Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1

Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1

. Tổ chức trò chơi trong môn Toán:

 Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :

a. Thiết kế trò chơi học trong môn Toán :

 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :

 + Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.

 + Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.

 + Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.

 + Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.

 + Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.

 + Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.

 * Cấu trúc của Trò chơi học tập :

 + Tên trò chơi.

 + Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.

 + Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.

 

doc 29 trang Người đăng thuquynh91 Lượt xem 6113Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Áp dụng một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gười năng động, tự tin, sáng tạo sẵn sàng thích ứng với những diễn ra hằng ngày. Chính vì những lí do trên nên tôi đã chọn đề tài : “Áp dụng một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1”.
II/ PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ TÀI :
Đề tài : “Áp dụng một số trò chơi toán học nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh lớp 1” được thực hiện trong năm học 2008 – 2009 Trường Tiểu học Định Hiệp.
III/ NỘI DUNG:
1/ Đặc điểm tình hình: 
Trong năm học 2008 - 2009, tôi được Ban giám hiệu phân công chủ nhiệm lớp 12 với sĩ số 37 học sinh, trong đó có 16 nữ và 21 nam.
	1.1/ Thuận lợi :	
	 - Đa số các em đều được học 2 buổi. 
	- Cơ sở vật chất đầy đủ.
	- Học sinh có đủ bộ đồ dùng học toán.
	- Được sự quan tâm, giúp đỡ của Ban giám hiệu, khối trưởng, các bạn đồng nghiệp.
	- Giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn theo chương trình đổi mới từ nội dung đến phương pháp tiến hành.
	1.2/ Khó khăn :
	- Lớp tôi chủ nhiệm phần lớn các em con nhà nông, coâng nhaân lao ñoäng, ba mẹ luôn luôn bận rộn làm việc, chưa quan tâm tới con em. Vì vậy, một số em không được đi học mẫu giáo nên còn bỡ ngỡ trong việc học toán.
	- Các em còn lại đã được học qua lớp mẫu giáo, do tâm lý lứa tuổi nhi đồng, 	quen nếp học mà chơi, chơi mà học ở mẫu giáo nên học sinh cảm thấy bị gò ép khi bước sang học lớp Một, dẫn đến những em mang tâm trạng lo ra: trông bên ngoài chờ mẹ.
	- Học sinh lớp Một ý thức chưa nhiều, khả năng về tiếp thu mệnh lệnh ở các em còn nhiều hạn chế nên giáo viên mất rất nhiều thời gian hướng dẫn cho lớp.
2/ Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Chương trình Toán lớp 1 là một bộ phận của chương trình Toán ở Tiểu học, chương trình này kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy học Toán lớp 1 ở nước ta, khắc phục một số tồn tại của dạy học Toán lớp 1 trong giai đoạn vừa qua, thực hiện những đổi mới về giáo dục Toán học ở lớp 1nói riêng, ở Tiểu học nói chung để đáp ứng những yêu cầu của giáo dục và đào tạo trong giai đoạn công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước đầu thế kỉ. 
