Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh có điều kiện tiếp thu tốt phân môn vẽ trang trí

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh có điều kiện tiếp thu tốt phân môn vẽ trang trí

Với thời gian quá ngắn ở trên lớp thì sẽ không đủ cho dù cả cô và trò có nhiệt tình đến này thì cũng ít khi thu được kết quả tốt, do đó nên cho các em về nhà vẽ thêm theo đề cho trước cả lớp. Sau dần giáo viên không nhận xét mà để các em "tự đánh giá" theo cách giáo viên gợi mở.

Hiểu dần được điều đó các em đã vẽ ngày một nhanh hơn, để học sinh thực hiện tốt được điều đó thì cần phải làm sao cho các em say mê và yêu mến môn học.

Bên cạnh đó cần phải tạo cho học sinh môi trường hoạt động tích cực trong giờ học.

 

doc 5 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 2444Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp giúp học sinh có điều kiện tiếp thu tốt phân môn vẽ trang trí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Lý do chọn đề tài: 
1.Cơ sở lý luận:
Trong giai đoạn hiện nay đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá theo hướng XHCN. Thực hiện đường lối mới dân giàu, nước mạng, xã hội công bằng văn minh. Vì lẽ đó trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương Đảng (khoá VIII) về định hướng chiến lược phát triển giáo dục đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá có ghi "Nâng cao chất lượng toàn diện bậc Tiểu học đồng thời về nhiệm vụ cụ thể".
Mục tiêu chủ yếu là thực hiện giáo dục toàn diện: Đức, trí, thể, mỹ ở tất cả các bậc học.
Vậy nên việc dạy đủ của môn trong nhà trường Tiểu học là rất quan trọng cũng như Toán, Tiếng việt và những môn học khác. Mỹ thuật có một tầm quan trọng rất lớn trong việc giáo dục tư tưởng tình cảm, trau dồi kiến thức, giáo dục đạo đức cho học sinh. Vì vậy bộ môn Mỹ thuật trở thành môn học bắt buộc trong nhà trường phổ thông hiện nay. Tuy nhiên nếu chỉ dạy đủ thôi thì thật ra là chưa đủ, mà chúng ta phải làm thế nào để các em có thể học tốt được tất cả các môn. Chúng ta đều nhận thấy rằng, xã hội phát triển nhu cầu thẩm mỹ ngày càng cao. Do vậy việc đào tạo con người biết nhận thức, cảm thụ cái đẹp ngày càng quan trọng, Mỹ thuật là một bộ môn học sinh dễ tiếp nhận vì nó gắn liền với đời sống hàng ngày của các em.
Hiểu được mục đích, ý nghĩa của môn Mỹ thuật sẽ là cơ sở giúp nhiều giáo viên tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong thực tế việc học môn Mỹ thuật của các em như thế nào, phân môn nào khó tiếp nhận. Môn nào dễ tiếp nhận, sau đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
ở lứa tuổi như các em rất thích vẽ khi lớn dần lên và đi học bắt đầu được học bộ môn Mỹ thuật thì các em lại thấy mình vẽ không đẹp, không biết xây dựng hoạ tiết, vẽ các hoạ tiết nên thường gây cho các em cảm giác ngại vẽ, đây là phân môn khó. Khi còn là giáo sinh đang kiến tập tại trường cơ sở em đã từng được nghe học sinh phàn nàn với em là khó nhất là "vẽ trang trí". Vậy phải làm thế nào để các em học tốt được phân môn này và còn có hứng thú trong các giờ học môn trang trí.
Thực ra các em hiểu chưa đúng về mục đích của bộ môn này. Việc học môn Mỹ thuật ở trường tiểu học không nhằm đào tạo các em trở thành hoạ sỹ mà chỉ mong muốn các em tiếp nhận được những kiến thức cơ bản để hiểu biết, định hướng cho các em giá trị thẩm mỹ và phát triển tiềm năng sáng tạo, phát huy khả năng cảm thụ, năng lực nhận thức cái đẹp, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ cũng như trí tưởng tượng phong phú ở các em.
