Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1

2. PHẦN NỘI DUNG

2.1. Thực trạng của việc rèn chữ cho học sinh

2.1.1. Thuận lợi

Ban giám hiệu nhà trường, các cấp lãnh đạo địa phương và ngành giáo dục

luôn quan tâm chỉ đạo việc nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ viết cho

học sinh. Nhà trường và Phụ trách chuyên môn luôn chú trọng, nhấn mạnh việc rèn

chữ cho học sinh đặc biệt là học sinh lớp 1 thông qua các buổi họp, các buổi sinh

hoạt chuyên môn cấp tổ, cấp trường và cấp cụm.

Nhà trường đã đầu tư cơ sở vật chất: bóng điện đủ chiếu sáng trong phòng

học, bảng chữ mẫu, bảng phụ, bảng lớp chống loá . Phòng Thư viện cung cấp

đầy đủ đồ dùng như: Bộ chữ dạy Tập viết chữ thường và chữ hoa của Nhà xuất bản

Giáo dục. Mỗi lớp đều có bảng chữ cái theo mẫu chữ quy định của Bộ Giáo dục và

Đào tạo. Mỗi giáo viên được trang bị một bộ chữ dạy tập viết.

Trường có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân

yêu. Giáo viên luôn không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp

về rèn chữ viết cho học sinh.

Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập. Là năm đầu cấp nên phụ

huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình. Các em có đầy đủ sách vở,

đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên.

