Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Hương

Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Hương

5. Mô tả bản chất của sáng kiến.

5.1. Tính mới của sáng kiến:

Trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, không ít lần tôi đã băn khoăn, trăn

trở suy nghĩ, tìm tòi nhiều giải pháp để giáo dục học sinh cá biệt giúp các em trở

thành con ngoan, trò giỏi, người chủ tương lai của đất nước. Qua nhiều lần áp dụng

các biện pháp giáo dục, tôi đã rút ra một số biện pháp thật sự hiệu quả để giáo dục

đạo đức học sinh. Trong đó giáo dục đạo đức học sinh cá biệt là việc làm cần thiết

góp phần làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường.

5.2. Nội dung của sáng kiến.

5.2.1. Cơ sở lí luận:

Ở lứa tuổi học sinh THCS - lứa tuổi đang có sự chuyển giao giữa trẻ em và

người lớn, các em luôn mong muốn trở thành người lớn và luôn tưởng mình đã là

người lớn, vì vậy các em luôn có sự mất cân bằng về mặt tâm sinh lý, việc các em

mong muốn trở thành người lớn trong khi các em chưa có sự hiểu biết tương ứng

cộng với hoàn cảnh sống mỗi em một khác nhau, có em may mắn nhận được sự tư

vấn kịp thời của cha mẹ có em không được sự quan tâm đúng mức, có em thì lại

được quá chiều chuộng. Từ sự khác biệt trên nảy sinh ra những hiện tượng cá biệt

trong học sinh và chính một bộ phận học sinh này đã gây không ít khó khăn cho

giáo viên chủ nhiệm lớp.

 

