Kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan

Kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan

Việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều trong việc điều hành, quản lý lớp. Các em sẽ là những nhân tố tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường.

Bên cạnh đó, các hình thức thi đua trong lớp do giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp phát động đã kích thích tích cực, tự giác của các em trong lớp. Thông qua đó, xây dựng bạn bè trong lớp, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động khác, để cùng nhau thực hiện nguyện vọng của cá nhân và tập thể. Hướng dẫn cho ban cán sự lớp tổ chức cho các bạn trong lớp đăng kí danh hiệu thi đua như: con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên do liên đội phát động Chính nhờ những hình thức hoạt động phong phú đã tạo cho các em gắn bó với tập thể lớp, tin vào tập thể, tin vào khả năng của mình sẽ thành công trong các công việc được tập thể giao cho.

Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng, 3 lớp phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ bầu một em làm tổ trưởng, một em làm tổ phó. Sau khi bầu xong, giáo viên họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt.

 

doc 12 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 5631Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 nhất đều có những hoàn  cảnh sinh sống không giống nhau, không giống với các bạn khác trong lớp học.
Kinh nghiệm cho thấy: ở lứa tuổi các em cấp 1, vấn đề tiền bạc không phải là  quan trọng bậc nhất, với các em thì một gia đình hạnh phúc, yên ấm, vui vẻ chính  là điều mà các em cần nhất. Do vậy, GVCN cần phải xác định em nào có một gia  đình chưa hoàn toàn hạnh phúc, có xung đột giữa các thành viên trong gia đình...  vì đấy có thể là nguyên nhân khiến cho các em trở nên "chưa ngoan" hoặc cũng  có thể trở thành "tự kỷ"...
Đã có những gia đình trong đó, cha mẹ đều là những người thành đạt nhưng con  của họ lại là những học sinh bị gọi là "học sinh cá biệt" do người cha và mẹ đi  công tác liên tục, không có thời gian chăm sóc, gần gũi con để con có thể tâm  sự, trao đổi, để hỏi han tình hình học tập, vui chơi của con. Những học sinh này  thường sống với một người chăm sóc riêng hoặc chung sống với ông, bà và các  em sẽ cảm thấy thiếu đi bàn tay người mẹ, ánh mắt người cha...
Người lớn chỉ biết đáp ứng đầy đủ, thậm chí là dư giả nhu cầu tiền bạc, vật chất  cho con và xem đây là điều kiện tiên quyết cho con học hành, thực sự thì hành  động này đã có thể vô tình đầy con của mình vào con đường lêu lỏng, ăn chơi và  trở thành học sinh cá biệt, đến lúc phát hiện được thì có thể đã muộn rồi!
Cũng có những gia đình, do xung đột giữa các thành viên trong gia đình diễn ra  trước mắt của các em, khiến cho các em trở nên cộc cằn, hoặc xấu hổ với bạn  bè... có những hành vi bắt chước người lớn trong khi giải quyết các xung đột với  các bạn cùng lớp và như vậy, vô tình người lớn đã đẩy các em trở thành học sinh  cá biệt.
Đã có trường hợp xung đột giữa Ông bà với Cha mẹ khiến cho các em mất lòng  tin vào đấng sinh thành và trở nên hỗn láo, khó bảo, thường xuyên dùng vũ lực  nhằm giải quyết các xung đột với bạn học.
Cũng có trường hợp gia đình của các em quá khó khăn, các em phải lo phụ giúp  gia đình để kiếm sống và thời gian học bài của các em ở nhà bị hạn chế, khiến  sức học các em bị đuối dần, thế là các em trở thành học sinh cá biệt...