pdf 17 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 03/03/2022 Lượt xem 2498Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp rèn chữ viết cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rường có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, hết lòng vì học sinh thân 
yêu. Giáo viên luôn không ngừng học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 
về rèn chữ viết cho học sinh. 
 Đa số học sinh chăm ngoan, có ý thức học tập. Là năm đầu cấp nên phụ 
huynh đều quan tâm đến việc học tập của con em mình. Các em có đầy đủ sách vở, 
đồ dùng học tập theo yêu cầu của giáo viên. 
 2.1.2. Khó khăn 
 Nhiều giáo viên chưa dành nhiều thời gian để luyện viết cho bản thân. Một 
số giáo viên chưa hiểu rõ được vai trò, tác dụng của một số phương tiện trực quan 
trong giờ Tập viết như bảng con, chữ mẫu; chưa có sự thống nhất về tên gọi của 
các nét chữ, con chữ trong một giờ dạy Tập viết và chưa nắm được kỹ thuật viết 
chữ, cách gọi các thuật ngữ khi dạy viết chữ Tiếng Việt. Mặt khác, nhiều giáo viên 
còn nhầm lẫn giữa cách rê bút, cách lia bút, điểm đặt bút, điểm dừng bút, cách nối 
chữ khi viết. Bên cạnh đó, một số giáo viên chưa có sự phối hợp chặt chẽ với gia 
đình học sinh trong lớp chủ nhiệm, điều đó hạn chế việc tạo điều kiện về tinh thần, 
vật chất cho học sinh và việc rèn luyện chữ viết trong phong trào “Vở sạch - Chữ 
đẹp”. 
 Lớp1 là lớp đầu cấp, các em còn nhỏ nên nhận thức của các em chưa đồng 
đều. Lớp tôi chủ nhiệm là một lớp đặc biệt, có nhiều học sinh chưa thuộc bảng chữ 
cái nên việc làm quen với chữ viết đối với các em thật khó khăn. Ở mẫu giáo các 
em mới được làm quen với đọc và tô các chữ cái, chưa có khái niệm về đường kẻ, 
dòng kẻ, chưa nắm được cấu tạo của các nét cơ bản, cấu tạo của các chữ cái, chưa 
nắm được độ cao, độ rộng, của từng con chữ, khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng, 
cách viết các chữ thường, dấu thanh và các chữ số, chưa nắm được quy trình viết 
chữ cái. Nhiều em chưa thực hiện đúng các quy định trong giờ Tập viết như: Cầm 
bút chưa đúng cách, ngồi viết chưa đúng tư thế, vị trí đặt vở khi viết chưa đúng. 
Phần lớn học sinh chưa nắm được kĩ thuật viết, cách rê bút, cách lia bút, nét nối, 
điểm đặt bút, điểm dừng bút trong một chữ ghi tiếng và khoảng cách giữa các chữ 
ghi tiếng, ghi từ. 
 Bên cạnh đó, một số phụ huynh chưa đôn đốc nhắc nhở, còn thờ ơ với việc 
học tập của các em. Đa số các phụ huynh chưa nắm được chữ mẫu, quy trình viết 
của chữ nên còn hạn chế trong việc hướng dẫn con em mình học ở nhà. 
 2.1.3. Kết quả đánh giá chữ viết đầu năm 2020- 2021 
 Qua thực tế giảng dạy ở lớp chủ nhiệm, tôi thấy kết quả chữ viết của học 
sinh đầu năm chưa cao. Về tổng hợp kết quả chữ viết đầu năm như sau: 
Số HSKS Kết quả 
Viết đúng, đẹp, 
nhanh 
Viết đúng, đẹp Viết đúng nhưng 
chưa đẹp 
Viết chưa đúng, 
 chưa đẹp 
27 SL % SL % SL % SL % 
1 3.8 6 22.2 11 40.7 9 33.3 
 2.1.4. Nguyên nhân 
 Học sinh chưa viết đúng và chưa nắm chắc cấu tạo của các nét cơ bản, chưa 
nắm được độ cao, độ rộng của từng chữ cái. Các em chưa hiểu và nắm vững quy 
trình viết chữ cái, quy trình nối các chữ cái trong chữ ghi tiếng nên chữ viết thường 
sai độ cao, độ rộng, các nét chữ rời rạc, không đều nét, liền mạch. Mặt khác, học 
sinh cũng chưa được hướng dẫn, uốn nắn một cách tỉ mỉ, kịp thời thường xuyên từ 
cách cầm bút đến tư thế ngồi viết và cách viết theo đúng quy trình ngay từ khi các 