pdf 9 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 2217Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Biện pháp giáo dục học sinh cá biệt trong công tác chủ nhiệm lớp - Nguyễn Thị Hương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô cùng khó, đôi lúc cho rằng đó là bản chất của các em và suy 
nghĩ ấy rất dễ dẫn đến buông tay. 
 Con người vốn hiền lành, Khổng Tử đã dạy: “ Nhân chi sơ tính bản thiện”. 
Đúng vậy, không có ai sinh ra là hung dữ ngay nhưng do quá trình sống và lớn lên 
con người chịu sự tác động của các yếu tố xung quanh như bạn bè, gia đình, xã 
hội... nên mỗi người hình thành nên mỗi tính cách. Tục ngữ có câu: “ Ở bầu thì 
tròn, ở ống thì dài ”, “ Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng ”. Hay sinh thời Bác Hồ 
đã từng nói: “Hiền dữ phải đâu là tính sẵn 
 Phần nhiều do giáo dục mà nên" 
 Như vậy để thấy được giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng trong sự hình 
thành nhân cách của các em. Những em học sinh cá biệt chắc chắn điều kiện ngoại 
cảnh Gia đình - Bạn bè - Xã hội đang sống là không tốt. Nhưng làm sao giúp đỡ 
các em để gần mực mà không đen, ở ống mà không dài. Đó là nhiệm vụ của giáo 
dục của thầy cô của nhà trường chúng ta. 
 Đảng và Nhà nước ta đã đề cao “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”, đầu tư 
cho giáo dục là đầu tư lâu dài trong tương lai. Bác Hồ đã khẳng định “Vì lợi ích 
mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người”. Sự nghiệp 
trồng người là sự nghiệp vẻ vang cao cả của người giáo viên, không có lí do gì mà 
chúng ta bất lực hay đầu hàng trước một học sinh cá biệt nào, chỉ có điều chúng ta 
đã giáo dục đúng chưa? Phương pháp giáo dục của ta phù hợp chưa? Chúng ta đã 
đem hết nhiệt huyết chưa? 
Con người không ai là suông sẻ, không ai tự nhiên trở thành người tốt. 
Những lúc các em sa ngã, ngang bướng, sống lệch lạc... là những lúc các em cần sự 
quan tâm, an ủi, giáo dục và động viên của thầy cô. Nếu buông thả các em lúc này 
khác nào đẩy các em vào hố sâu tội lỗi mà không có đường thoát; cứu các em lúc 
này là nhiệm vụ và trách nhiệm của mỗi thầy cô chúng ta. 
5.2.2 Thực trạng vấn đề nghiên cứu: 
Năm học 2019 – 2020 tôi được phân công làm công tác chủ nhiệm lớp 8A6, 
học sinh trong lớp đa phần đều ngoan, nhưng trong đó có 05 em hạnh kiểm yếu, 
học lực cũng yếu, những biểu hiện cá biệt của các em cũng rất khác nhau. Sau 
nhiều lần điều tra tìm hiểu tôi nhận thấy những hiện tượng học sinh cá biệt không 
phải là ngẫu nhiên mà có những nguyên nhân nhất định. Có thể rút ra được một số 
nguyên nhân chủ quan và khách quan cơ bản sau đây: 
5.2.3Nguyên nhân khách quan: 
* Nguyên nhân từ phía gia đình: 
 Thời gian mà các em sống với gia đình là khoảng thời gian dài nhất, chính vì 
thế môi trường sống của gia đình có ảnh hưởng rất lớn đối với các em, những thái 
độ, hành vi, cách cư xử trong gia đình sẽ ảnh hưởng đến sự hình thành những độ, 
hành vi, cách cư xử của các em khi ra ngoài xã hội. Những em thiếu may mắn sinh 
ra trong gia đình cha mẹ bất hoà, cách cư xử của cha mẹ thô bạo, hay có những em 
đã không còn bố mẹ. Thậm chí có những em lại quá may mắn được sống trong gia 
đình giàu có quá chiều chuộng và chiều chộng các em không đúng cách ...tất cả đã 
ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách của các em. Hơn thế nữa An Lộc lại là xã 
xa khu công nghiệp, phần đông bố mẹ các em đi làm trong khu công nghiệp Minh 