Nhằm đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở Tiểu học theo phương hướng phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của học sinh, tăng cường hoạt động cá thể phối hợp với học tập giao lưu. Hình thành và rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực hiện.
	Góp phần gây hứng thú học tập môn Toán cho học sinh, một môn học được coi là khó khăn, hóc búa thì việc đưa ra trò chơi toán học nhằm mục đích, để các em học mà chơi, chơi mà học. Trò chơi toán học không những chỉ giúp các em lĩnh hội được tri thức mà còn giúp các em củng cố và khắc sâu các tri thức đó.
3/ Vị trí của môn Toán trong trường Tiểu học :
	Bậc tiểu học là bậc học góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh. Môn toán cũng như những môn học khác cung cấp những tri thức khoa học ban đầu, những nhận thức về thế giới xung quanh nhằm phát triển năng lực nhận thức, hoạt động tư duy và bồi dưỡng tình cảm đạo đức tốt đẹp của con người.
	Môn toán ở trường Tiểu học là một môn độc lập, chiếm phần lớn thời gian trong chương trình học của trẻ.
	Môn toán có tầm quan trọng to lớn. Nó là bộ môn khoa học nghiên cứu có hệ thống, phù hợp với hoạt động nhận thức tự nhiên của con người.
	Môn toán có khả năng giáo dục rất lớn trong việc rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp suy luận lôgíc, thao tác tư duy cần thiết để con người phát triển toàn diện, hình thành nhân cách tốt đẹp cho con người lao động trong thời đại mới.
4/ Đặc điểm tâm lý của học sinh tiểu học:
	Ở lứa tuổi Tiểu học cơ thể của trẻ đang trong thời kỳ phát triển hay nói cụ thể là các hệ cơ quan còn chưa hoàn thiện, vì thế sức dẻo dai của cơ thể còn thấp nên trẻ không thể làm lâu một cử động đơn điệu, dễ mệt nhất là hoạt động quá mạnh và ở môi trường thiếu dưỡng khí.
	Học sinh Tiểu học nghe giảng rất dễ hiểu nhưng cũng sẽ quên ngay khi chúng không tập trung cao độ. Vì vậy người giáo viên phải tạo ra hứng thú trong học tập và phải thường xuyên được luyện tập.
	Học sinh Tiểu học rất dễ xúc động và thích tiếp xúc với một sự vật, hiện tượng nào đó nhất là những hình ảnh gây cảm xúc mạnh.
	Trẻ hiếu động , ham hiểu biết cái mới nên dễ gây cảm xúc mới, song các em chóng chán. Do vậy trong dạy học giáo viên phải sử dụng nhiều dùng dạy học, đưa học sinh đi tham quan, đi thực tế, tăng cường thực hành, tổ chức các trò chơi xen kẽ... để củng cố khắc sâu kiến thức.
IV/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
Trò chơi thực hiện trong khi làm bài tập thực hành hay củng cố tiết học.
Mỗi trò chơi học tập phải góp phần vào việc thực hiện mục tiêu dạy học.
Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo và phù hợp với đối tượng học sinh.
Để trò chơi đạt hiệu quả cao thì cần phải có luật chơi. Luật chơi cần phải được giới thiệu rõ ràng trước khi chơi: nội dung trò chơi, cách tổ chức, cách tính đểm.( Nếu cần phải vừa hướng dẫn vừa thực hành )
Nội dung trò chơi phải phù hợp nội dung kiến thức của bài học đó.
Trò chơi phải tổ chức sao cho tất cả học sinh trong lớp được tham gia.
