thấy chữ viết của học sinh chưa đúng 
độ cao. Nhiều em viết nét khong chuẩn, khoảng cách chưa hợp lý. Số lượng học 
2 
sinh có ý thức rèn chữ đẹp, giữ vở sạch rất ít. 
Cụ thể kết quả sau một tháng làm công tác chủ nhiệm lớp Ba/2 năm học 
2020-2021 này, tôi có số liệu nhận xét như sau: 
Tổng số học sinh Viết chưa đúng Viết đúng Viết đúng , đẹp 
43 30 ( 69,8 %) 10 ( 23,2 %) 3 ( 7,0 %) 
Tổng số học sinh Vở chưa sạch Vở sạch Vở sạch đẹp 
43 30 ( 69,8%) 11 ( 25,6 %) 2 ( 4,6 %) 
 Trước thực trạng đó, tôi đã phân tích và tự đặt cho mình câu hỏi: Phải làm 
gì? Làm như thế nào? để khắc phục tình trạng đó và nâng cao chất lượng chữ 
viết cho học sinh. Qua quá trình nghiên cứu tôi đã tiến hành sử dụng phối hợp 
nhiều phương pháp nghiên cứu đó là: Phương pháp điều tra, phương pháp đối 
chứng và phương pháp tổng quát. Ở đây phương pháp điều tra không chỉ dừng 
lại ở điều tra thực trạng mà điều tra từng giai đoạn trong suốt năm học. Ở mỗi 
giai đoạn tôi đều lấy kết quả đã đạt được để đối chứng với kết quả giai đoạn 
trước và cuối cùng đi tổng hợp số liệu và rút ra bài học kinh nghiệm. 
 5.1.2. Tính mới: 
 Ngay từ đầu năm học, ngoài việc hỗ trợ học sinh học tốt tất cả các 
kiến thức của từng môn học thì tôi luôn quan tâm cả về chữ viết của từng 
học sinh. Từ đó, tôi tìm ra biện pháp bồi dưỡng kĩ năng chữ viết đẹp cho các 
em. 
Hằng ngày lên lớp, tôi luôn có một quyển sổ ghi rõ kết quả học tập, sự 
tiến bộ về chữ viết của từng em vào sổ theo dõi. Mỗi em, tôi ghi ba phần: 
đầu năm, cuối kỳ một, cuối kỳ hai. 
Trong cuộc họp phụ huynh đầu năm, tôi trao đổi, chia sẻ với phụ huynh 
những hạn chế về học tập và kĩ năng chữ viết của từng học sinh để phụ 
huynh nắm bắt tình hình. Sau đó, tôi đã hướng dẫn cho phụ huynh hỗ trợ 
cũng như động viên, khuyến khích học sinh rèn luyện thêm ở nhà. 
Để luyện chữ viết đẹp cho học sinh, tôi luôn đặt mục tiêu cần đạt trong 
3 
hàng tuần, mỗi tháng. Đồng thời xây dựng biện pháp và hình thức tổ chức 
rèn chữ viết một cách cụ thể: Luyện nét, luyện chữ, luyện chữ viết đứng, 
luyện chữ viết nghiêng, luyện nét viết sáng tạo. Tôi cũng lường trước những 
hạn chế học sinh có thể mắc phải và cách điều chỉnh để học sinh viết chữ 
chuẩn hơn, đẹp hơn. Ngoài ra tôi luôn hướng dẫn học sinh rèn chữ kết hợp 
với trình bày vở sạch đẹp. Hàng ngày, tất cả học sinh của lớp đều có một 
quyển vở trắng dùng để rèn chữ. Cuối mỗi tuần, cả lớp đều được phát giấy 
rèn chữ và viết một đoạn văn hoặc thơ do giáo viên giao. Các em đểu trổ tài 
với tinh thần phấn khởi vô cùng. Sau đó, tôi thu bài viết và sửa cho từng em. 
