Một số biện pháp giúp cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp

Một số biện pháp giúp cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp

Tuỳ theo đặc thù của từng lớp mà giáo viên chủ nhiệm có cách phân loại đối tượng học sinh khác nhau sao cho phù hợp để việc giáo dục các em thuận lợi hơn. Giáo viên chủ nhiệm chủ động sắp xếp thời gian gặp từng đối tượng để trao đổi, trò chuyện tâm tư với các em một cách chân tình, cởi mở. Tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện với các em ngay từ đầu năm học. Có thể phân loại học sinh theo các mặt: hạnh kiểm, học lực, hoàn cảnh gia đình của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy bộ môn và học bạ của lớp mấy năm trước. Khi đã phân loại được đối tượng học sinh thì tùy từng đối tượng học sinh để GVCN chọn cho mình một phương pháp giáo dục khác nhau sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.

 + Ổn định nề nếp sinh hoạt và nề nếp học tập ngay từ đầu năm học. Bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, chọn bầu cán bộ lớp cũng hết sức quan trọng. Vị trí ngồi của các em khuyết tật, đối tượng học sinh tích cực, học sinh chưa ham học, hay nghịch phá sao cho hợp lý để các em giúp đỡ nhau trong học tập, để xây dựng đôi bạn cùng tiến, để khi các em thảo luận trong học tập có hiệu quả hơn.

 

doc 18 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1296Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Một số biện pháp giúp cán bộ quản lý và giáo viên trong công tác chủ nhiệm lớp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o thế giới quan khoa học và phẩm chất đạo đức con người. Giúp các em nhận thức và giải thích hiện tượng thế giới xung quanh, giúp các em biết sống và làm việc trong tập thể lớp.
	Có thể nói rằng công tác chủ nhiệm lớp ở cấp Tiểu học rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành phát triển, nhân cách cũng như rèn luyện kĩ năng ứng xử có văn hoá của học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải chịu áp lực từ nhiều phía: lãnh đạo nhà trường, giáo viên bộ môn, gia đình học sinh, xã hội và học sinh. Vì vậy muốn làm tốt cộng tác chủ nhiệm lớp đòi hỏi giáo viên phải có những phương pháp phù hợp.
 II.2. Thực trạng:
 a. Những thuận lợi và khó khăn:
 Về phía học sinh:
 + Theo đặc điểm tâm lý lứa tuổi thì các em ở lứa tuổi tiểu học đang hình thành nhân cách, hay làm theo, nói theo những việc làm lời nói của người lớn nên giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò hết sức quan trọng hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động của lớp, nhà trường đề ra. 
 + Điều kiện sinh hoạt, hoàn cảnh sống và học tập của các em khác nhau. 
 Về phía gia đình và xã hội:
 + Do hoàn cảnh kinh tế, gia đình chủ yếu làm nông, chăn nuôi nên còn tập trung nhiều với công việc nhà, chưa chú trọng việc giáo dục con em. Việc chăn trâu, bò còn giao cho học sinh; hoặc mùa thu hoạch còn giao công việc cho học sinh,
 + Ở địa phương còn tồn tại nhiều tệ nạn xã hội như: nói tục - chửi thề, cờ bạc, game, Trong khi đó, sự hiểu biết của các em còn hạn chế mà phải thường xuyên tiếp xúc với các tệ nạn xã hội nên sẽ làm ảnh hưởng tới sự phát triển nhân cách, đạo đức, văn hoá của học sinh.
 Về phía Nhà trường và giáo viên:
 + Phần lớn giáo viên tập trung dạy văn hoá chưa thật sự quan tâm, còn xem nhẹ đến công tác giáo dục đạo đức học sinh. 
 + Cán bộ quản lý, giáo viên chưa đặc biệt quan tâm đến công tác chủ nhiệm. Chưa khen thưởng, động viên các giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp, đồng thời phê bình, khiển trách các giáo viên chưa làm tốt.
 +) Thực trạng của nhà trường:
 * Thuận lợi:
 - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, Phòng GD&ĐT, các cấp ủy đảng chính quyền địa phương, sự quan tâm giúp đỡ của cha mẹ học sinh học sinh. 
 - Điểm chính của nhà trường nằm trên buôn đặc biệt khó khăn nên được hưởng nhiều chính sách ưu đãi của Nhà nước.
 * Khó khăn: 
 - Trường có nhiều điểm lẻ, cách xa nhau 7-8 cây số. Có một số số học sinh nhà ở xa trường nên đi học chưa đều.( Núi Năm -Buôn Triết).
 - Tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số cao nên chất lượng giáo dục toàn diện chưa cao.
 - Chất lượng mũi nhọn và các phong trào còn thấp .
 - Một số phụ huynh chưa quan tâm đến con em mình.
 b. Thành công và hạn chế khi vận dụng đề tài:
 * Thành công:
 Khi vận dụng những kinh nghiệm mà tôi rút ra từ nhiều năm làm công tác quản lý, công tác chỉ đạo giáo viên làm tốt công tác chủ nhiệm lớp bước đầu đã có những thành công nhất định. 
 - Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng lên. Tập thể thầy cô, học sinh luôn đoàn kết, nhất trí cao.
 - Công tác duy trì sĩ số được bảo đảm, góp phần hoàn thành PCTHĐĐT. 
 - Nề nếp của các lớp thực hiện nghiêm túc, học sinh có ý thức học tập và rèn luyện tốt. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ý thức trách nhiệm của giáo viên ngày một tiến bộ.
 - Các phong trào, các cuộc thi do ngành và các cấp tổ chức đều đạt giải.
 * Hạn chế: 
 Cán bộ quản lý và Giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư công sức, thời gian nhiều.
 Không có sự đoàn kết nhất trí cao trong tập thể thì vận dụng rất khó. 
 GVCN phải thực sự có tầm, có năng lực, có tâm, phải là người thực sự thương yêu các em, phải có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mới có thể vận dụng và đem lại hiệu quả cao khi vận dụng phương pháp này.
Đối với những học sinh chưa có sự cầu tiến, gia đình không có sự phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục thì một số trường hợp sẽ có sự tiến bộ chậm hơn.
 c. Mặt mạnh, mặt yếu khi vận dụng đề tài
 * Mặt mạnh:
 Khi vận dụng kinh nghiệm trên vào công tác quản lý, chỉ đạo giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp các thầy cô sẽ có một số kinh nghiệm khi phân công giáo viên chủ nhiệm; giáo viên chủ nhiệm cũng có một số kinh nghiệm để công tác giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả cao. Việc vận dụng phương pháp này sẽ giúp các thầy cô đỡ mất thời gian đầu tư nhiều cho công tác chủ nhiệm. 
 - Giáo viên có tinh thần trách nhiệm, đồng ý khi được lãnh đạo phân công nhiệm vụ.
 - Nề nếp của nhà trường được đảm bảo.
 - Cha mẹ học sinh, học sinh tin tưởng vào giáo viên. Như vậy, uy tín của giáo viên được nâng lên.
 - Giáo viên chủ nhiệm sẽ là tấm gương sáng cho học sinh noi theo.
 * Mặt yếu: 
 - Đối với những giáo viên không có tính kiên trì, không yêu nghề mến trẻ, chưa thật sự tận tâm với công việc thì có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn. Nếu vận dụng không khéo, vận dụng không linh hoạt cho từng đối tượng học sinh thì hiệu quả không cao.
 - Một số giáo viên khi được phân công chủ nhiệm lớp này, lớp kia thì không muốn nhận. Phải động viên, phải nhắc nhở mới nhận,
 - Đối với những giáo viên không có tính kiên trì, không yêu nghề mến trẻ, chưa thật sự tận tâm với công việc thì có thể không đem lại hiệu quả như mong muốn.
 - Giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư công sức, thời gian nhiều. Đòi hỏi giáo viên chủ nhiệm phải là người thực sự thương yêu các em, phải có nhiều kinh nghiệm trong công tác chủ nhiệm lớp mới có thể vận dụng và đem lại hiệu quả cao.
 - Đối với những học sinh chưa ngoan, gia đình có hoàn cảnh khó khăn, không quan tâm đến con em, không có sự phối hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục thì chất lượng giáo dục không cao.
 d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động
 Nguyên nhân dẫn đến thành công khi vận dụng đề tài:
 - Sự nhiệt tình, tâm huyết của giáo viên của GVCN cũng như giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay.
 - Sự quan tâm của Ban ĐDCMHS, Cha mẹ học sinh.
 - Sự phối hợp của BCH Liên đội, giáo viên tổng phụ trách, các GV là Đoàn viên.
 Nguyên nhân dẫn đến hạn chế, yếu kém:
 - Một số giáo viên chưa nhiệt tình trong công tác, năng lực hạn chế(giáo viên dạy thay, giáo viên bộ môn,).