Nếu như GVCN nắm bắt được kịp thời hoàn cảnh sống của học sinh, chắc chắn  sẽ có biện pháp kết hợp với gia đình để cùng nhau đưa ra các biện pháp giáo  dục phù hợp hơn nhằm đưa học sinh trở lại chính mình
Biện pháp thứ hai: Điều tra thông tin
Qua nhiều năm công tác, tôi nhận thấy không khi nào giáo viên chúng ta được tiếp nhận một lớp với tập thể học sinh toàn diện không cần nguồn giáo dục nào nữa. Học sinh chúng ta có trở thành người chủ tương lai được hay không? Là do do kết quả tổng thể của mọi nguồn lực giáo dục. Cho nên, với tấm lòng yêu nghề mến trẻ và nhiệt tình công tác, tôi mong muốn sẽ cảm hoá dần dần những học sinh chưa ngoan, giúp các em có cơ sở đạo đức vững chắc, một nếp nghĩ đúng đắn và kiến thức đầy đủ, làm hành trang tốt khi các em bươc vào ngưỡng cửa Trung học cơ sở.
Với suy nghĩ ấy, vào đầu mỗi năm học, tôi thường điều tra thông tin qua sổ chủ nhiệm của năm trước để lại, sổ điểm và gặp gỡ những giáo viên đã trực tiếp giảng dạy các em ở các lớp dưới để nắm được đặc điểm của từng em, cũng như tìm hiểu về sức học và hoàn cảnh của từng em để có biện pháp phù hợp, nhằm giúp các em phát huy các năng lực sở trường đã có sẵn và ngăn chặn những hành vi không tốt xảy ra trong học đường ở năm học mới. Cũng qua điều tra nắm thông tin như vậy, nên chỉ trong 3 tháng tôi đã nắm được đặc điểm của từng em, cũng như mức độ chưa ngoan mà một số em mắc phải ở lớp dưới. Thông qua điều tra, nắm thông tin tìm ra những biện pháp phù hợp để giúp đỡ từng em cụ thể.
Từ việc điều tra sơ khảo đã nắm được mặt mạnh, mặt yếu của lớp từ đó có biện pháp giáo dục thích hợp: Tổ chức cho lớp bầu ra ban cán sự mới, ban cán sự phải là người có học lực khá giỏi, đối xử hoà đồng với bạn bè, nhiệt tình trong công việc được giao.
Ngoài ra giáo viên còn có kế hoạch phân loại học sinh ngay từ đầu năm học. Các em yếu về mặt nào, môn nào để còn kịp bồi dưỡng nâng cao trình độ đồng đều của lớp. Đối với học sinh yếu kém thì phân ra từng nhóm:
* Nhóm 1: Những học sinh yếu kém nhưng có thái độ học tập tích cực.
* Nhóm 2: Những học sinh có tư duy bình thường nhưng có thái độ học tập chưa tốt.
Những em yếu kém chậm tiến bộ thì xếp các em ngồi trên bàn đầu đồng thời xếp một em khá giỏi ngồi bên cạnh, giao nhiệm vụ cho em khá giỏi kèm bạn yếu qua từng tiết học, bài học trong mọi giờ học. Đồng thời cũng tiện cho giáo viên theo dõi hướng dẫn học sinh học tập và theo dõi kết quả học tập của các em qua từng bài học. Đặc biệt cần chú ý phát triển tư duy nâng cao kiến thức bồi dưỡng học sinh khá giỏi, học sinh có năng lực đặt biệt.	