Qua việc rèn chữ hàng tuần, tôi theo dõi và phân hóa dần đối tượng để 
có biện pháp hỗ trợ và bồi dưỡng chữ viết đẹp cho các em kịp thời hơn. 
Những học sinh có năng khiếu tôi giao nội dung rèn cao hơn: Viết một 
bài nét thẳng đứng đều và một bài viết nghiêng thanh đậm, sáng tạo. 
Còn những học sinh chưa có tiến bộ nhiều về kĩ năng viết chữ đẹp tôi 
động viên các em là chính. Các em cũng viết nội dung bài viết như các bạn 
có năng khiếu nhưng bước đầu chỉ yêu cầu viết liền mạch, đủ nét, đúng độ 
cao, đặt bút vả dừng bút đúng. Bên cạnh đó, tôi cũng không ngừng khuyến 
khích các em tập viết nét nghiêng thanh đậm và sáng tạo. 
Trong quá trình tiến hành luyện chữ, tôi tăng dần tốc độ viết ở mỗi học 
sinh và khuyến khích sự sáng tạo về chữ viết của các em. Đồng thời rèn cho 
các em tính cẩn thận, kiên trì, tự tin và niềm đam mê trong việc rèn chữ viết 
đẹp. 
 5.2. Nội dung sáng kiến: 
Hiện nay, việc đánh giá học sinh luôn mang tính toàn diện cả 3 mặt: kiến 
thức, năng lực, phẩm chất. Vì vậy việc giúp học sinh rèn chữ đẹp, giữ vở sạch là 
một việc hết sức cần thiết của giáo viên cần làm.Ngoài việc giúp các em lĩnh hội 
và hoàn thành các môn học thì việc rèn cho các em chữ viết đẹp, trình bày vở 
sạch sẽ giúp ta thấy rõ năng lực của các em. Qua đó, những kĩ năng, thái độ của 
các em cũng được rèn luyện và phát triển một cách toàn diện. 
4 
 Vì vậy vấn đề rèn luyện chữ viết cho học sinh Tiểu học là vô cùng quan 
trọng. Hiện nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển thì việc viết và rèn 
chữ viết đa số mọi người ít chú trọng. Tuy nhiên, việc rèn chữ cho học sinh tiểu 
học luôn giữ một vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì tiểu học là nền móng ban 
đầu, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng, thói quen và phẩm chất tốt như: tinh 
thần kỉ luật, tính cẩn thận, lòng kiện trì và óc thẩm mĩ đúng như ông cha ta 
thường nói: “ Nét chữ nết người”. 
 Việc rèn cho học sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp và có thói quen giữ vở 
sạch không những giúp các em học tốt các môn học mà còn hoàn thiện các em 
trở nên toàn diện mọi mọi mặt. 
Trong khi chữ viết hết sức quan trọng trong việc quyết định sự hình thành 
các năng lực ở học sinh.Vì bài văn, bài toán đúng đến đâu mà chữ viết nguệch 
ngoạc, không đọc được thì bài văn, bài toán đó không được đánh giá cao. Đồng 
thời rèn chữ viết còn rèn cho các em tính cẩn thận và lòng tự trọng. Bên cạnh đó, 
muốn nâng cao được chất lượng giáo dục toàn diện cho học sinh không những 
người giáo viên giúp các em nắm bắt đầy đủ những tri thức cho học sinh mà 
chúng ta còn phải quan tâm, chú trọng đến việc giáo dục cho học sinh phát triển 
cả về năng lực, phẩm chất đạo đực. rèn chữ viết, giữ vở sạch cho học sinh. 
Mặt khác, nếu học sinh viết nhanh, đúng, đẹp thì việc học các môn khác 
cũng sẽ có nhiều thuận lợi. 
Ngoài ra việc rèn chữ đẹp, giữ vở sạch còn góp phần rèn luyện cho học 
sinh những phẩm chất đạo đức tốt như lòng kiên trì, tính cẩn thận và phát triển 
óc thẩm mỹ. 