 - Tỷ lệ học sinh DTTS cao nên một số em nhận thức, ý thức học tập và tham gia các hoạt động chưa cao. 
 - Một số cha mẹ học sinh do điều kiện kinh tế khó khăn hoặc chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em mình, còn phó mặc cho giáo viên và nhà trường. 
 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng của đề tài
Hiện nay, để đáp ứng nhu cầu phát triển con người một cách toàn diện cả đức lẫn tài, học sinh ngoài việc học kiến thức văn hóa còn phải tham gia nhiều hoạt động tập thể. Tham gia các hoạt động phong trào sẽ tạo sân chơi bổ ích, đem lại cho các em nhiều niềm vui, kích thích tư duy, tính sáng tạo ở các em. Ngoài ra còn rèn cho các em kĩ năng giao tiếp, mạnh dạn, tự tin trước tập thể. Thế nhưng một số em ham chơi, lười học tham gia các hoạt động phong trào nhiều dễ sao nhãng việc học tập, sa vào một số trò chơi vô bổ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả học tập của các em. Những em học yếu, gia đình khó khăn, thiếu sự quan tâm hay chán học, trốn học, bỏ học đi chăn bò hoặc thích đi chơi, ra quán internet chơi gem, lừa dối cha mẹ lấy,... Tìm mọi cách để che dấu lỗi của mình, lừa thầy, dối cô, lừa cha, dối mẹ. Những đối tượng này thầy cô làm công tác chủ nhiệm cần phải nắm bắt kịp thời có cách ngăn chặn không để các em sa vào ham chơi, quên cả học tập. 
Tâm lí một số thầy cô giáo chủ nhiệm sợ mất nhiều thời gian (không chịu khó) rèn các em nên thường bỏ qua, ít quan tâm nhắc nhở. Khi em này chán học, muốn bỏ học thường lôi kéo, rủ rê em khác theo mình. Cũng từ đó mà các em vi phạm đạo đức, không thực hiện tốt nội quy của trường, lớp đề ra. Việc hiện nay học sinh vi phạm đạo đức, vi phạm nội quy của nhà trường trở thành phổ biến khó xử lí. Muốn đưa các em vào khuôn khổ nề nếp đòi hỏi lực lượng các thầy cô giáo phải thể hiện quyết tâm cao trong việc xử lí đồng bộ và thống nhất ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm đạo đức của người học sinh. Làm tốt công tác này sẽ giúp các em hạn chế được những khuyết điểm và chú tâm hơn vào việc học tập.
 II.3. Giải pháp, biện pháp:
 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
 	Xuất phát từ thực tế, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp mà tôi đã rút ra được. Nhằm mục đích trao đổi với đồng nghiệp để cùng nhau tháo gở những mặt còn hạn chế của công tác phân công giáo viên và giáo viên chủ nhiệm lớp trong trường học. Nhà trường luôn duy trì và ổn định tốt nề nếp dạy dọc, nề nếp ra vào lớp. Từng bước đưa chất lượng giáo dục toàn diện ngày một đi lên. Đặc biệt công tác giáo dục đạo đức đạt hiệu quả. 
 b. Nội dung và cách thức thực hiện:
 - Đối với Ban lãnh đạo nhà trường phải nắm và thực hiên được các yếu tố trong công tác quản lý: Kế-Tổ-Đạo- Kiểm.
 - Xây dựng kế hoạch phải sát thực tế, phù hợp tình hình của đơn vị, có tính khả thi cao.
 - Căn cứ vào năng lực của giáo viên, tinh thần trách nhiệm của giáo viên mà phân công nhiệm vụ cho hợp lý. 
 - Tham khảo nguyện vọng của giáo viên( có thể viết đơn đăng ký). Lắng nghe và tôn trọng ý kiến của các giáo viên để phân công nhiệm vụ hợp lý. Ban giám hiệu nhà trường phải thống nhất trong công tác phân công giáo viên. Có ý kiến của các Đoàn thể, Tổ khối. Sau đó trưng cầu ý kiến tập thể. Không áp đặt theo ý kiến chủ quan riêng của cá nhân.
 - Tổ chức tốt các buổi chào cờ đầu tuần để đánh giá các tồn tại của giáo viên và học sinh trong tuần qua đồng thời triển khai các hoạt động trong tuần tới và các nhiệm vụ mới hoặc nói chuyện gương người tốt việc tốt.