Hưng, sáng đi làm sớm, chiều về muộn không có thời gian quan tâm, tư vấn, uốn 
nắn những suy nghĩ hay hành vi lệch lạc của các em từ đó hình thành nên tính cách 
cá biệt trong các em. 
 * Nguyên nhân từ phía nhà trường : 
 Đây là ngôi nhà thứ hai của các em, nơi để phụ huynh gửi gắm niềm tin vào 
việc giáo dục con em của họ, từ đây các em được học tập, được hiểu biết, được lớn 
lên về mọi mặt. Nhưng để đạt được đúng như những điều đó cũng không phải là 
dễ. Trong thực tế khi gặp những học sinh có những biểu hiện cá biệt thầy cô cũng 
khuyên răn, phân tích đúng sai và nếu học sinh tiếp tục tái diễn sẽ có các biện pháp 
giáo dục phù hợp...nhưng những biện pháp đó không thực sự có hiệu quả với nhiều 
đối tượng học sinh, thậm chí còn làm mất lòng tin ở các em, tạo ra một khoảng 
cách không đáng có giữa thầy và trò và chính điều này đã dẫn đến biểu hiện chống 
đối lại từ phía học sinh. 
* Nguyên nhân từ phía môi trường xã hội: 
 Ngoài môi trường gia đình và nhà trường ra, học sinh còn phụ thuộc rất lớn 
vào môi trường xã hội. Hiện nay do sự phát triển kinh tế - xã hội, sự phát triển của 
mạng lưới thông tin hiện đại, sự du nhập của nhiều loại hình văn hoá khác nhau đã 
ảnh hưởng không ít đến tầng lớp thanh thiếu niên. Các loại hình dịch vụ như 
Internet, bi da đã lôi kéo không ít học sinh vào đam mê những trò chơi vô bổ. Hiện 
tượng học sinh trốn học để chơi điện tử, bi da, ... là chuyện thường xảy ra. 
* Nguyên nhân chủ quan từ phía bản thân các em: 
 Do đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, lứa tuổi mà nhiều người cho rằng 
"Ăn chưa no, lo chưa đến", suy nghĩ còn non nớt, nhận thức chưa cao, chính vì thế 
các em có những hành vi thiếu chuẩn xác là điều không thể tránh khỏi. 
 Những học sinh cá biệt ta thường gặp phần lớn là những em có năng lực học 
tập yếu kém, điều đó cũng hoàn toàn dễ hiểu bởi nhận thức của các em kém thì làm 
sao có hành động tốt được. Việc hạn chế trong tiếp thu kiến thức của các em cũng 
dẫn đến sự lười biếng, chán nản, muốn phá phách, nhất là đối với học sinh nam. 
Xét ở một khía cạnh khác thì cũng có thể các em vì tự ái vì bị thầy cô nhắc nhở, vì 
bạn bè xa lánh, các em muốn chứng minh cho mọi người thấy rằng mình học 
không tốt nhưng mình có thể nổi trội hơn về mặt khác, hoặc các em muốn thầy cô 
chú ý mình hơn chẳng hạn, chính vì thế mà các em có những hành động vượt ra 
khỏi những quy định chung. 
 Từ việc nghiên cứu những học sinh cá biệt và những nguyên nhân dẫn đến 
tình trạng ấy, tôi tìm ra những phương pháp tối ưu để từng bước cảm hoá giáo dục 
các em. Sau đây là một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc giáo dục học sinh 
cá biệt mà tôi muốn trao đổi cùng đồng nghiệp qua đề tài này. 
5.2.4 Các biện pháp thực hiện giáo dục. 
* Tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt: Tôi thường có riêng quyển sổ tìm 
hiểu học sinh cá biệt qua nhiều kênh: Bạn bè, giáo viên bộ môn, gia đình và các tổ 
chức khác. 
Tìm hiểu các em nhiều mặt: Hoàn cảnh sống, cá tính mỗi em sở thích mỗi 
em, nhóm bạn cùng chơi, năng khiếu, kết quả học tập nhiều năm trước.... 
* Phân nhóm đối tượng học sinh cá biệt. 
 Sau khi đã tìm hiểu kỹ từng đối tượng học sinh cá biệt, tôi phân ra từng 
dạng học sinh cá biệt. Sau đó đưa ra một số phương pháp giáo dục phù hợp cho 
từng đối tượng. 
 + Đối tượng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chiều chuộng: Trên thực tế 