em mới bắt đầu đi học. 
 Đồng thời, tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1 là chóng nhớ nhưng lại nhanh 
quên, nhanh chán, không luyện tập theo đúng yêu cầu của giáo viên. Tốc độ viết 
nhanh, viết ngoáy, viết ẩu cũng chính là nguyên nhân để các em viết xấu, viết sai. 
 Phần lớn phụ huynh làm nông, lao động quần quật suốt ngày nên ít có thời 
gian quan tâm đến con, chưa nhận thức được việc rèn chữ viết cần thiết như thế 
nào cho con, chủ yếu cho con viết được là chính. Bên cạnh đó, một số phụ huynh 
chưa chuẩn bị đồ dùng học tập đầy đủ cho các em trước khi đến lớp. 
 Những nguyên nhân trên đã ảnh hưởng không ít đến chất lượng dạy Tập viết 
ở trường Tiểu học hiện nay. 
 2.2. Một số biện pháp rèn chữ viết cho học sinh 
 Biện pháp 1: Chuẩn bị đầy đủ điều kiện vật chất, thiết bị dạy - học. 
 Việc chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất và các thiết bị dạy học học của nhà 
trường, giáo viên và học sinh là một khâu quan trọng trong quá trình dạy - học ở 
Tiểu học: 
 * Về phía giáo viên và nhà trường: 
 - Bảng lớp: Được treo ở độ cao vừa phải ngang tầm với đầu học sinh ngồi 
học. Kích thước 1,2m x 2,9m; chống lóa, có dòng kẻ phù hợp phục vụ cho giáo 
viên và học sinh luyện viết, được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày. Có khăn xóa bảng 
được giặt sạch sẽ, không lau khăn ướt lên bảng. 
 - Bàn ghế học sinh: Đầy đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng; kích thước 
bàn ghế phải phù hợp với độ cao trung bình của học sinh lớp 1. Trung bình 2 học 
sinh/1 bàn. 
 - Chữ mẫu chuẩn, video hướng dẫn viết: Đầy đủ và đúng theo quy định của 
Bộ Giáo dục. 
 - Bộ đồ dùng dạy Tiếng Việt. 
 - Tivi phục vụ trình chiếu đủ to, vừa tầm mắt với học sinh. Đảm bảo an toàn 
cho HS, tránh HS đụng làm rơi, vỡ, hoặc bị điện giật. 
Hình ảnh lớp học 1D 
 * Về phía học sinh và phụ huynh 
 - Bảng con, phấn, giẻ lau: Yêu cầu học sinh dùng bảng hai mặt có dòng kẻ ô li. 
Phấn Mic trắng có chất liệu tốt, không dùng phấn cứng quá hoặc kém chất lượng. 
Giẻ lau bằng xốp, độ dày thích hợp và luôn sạch. Bảng con, giẻ lau đảm bảo đủ 
cho từng học sinh mỗi em một cái, học sinh phải có giỏ đựng phấn và xóa bảng để 
gọn gàng, sạch sẽ trên bàn. Thông qua việc thực hành luyện viết của học sinh trên 
bảng con, giáo viên nhanh chóng nắm được những thông tin phản hồi trong quá 
trình dạy học để kịp thời xử lí, tác động nhằm đạt được mục đích dạy học đề ra. 
 - Vở tập viết, bút: Vở tập viết lớp Một cần được bao bọc, dán nhãn tên, giữ 
gìn sạch sẽ, không để quăn góc hoặc giây bẩn. Khi viết chữ đứng, học sinh cần để 
vở ngay ngắn trước mặt. Nếu tập viết chữ nghiêng, tự chọn cần để vở hơi nghiêng 
sao cho mép vở phía dưới cùng với mép bàn tạo thành một góc khoảng 15 độ. Bút 
chì dùng ở 8 tuần đầu lớp Một cần được bọc cho cẩn thận, đầu chì không nhọn quá 
hay dày quá để dễ viết rõ nét chữ. Bút mực trước đây đòi hỏi học sinh hoàn toàn sử 
dụng loại bút có quản, ngòi bút nhọn đầu viết được nét thanh nét đậm. 
 - Bộ đồ dùng học Tiếng Việt: Mỗi em có một bộ đầy đủ theo quy định. 
 Biện pháp 2: Hướng dẫn học sinh thực hiện tốt nề nếp học tập, tư thế ngồi 
viết, cách cầm bút. 
 *Một số quy định về nề nếp học tập: 
 Tôi hướng dẫn cho học sinh nắm được một số các kí hiệu mà tôi đã quy định và 
ghi kí hiệu này lên góc trái phía trên bảng để các em thực hiện trong các giờ học như 
sau: 