Biện pháp thứ ba: Phối hợp với phụ huynh học sinh
Một trong các biện pháp nhằm giáo dục và giúp đỡ học sinh tiến bộ, đó là giáo viên phải phối kết hợp chặt chẽ với phụ huynh học sinh. Thường xuyên liên hệ thông qua gặp trực tiếp hoặc qua phiếu liên lạc, hoặc có thể qua điện thoại, qua các cuộc họp mặt cha mẹ học sinh, để trao đổi với phụ huynh học sinh sẽ giúp giáo viên hiểu rõ hoàn cảnh gia đình các em, hiểu rõ tính nết của các em những lúc ở nhà cũng như khi bộc lộ trên lớp. Đến thăm gia đình các em, tôi mới thấy được nhiều gia đình không cùng nhà trường giáo dục con em mình trở thành người tốt, học tốt. Mà một số gia đình lo làm nông hoặc lên núi làm than, bỏ bê con cái nên một số gia đình dễ dàng biến các em thành những đứa trẻ chưa ngoan. Xung quanh em là những đứa trẻ nghỉ học sớm đi làm có tiền, lêu lỏng ăn chơi. Có nhiều gia đình khi tôi đến thăm nhà, thấy nhà cửa trống hoang, ăn ở không hợp vệ sinh, cha mẹ đi làm suốt cả ngày, để tiền lại cho các em tự mua đồ ăn sáng và trưa, tối thì cha mẹ mới về. Nên các góc học tập của các em không có. Có gia đình, khi được giáo viên đến liên hệ tha thiết muốn cùng gia đình giáo dục con em, lại được nghe lời phát biểu: “Trăm sự cũng nhờ thầy cô, coi cháu như con em, nó sai gì, thầy cô cứ việc đánh, đánh nó tôi cám ơn, tôi không làm khó dễ gì đâu”. Đối với những gia đình ấy, việc giáo dục và giáo dưỡng con em mình đều giao phó cho nhà trường. Dù giáo viên có giải thích hoạ hoằn lắm chỉ được sự nhất trí về quan điểm giáo dục trong nhất thời mà thôi. Họ cũng nhắc nhở con em trong việc học hành, hoà nhã với bạn bè khi đến lớp. Nhưng do phải mưu sinh nên có ít điều kiện để chăm lo cho con cái. 
Đối với những học sinh thuộc các gia đình nói trên, thì sự yêu thương, động viên khích lệ của thầy cô và bạn bè sẽ là nguồn cổ vũ động viên lớn lao giúp cho các em tiến bộ. 
Hay như trường hợp của em Kiều Ngọc Minh Hoàng (năm học 2013 – 2014), gia đình đông con. Cha mẹ đi chăn bò thuê trên núi. Gặp gỡ, trao đổi với cha mẹ về việc thường xuyên vắng học không phép và không học bài, hay đi vào các tụ điểm chơi game, qua trao đổi cùng gia đình nói: “Tôi không biết chữ, nên việc dạy dỗ đều trông mong hết cả vào thầy cô”. Em này cũng có ý định nghỉ học, sau khi gặp gia đình, phân tích cho gia đình em hiểu lợi ích của việc con cái biết chữ, biết tính toán và quyền lợi của trẻ em được quy định trong luật chăm sóc bào vệ trẻ em như thế nào. Gia đình em đã hiểu ra và nhờ giáo viên quan tâm giúp đỡ. Biết em ngoài giờ học thường tụ tập tại các quán game, tôi yêu cầu gia đình không cho tiền ăn quà vặt, và tôi yêu cầu một số em nam học giỏi trong lớp đến nhà em Phơi cùng chơi cùng học với em để em lấy lại những phần kiến thức bị hỏng. Đầu năm học em là một học sinh có kết quả học yếu nhưng đến cuối năm em vươn lên học sinh trung bình, nhiều môn học còn đạt điểm tốt.
 Năm học 2014 – 2015, lớp tôi chủ nhiệm có em Đàng Thái Sang là học sinh chưa ngoan của Trường (vì em này thường gây gổ, bắt nạt bạn bè, học yếu, không nghe lời chỉ dạy của thầy cô giáo). Qua tìm hiểu, tôi được biết em là đứa con đầu trong gia đình không cha, mẹ tần tảo làm thuê theo mùa vụ để nuôi 2 đứa con, nên không có điều kiện quan tâm đến học hành của em, mẹ lại ít học nên việc dạy cho con học tại nhà gặp khó khăn. Tôi đã thường xuyên ghé thăm gia đình em, gặp mẹ em (và có cả em) trao đổi những mặt tích cực của em đã thể hiện trên lớp. Thấy được sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm tới con mình, mẹ em đã thường xuyên nhắc nhở em học tập. Còn em, ở những năm học trước đó, giáo viên tới thăm thường xuyên trốn, vì các giáo viên trước đó không khen mà chỉ nêu ra các mặt tiêu cực của em. Từ đó em sinh ra chán nản, hay vắng học không phép, tỏ ra chai lì trước sự dạy bảo của thầy cô và gia đình. Nhưng với biện pháp tôi đã áp dụng ở trên, em Sang đã có bước tiến bộ rõ nét. Em cũng không mặc cảm sợ bạn bè xa lánh, thầy cô rầy la. 