có một số gia đình khá giả quá chiều chuộng con cái cả về vật chất lẫn tinh thần. 
Nghĩa là cho các em tiêu tiền, sử dụng đồng tiền theo ý thích hoặc dễ dàng tha thứ 
khi các em mắc phải những khuyết điểm. Nên ngay từ nhỏ các em đã có cá tính 
ương ngạnh, muốn được mọi người chiều theo ý mình. Đối tượng học sinh cá biệt 
này thường bỏ bê việc học hành, bị các thành phần khác lợi dụng, thường tỏ ra lối 
sống vương giả, rủ rê các học sinh khác bỏ học vào quán, vào các dịch vụ vui 
chơi... nên ít nghe lời thầy cô, tỏ ra cứng đầu, khó bảo chậm tiến bộ. 
+ Đối tượng học sinh cá biệt do gia đình bỏ rơi thiếu quan tâm: 
Trong cuộc sống có nhiều gia đình chỉ biết lo làm ăn kinh tế thiếu quan tâm, 
kiểm tra, đôn đốc việc học hành của con cái. Chuyện học của con được chăng hay 
chớ. Có thể do quá bận công việc, thường đi làm từ sáng sớm đến tối không có thời 
gian quan tâm đến con, họ quan niệm rằng học cũng chẳng để làm gì, còn nhỏ thì 
cho đi học vậy thôi đủ tuổi sẽ vào làm công nhân trong các công ty cũng đủ sống. 
Đối tượng học sinh cá biệt này thực ra do không có người quản lí, quan tâm nên 
mới hư hỏng (hiện nay dạng học sinh này khá phổ biến ở trường tôi). Lúc đầu các 
em lơ là việc học, học yếu dần rồi chán học. Khi bố mẹ phát hiện ra con mình hư 
hỏng mới quan tâm rồi la mắng, đánh đập trút giận lên thân con. Nhưng thực ra 
gây áp lực thêm cho con. Bởi ở trường bạn bè, thầy cô rầy la, quở trách vì làm ảnh 
hưởng thi đua của tập thể lớp, về nhà bố mẹ lại ghét gỏng giận dữ, thậm chí còn 
trút lên mình con những trận đòn roi vô cớ... cho nên đang hư hỏng trở nên lì lợm, 
bướm bỉnh, quậy phá.... 
+ Đối tượng học sinh cá biệt do có hoàn cảnh khá đặc biệt: Nói đến hoàn cảnh 
đặc biệt ở đây tôi muốn đề cập đến một số em sống và lớn lên trong một gia đình 
bất hạnh như bố mẹ li dị, bố mẹ mất sớm phải ở với người thân, bố mẹ bất hoà hay 
đánh đập, chửi mắng hoặc sinh ra không biết bố... Học sinh cá biệt ở đối tượng này 
thường tỏ ra lạnh lùng, bất cần, tự ti, mặc cảm không muốn ai quan tâm chia sẻ đến 
mình, cho rằng sự quan tâm của người khác là sự thương hại, bố thí... Chính vì vậy 
các em có tâm trạng ấm ức, uất hận... đời sống tinh thần và vật chất của các em gặp 
nhiều khó khăn. Đây là học sinh có cá tính mạnh, ngoan cố rất đáng lo; nếu không 
giáo dục tốt các em thì là gánh nặng cho xã hội sau này. Việc cảm hoá được học 
sinh này là một quá trình gian khổ đầy thử thách. 
5.2.5. Tìm ra phương pháp giáo dục tối ưu nhất cho từng nhóm đối tượng: 
*. Biện pháp giáo dục bằng tâm lý: Trên cơ sở tìm hiểu kỹ từng em tôi đánh đòn 
tâm lí vào điểm yếu mỗi em: 
+ Đối tượng học sinh ương ngạnh do gia đình quá chiều chuộng: 
 - Đối với học sinh: Tôi tâm sự, trao đổi thuyết phục, phân tích để các em 
nhận thấy rằng: Ông bà, cha mẹ nào cũng giàu lòng thương con nhưng tình thương 
ấy bị các em lạm dụng, đòi hỏi ở cha mẹ quá nhiều thì mình trở thành người có tội 
và phụ lại tấm lòng yêu thương của cha mẹ, ông bà. Tiền bạc của cha mẹ làm ra 
xét cho cùng cũng là mồ hôi nước mắt, sự vất vả lăn lộn trong cuộc sống mới có 
được. Việc tiêu tiền đúng mục đích, phù hợp với công việc thì đồng tiền ấy mới có 
ý nghĩa, mới là con ngoan trong gia đình. Còn chi phí vào việc ăn chơi đua đòi 
khác nào chà đạp nên công sức lao động của cha mẹ 
 - Đối với phụ huynh: Tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, phân tích cho họ thấy 