 + Chữ B: bảng; chữ S: sách, chữ V: vở, chữ Đ: đồ dùng, chữ O: ngồi đúng tư 
thế học tập và trật tự. 
 Khi giáo viên muốn HS thực hiện thì bỏ nam châm dưới kí hiệu đó, khi muốn 
kết thúc thì bỏ nam châm ra. 
 Việc hướng dẫn học sinh thực hiện tốt các kí hiệu trên nhằm mục đích đảm bảo 
tính kỉ luật, trật tự trong lớp học, giúp học sinh tập trung chú ý vào các hoạt động học 
tập tránh gây mất trật tự và lộn xộn trong giờ học nhất là khi thao tác sử dụng đồ dùng 
học tập. 
 *Tư thế ngồi viết: 
 Để học sinh có thể tránh được một số bệnh học đường trong trường học như: 
bệnh cong vẹo cột sống, bệnh cận thị thì giáo viên phải luyện cho học sinh có 
được một tư thế ngồi viết thật đúng, thật thoải mái. Ngay từ những tiết học đầu tiên 
tôi đã làm mẫu kết hợp giải thích, hướng dẫn rất tỉ mỉ về từng động tác tư thế ngồi 
học để các em hiểu và làm theo như sau: 
 - Lưng thẳng, không tì ngực vào bàn. 
 - Đầu hơi cúi, mắt cách vở gần 2 gang tay. 
 - Tay phải cầm bút, tay trái tì nhẹ lên mép vở để giữ. 
 - Hai vai ngang bằng. 
 - Hai chân để song song vuông góc với mặt đất, thoải mái. 
 *Cách cầm bút: 
 - Cầm bút bằng ba đầu ngón tay: ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa. 
 - Khi viết dùng ba ngón tay di chuyển bút từ trái sang phải, cán bút nghiêng 
về bên phải, cổ tay, khuỷu tay và cánh tay cử động mềm mại, thoải mái. 
 - Nên viết bằng tay phải (nhưng không bắt buộc). 
 Tôi cũng làm mẫu và hướng dẫn tỉ mỉ cách cầm bút cho học sinh. 
 Trong lớp học tôi cũng trang trí bảng biểu, hình ảnh để học sinh khắc sâu tư 
thế ngồi viết và cách cầm bút. 
Đa số học sinh ngồi viết đúng tư thế, cầm bút đúng kĩ thuật 
 Biện pháp 3: Tự học, tự bồi dưỡng để trang bị kiến thức, kĩ năng về chữ 
viết. 
 Để hướng dẫn HS viết đúng, viết đẹp thì điều kiện đầu tiên cần có là chữ viết 
của GV cũng cần đúng và đẹp. Việc nắm chắc các mẫu chữ hiện hành theo chuẩn 
của Bộ Giáo dục và Đào tạo và việc viết tốt mẫu chữ quy định là một yêu cầu cần 
thiết không thể thiếu được đối với người giáo viên Tiểu học. Có nắm chắc các mẫu 
chữ thì giáo viên mới viết đúng và đẹp theo chuẩn được từ đó mới hướng được dẫn 
học sinh viết đúng và đẹp. Tôi thường xuyên học tập, rèn luyện chữ viết của mình: 
Viết bảng, viết vở, tham khảo và học hỏi các mẫu chữ đẹp để làm giàu thêm vốn 
hiểu biết, hoàn thiện chữ viết của bản thân. 
 Việc viết mẫu của giáo viên là một thao tác trực quan trên bảng lớp giúp học 
sinh nắm bắt được quy trình từng nét của chữ cái. Do vậy khi viết mẫu cho học 
sinh tôi viết chậm lại đủ để cho học sinh quan sát, vừa viết vừa kết hợp nhịp nhàng 
với giảng giải, phân tích. Đồng thời tư thế đứng viết của giáo viên cũng phải hợp 
lý để học sinh quan sát được tay của cô khi viết và theo dõi được cả quy trình viết 
chữ. Khi hướng dẫn viết mẫu trên bảng lớp lời nói của giáo viên phải nhẹ nhàng, 
gần gũi, chuẩn mực và dễ hiểu. Hướng dẫn tỉ mỉ cách viết từng con chữ, nét nối 
chính xác theo đúng quy định cho học sinh. 
 Ngoài ra, bản thân tôi còn thường xuyên luyện học hỏi kinh nghiệm từ 
đồng nghiệp bằng cách dự giờ, tham gia các buổi tư vấn, rút kinh nghiệm của 
các đồng nghiệp. Và đặc biệt, tôi còn học hỏi thông qua HS, tôi nhìn thấy những 
điểm HS làm để soi và bản thân mình: HS viết đúng, viết đẹp tức là tôi đã 
hướng dẫn tốt thì tôi sẽ phát huy; HS làm chưa được chỗ nào thì tôi sẽ sửa chữa, 
khắc phục để bản thân và HS cùng tiến bộ. 