Thời gian chơi không quá 5 phút, không để thời gian chơi kéo dài ảnh hưởng đến giờ học hay làm trẻ mất đi hứng thú.
Thay đổi nội dung trò chơi để học sinh không bị nhàm chán.
Luôn quan tâm khích lệ, động viên tránh làm cho những học sinh không hoàn thành nhiệm vụ lúng túng khi chơi.
Học sinh tự đánh giá giám sát lẫn nhau, phần thắng thua công bằng dân chủ. 
1. Tác dụng của trò chơi toán học:
	Hoạt động vui chơi là hoạt động mà động cơ của nó nằm trong chính quá trình hoạt động bản thân trò chơi chứ không nằm ở kết quả chơi.
	Trò chơi là loại phố biến của hoạt động vui chơi là chơi theo luật, luật của trò chơi chính là các quy tắc định rõ mục đích, kết quả và yêu cầu của hành động trò chơi, luật của trò chơi có thể tường minh có thể không.
	Trò chơi học tập là trò chơi mà luật của nó bao gồm các quy tắc gắn với kiến thức kỹ năng có được trong hoạt động học tập, gần với nội dung bài học, giúp học sinh khai thác vốn kinh nghiệm của bản thân để chơi, thông qua chơi học sinh được vận dụng các kiến thức kỹ năng đã học vào các tình huống của trò chơi và do đó học sinh được thực hành luyện tập củng cố mở rộng kiến thức kỹ năng đã học. Như vậy trong trò chơi học tập các kỹ năng môn toán được đưa vào trò chơi.
	Chơi là một nhu cầu cần thiết đối với học sinh Tiểu học, có thể nói nó quan trọng như ăn, ngủ, học tập trong đời sống các em. Chính vì vậy các em luôn tìm mọi cách và tranh thủ thời gian trong mọi điều kiện để chơi. Được chơi các em sẽ tham gia hết sức tự giác và chủ động. Khi chơi các em biểu lộ tình cảm rất rõ ràng như niềm vui khi thắng lợi và buồn bã khi thất bại. Vui mừng khi thấy đồng đội hoàn thành nhiệm vụ, bản thân các em thấy có lỗi khi không làm tốt được nhiệm vụ của mình. Vì tập thể mà các em khắc phục khó khăn, phấn đấu hết khả năng để mang lại thắng lợi cho tổ, nhóm trong đó có mình. Đây chính là đặc tính thi đua rất cao của các trò chơi. Vì vậy khi đã tham gia trò chơi, học sinh thường vận dụng hết khả năng về sức lực, tập trung sự chú ý, trí thông minh và sự sáng tạo của mình.
	Trò chơi học tập làm thay đổi hình thức hoạt động của học sinh, giúp học sinh tiếp thu kiến thức một cách tự giác tích cực. Giúp học sinh rèn luyện củng cố kiến thức đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm được tích luỹ qua hoạt động chơi.
	Trò chơi học tập rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo, thúc đẩy hoạt động trí tuệ, nhờ sử dụng Trò chơi học tập mà quá trình dạy học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn, cơ hội học tập đa dạng hơn.
	Trò chơi không chỉ là phương tiện mà còn là phương pháp giáo dục. 
2. Một số trò chơi toán học lớp 1:
2.1. Tổ chức trò chơi trong môn Toán:
	Để các trò chơi góp phần mang lại hiệu quả cao trong giờ học, khi tổ chức và thiết kế trò chơi phải đảm bảo những nguyên tắc sau :
a. Thiết kế trò chơi học trong môn Toán :