Đó là điều làm em phải băn khoan trong suốt thời gian qua kể từ khi ở trường cơ sở về. Vậy chon nên em chọn đề tài này với mong muốn phải làm thế nào đó để học sinh hiểu đúng và yêu thích môn Mỹ thuật. Từ đó môn Mỹ thuật sẽ được học tốt hơn và không xa lắm. Với những trăn trở trên em chọn và sẽ thực nghiệm đề tài.
"Phải làm thế nào giúp học sinh học tốt phân môn vẽ trang theo đề tài ở tiểu học". Trong lần đi thực tập tới đây và sau này khi đã trở thành giáo viên thực thụ.
II. Giải quyết vấn đề.
1. Xác định rõ mục tiêu:
Học sinh lớp 3C trường Tiểu học Đông Thọ năm học 2004 - 2005 sỹ số là 27 em.
Bài đầu tiên của vẽ trang trí ở lớp 3 là bài "Vẽ màu vào dòng chữ nét đều". Đây cũng là một bài vẽ màu nó rất quen thuộc đối với các em cùng với dự hướng dẫn chu đáo của giáo viên các em đã có vẻ thích thú và bắt tay vào vẽ.
Kết quả sau một giờ học về vẽ trang trí mà em thu được như sau:
Khá	: 7 - 8 điểm	4 em
Trung bình	: 5 - 6 điểm 	15 em
Yếu	: Dưới 5 điểm 	8 em 
Thực tế những bài dưới 5 điểm thì em không ghi điểm, chỉ yêu cầu các em vẽ lại vào giấy để giáo viên và chấm lại.
Theo ưu điểm, nhược điểm của từng em học sinh, em phân loại các em theo nhóm để đánh giá.
- Nhóm 7 - 8 nhóm B các em đã biết bố cục vẽ màu, mày tuy chưa thật đẹp lắm nhưng nét vẽ kín màu và màu có đậm nhạt khá.
- Nhóm (5 - 6 điểm) nhóm C: Màu tuy còn nhiều chỗ trống và lem nhem, chưa tự tin khi vẽ màu.
- Nhóm dưới 5 điểm: Những bài này hoàn toàn chưa biết cách trang trí, vẽ màu không đẹp, không rõ chính phụ.
Biết được sự tiếp thu và cách vẽ của từng em như vậy, em đã vạch ra kế hoạch cụ thể để giúp các em học thật tốt phân môn vẽ trang trí.
2. Một số biện pháp giúp học sinh có điều kiện tiếp thu tốt phân môn vẽ trang trí.
Tuy thời gian lần đi kiến tiếp đó không nhiều, chỉ có 3 tuần nhưng em biết được những điểm yếu của các em trong vẽ trang trí và đây là những biện pháp.
- Các em thường tỏ ra ngại học giờ trang trí có nhiều lý do.
- Gia đình chưa quan tâm: sách vở, bút chì, bút màu không có.
- Các em vẽ xấu nên ngại vẽ.
- Một số em không chăm chỉ.
Vì vậy đến giờ Mỹ thuật các em thường vẽ qua quýt hoặc ngồi chơi. Vì thế mà chất lượng chưa cao, để khắc phục những vấn đề trên thì nhất là việc thiếu vở tập vẽ, chúng ta sẽ cho học sinh vẽ vào vở ô ly, thiếu bút chì, bút màu  mượn của bạn. Còn đối với những em ngại vẽ thì ta có cách khác, nên sưu tầm những tranh thiếu nhi in trên tạp chí, các báo thiếu niên  cho các em xem thêm. Đồng thời giáo viên nên vẽ trước cho các em kết hợp với những từ ngữ gợi mở đầy hình ảnh, từ đó sẽ giúp các em thấy rất thoải mái và hứng thú. Bên cạnh đó động viên những em chưa chăm chỉ bằng cách kết hợp các câu chuyện về những nhà danh hoạ nổi tiếng để các em nghe, và giáo viên nên thường xuyên lui tới hướng dẫn cho các em đó.
Với thời gian quá ngắn ở trên lớp thì sẽ không đủ cho dù cả cô và trò có nhiệt tình đến này thì cũng ít khi thu được kết quả tốt, do đó nên cho các em về nhà vẽ thêm theo đề cho trước cả lớp. Sau dần giáo viên không nhận xét mà để các em "tự đánh giá" theo cách giáo viên gợi mở.
Hiểu dần được điều đó các em đã vẽ ngày một nhanh hơn, để học sinh thực hiện tốt được điều đó thì cần phải làm sao cho các em say mê và yêu mến môn học.
Bên cạnh đó cần phải tạo cho học sinh môi trường hoạt động tích cực trong giờ học.
* Chuẩn bị đồ dùng dạy học cho thầy, trò:
- Đồ dùng dạy học phục vụ cho các bài về trang trí tốt nhất là sử dụng các bài học sinh vẽ và các vận dụng được trang trí, các mẫu này phải được chọn lọc và phân loại gần 3 loại: bài tốt, bài trung bình, bài chưa tốt.
* Hướng dẫn khai thác nội dung chủ đề:
Mỗi bài có một đề tài khác nhau, có bài thì thêm hoạ tiết, có bài thì chỉ việc vẽ màu. Vì thế cần dùng phương pháp gợi mở gây hứng thú để lôi cuốn học sinh trả lời câu hỏi.
* Hướng dẫn học sinh sắp xếp bố cục tranh:
Vẽ được bức tranh trang trí đối với học sinh tiểu học là rất khó khăn nếu không có gợi ý của giáo viên. Vì vậy cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lời giải và tranh minh hoạ nhằm gợi ý để học sinh suy nghĩ.
Cần gợi ý học sinh chọn hình ảnh chính, phụ mà cách sắp xếp các hình ảnh đó sao cho hợp lý.
* Hướng dẫn học sinh vẽ màu:
Màu sắc luôn luôn hấp dẫn, lôi cuốn các em học sinh tiểu học, trong tranh trang trí, màu sắc là sự kết hợp hài hoà giữa cảm xúc và lý trí, linh hồn và vẻ đẹp của bức tranh.
Khi học sinh vẽ màu giáo viên hướng dẫn học sinh kỹ thuật sử dụng các chất liệu màu (màu dạ, sáp màu, màu nước, màu bột) bằng cách thông qua việc giới thiệu các bức tranh.
* Hướng dẫn học sinh thực hành:
Trước khi thực hành cho học sinh tham khảo một số bài học sinh nắm trước để các em rút kinh nghiệm bài tập của mình. Khi trực tiếp hướng dẫn các bài vẽ của học sinh, giáo viên cũng chỉ gợi ý khích lệ học sinh và không vẽ hay chữa trực tiếp vào bài vẽ của học sinh, hoặc bắt học sinh vẽ theo ý của giáo viên.
* Nhận xét đánh giá bài:
Nếu nhận xét và đánh giá đúng sẽ có tác dụng động viên, khích lệ tinh thần học tập của học sinh, nếu đánh giá chung chung sẽ làm mất hứng thú, chán và không thích vẽ nữa, khi đánh giá giáo viên yêu cầu chú ý.
- Lấy khen ngợi để động viên khích lệ học sinh là chính.
- Tránh chê bai học sinh trước lớp.
- Tổ chức triển lãm những bài vẽ của học sinh để lấy phong trào học tập.
- Không cho điểm kém đối với những học sinh chưa hoàn thành bài vẽ, tạo điều kiện cho các em vẽ lại cho đến khi đạt yêu cầu.
3. Tăng cường phương pháp học mà chơi, chơi mà học trong giờ dạy, dù là bài học vẽ trang trí ta cũng nên giành chút thời gian chơi trò chơi cho học sinh thư giãn, sảng khoái sau mỗi giờ học, để bài học được sâu hơn. Ví dụ như: Trang trí tĩnh vật hay vẽ hình màu tĩnh vật  để hoàn thiện bài vẽ làm sao cho giờ dạy vẽ trang trí sẽ được học sinh tiếp thu tốt hơn.
III. Kết thúc vấn đề:
1. Những đề xuất:
Là một người giáo viên sắp ra trường qua những kiến thức em đã học, được đi kiến tập và tham khảo em tự đưa ra được một số biện pháp có thể thực hiện được trong quá trình dạy học, áp dụng những phương pháp này sẽ giúp các em học sinh ngày càng một hứng thú trong việc tiếp thu môn mỹ thuật cả về tâm lý lẫn năng lực. Đây là điều mà bất cứ môn học nào chúng ta cũng cần quan tâm.
2. Những kiến nghị:
Sau khi ra trường với những giải pháp trên của người đang thực tập ngành sư phạm Mỹ thuật em có ý tưởng cách giải quyết các bài học phải thực hiện ngay trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá. Tính ra những giải pháp giảng dạy tốt nhất, gây hứng thú cho học sinh, đó là điều mà bất cứ một giáo viên nào cũng quan tâm.
Tuy thời gian trực tiếp đi sâu vào giảng dạy môn Mỹ thuật chưa nhiều, song em mạnh dạn trình bày phương pháp giảng dạy của em và mong được sự góp ý của thầy và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 29 tháng 9 năm 2005
Người viết sáng kiến
Nguyễn Thị Thuý

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN My thuat.doc