 Biện pháp 4: Dạy cho học sinh có kỹ thuật viết đúng, viết đẹp. 
 * Dạy học sinh viết đúng, viết đẹp thành thạo các nét cơ bản: 
 Trước tiên tôi hướng dẫn học sinh nắm được các thuật ngữ đường kẻ: 
“Đường kẻ ngang 1, ngang 2, ngang 3; ngang 4, ngang 5. Ô li 1, ô li 2ô li 4. 
Đường kẻ ngang trên, ngang dưới của một ô li. Đường kẻ dọc 1, đường kẻ dọc 2, 
 đường kẻ dọc 5” trong vở ô li, vở Tập viết, trên bảng con, bảng lớp. Tiếp theo 
tôi hướng dẫn cho học sinh nắm chắc và viết tốt các nét cơ bản của chữ: Gồm 14 
nét cơ bản: Nét ngang, nét sổ, nét xiên phải, nét xiên trái, nét móc xuôi, nét móc 
ngược, nét móc 2 đầu, nét cong hở phải, nét cong hở trái, nét cong kín, nét khuyết 
trên, nét khuyết dưới, nét thắt trên, nét thắt giữa. Sau đó tôi dạy học sinh cách xác 
định toạ độ của điểm đặt bút và điểm dừng bút phải dựa trên khung chữ làm chuẩn. 
Hướng dẫn học sinh hiểu điểm đặt bút là điểm bắt đầu khi viết một nét trong một 
chữ cái hay một chữ. 
 Để chữ viết không bị rời rạc, đứt nét tôi nhấn mạnh hơn chỗ nối nét, nhắc 
các em viết đều nét, liền mạch đúng kĩ thuật. 
 *Dạy cách rê bút: Là nhấc nhẹ đầu bút nhưng vẫn chạm vào mặt giấy theo 
đường nét viết trước hoặc tạo ra việt mờ để sau đó có nét viết khác đè lên. 
 *Dạy cách lia bút: Là dịch chuyển đầu bút từ điểm dừng này sang điểm đặt 
bút khác, không chạm vào mặt giấy. Khi lia bút, ta phải nhấc bút lên để đưa nhanh 
sang điểm khác, tạo một khoảng cách nhất định giữa đầu bút và mặt giấy. 
 Ví dụ: Khi hướng dẫn viết chữ h, tôi hướng dẫn như sau: Chữ h cao 5 ly, gồm 
2 nét. Cách viết như sau: đặt bút trên đường kẻ 2 viết nét khuyết trên, đầu nét 
khuyết chạm vào đường kẻ 6, dừng bút ở đường kẻ 1. Từ điểm dừng 1 của nét 1, rê 
bút lên đường kẻ 2 viết nét móc 2 đầu, dừng lại ở đường kẻ 2. 
 Biện pháp 5: Sửa lỗi khi học sinh viết sai. 
 Đây là biện pháp tôi tâm đắc và chú trọng nhất. Trong quá trình kiểm tra chữa 
bài, đối với những lỗi sai mà một vài em mắc phải thì đến từng em, chủ những lỗi 
sai để các em sửa, viết đi viết lại vào bảng cho đúng rồi mới viết vào vở. Còn đối 
với những lỗi phổ biến, nhiều em mắc phải tôi hướng dẫn kỹ lại cách viết của chữ 
đó cho cả lớp cùng nghe để học sinh khắc sâu cách viết một lần nữa. 
Chỉ ra lỗi sai và hướng dẫn học sinh viết lại cho đúng trong từng bài 
 Bên cạnh đó, tôi thành lập “Đôi bạn cùng tiến” để giúp đỡ nhau trong học tập 
và trong viết bài, giúp bạn chỉ những những mặt mạnh và điểm hạn chế để cùng 
nhau tiến bộ. 
 Kịp thời động viên, khích lệ những học sinh có chữ viết tiến bộ. Dù các em có 
sự tiến bộ nhỏ nhất cũng có tuyên dương để các em thích thú và cố gắng hơn. 
 Biện pháp 6: Rèn chữ trong việc viết chính tả 
 Việc viết chính tả rèn cho học sinh nắm chắc luật chính tả và có thói quen viết 
chữ ghi tiếng Việt đúng với chuẩn. Chính tả cùng với tập viết, tập đọc giúp cho 
người học chiếm lĩnh được tiếng Việt văn hóa, là công cụ để giao tiếp, tư duy và 
học tập viết đúng chính tả giúp cho học sinh có điều kiện để sử dụng tiếng Việt đạt 
hiệu quả cao trong việc học tập các bộ môn văn hóa. 
 Việc luyện viết chính tả liên tục kết hợp với ôn tập các Luật chính tả, học sinh 
sẽ có khả năng viết đúng các chữ ghi tiếng Việt, rèn luyện cho học sinh tính kỷ 
luật, tính cẩn thận, óc thẩm mĩ đồng thời bồi dưỡng lòng yêu quý tiếng Việt, chữ 
Việt, biểu thị tình cảm qua chữ viết. Để thực hiện tốt việc luyện chữ trong giờ 