 Để góp phần nâng cao chất lượng chữ viết cho học sinh,tôi mạnh dạn đề 
xuất một vài kinh nghiệm nhỏ của mình về vấn đề: 
 “Biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh”. 
 Đây cũng chính là tên đề tài mà tôi tâm huyết nghiên cứu nhằm mang lại 
những biện pháp hữu hiệu trong công tác giảng dạy của mình. 
 5.2.1. Những biện pháp rèn chữ viết đẹp cho học sinh : 
5 
 - Đối với bản thân. 
 - Đối với việc rèn chữ đẹp. 
 - Rèn chữ kết hợp với việc hướng dẫn giữ vở sạch đẹp. 
 - Sự phối kết hợp cùng phụ huynh. 
 5.2.2. Tổ chức thực hiện các biện pháp: 
Để học sinh có kĩ năng viết chữ đẹp, tôi đã bắt tay vào việc tìm hiểu, 
điều tra, khảo sát chất lượng chữ viết của lớp, tìm ra các nguyên nhân dẫn đến 
các em viết chưa đúng, chưa đẹp, tiến hành xây dựng kế hoạch bồi dưỡng. 
 Sau đây là một số biện pháp mà tôi đã thực hiện: 
5.2.2. 1. Đối với giáo viên: 
- Tôi luôn ý thức được rằng chữ viết của giáo viên là rất quan trọng vì nó 
là mẫu để các em học tập và viết theo. Vì vậy tôi luôn có ý thức tự rèn luyện 
chữ viết của bản thân rõ ràng, đúng mẫu và tương đối đẹp. Tôi luôn cố gắng 
mẫu mực về chữ viết ở bảng lớp, ở lời phê, điểm số trong vở học sinh, làm 
gương cho học sinh học tập và noi theo. 
- Tôi thường xuyên nghiên cứu, tìm hiểu các tài liệu tham khảo. 
- Ngoài ra, tôi còn tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp trong 
việc rèn chữ, giữ vở cho học sinh. 
- Tôi chú trọng rèn chữ giữ vở cho học sinh trong tất cả giờ học. 
- Tôi thường xuyên động viên tuyên dương những học sinh có tiến bộ về 
chữ viết, có ý thức giữ vở sạch, viết chữ đẹp. 
5.2.2. 2. Đối với việc rèn chữ đẹp: 
- Ngay từ đầu tôi đã dành thời gian để hướng dẫn các em cách cầm bút, 
để vở và tư thế ngồi viết. 
- Khi ngồi viết, học sinh phải ngồi ngay ngắn, lưng thẳng, không tì ngực 
vào cạnh bàn, đầu hơi cúi, hai mắt cách vở từ 25- 30 cm, cánh tay trái đặt bên 
mặt bàn bên trái vở, bàn tay trái tì vào vở giữ vở không bị xê dịch khi viết. 
Cánh tay phải cùng ở trên mặt bàn. Với cách để tay như vậy khi viết bàn tay và 
cánh tay phải có thể dịch chuyển thuận lợi từ trái sang phải một cách dễ dàng. 
6 
- Cách cầm bút: khi viết học sinh cầm bút và điều khiển bút viết bằng cả 
ba ngón tay (ngón trỏ, ngón cái và ngón giữa) của bàn tay phải. Đầu ngón tay 
trỏ đặt ở phía trên, đầu ngón cái giữ bên trái, phía bên phải của đầu bút tựa 
cạnh đốt đầu ngón tay giữa. Ba điểm này giữ bút và điều khiển ngòi bút dịch 
chuyển linh hoạt. Ngoài ra, động tác viết cần có sự phối hợp cử động của cổ 
tay khuỷu tay và cả cánh tay. 