không nên cho tiền các em một cách thoải mái, không nên nuông chiều các em quá 
mức, phải theo dõi sự chi tiêu của các em, sự kết bạn vui chơi của các em ở nhà, ở 
trường...Nếu thoải mái, lỏng lẻo việc cho tiền các em và không nghiêm khắc khi 
các em mắc phải khuyết điểm khác nào đưa con mình vào vòng tội lỗi... 
Qua việc trao đổi phân tích với học sinh và phụ huynh, nhiều em đã tiến bộ 
rất nhanh, ngăn chặng được nhiều em có chiều hướng xấu. Một số phụ huynh đã 
sớm nhận ra những sai lầm của mình. Họ càng lo lắng quan tâm theo dõi các em và 
phối hợp tốt với nhà trường để giáo dục. 
+ Đối tượng học sinh cá biệt do gia đình thiếu quan tâm: 
- Đối với học sinh: Bản thân tôi trực tiếp gặp gỡ trao đổi, tâm sự phân tích 
việc sai trái của các em; chỉ rõ cho các em thấy việc bố mẹ bận rộn lo làm ăn kinh 
tế để xây dựng gia đình mà mình lơ là việc học tập là sai trái, thiếu trách nhiệm với 
gia đình, là những người con bất hiếu.... phần lớn các em nhận ra điều đó rồi sửa 
chữa 
- Đối với phụ huynh: Bản thân tôi gặp gỡ trao đổi phân tích từng cá tính học 
sinh và chỉ ra cho phụ huynh thấy được việc con mình hư hỏng là hậu quả của việc 
thờ ơ vô trách nhiệm, thiếu quan tâm chu đáo, khoán trắng việc học hành cho các 
em, cho nhà trường. Giúp họ nhận ra việc thiếu sót của mình và định hướng cho họ 
cần phải phối hợp với nhà trường để theo dõi và giáo dục các em. Cần tránh dùng 
những biện pháp mạnh thô bạo như đánh đập, chửi mắng mà nên mềm mỏng, lấy 
tình cảm và sự quan tâm để cảm hoá giáo dục các em trở lại người tốt. Chớ vội thất 
vọng, chán nản mà buông thả các em. Nhiều phụ huynh đã nhận ra và kết hợp với 
nhà trường làm rất tốt nên các em tiến bộ rất rõ. 
+. Đối tượng học sinh cá biệt có hoàn cảnh gia đình khá đặc biệt: 
-Đối với học sinh: Đối với đối tượng học sinh này chúng ta cần lấy tấm lòng 
chân thật, tìm cách gần gũi để chia sẻ tình cảm với các em. Điều tế nhị là không 
nên động chạm đến tình cảm đau thương của các em. Tránh dùng những hình thức 
kỉ luật nặng gây tổn thương tình cảm dẫn đến các em dể hiểu nhầm trên đời này 
không có ai thương mình hoặc mình là thứ bỏ đi... Phải làm sao cho các em tin 
tưởng ở mình và cảm thấy mình là chỗ dựa tinh thần duy nhất của các em. Cần 
phân tích, định hướng cho các em phải có nghị lực phấn đấu vượt lên trên số phận. 
Gieo vào lòng các em suy nghĩ và hành động đúng đắn tránh buông xuôi, chán 
chường vì hoàn cảnh, yếu hèn nhút nhát là đáng chê trách. 
-Đối với phụ huynh: Tuỳ thuộc vào hoàn cảnh của mỗi em tôi tìm cách tiếp 
xúc đến phụ huynh. Đối với những phụ huynh là người đỡ đầu (ông bà, chú, 
bác....) tôi động viên họ cố gắng quan tâm giáo dục các em thật nhiều, đem hết trái 
tim yêu thương để quản lí dạy bảo các em; tránh đừng để các em đau lòng qua lời 
nói vì trong lòng các em đã sẵn nỗi đau rồi. Riêng đối với học sinh chỉ còn cha 
hoặc mẹ hay vì lí do nào đó cha mẹ không chung sống với nhau thì tôi khuyên phụ 
huynh nên quan tâm chăm sóc tinh thần cho các em; hãy phân tích cho các em hiểu 
để chia sẻ hoặc nhờ người thân trong gia đình khuyên nhủ động viên các em. 
+. Giao nhiệm vụ và kiểm tra kết quả công việc: Đối với học sinh cá biệt tuy 
ngỗ nghịch nhưng khi giao công việc các em rất thích và hoàn thành tốt nhiệm vụ. 
Những công việc khi giao cho các em cần phải lựa chọn cho phù hợp và thường 
 xuyên kiểm tra, động viên khen thưởng kịp thời để khích lệ tinh thần. Cụ thể như 
sau: 