Chính tả trước hết giáo viên phải nắm rõ các lỗi chính tả cụ thể của từng học sinh. 
 Qua kiểm tra, tôi thấy học sinh thường phạm các lỗi chính tả sau: nhầm lẫn 
giữa dấu hỏi và dấu ngã; nhầm lẫn giữa i, y. viết sai các phụ âm đầu như c, q với k, 
ng với ngh, g với gh, d, r với gi. Để học sinh khắc phục được những lỗi trên trước 
hết giáo viên phải hướng dẫn học sinh phát âm đúng các từ đó; nắm chắc luật 
chính tả e, ê ,i; luật chính tả c, k, g, gh, ng, ngh, ... Rút ra các tiếng, các từ khó mà 
học sinh dễ viết sai trong bài chính tả để phân tích cụ thể về cấu tạo chính tả và 
hướng dẫn học sinh viết đúng. Chọn bài chính tả theo khu vực: Ở mỗi địa phương, 
học sinh do ảnh hưởng của phương ngôn nên thường mắc một số lỗi đặc trưng. 
 Một nhiệm vụ nữa trong giờ chính tả là việc đánh giá nhận xét kết quả bài viết 
của học sinh. Giáo viên phải thường xuyên chấm chữa bài, nhận xét sửa chữa ngay 
các lỗi chính tả cụ thể, tỉ mỉ của từng học sinh. Đồng thời lưu ý cho các học sinh khác. 
Hướng dẫn cho các em tự đánh giá lẫn nhau để tìm ra lỗi sai của bạn và cùng nhau 
sửa lỗi. 
 Biện pháp 7: Đa dạng hóa hình thức học tập và hưởng ứng phong trào thi 
đua “ Vở sạch - Chữ đẹp” 
 Tâm lý lứa tuổi học sinh lớp 1 dễ chán nản, nhanh mệt, không nên cho các em 
ngồi viết liền trong một thời gian dài dễ gây mỏi tay và chán. Tôi thường xuyên tổ 
chức cho các em chơi trò chơi như “Viết đúng – Viết đẹp”, “Viết thư”, “Nhìn hình 
đoán nét”, để vừa học vừa chơi, tạo hứng thú cho tiết học. Bên cạnh đó, trong 
các tiết học viết chữ, tôi vẫn thường sử dụng các hình thức như thảo luận nhóm (để 
nêu cấu tạo của chữ); thi viết đúng chữ mẫu, thi viết nhanh và đẹp, thi viết tiếp 
sức., ... Với các hình thức này, học sinh rất sôi nổi, hào hứng, giờ học có hiệu quả 
bởi em nào cũng muốn được khen là chữ mình đẹp nhất. 
 Tổ chức thi “Vở sạch - Chữ đẹp” trong tuần, từng tháng. Mỗi tiết sinh hoạt 
cuối tuần, ngoài nhận xét về tình hình học tập, hoạt động của lớp, tôi còn dành thời 
gian nhận xét về chữ viết của các em, trao những phần quà nhỏ để khích lệ tinh 
thần cho các em. Hằng tháng tôi chấm và xếp loại chữ viết HS để theo dõi sự tiến 
bộ của từng em. Động viên khen ngợi kịp thời những tổ hay cá nhân thực hiện tốt, 
đặc biệt những tổ hay cá nhân có tiến bộ tạo cho học sinh sự hứng khởi, hăng hái 
thi đua rèn luyện. 
 Biện pháp 8: Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh HS. 
 Đặc điểm của HS Tiểu học là nhanh quên. Vì vậy, việc rèn chữ đúng đẹp cần 
làm thường xuyên, liên tục, ở mọi lúc, mọi nơi. Ngoài sự dạy dỗ của thầy cô ở lớp, 
việc cha mẹ giúp đỡ con rèn chữ ở nhà là một việc quan trọng. Vì vậy, mà GV cần 
biết kết hợp cùng với phụ huynh để trao đổi cùng nhau tìm ra biện pháp tốt nhất 
giúp HS khắc phục được nhược điểm. Ngay từ đầu năm học, tôi đã tổ chức họp 
phu huynh và thống nhất một số vấn đề về học tập của học sinh. Tôi cũng đã lập 
nhóm Zalo, thường xuyên cập nhật tin tức, tình học tập của lớp đến với phụ huynh; 
ngoài ra còn thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình, đến nhà để kiểm tra việc 
học của các em. Tôi luôn xem PH là những người bạn, cùng hỗ trợ giáo dục, giúp 
đỡ các em HS tiến bộ từng ngày. 
 Bên cạnh đó, tôi còn giới thiệu các bài viết đẹp, các trang viết đẹp của học sinh 
trong buổi họp cha mẹ học sinh để cha mẹ các em cùng thi đua rèn luyện cho con em 
mình 
 2.3. Kết quả 