- Vị trí đặt vở khi viết chữ: vở viết cần đặt nghiêng so với mép bàn một 
góc 30
0
 (nghiêng về bên phải). Sở dĩ đặt như vậy vì chiều thuận của vận động 
tay khi viết chữ Việt là vận động từ trái sang phải. Trong quá trình học sinh 
viết, tôi luôn quan sát để phát hiện những học sinh ngồi, cầm bút hoặc để vở 
sai để sửa chữa triệt để cho các em 
.- Trong quá trình rèn chữ giữ vở cho học sinh, tôi còn đặt kế hoạch 
rèn ở bốn thời điểm: trong giờ tập viết, trong giờ chính tả, các giờ làm bài và 
giờ rèn chữ ở nhà. 
* Giờ tập viết: 
Trước hết tôi cho học sinh nhắc lại, hiểu rõ đặc điểm về cách sử dụng vở 
tập viết để các em dùng vở tập viết đúng theo yêu cầu. 
- Song song với việc rèn chữ tỉ mỉ học sinh ở tiết tập viết có trong chương 
trình từ tuần đầu của năm học tôi còn rèn thêm cho các em một tiết rèn chữ vào 
buổi chiều, với tiết rèn chữ này, tôi rèn luyện cho các em cách viết chữ hoa 
sáng tạo, rèn luyện chữ viết thường và việc dạy học này tôi tiến hành rất tỉ mỉ 
và cẩn thận. 
* Giờ chính tả: 
Đây là giờ học rèn luyện cho học sinh kĩ năng nghe đọc để viết chuẩn xác 
theo luật chính tả. Học sinh nắm chắc để phân biệt được những phụ âm dễ lẫn 
như tr/ch, x/s, d/gi/r. 
- Đối với chính tả tập chép, tôi chú trọng rèn cho các em cách nhẩm chép, 
cách phân biệt các phụ âm dễ lẫn dễ nhầm để viết chính xác thông qua việc 
phát âm, ghép tiếng tạo từ. 
7 
- Đối với chính tả nghe đọc, tôi chú trọng rèn luyện cho học sinh cách 
nghe chuẩn xác để viết đúng, ngoài ra đây còn là giờ học để rèn luyện cho học 
sinh kĩ năng viết đúng, viết đẹp. 
- Trong cả hai tiết tập viết và chính tả tôi đều rất chú ý tới việc đánh giá 
bài viết của học sinh để đảm bảo hai yếu tố: vừa nghiêm khắc, vừa thể hiện sự 
động viên khích lệ kịp thời. Nhờ đó sẽ đánh giá được thực chất bài viết của 
học sinh và động viên các em cố gắng phấn đấu hơn. 
* Trong các giờ còn lại: 
Trong các giờ còn lại tôi chú trọng đến tiết tập đọc tiết 1 và tiết 2. Trong 
hai loại tiết này tôi luyện kĩ cho các em cách đọc và nếu các em biết phát âm 
chuẩn xác thì các em sẽ đọc đúng, đọc nhanh. Nếu học sinh đã đọc đúng, đọc 
nhanh thì việc viết chữ của các em sẽ thuận lợi hơn rất nhiều. 
Ngoài ra, tôi còn chú trọng rèn chữ cho học sinh khi các em viết bài của 
các môn học khác để các em được rèn chữ đẹp cần rèn ở mọi lúc mọi nơi. 
Từ đó hình thành cho các em thói quen tốt giữ vở sạch sẽ, viết chữ cẩn 
thận đúng và đẹp. 
* Đối với việc rèn chữ ở nhà: 
- Tôi giao việc về nhà cụ thể để các em luyện thêm như: chép một bài 
chính tả trên lớp. 
- Tôi còn có sổ theo dõi riêng về diễn biến chữ viết, việc giữ vở sạch của 
học sinh. Hàng tuần vào thứ sáu (tiết SHTT) tôi dành ít thời gian để đánh giá 
việc rèn chữ của học sinh. Ngoài ra tôi còn khuyến khích việc các em trao đổi 
bài luyện viết, vở nhau để các em học được ưu điểm của bạn, nhờ bạn chỉ rõ 
giúp những yếu điểm của mình để khắc phục. 