 Tôi giao cho các em nhiệm vụ theo dõi những học sinh vi phạm kỉ luật (ăn 
quà vặt, gây gỗ nhau...) trong lớp. Các em có trách nhiệm phân tích, tuyên truyền, 
vận động những học sinh hay lười học, ngỗ nghịch, đua đòi... trở nên siêng năng, 
ngoan ngoãn. Công việc giao tưởng như vô lí bởi bản thân các em là người chưa 
tốt. Nhưng khi các em nhận nhiệm vụ này thì bản thân các em phải biết tự đổi thay, 
tự vươn lên thì mới nói được các bạn khác. 
 Giao làm nhiệm vụ đội trật tự trong các buổi hoạt động giáo dục ngoài giờ 
lên lớp, các buổi sinh hoạt tập thể.... để các em có dịp đóng góp công sức vào sự 
thành công của các hoạt động và ý thức được trách nhiệm gắn bó vào tập thể. Mỗi 
khi giao việc tôi thường mời các em lên trao đổi và quán triệt rất kĩ lưỡng. 
 Qua mỗi lần giao công việc cho các em tôi thường kiểm tra nhắc nhở, động 
viên các em hoàn thành. Xem tinh thần ý thức kỉ luật các em tới đâu để điều chỉnh. 
Những em nào hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và có tiến bộ nhanh tôi tán thưởng 
khen ngợi đồng thời chấm điểm tốt để làm cơ sở cuối học kì, cuối năm xếp loại 
hạnh kiểm cho phù hợp. 
 Giao nhiệm vụ cho học sinh là vừa quản lí các em vừa đưa các em vào 
khuôn phép biết tự rèn luyện mình. Đồng thời đây là cơ hội để các em chứng tỏ 
khả năng mình với bạn bè, thấy mình được thầy cô tin tưởng. Những lời động viên 
tán thưởng các em sau khi đã hoàn thành nhiệm vụ là hết sức cần thiết, bổ ích giúp 
các em phấn chấn tinh thần trong học tập. Kinh nghiệm này đã đem lại hiệu quả 2 
mặt, vừa thành công trong các buổi sinh hoạt, văn nghệ vừa có tính giáo dục tốt 
cho các em. 
+.Yêu cầu các em viết nhật kí hằng ngày: Đối với các em học sinh cá biệt chậm 
tiến vẫn còn vi phạm thì tôi đưa ra cách cho các em viết nhật kí hằng ngày; ghi cụ 
thể những việc làm trong ngày từ việc tốt (như: giúp đỡ cha mẹ, giúp đỡ bạn bè, 
giúp đỡ người khác...), đến việc chưa tốt ( như: không vâng lời cha mẹ, thầy cô, 
gây gỗ với bạn bè, nói tục, ham chơi lười học...) yêu cầu ghi cụ thể rõ ràng từng 
ngày. Quy định sau một tuần, vào ngày thứ sáu tiết sinh hoạt của lớp nộp sổ và gặp 
gỡ giáo viên chủ nhiệm để trao đổi. Nếu trong tuần tiến bộ làm được nhiều việc tốt 
nhiều hơn việc xấu thì tôi khen ngợi và động viên em. Nếu trong tuần vẫn còn làm 
nhiều việc xấu thì tiếp tục góp ý nhắc nhở động viên em tiếp tục sửa đổi. Cho em 
tự rút ra những điều sai trái của mình, tự phê bình và tự vạch ra hướng sửa chữa 
trong thời gian đến. 
+. Kết hợp giáo dục qua giáo viên bộ môn: 
Giáo viên chủ nhiệm phải thực hiện chức năng là cầu nối giữa giáo viên bộ 
môn và học sinh. Cần trao đổi thường xuyên với giáo viên bộ môn để nắm bắt về 
tình hình lớp, đặc biệt là những biểu hiện cá biệt của các em trong các giờ học khác 
đồng thời trao đổi với giáo viên bộ môn về điều kiện, hoàn cảnh cũng như nguyên 
nhân tạo nên sự cá biệt của học sinh, tâm tư, nguyện vọng của các em, đề nghị giáo 
viên giao khối lượng bài tập và định thời gian các em hoàn thành lượng kiến thức 
đó...Từ đó cùng nhau giáo dục các em trên tinh thần “dạy dỗ” khen để động viên 
các em hơn là trừng phạt các em. Việc nhắc nhở những khuyết điểm chỉ nên lồng 
vào từng chút một để các em sửa dần dần. 
 + Kết hợp với các ban ngành, các tổ chức trong và ngoài nhà trường 
- Kết hợp với tổ chức Đội thiếu niên: 
 Đây là tổ chức chuyên về mảng giáo dục hạnh kiểm cũng như các hoạt động 