	 Tổ chức trò chơi học tập để dạy môn Toán nói chung và môn Toán lớp 1 nói riêng, chúng ta phải dựa vào nội dung bài học, điều kiện thời gian trong mỗi tiết học cụ thể đưa các trò chơi cho phù hợp. Song muốn tổ chức được trò chơi trong dạy toán có hiệu quả cao thì đòi hỏi mỗi giáo viên phải có kế hoạch chuẩn bị chu đáo, tỉ mỉ, cận kẽ và đảm bảo các yêu cầu sau :
	+ Trò chơi mang ý nghĩa giáo dục.
	+ Trò chơi phải nhằm mục đích củng cố, khắc sâu nội dung bài học.
	+ Trò chơi phải phù hợp với tâm lý học sinh lớp 1, phù hợp với khả năng người hướng dẫn và cơ sở vật chất của nhà trường.
	+ Hình thức tổ chức trò chơi phải đa dạng, phong phú.
	+ Trò chơi phải được chuẩn bị chu đáo.
	+ Trò chơi phải gây được hứng thú đối với học sinh.
	* Cấu trúc của Trò chơi học tập :
	+ Tên trò chơi.
	+ Mục đích : Nêu rõ mục đích của trò chơi nhằm ôn luyện, củng cố kiến thức, kỹ năng nào. Mục đích của trò chơi sẽ quy định hành động chơi được thiết kế trong trò chơi.
	+ Đồ dùng, đồ chơi : Mô tả đồ dùng, đồ chơi được sử dụng trong trò chơi học tập.
	+ Nêu lên luật chơi : Chỉ rõ quy tắc của hành động chơi quy định đối với người chơi, quy định thắng thua của trò chơi.
	+ Số người tham gia chơi : Cần chỉ rõ số người tham gia trò chơi.	
+ Nêu cách chơi.
b. Cách tổ chức trò chơi:
	Thời gian tiến hành : thường từ 5 - 7 phút.
	Đầu tiên là giới thiệu trò chơi:
	+ Nêu tên trò chơi.
	+ Hướng dẫn cách chơi bằng cách vừa mô tả vừa thực hành, nêu rõ quy định chơi.
	Chơi thử và qua đó nhấn mạnh luật chơi.
	Chơi thật.
	Nhận xét kết quả chơi, thái độ của người tham dự, giáo viên có thể nêu thêm những tri thức được học tập qua trò chơi, những sai lầm cần tránh.
	Thưởng - phạt : Phân minh, đúng luật chơi, sao cho người chơi chấp nhận thoải mái và tự giác làm trò chơi thâm hấp dẫn, kích thích học tập của học sinh. Phạt những học sinh phạm luật chơi bằng những hình thức đơn giản, vui (như chào các bạn thắng cuộc, hát một bài, nhảy lò cò...)
2.2. Giới thiệu một số trò chơi toán học lớp 1 :
	Sau đây tôi xin giới thiệu một số trò chơi tiêu biểu mà tôi đã áp dụng trong quá trình dạy toán cho học sinh lớp 1:
 Trò chơi 1: Tô hình đúng, màu đẹp
- Muc đích:
	+ Củng cố khả năng nhận dạng tam giác, hình vuông, hình tròn, rèn luyện sự khéo tay, óc thẩm mĩ.
- Chuẩn bị:
	+ GV chuẩn bị sẵn lên giấy khổ lớn 2 nhóm hình như sau:
- Cách chơi:
	Chia lớp thành 2 đội, mỗi đội cử 3 bạn đại diện lên chơi. GV phát cho mỗi đội 3 bút màu (xanh, đỏ,vàng). Yêu cầu quan sát kĩ các hình vẽ. Khi GV hô: ‘Tô màu đỏ vào hình tam giác, tô màu xanh vào hình vuông, tô màu vàng vào hình tròn”. Trong 3 phút đội nào tô đúng, đẹp (không bị nhoè màu ra ngoài hình, không to màu nọ chồng lên màu kia do nhầm ) thì đội đó thắng cuộc.
Trò chơi 2 : Xếp hình theo mẫu
- Mục đích :
	+ Củng cố về nhận dạng hình tam giác, hình tròn.
	+ Rèn khả năng quan sát, nhận xét quy luật của dãy hình.
- Chuẩn bị :
Mỗi HS lấy sẵn các hình tròn, hình tam giác (trong bộ đồ dùng học toán 1) đặt trên bàn.
GV chuẩn bị dãy hình mẫu sau (có thể vẽ hoặc đính sẵn trên bảng phụ):
-Cách chơi :
	Cả lớp cùng chơi.
GV đưa dãy hình mẫu ra cho cả lớp quan sát trong một thời gian ngắn ( có thể đếm từ 1 đến 10), sau đo cất đi.