 - Xây dựng kế hoạch và Tổ chức các hoạt động NGLL, các phong trào VHVNTDTT, sinh hoạt chủ điểm có hiệu quả. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 
 - Thường xuyên kiểm tra nề nếp của giáo viên và học sinh. 
- Đánh giá, nhận xét, tuyên dương, phê bình kịp thời việc thực hiện nề nếp của giáo viên và học sinh.
- Điều mà giáo viên rất quan tâm là việc làm tốt, người có tinh thần, ý thức trách nhiệm cao trong công tác cũng như trong các hoạt động nên khuyến khích động viên kịp thời, có chế độ đãi ngộ(tiền thừa giờ, thu nhập tăng thêm, tặng quà ngày lễ, tết,). Vì vậy, nhà trường phải phân khai dự toán; trích một số kinh phí chi thường xuyên để động viên. Việc làm này ít có trường làm được.
 - Đối với giáo viên chủ nhiệm khi nhận được lớp mình chủ nhiệm điều đầu tiên phải làm là:
 + Điều tra nắm tình hình học sinh trong lớp:
 Điều tra nắm tình hình học sinh ngay từ đầu năm học là một việc làm đầu tiên, cần thiết của giáo viên chủ nhiệm. Nếu chủ nhiệm lớp một là lớp đầu cấp thì việc làm này càng quan trọng hơn. Có điều tra giáo viên chủ nhiệm mới nắm bắt được năng lực của từng em. Từ đó giáo viên chủ nhiệm xây dựng phương pháp giáo dục cụ thể cho từng đối tượng. 
 Có thể giáo viên điều tra bằng nhiều cách khác nhau như: xem sơ yếu lí lịch, hỏi thông tin từ giáo viên chủ nhiệm cũ, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay trong lớp, trực tiếp đến gia đình học sinh, hỏi qua bạn bè trong lớp, qua Ban Đại diện cha mẹ của lớp để nắm tình hình. Đối với học sinh cá biệt giáo viên chủ nhiệm phải đến gia đình trực tiếp gặp cha mẹ học sinh nắm bắt một số thông tin như hoàn cảnh gia đình, mối quan hệ của học sinh đó với những đối tượng ngoài xã hội, v.v... Trao đổi hỏi thăm tình hình học tập cũng như đạo đức của các em trong những năm học trước để nắm bắt chính xác từng đối tượng từ đó có kế hoạch giáo dục cụ thể các em.
 + Phân loại đối tượng học sinh:
 Tuỳ theo đặc thù của từng lớp mà giáo viên chủ nhiệm có cách phân loại đối tượng học sinh khác nhau sao cho phù hợp để việc giáo dục các em thuận lợi hơn. Giáo viên chủ nhiệm chủ động sắp xếp thời gian gặp từng đối tượng để trao đổi, trò chuyện tâm tư với các em một cách chân tình, cởi mở. Tạo mối quan hệ gần gũi thân thiện với các em ngay từ đầu năm học. Có thể phân loại học sinh theo các mặt: hạnh kiểm, học lực, hoàn cảnh gia đình của học sinh thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên giảng dạy bộ môn và học bạ của lớp mấy năm trước. Khi đã phân loại được đối tượng học sinh thì tùy từng đối tượng học sinh để GVCN chọn cho mình một phương pháp giáo dục khác nhau sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất. 
 + Ổn định nề nếp sinh hoạt và nề nếp học tập ngay từ đầu năm học. Bố trí chỗ ngồi cho phù hợp, chọn bầu cán bộ lớp cũng hết sức quan trọng. Vị trí ngồi của các em khuyết tật, đối tượng học sinh tích cực, học sinh chưa ham học, hay nghịch phá sao cho hợp lý để các em giúp đỡ nhau trong học tập, để xây dựng đôi bạn cùng tiến, để khi các em thảo luận trong học tập có hiệu quả hơn.
 	+ Xây dựng nội quy riêng cho lớp mình chủ nhiệm. Khi đưa ra nội quy của lớp bên cạnh dựa vào nội quy của Nhà trường, của Liên đội còn dựa vào tình hình của lớp mình chủ nhiệm để đưa ra một số quy định riêng. 
Ví dụ: Lớp có học sinh khuyết tật thì cần được học sinh, giáo viên giúp đỡ nhiều, nhắc nhở không được miệt thị, xúc phạm bạn;
- Lớp có đối tượng các biệt thì cần theo dõi, nhắc nhở thường xuyên. Phân công các học sinh chăm ngoan, tích cực theo dõi, giúp đỡ.
 	+ Xây dựng kế hoạch chủ nhiệm. 