bề nổi cho học sinh. Thường thì giáo viên chủ nhiệm lớp vẫn e dè trong việc khai 
báo những sai phạm của học sinh lớp mình vì sợ ảnh hưởng đến kết quả thi đua của 
lớp, nhưng với tôi việc kết hợp với tổ chức Đội là một biện pháp giáo dục có hiệu 
quả rất cao trong công tác giáo dục hạnh kiểm học sinh. 
 Đối với đội sao đỏ: tôi yêu cầu các em ghi lại tên của tất cả những em vi 
phạm, có như vậy thì tôi mới kịp thời có được thông tin và xử lý dứt điểm những vi 
phạm đựơc. 
 Đối với các em ban chỉ huy liên chi đội - đội phát thanh măng non: Tôi 
thường xuyên cung cấp những cá nhân điển hình của lớp đưa vào các bản tin hằng 
ngày để tuyên dương khen ngợi, khích lệ tinh thần các em. 
 Với tổng phụ trách Đội: tôi thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ. Tôi 
thường xuyên kết hợp các biện pháp giáo dục theo kiểu vừa đấm vừa xoa: đối với 
những đối tượng học sinh cá biệt tôi sử dụng biện pháp cứng rắn bên cạnh đó tôi 
nhờ tổng phụ trách đội động viên, những em tôi dùng biện pháp mềm mỏng thuyết 
phục tôi lại nhờ tổng phụ trách Đội có biện pháp cứng rắn hơn, cũng có lúc kết hợp 
cả hai cùng chung biện pháp, ở những lúc này thì chúng tôi kết hợp chặt chẽ hơn 
về khâu theo dõi và các luồng thông tin về đối tượng học sinh cá biệt. 
 Đặc biệt những học sinh cá biệt lại thường có khả năng về các hoạt động thể 
dục, thể thao hay lao động tích cực. Tôi tham mưu cho Đội TNTP tổ chức các hoạt 
động giáo dục ngoài giờ lên lớp có liên quan đến các hoạt động thể dục thể thao, 
văn nghệ....Khi Đội thiếu niên tổ chức các hoạt động này tôi thường động viên các 
em tham gia, khi cô trò cùng tham gia các hoạt động mà các em yêu thích và các 
em lại có vai trò chính, các em cảm nhận được mình cũng “quan trọng” lại được 
Đội trao thưởng, khen ngợi...làm cho các em thêm gắn bó với tập thể, muốn phấn 
đấu vì tập thể, thậm chí nỗ lực vì tập thể. 
- Kết hợp với bộ phận chuyên môn: 
 Tôi đề nghị nhà trường thành lập lớp phụ đạo cho HS yếu, GVCN có trách 
nhiệm vận động để các em tham gia hoc, thường xuyên theo dõi, động viên. Bộ 
phận chuyên môn theo dõi và có đề nghị xử lý những em không tham gia đầy đủ 
các buổi học cũng như vô kỷ luật trong khi tham gia học. 
- Kết hợp với hội phụ huynh học sinh: 
 Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phối hợp với tổ chức hội phụ huynh học sinh 
để quan tâm nhiều hơn đến con mình, vận động các em, tăng cường quản lí thời 
gian, nhắc nhỏ các em. Sau mỗi học kỳ hay kết thúc năm học các tổ chức có thể 
khen thưởng cho các em có sự tiến bộ. Ngoài ra các tổ chức này còn có thể giúp 
chúng ta trong việc thu nhận những thông tin mới về các em để chúng ta có biện 
pháp kết hợp giáo dục tốt. 
5.3. Khả năng áp dụng của sáng kiến. 
 Những biện pháp tôi vừa trình bày đã được áp dụng tại trường THCS An Lộc B. 
Ngoài ra, có thể áp dụng cho tất cả các trường học khác vì giáo dục học sinh cá 
biệt là một trong những nhiệm vụ thiết yếu trong nhà trường nói chung và giáo 
viên chủ nhiệm nói riêng. 
 Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này như thế nào phụ thuộc rất lớn phụ 
huynh học sinh, các đoàn thể trong nhà trường để giáo dục học sinh cá biệt đặt kết 
quả cao. 
6. Những thông tin cần được bảo mật:( Không) 
7. Các điều kiện cần thiết đế áp dụng sáng kiến. 
7.1.Đối với giáo viên: 
 - Giáo viên cần

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_bien_phap_giao_duc_hoc_sinh_ca_biet_tr.pdf