Khi GV ra hiệu lệnh, HS dùng các hình đã chuẩn bị sẵn của mình để xếp thành dãy hình theo đúng mẫu của GV đưa ra.
Trong khoảng thời gian định trước (1 phút hoặc 2 phút), những HS nào xếp đúng, đẹp sẽ được thưởng.
 Trò chơi 3 : Xếp đúng thứ tự.
- Mục đích:
	+ Củng cố về so sánh thứ tự các số trong phạm vi 10 (hoặc trong phạm vi 100)
- Chuẩn bị:
Học sinh chuẩn bị 5 tấm bìa, trên đó có ghi các số : 0 ; 6 ; 3; 8 ; 5 (dạng quân bài) .Có thể chuẩn bị các số khác cũng được .
0
6
3
8
5
Ví dụ:
Cách chơi:
Chơi theo cá nhân. Mỗi học sinh để sẵn các tấm bìa trên bàn. Giáo viên ra hiệu lệnh “ Hãy! sắp xếp các số theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc từ lớn đến bé)”. Các bạn xếp lại quân bài theo hiệu lệnh của giáo viên. Ai làm xong trước và đúng sẽ thắng cuộc.
0
3
5
6
8
*Lưu ý : Để tránh bị nhàm chán giáo viên có thể thay đổi bằng một số khác.
Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài.
Trò chơi 4: Xì điện
- Mục đích:
+ Luyện tập và củng cố kỹ năng làm các phép tính cộng trừ trong phạm vi 10.
+ Luyện phản xạ nhanh ở các em
- Chuẩn bị : Không cần chuẩn bị bất kỳ đồ dùng nào
- Cách chơi : Cả lớp cùng chơi.Giáo viên hỏi,chẳng hạn” 2 + 5 = ?”( hoặc 8 – 3 =? hoặc “mấy cộng 0 bằng 3 ?” .) rồi chỉ một bạn bất kì trả lời. Bạn này trả lời xong, lại hỏi (tương tự như trên) rồi chỉ một bạn khác trả lời. Cứ tiếp tục nhưng vậy cho tới khi nào giáo viêh ra hiệu lệnh dừng lại.
Bạn nào được chỉ định phải trả lời thật nhanh. Bạn nào trả lời sai phải nhảy cò cò.
	* Lưu ý :
	+ Trò chơi này không cần phải chuẩn bị đồ dùng, giáo cụ...
	+ Trò chơi này có thể áp dụng được vào nhiều bài (Ví dụ : Luyện tập các bảng cộng trừ ) và có thể thay đổi hình thức “Xì điện ”. Ví dụ : 1 em hô to 1 + 3 và chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 4 hay 9 – 2 chỉ vào em tiếp theo để truyền thì em này chỉ việc nói kết quả bằng 7.
+ Trò chơi này không cầu kỳ nhưng vẫn gây được không khí vui, sôi nổi, hào hứng trong giờ học cho các em.
Trò chơi 5 : Vua phá lưới. 
- Mục đích :
	+ Luyện tập củng cố kỹ năng cộng trong phạm vị 10.
	+ Tập cho học sinh cách đánh giá, cho điểm.
Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị sẵn trên giấy khổ lớn trên 2 hình vẽ như sau:
Cách chơi:
Giáo viên nêu bài toán: “ Các chú thỏ chơi bóng sút tung lưới của thủ môn thỏ Xám chính là chú thỏ mang số áo mà cộng với 4 được 10. Đố bạn tìm được số đó là chú thỏ nào? “
Hai bạn đại diện cho 2 bạn cùng chơi. Các bạn còn lại cỗ vũ và giám sát. Mỗi bạn chơi tìm cách nối khung thành với 1 chú thỏ mang số áo thích hợp với câu trả lời của bài toán.
Bạn nào làm đúng và nhanh hơn thì bạn đó được phong làm “Vua phá lưới”
Lưu ý: Để tránh nhàm chán, giáo viên có thể thay số 4 và các số đeo trên áo của các chú thỏ để có thể tiếp tục tiến hành cuộc chơi.
Trò chơi 6 : Ong đi tìm nhụy
(Trò chơi có thể áp dụng các bảng cộng , trừ trong phạm vi 10.)
- Mục đích :
	+ Rèn tính tập thể.
	+ Giúp cho học sinh thuộc các bảng coäng, tröø trong phaïm vi 10
- Chuẩn bị:
	+ 2 bông hoa 5 cánh, mỗi bông một màu, trên mỗi cánh hoa ghi các số như sau, mặt sau gắn nam châm.