Trong năm học 2015 – 2016 lớp của tôi đảm nhận có một số em ngỗ ngược từ các lớp dưới do giáo viên năm trước cung cấp lại, như trường hợp của em Danh Văn Chi, luôn nói tục, nhổ cây của lớp khác trồng, là một giáo viên chủ nhiệm ai cũng muốn những đứa học trò của mình ngoan ngoãn nhưng không như chúng ta mong muốn. Nhiều lần tôi cũng đã trao đổi cùng em và em đã nghe ra dần dần có sự chuyển biến tích cực.
Trên đây, chỉ là ba trong số rất nhiều trường hợp mà tôi đã phối hợp với phụ huynh học sinh giúp các em tiến bộ về học lực và hạnh kiểm. Trong phạm vi bài viết này, tôi xin phép được dành thời gian để liên hệ đến các biện pháp khác.
Biện pháp thứ tư: Tạo cho học sinh tự tin ở bản thân mình
Qua sách báo tham khảo, tôi nhớ nhất quan điểm giáo dục của nhà giáo dục lỗi lạc Xô - viết Xu-khôm-lin-xki: “Tạo cho học sinh thành công ban đầu là gieo vào lòng học sinh tự tin ở bản thân mình, để nỗ lực đạt kết quả cao hơn”. Tôi đã áp dụng và đạt kết quả rất khả quan. Tôi xin kể sơ qua câu chuyện của em Đổng Văn Cành lớp tôi chủ nhiệm năm học 2014 – 2015. Em Cành là một học sinh thông minh nhưng nổi tiếng cẩu thả, chây lười ở các lớp dưới, em thường bị các giáo viên cũ nhắc nhở. Để chữa thói chủ quan và xây dựng tinh thần làm chủ bản thân, đồng thời giúp em phát huy những năng lực sẵn có, tôi luôn động viên và khuyến khích những việc làm tốt của em. Và cũng thật nghiêm khắc sửa chữa những sai lầm mà em mắc phải. Một mặt, tôi đề xuất cho em làm lớp trưởng và yêu cầu em phải hoàn thành nhiệm vụ khi được giáo viên và tập thể lớp tín nhiệm. Thấy em làm được, tôi tuyên dương ngay trước lớp. Được tin yêu, càng ngày em càng phát triển khả năng chỉ huy của mình. Trong quá trình góp ý với các bạn, em đã tự giáo dục mình rất tốt. Chẳng bao lâu, hiện tượng chây lười, cẩu thả ở em không còn nữa, các hoạt động của lớp em đều tham gia sôi nổi, nhiệt tình và có hiệu quả. Trong các giờ học có trao đổi, thảo luận nhóm, em thường tỏ rõ quan điểm của mình trước các bạn cùng tổ và có những phân tích rất lôgic, hợp lý và chính xác và tổ của em luôn đạt điểm cao trong các tiết học có thảo luận nhóm. Riêng em cuối năm là học sinh giỏi, và còn tham dự cuộc thi viết chữ đẹp do cấp Trường tổ chức, em đoạt giải và được nằm trong đội tuyển viết chữ đẹp của trường để tiếp tục tham gia cuộc thi viết chữ đẹp cấp Huyện. Em đã rèn được tính cẩu thả của mình.