Hàng tháng, tôi đều chấm vở sạch chữ đẹp cho các em và tôi lấy kết quả 
việc chấm vở sạch chữ đẹp hàng tháng là một tiêu chí quan trọng trong việc 
đánh giá thi đua cho các em. Đây cũng là một biện pháp quan trọng thúc đẩy các 
em nỗ lực phấn đấu viết chữ đẹp. 
8 
Thêm vào đó, tôi thường xuyên liên hệ với phụ huynh để cùng hợp tác 
nhắc nhở cho các bài viết ở nhà của các em vì rèn chữ không phải một ngày, một 
buổi mà phải luyện trong suốt quá trình học kể cả ở trường lẫn ở nhà. 
5.2.2. 3. Rèn chữ kết hợp với việc hướng dẫn giữ vở sạch đẹp: 
- Ngay từ đầu tôi đã giáo dục để các em hiểu tầm quan trọng, ý nghĩa, tác 
dụng của việc giữ vở sạch, chữ đẹp. Tôi còn cho các em xem những quyển vở 
chữ đẹp của các bạn cùng lứa tuổi và động viên các em hăng say rèn luyện để 
đạt những quyển vở sạch, chữ đẹp như các anh chị và các bạn của mình. 
- Đầu năm tôi quy định mẫu vở, bút mực viết cho các em để cả lớp cùng 
thống nhất. 
- Mỗi em có một giẻ để lau bút, trong mỗi vở đều có bìa lót để vở không 
bị dơ, không bị ướt mồ hôi khi viết. 
- Ngoài ra, tôi còn hướng dẫn học sinh cách bơm mực, không bơm quá 
đầy, chỉ bơm ½ sức chứa của bút. 
- Tôi luôn nhắc nhở học sinh mở vở, gấp vở nhẹ nhàng, khi viết không 
gấp đôi vở. 
- Nếu viết sai trong vở cần dùng thước và bút chì kẻ ngang chữ viết sai, 
không được tẩy xóa. 
- Cuối mỗi buổi học tôi luôn kiểm tra vở của các em để kịp thời nhắc nhở, 
rút kinh nghiệm. 
- Thường xuyên động viên, tuyên dương những em viết sạch, đẹp và đưa 
vở cho những em viết còn chưa đẹp xem, học tập. 
5.2.2. 4. Sự phối kết hợp cùng phụ huynh: 
- Vận động phụ huynh lựa chọn và đầu tư những loại bút phù hợp cho 
việc rèn chữ. ( bút viết nét đứng đều, bút viết nét nghiêng thanh đậm) 
- Hỗ trợ, động viên các em rèn chữ hằng ngày ở nhà. 
6. Những thông tin cần được bảo mật: Không 
 7.Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: 
 - Bàn ghế đúng quy cách phù hợp với học sinh, đủ ánh sáng. 
- Giáo viên có tâm huyết với nghể, ân cần, gần gũi với học sinh. 
9 
- Sự phối hợp của phụ huynh. 
- Học sinh chăm chỉ, siêng năng. 
8. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tác giả : 
8.1. Kết quả: 
8.1.1.Về phía học sinh: 
 Sau 4 tháng , kết quả khảo sát và số liệu ghi chép tôi rất phấn khởi bởi 
số lượng học sinh viết chữ đẹp và giữ vở sạch ngày càng nhiều. Từ đó,tôi thấy 
những biện pháp rèn chữ, giữ vở cho học sinh mà mình đã vận dụng đã có sự 
tiến triển rõ rệt. 