5
7
9
4
8
+ 10 chú Ong trên mình ghi các phép tính, mặt sau có gắn nam châm.
2 + 3 
10 – 3 
10 – 1 
8 – 2 
4 + 4 
	+ Phấn màu
	- Cách chơi :
	+ Chọn 2 đội, mỗi đội 4 em.
	+ Giáo viên chia bảng làm 2, gắn mỗi bên bảng một bông hoa và 5 chú Ong, ở bên dưới không theo trật tự, đồng thời giới thiệu trò chơi.
	Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa là các kết quả của phép tính, còn những chú Ong thì chở các phép tính đi tìm kết quả của mình. Nhưng các chú Ong không biết phải tìm như thế nào, các chú muốn nhờ các con giúp, các con có giúp được không?
	Hai đội xếp thành hàng. Khi nghe hiệu lệnh "bắt đầu" thì lần lượt từng bạn lên nối các phép tính với các số thích hợp. Bạn thứ nhất nối xong phép tính đầu tiên, trao phấn cho bạn thứ 2 lên nối, cứ như vậy cho đến khi nối hết các phép tính. Trong vòng 1 phút, đội nào nối đúng và nhanh hơn là đội chiến thắng.
	* Lưu ý : Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên chấm và hỏi thêm một số câu hỏi sau để khắc sâu bài học
8 – 2 
	+ Tại sao chú Ong 	không tìm được đường về nhà ?
	+ Phép tính " 8 – 2 " có kết quả bằng bao nhiêu ?
	+ Muốn chú Ong này tìm được về thì phải thay đổi số trên cánh hoa như thế nào ?
Trò chơi 7 : Đối đáp toán học
- Mục đích:
Luyện tập tính nhẩm cộng và trừ trong phạm vi 10. Củng cố nhận biết quan hê giữa phép tính cộng và phép tính trừ.
- Chuẩn bị:
HS cần học thuộc lòng các bảng cộng, trừ trong phạm vi 10.
Một bảng các phép tính, ví dụ :
4 + 5 = 
5 + 4 = 
8 + 2 = 
2 + 8 = 
9 – 5 = 
9 – 4 = 
10 – 2 = 
10 – 8 = 
- Cách chơi:
Chia thành từng nhóm hai bạn cùng chơi. Một bạn hỏi, chẳng hạn: “Bốn cộng năm bằng mấy ?”. Bạn kia trả lời : “Bằng chín” rồi đố lại : “chín trừ năm bằng mấy ?”. Lưu ý, nếu người đố về phép cộng thì người trả lời phải đố lại bằng phép trừ, ngược với phép tính vừa đố.
Bạn nào trả lời nhanh và đúng thì được ghi 1 điểm. Bạn nào được nhiều điểm hơn sẽ được khen thưởng.
Nếu trả lời sai thì mất quyền hỏi, bạn kia có quyền được hỏi tiếp theo quy tắc nêu trên.
	Trò chơi 8 : Đố biết số nào
- Mục đích:
	+ Củng cố cấu tạo số có hai chữ số. Củng cố vẻ so sánh số tự nhiên các số trong phạp vi 100.
- Chuẩn bị:
Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng gài số, một tấm bìa ghi các số từ 0 đến 10 (trong bộ đồ dùng toán học).
	+ Ví dụ
0
Bảng gài
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
- Cách chơi:
	+ Cả lớp cùng chơi.
+ Giáo viên ra lệnh, yêu cầu cả lớp tím các sớ theo hiệu lệnh của! giáo viên, chẳng hạn như:
Số gồm 2 chục và 0 đơn vị.
Số gồm 3 chục và 5đơn vị.
Số liền trước số 15.
Số liền sau số 19.
Số bé nhất có hai chữ số.
số lớn nhất có một chữ số.
+ Cả lớp lấy các tấm bìa ghi số, cài vào bảng tạo thành số theo mỗi hiệu lệnh của giáo viên rồi giơ lên.
+ Bạn nào làm sai sẽ bị phạt (nhảy lò cò hoặc đứng lên, ngồi xuống tại chỗ 3 lần..).
Trò chơi 9: Làm tính tiếp sức
- Mục đich :
	Rèn kĩ năng tính cộng, trừ trong phạm vi 5.
- Chuẩn bị:
Kẻ sẵn lên bảng 2 hình như sau :
 3
+2	 -1	 +0	 +	 +1	-3
- Cách chơi :