Biện pháp thứ năm: Giáo dục nâng cao lòng tự trọng cho học sinh
Song song với các biện pháp giáo dục đã nêu ở trên, tôi còn tạo nhiều tình huống mâu thuẫn đạo đức rồi hướng cho các em phân tích. Cuối cùng do yêu cầu của bản thân, các em tự chọn và vươn lên. Đối với tập thể lớp, tôi thường nêu những việc làm được của các lớp khác. Vì sao lớp kia đạt được điều này, đạt được điều kia tốt? Có phải là do lớp đó có nhiều học sinh khá giỏi hơn không? Các em có thể vươn lên như các bạn không? Muốn tiến bộ, các bạn ấy phải thế nào?... Qua cách lật ngược vấn đề và hướng dẫn các em giải thích, tôi thấy tác dụng rất cao. Các em thấy rằng thực hiện những việc tốt không khó, chỉ cần chú ý đến việc đó và tự nỗ lực sẽ đạt kết quả ngay.
Biết tâm lý lứa tuổi này hay tự ái, tôi luôn thể hiện lòng tin yêu đối với từng em và đặc biệt giúp các em nâng cao lòng tự trọng. Ở lớp tôi chủ nhiệm năm học 2015 – 2016 có em Kiều Thanh Minh là một học sinh yếu, cha mẹ đều mù chữ thường xuyên vắng mặt ở địa phương để buôn bán xa, có khi mấy tháng mới trở về quê thăm gia đình, em ở nhà với người bà già yếu, cha mẹ ít có thời gian kiểm soát việc học của em. Em Minh lại chưa có thói quen tự lực học tập. Để luyện tinh thần tự học cho em, tôi thường xuyên cho bài làm ở nhà và có kế hoạch kiểm tra sát sao. Những lần đầu, em không làm tôi cố gắng giảng giải cho em hiểu. Nhưng hiện tượng không làm bài vẫn tiếp diễn. Cuối cùng, tôi phải gặp trực tiếp cha mẹ em. Dù rất bận việc làm ăn ở xa nhưng cha mẹ em cũng tranh thủ về nhà và đến trường gặp tôi. Sau khi cho em thấy sự quan tâm của mọi người đối với em và niềm vui em sẽ mang lại cho mọi người, vừa khóc em vừa hứa trước tập thể lớp, trước cha mẹ và tôi là sẽ tự lực học tập. Và tôi phân công những em học giỏi ngồi gần em kèm cặp giúp đỡ em ngay tại lớp. Tôn trọng lời hứa, em thực hiện khâu tự lực rất tốt và sẵn đà tiến em vươn lên. Điều ấy, khiến cha mẹ em rất ngạc nhiên và đã công nhận cùng tôi.
Biện pháp thứ sáu: Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp
Ngoài mối quan tâm chăm sóc từng em ra, tôi còn xây dựng đội ngũ cán bộ lớp. Vì tôi nghĩ, muốn xây dựng đội ngũ cán bộ lớp tốt cần phải xây dựng nhân tố điển hình của lớp và từ những nhân tố điển hình này tôi nhân diện rộng khắp. Tôi chú ý bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lớp. Lúc đầu, tôi phải hướng dẫn các em từng li, từng tí một. Nhưng qua học kỳ II là các em có thể tự hoạt động theo kế hoạch của lớp, lúc ấy giáo viên chủ nhiệm sẽ là cố vấn cho các em trong các hoạt động của lớp.
Việc xây dựng được một đội ngũ cán bộ lớp năng động, sáng tạo sẽ giúp cho giáo viên chủ nhiệm rất nhiều trong việc điều hành, quản lý lớp. Các em sẽ là những nhân tố tích cực trong các hoạt động của lớp, của trường.
Bên cạnh đó, các hình thức thi đua trong lớp do giáo viên chủ nhiệm và ban cán sự lớp phát động đã kích thích tích cực, tự giác của các em trong lớp. Thông qua đó, xây dựng bạn bè trong lớp, tinh thần tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và các hoạt động khác, để cùng nhau thực hiện nguyện vọng của cá nhân và tập thể. Hướng dẫn cho ban cán sự lớp tổ chức cho các bạn trong lớp đăng kí danh hiệu thi đua như: con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, thực hiện hoàn thành chương trình rèn luyện đội viên do liên đội phát động Chính nhờ những hình thức hoạt động phong phú đã tạo cho các em gắn bó với tập thể lớp, tin vào tập thể, tin vào khả năng của mình sẽ thành công trong các công việc được tập thể giao cho.