 Giáo viên phải xây dựng kế hoạch chủ nhiệm sát thực, phù hợp thực tế. Ngày mai, trong tuần, tháng cần làm những việc gì? Tham gia các hoạt động nào. Vì vậy, giáo viên phải nắm bắt kế hoạch của nhà trường.
 Tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, sinh hoạt văn nghệ. Vì đối tượng học sinh tiểu học nói chung, nhà trường nói riêng rất thích các HĐNGLL, thích múa hát, chơi trò chơi. Để làm được điều này giáo viên phải dựa vào các cuộc thi, các phong trào thi đua của Nhà trường và Liên đội. Giáo viên cùng tham gia với các em, tạo cho các em niềm vui, ham học ham thích đến trường. Giáo viên khi này như người bạn, người chị, người anh của các em. Ngoài ra còn tổ chức các hoạt động, phong trào của lớp thực qua đó để hiểu thêm học sinh, gắn bó học sinh với tập thể, xoá đi những thiếu sót và sự mặc cảm của các em trước lớp.
 Từ các hoạt động phong trào dễ dàng biết được năng lực cũng như ý thức trách nhiệm với tập thể của mỗi học sinh. Qua đó giáo dục cho học ý thức hoàn thành tốt trách nhiệm mà mình được giao.
 Làm công tác chủ nhiệm việc xử lí các tình huống và xử lí học sinh vi phạm phải hết sức khéo léo. Nếu xử lí không tốt vô tình học sinh chán học, mặc cảm, không muốn đến trường. Giáo viên phải gần gũi để tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng, nguyên nhân sai phạm của các em, chia sẻ động viên các em. Từ đó các em tin tưởng vào cô, nghe theo lời cô cùng các bạn xây dựng lớp tiến bộ. 
 Giáo viên phải luôn luôn nhắc nhở các em học tập, luôn tạo cho các em hứng thú học tập. Giaó viên cần không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần học hỏi. Luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm, có nghệ thuật sư phạm cao vì tâm lý học sinh tiểu học thường thích khen, không thích chê. Nếu giáo viên dùng từ không hay dẫn đến học sinh hay mất cảm hứng. Ngoài ra muốn giáo dục học sinh có đạo đức tư cách tốt trước hết thầy cô phải là một tấm gương sáng mẫu mực về mọi mặt, ở mọi lúc, mọi nơi để học sinh noi theo. Vì vậy, giáo viên khi đánh giá hay nhận xét phải nhẹ nhàng, dùng lời khuyến khích động viên theo đúng tinh thần TT 30/BGD&ĐT về Đánh giá xếp loại học sinh tiểu học. 
 + Phối hợp với cha mẹ học sinh, Phối hợp với các tổ chức đoàn thể ở địa phương để giáo dục học sinh:
 Để làm tốt công tác thì mối liên hệ giữa giáo viên và Cha mẹ học sinh là rất cần thiết. Giáo viên chủ nhiệm vốn là cầu nối giữa nhà trường và gia đình học sinh.
 Giáo viên chủ nhiệm phải có sự phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp. Từ đầu năm học phải đề ra kế hoạch hoạt động của Ban ĐDCMHS trong năm. Ban Ban ĐDCMHS phải bám sát lớp, phát động phong trào thi đua theo từng đợt có khen thưởng kịp thời đối với học sinh tốt và những em có tiến bộ. Sau mỗi đợt phát động đều có tổng kết, rút kinh nghiệm có khen thưởng kịp thời. Đối với học sinh cá biệt Ban ĐDCMHS cùng giáo viên chủ nhiệm đến trực tiếp gia đình học sinh thông báo tình hình học tập và đạo đức của học sinh bàn biện pháp giáo dục. GVCN lớp phải phải thông báo cho CMHS nắm được điểm tốt, điểm hạn chế của từng em để cha mẹ học sinh biết. Cha (mẹ) phải có trách nhiệm phối hợp cùng GVCN để giáo dục con em. 
 Đi thực tế gia đình học sinh là một việc làm cần thiết của giáo viên chủ nhiệm. Bởi có đi thực tế mới nắm được tình hình cụ thể, hoàn cảnh cụ thể của từng em. GVCN chú ý những đối tượng học sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Tìm hiểu để động viên kịp thời đối với những em gia đình nghèo đông con để có kế hoạch quyên góp ủng hộ các em. GVCN cần lên kế hoạch cụ thể đi thực tế từng tháng, kì sao cho việc làm này thường xuyên, liên tục trong năm. Dành thời gian nhiều hơn cho đối tượng học sinh cá biệt.Cho gia đình cam kết để cùng nhau phối hợp giáo dục. 	 