Hai đội chơi, mỗi đội 5 bạn. Khi giáo viên ra lệnh bắt đầu chơi thì bạn đầu tiên của mỗi đội lên điền kết quả của phép tính đầu tiên vào hình tam giác, rồi nhanh chóng trao lại bút cho người thứ hai. Cứ tiếp tục như thế . Bạn thứ 5 lên điền kết quả của phép tính cuối cùng vào bông hoa.
Đội nào đúng và nhanh hơn sẽ thắng cuộc . 
*Lưu ý: Trò chơi này có thể áp dụng trong nhiều bài . 
Trò chơi10 : Thợ chỉnh đồng hồ
- Mục đích :
	+ Củng cố kỹ năng xem đồng hồ.
	+ Củng cố nhận biết các đơn vị thời gian (giờ).
Chuẩn bị : 4 mô hình đồng hồ ( hình vẽ ).
- Cách chơi :
	+ Chia lớp thành 4 đội (4 tổ theo lớp học)
	+ Lần thứ nhất: Gọi 4 em lên bảng (4 em đại diện cho 4 đội), phát cho mỗi em 1 mô hình đồng hồ, chuẩn bị quay kim đồng hồ theo hiệu lệnh của giáo viên. Khi nghe giáo viên hô to 1 giờ nào đó, 4 em này ngay lập tức phải quay kim đến đúng giờ đó. Em nào quay chậm nhất hoặc sai lệch bị loại khỏi cuộc chơi.
	+ Lần thứ hai: Các đội lại thay người chơi khác
	+ Cứ chơi như vậy 8 - 10 lần. Đội nào còn nhiều thành viên nhất đội đó là đội thắng cuộc.
* Lưu ý: Để các em chơi nhanh, vui và thử phản ứng nhanh giáo viên cần chuẩn bị sẵn 1 số giờ viết ra giấy (không phải nghĩ lâu) để khi hô cho nhanh.
Ví dụ :5giờ, 10giờ, 8giờ, 1giờ,4giờ, ..
V/ KẾT QUẢ :
Năm học 2008 – 2009 được sự phân công của Ban giám hiệu nhà trường . Bản thân chủ nhiệm lớp 12 ( Sĩ số 37/16 ) nhờ áp dụng các trò chơi toán nói trên trong quá trình giảng dạy bản thân rút ra được kết quả như sau:
Lớp
Sĩ số
Loại 
Giỏi 
Khá 
Trung bình
Yếu 
TS
%
TS
%
 TS
%
TS
%
1/2
37/16
Đầu năm
8
21.6%
8
21.6%
11
29.7%
10
27%
Giữa HK I
12
32.4%
10
27%
9
24.3%
6
16.2%
Cuối HK I
18
48.6%
12
32.4%
7
18.9%
0
0%
VI/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
Qua vận dụng thực tế ,tôi thấy trò chơi học tập là một loại hình hoạt động vui chơi có nhiều tác dụng trong các giờ học của học sinh tiểu học “học mà chơi, chơi mà học”. Trò chơi học tập tạo ra không khí vui tươi, hồn nhiên, sinh động trong giờ học. Nó còn kích thích được trí tưởng tượng, tò mò, ham hiểu biết ở trẻ. Từ đó khích lệ các em phát triển năng khiếu, năng lực, hạn chế tính ỷ lại,nhút nhát của học sinh.
Cần làm cho học sinh hiểu cách thực hiện các dạng hoạt động của trò chơi khác nhau bằng cách sử dụng các phương pháp phát huy tính tích cực ở mỗi học sinh, mặt khác cần tạo điều kiện để học sinh rèn luyện trong thực tiễn nhằm thực hiện các hoạt động học.
Việc tổ chức trò chơi trong các giờ học toán là vô cùng cần thiết. Song không nên quá lạm dụng phương pháp này, ở mỗi giờ học ta chỉ nên tổ chức cho các em chơi từ 1 đến 2 trò chơi trong khoảng từ 3 đến 5 phút hoặc cùng lắm 10 phút. Do vậy người Giáo viên cần có kỹ năng tổ chức, hướng dẫn các em thực hiện các trò chơi thật hợp lý và đồng bộ, phát huy được tối đa vai trò của học sinh.
Vai trò của người giáo viên đối với học sinh cần thay đổi theo kiểu học tập chung vào học sinh, phù hợp với định hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay. Giáo viên phải 

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_ap_dung_mot_so_tro_choi_toan_hoc_nham.doc