Muốn lớp mình có nề nếp tốt thì giáo viên chủ nhiệm phải lên kế hoạch cho cả năm học, từng tháng, từng tuần dựa trên kế hoạch của nhà trường. Xây dựng được nề nếp tự quản, bầu chọn được đội ngũ cán sự cốt cán của lớp gồm: Lớp trưởng, 3 lớp phó phụ trách từng mặt, lớp được chia làm 4 tổ, mỗi tổ bầu một em làm tổ trưởng, một em làm tổ phó. Sau khi bầu xong, giáo viên họp đội ngũ cán bộ lớp để phân công quán triệt rõ nhiệm vụ cho từng em, đồng thời cho các em tự đăng kí các danh hiệu thi đua và biện pháp thực hiện từ đó có phương hướng chỉ đạo để học sinh thực hiện tốt.
	Mỗi tổ có một quyển sổ theo dõi học tập và các mặt hoạt động của từng tổ viên trong tổ. Cuối tuần các tổ trưởng tổng hợp báo cáo cho lớp trưởng, lớp trưởng tổng hợp báo cáo cho giáo viên chủ nhiệm vào tiết sinh hoạt chủ nhiệm cuối tuần. Lớp trưởng nhận xét tình hình học tập trong tuần rồi đến giáo viên nhận xét chung tình hình học tập của lớp: về ưu điểm và tồn tại. Sau đó nhận xét đánh giá tình hình học tập cùng với nề nếp, tác phong, vệ sinh của từng em để các em tự rút kinh nghiệm và khắc phục trong tuần tiếp theo. Ngoài ra còn giáo dục các em phải: “Nói lời hay, làm việc tốt”, “Gọi bạn xưng mình”. Thường xuyên giáo dục các em có tính tự giác, chấp hành tốt nội quy của lớp, của trường. Muốn các em thực hiện tốt, nghiêm túc thì người giáo viên chủ nhiệm lớp phải thực sự gương mẫu về mọi mặt, phải là: “Tấm gương sáng cho học sinh noi theo”, nói phải làm, đề ra phải thực hiện và khen chê đúng mực. Vì học sinh tiểu học các em đang ở lứa tuổi nhỏ nên giáo dục phải nhẹ nhàng, nghiêm khắc nhưng cởi mở gần gũi độ lượng, luôn vị tha đối với học sinh biết nhận lỗi và sửa lỗi, tuyệt đối không che bai, la mắng học sinh.
	Trong học tập không những chú trọng rèn luyện cho học sinh bằng nhiều hình thức khác nhau mà còn chú trọng khâu nề nếp ngay từ đầu năm như truy bài đầu giờ, trật tự nghe giảng trong giờ học, trong lớp tổ tự quản kiểm tra bài tập về nhà của các bạn trong tổ ... Vì nề nếp tốt là cực kì quan trọng, nó góp một phần lớn quyết định kết quả học tập của học sinh. Chính vì thế ngay từ đầu năm học giáo viên phải quán triệt nề nếp bằng cách: Cho cả lớp học nội quy lớp học, và mọi quy định của giáo viên. nội quy của nhà trường đề ra:
III. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
1. Kết quả thực hiện:
Tất cả những việc tôi đã làm và thực hiện trong những năm làm công tác chủ nhiệm lớp, đều dựa vào kế hoạch từng tháng của nhà trường, dựa vào từng chủ đề của đội. Đầu tháng, khi có kế hoạch trong tay là tôi tự vạch cho mình nội dung cùng biện pháp thực hiện. Ở mỗi phần việc, tôi tự xác định yêu cầu, xác định thời gian hoàn tất. Dù bất cứ hoàn cảnh nào tôi cũng phải linh hoạt thực hiện cho bằng được. Đây cũng là một điều tôi phải tự rèn luyện thành thói quen: cái thói quen hứa là làm, đề ra là phải thực hiện những việc tôi đã làm được trong những năm làm công tác chủ nhiệm cũng đã góp phần cùng với các lực lượng giáo dục khác trong và ngoài nhà trường hình thành nhân cách tốt đẹp cho học sinh, Những chủ nhân tương lai của đất nước.