 Như vậy, sau thời gian thực nghiệm có sự tác động tích cực phối hợp các 
biện pháp rèn chữ như đã nêu ở trên. Tôi đã thu được một kết quả tương đối khả 
quan: 
 - HS lớp tôi tiến bộ về chữ viết, kỹ năng viết, chuẩn về tư thế ngồi viết và 
cách cầm bút. 
 - HS rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và trình bày vở sạch đẹp, 
chữ viết của các em có tiến bộ hơn hẳn so với đầu năm. 
 - Đa số các em nắm được cấu tạo chữ, mẫu chữ và kĩ thuật viết chữ. 
 - HS viết chữ thành thạo, đẹp, chữ viết đúng quy định, chữ đứng, nét đều, đa 
số HS giữ vở sạch sẽ. 
 - Theo dõi các em được áp dụng phương pháp dạy học sinh viết nhanh thì 
lên lớp trên các em phát huy tốt, viết nhanh mà vẫn đẹp. 
 - Học sinh còn biết tự mình thể hiện bài viết sáng tạo như bài viết chữ 
nghiêng, có nét thanh, nét đậm. 
 - HS nghe viết chính tả tốt, viết đúng tốc độ. Việc ghi chép bài các môn học 
khác cũng rất thuận lợi. 
 - HS yêu thích môn học, thích học, thích viết bài. 
 Kết quả đánh giá chữ viết cuối học kỳ I lớp 1D so với đầu năm thì các em 
tiến bộ rất nhiều. Cụ thể như sau: 
Số HSKS Kết quả 
Viết đúng, đẹp, 
nhanh 
Viết đúng, 
đẹp 
Viết đúng nhưng 
chưa đẹp 
Viết chưa đúng, 
chưa đẹp 
27 SL % SL % SL % SL % 
7 25.9 16 59.3 3 11.1 1 3.7 
 Như vậy, nhìn vào bảng số liệu khảo sát chất lượng chữ viết, trình bày vở của 
học sinh trước và sau khi áp dung biện pháp cho thấy tính hiệu quả của các biện 
pháp tôi đã áp dụng là khá tốt: Số bài viết xếp loại A: viết đúng, đẹp, nhanh, trình 
bày sạch sẽ tăng từ 1 lên 7 em, số bài viết xếp loại D: viết chưa đúng, chưa đẹp 
giảm từ 9 em xuống còn 1 em. HS rất chăm và có ý thức trong việc rèn chữ viết và 
trình bày vở sạch đẹp. Các em thi đua lẫn nhau, giúp đỡ nhau trong học tập. Giờ 
học trở nên nhẹ nhàng, các em tiếp thu bài học tốt. Không còn tâm lí sợ học, sợ 
viết bài. Viết chữ đẹp, nhanh hỗ trợ đắc lực cho việc ghi chép bài các môn học 
khác. 
Bài viết của học sinh sau khi áp dụng các biện pháp 
 Ngoài những kết quả đã đạt được như thống kê ở trên việc rèn luyện chữ viết 
còn có tác dụng đem lại hứng thú học tập cho các em. Nhiều em bắt đầu cố gắng 
nỗ lực và có tính kiên trì chịu khó cao và yêu thích tập viết. 
 Từ kết quả trên đã khẳng định các biện pháp rèn chữ viết cho học sinh mà tôi 
đề xuất là phù hợp và có hiệu quả. Không những các em viết đẹp, viết đúng mà các 
em còn có tư thế ngồi viết đúng. Các em đã nắm được kĩ thuật viết, cấu tạo của các 
con chữ nên viết nhanh và đúng, đều. 
3. PHẦN KẾT LUẬN 
 3.1. Ý nghĩa của sáng kiến 
 Qua giảng dạy ở lớp 1, tôi thấy việc rèn luyện kỹ năng viết đúng, viết đẹp 
cho học sinh Tiểu học nói chung và rèn kỹ năng viết đúng, viết đẹp cho học sinh 
lớp 1 nói riêng là rất cần thiết. Việc áp dụng các phương pháp, biện pháp khéo léo, 
linh hoạt giúp cho giờ học Tập viết diễn ra một cách nhẹ nhàng, học sinh hứng thú 
say mê học tập từ đó nâng cao chất lượng về chữ viết. 
 Để đạt hiệu quả cao trong việc rèn chữ viết cho học sinh thì người giáo viên 
cần nghiên cứu kỹ các mẫu chữ viết trong trường Tiểu học, nghiên cứu kỹ nội 
dung bài dạy trong các bài Tập viết, nắm vững mục đích yêu cầu của từng bài để 
lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy sao cho phù hợp với đối tượng học 
sinh đảm bảo yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của môn học. Đồng thời cần tạo 
điều kiện c

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_ren_chu_viet_cho_hoc_sinh_lo.pdf