 Bảng số liệu cuối học kì I, năm học 2020- 2021: 
Tổng số học 
sinh 
Viết chưa đúng Viết đúng Viết đúng , đẹp 
43 10 ( 23,3 %) 13 ( 30,2 %) 20 ( 46,5 %) 
Tổng số học 
sinh 
Vở chưa sạch Vở sạch Vở sạch đẹp 
43 12 ( 27,9%) 13 ( 30,2 %) 18 ( 41,9 %) 
 Kết quả cuối học kì I năm học 2020-2021, học sinh lớp Ba/2 của tôi 
tích cực giao lưu viết chữ đẹp cấp trường và đạt được nhiều kết quả cao như: có 
7 em đạt giải viết chữ đẹp và 5 em đạt giải Vở sạch chữ đẹp: 
Nội dung 
giao lưu 
Giải nhất Giải nhì Giải ba KK 
CN 
Vở sạch, chữ 
đẹp 
 1 2 2 
Viết chữ đẹp 1 1 2 1 2 
8.1.2.Về phía phụ huynh: 
10 
Tin tưởng, an tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. Bên cạnh đó, phụ 
huynh cũng thường xuyên theo dõi việc học hành của con mình và có nhiều sự 
hỗ trợ đối với giáo viên. Phụ huynh cũng thấy phấn khởi khi thấy con em mình 
được giáo viên quan tâm, có nhiều tiến bộ về chữ viết và học tốt hơn. 
8.1.3.Về phía giáo viên: 
Khi thấy lớp mình đạt những mục tiêu mà mình đề ra là một sự thành công 
lớn. Nhìn các em em hăng hái thi đua học tốt, kĩ năng viết chữ của các em luôn 
được phát huy rõ rệt. Đặc biệt các em học tập với tinh thần tích cực và đam mê 
trong việc rèn chữ viết. Đó chính là thành quả to nhất mà người giáo viên nào 
cũng mong muốn đạt được. 
8.2. Bài học kinh nghiệm: 
Từ thực tế giảng dạy và thử nghiệm các biện pháp đã nêu ở trên, tôi nhận 
thấy khi rèn chữ giữ vở cho học sinh cần chú trọng tới một số vấn đề sau: 
- Giáo viên cần tâm huyết với nghề. 
- Giáo viên cần tự mình rèn luyện viết chữ đẹp đúng. 
- Giáo viên cần hiểu được phương pháp dạy tập viết cho học sinh. 
- Giáo viên cần nhẫn nại, kiên trì, không nôn nóng và thường xuyên 
khích lệ động viên các em. 
- Học sinh hiểu và say mê luyện tập. 
- Có sự giúp đỡ của nhà trường và đặc biệt là phụ huynh học sinh. 
Là một giáo viên say mê với sự nghiệp “trồng người” khi nhìn thấy các 
em học sinh trong lớp mình ngày càng có ý thức trong việc rèn chữ giữ vở tôi 
cảm thấy rất vui mừng. Những thành công bước đầu tuy chưa nhiều nhưng cũng 
chính là động lực giúp tôi áp dụng những kinh nghiệm này cho những năm học 
sau. Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến để đề tài này được hoàn thiện 
hơn. 
 Trên đây mới là một số kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn chữ viết 
đẹp cho học sinh lớp Ba của mình. Thế nhưng trong thực tế giảng dạy mỗi người 
đều có suy nghĩ, kinh nghiệm, bí quyết nghề nghiệp riêng của mình nhằm mục 
đích cuối cùng là nâng cao chất lượng dạy và học. Có lẽ đề tài của tôi còn nhiều 
11 
thiếu xót và hạn chế, tôi mong được cấp trên cùng các bạn đồng nghiệp góp ý 
kiến bổ sung để kinh nghiệm dạy của tôi thêm phong góp phần nhỏ bé đưa sự 
nghiệp giáo dục phát triển. 
9. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng 
sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến 
lần đầu, kể cả áp dụng thử( nếu có) : 
Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật 
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật. 
An Lộc, ngày 20 tháng 2 năm 2021 
Người nộp đơn 
Lê Thị Lý 
12 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_chu_viet_dep_cho_hoc_sin.pdf