Các lớp do tôi chủ nhiệm trong những năm tôi chủ nhiệm hằng năm đều có chất lượng lên lớp thẳng cao. Là một trong những lớp luôn dẫn đầu trong các phong trào hoạt động tập thể. Có nhiều cá nhân là nhóm nòng cốt trong các phong trào hoạt động của liên đội.
2. Bài học kinh nghiệm:
Qua nhiều năm công tác chủ nhiệm lớp, bản thân tôi đã rút được một số bài học kinh nghiệm như sau: 
1. Muốn làm tốt công tác chủ nhiệm, trước hết giáo viên phải hết lòng tin và yêu học sinh. Phải tạo được thành công ban đầu cho học sinh, giúp các em tự tin vào bản thân mình để từ đó các em phấn đấu đạt kết quả cao hơn.
2. Người giáo viên chủ nhiệm tránh dài tay và sẽ chỉ đạo được công tác chủ nhiệm khi học sinh đã hình thành tổ chức chặt chẽ và đã nêu cao được tinh thần tự quản. Lúc ấy bằng nhiều phương pháp linh hoạt, giáo viên chủ nhiệm phát huy tính chủ động của học sinh là chính.
3. Luôn luôn học tập, vận dụng sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp và tự đúc rút kinh nghiệm cho bản thân, nhất là trong công tác giảng dạy và chủ nhiệm lớp.
4. Bên cạnh sự nỗ lực của giáo viên, phải có sự khích lệ đúng mức của Ban giám hiệu nhà trường, và giáo viên chủ nhiệm phải tìm mọi cách tranh thủ kịp thời những hỗ trợ cần thiết của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong công tác chủ nhiệm của mình.
5. Không ngừng nâng cao sự hiểu biết, không tự mãn với những thành quả đạt được ban đầu. Luôn trao dồi đạo đức cách mạng, rèn luyện tác phong để trở thành tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Phải gây được uy tín với các em, với phụ huynh và với tập thể giáo viên.
6. Để làm tốt công tác giáo dục học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ phận, giữa các Thầy Cô. Vai trò của Thầy Cô chủ nhiệm là rất quan trọng. Trong lớp, Thầy Cô chủ nhiệm như là cha mẹ của các em, có tiếng nói điều chỉnh kịp thời các hành vi chưa đúng của các em, là tấm gương cho các em noi theo.
3. Kết luận chung:
Trên đây là một vài điều phân tích về một số kinh nghiệm giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường Tiểu học mà tôi đã đúc kết được từ thực tiễn giảng dạy.
Vấn đề giáo dục học sinh chưa ngoan trong nhà trường luôn luôn là đề tài nóng hổi, được sự quan tâm của hầu hết Thầy Cô, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm.
Để có thể giáo dục tốt các em học sinh chưa ngoan, cần phải có sự phối hợp cả gia đình, xã hội và nhà trường. Vai trò giáo dục của gia đình và xã hội giữ vị trí quan trọng, vai trò giáo dục của nhà trường mang yếu tố quyết định giúp các em có thể có những định hướng đúng đắn, để sau này trở thành những người con có ích cho xã hội, hiếu thảo trong gia đình và chính các em sẽ là tấm gương tốt cho các em học sinh khác mà người Thầy sẽ luôn lấy các em ra làm ví dụ khi giáo dục các h

Tài liệu đính kèm:

  • docSANG_KIEN_KINH_NGHIEM_GIAO_DUC_HOC_SINH_CHUA_NGOAN.doc