 GVCN cũng cần phải phối hợp với tốt các tổ chức đoàn thể ở địa phương như: Đoàn thanh niên, Hội phụ nữđể kịp thời nhắc nhở, động viên những gia đình thiếu sự quan tâm đến con em dẫn đến con em đi học không chuyên cần, có nguy cơ lưu ban, bỏ học. Cũng như chấn chỉnh ngay những học sinh hư hỏng. Học sinh có dấu hiệu phạm tội. Nếu chúng ta phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xã hội trong việc giáo dục học sinh thì hiệu quả rất cao. 
 + Sự phối kết hợp với BGH nhà trường, các đoàn thể và giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay :
 Việc giáo viên chủ nhiệm có sự phối kết hợp một cách nhịp nhàng với BGH nhà trường, các đoàn thể trong nhà trường và giáo viên bộ môn để giáo dục các em là một việc làm rất cần thiết. Bởi tiếng nói của BGH khi nhắc nhở, khuyên răn các em có một tác động rất lớn đến tâm lí của các em. Đặc biệt đối với những em học sinh cá biệt, các em không cảm thấy như mình bị bỏ rơi hoặc thầy cô có ác cảm với mình. Các thầy cô biết động viên các em đúng lúc, cho các em cơ hội để các em sửa lỗi là một việc làm rất cần đối với các em. 
 Ngoài ra, GVCN cần có sự phối hợp chặt chẽ với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay để giáo dục học sinh. Vì nhiều giáo viên chủ nhiệm lớp không dạy đủ các buổi trong tuần. Tâm lý các em chỉ nghe lời GVCN. Việc phối hợp với giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay sẽ giúp GVCN phát hiện ra những học sinh tích cực, học sinh cá biệt để động viên kịp thời đối với những em tốt, có biện pháp giáo dục kịp thời đối với những em có hành vi đạo đức chưa tốt. Để công tác này được thực hiện tốt, giáo viên chủ nhiệm cần phải thường xuyên trao đổi kết với tất cả giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay để nắm rõ tình hình học tập của lớp. 
 Giáo viên chủ nhiệm cần phối hợp chặt chẽ với tổ chức Đoàn thanh niên, Tổng phụ trách Đội. Sự phối kết hợp chặt chẽ với cá tổ chức này là rất cần thiết để giáo dục học sinh. Các HĐNGLL, VH-VN, TDTT học sinh thường yêu thích, gần gũi với các em. Các hoạt động này cần có các tổ chức này. Khi tổ chức các hoạt động mà không có sự phối hợp thì hiệu quả không cao.
  	c. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp
 - Muốn thực được giải pháp và biện pháp trên cần có các điều kiện sau:
 - Khi phân công nhiệm vụ cho giáo viên phải phù hợp, có tính thống nhất; hoặc khi đánh giá phải công tâm. Không thiên vị, trù dập, tư tưởng cá nhân.
 - Phải có tính thống nhất, đồng bộ trong việc giáo dục học sinh. 
 - Sự phối hợp nhịp nhàng giữa các tổ chức đoàn thể, BGH nhà trường, giáo viên bộ môn, giáo viên dạy thay, Ban ĐD cha mẹ học sinh với giáo viên chủ nhiệm là một việc làm cần thiết. 
 - Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng hoc sinh, từng giáo viên
 - Giáo viên chủ nhiệm phải thật sự có tinh thần trách nhiệm trong công việc được giao, hi sinh thời gian, tận tâm với công việc. Giáo viên chủ nhiệm phải công tâm trong việc xử lí học sinh. Muốn làm tốt được những điều trên đòi hỏi người giáo viên chủ nhiệm lớp phải là người có uy tín, toàn diện, có năng lực thực sự, đề xuất được các vấn đề giá trị, tập hợp được sức mạnh tổng hợp, vai trò lớn lao, tạo nên sự thành công hay thất bại ở mỗi học sinh, mỗi lớp học, mỗi trường học. Giáo viên phải hết lòng yêu thương học sinh, đóng vai trò là người mẹ thứ hai của các em để giáo dục các em, hình thành nhân cách cho các em, kỹ năng sống cho các em,
 - Có kinh phí để động viên, khích lệ các cá nhân có năng lực, tinh thần

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN- ĐINH CƯỜNG- 2015.doc