Bài 8: Vẽ tranh
Vẽ chân dung
I. Mục tiêu
- Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người.
- Biết cách vẽ và tập vẽ được tranh chân dung đơn giản về người thân trong gia đình hoặc bạn bè.
- Yêu quý người thân và bạn bè.
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên:
-Máy tính,máy chiếu,phông chiếu .
- Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi.
- Hình gợi ý cách vẽ.
n mở đầu I.1. Lý do chọn đề tài Giáo dục phổ thông là nền tảng văn hoá cho một quốc gia, là sức mạnh tương lai của dân tộc. Nó là cơ sở vững chắc cho sự phát triển toàn diện con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Muốn phát triển toàn diện con người thì không thể thiếu giáo dục thẩm mỹ cho học sinh. Giáo dục thẩm mỹ là đào tạo phát triển con người toàn diện đồng thời thông qua các phương tiện thẩm mỹ đặc biệt là phương tiện nghệ thuật để tác động đến sự phát triển toàn diện và hài hoà nhân cách của học sinh tiểu học. Do đó giáo dục thẩm mỹ cho học sinh trong trường tiểu học là một nhiệm vụ tác động một cách có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch đến sự phát triển tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ và năng lực thẩm mỹ chủa học sinh thông qua quá trình cảm thụ và lĩnh hội cái đẹp trong nghệ thuật, trong tự nhiên, trong các quan hệ xã hội, giúp họ cảm nhận và hiểu biết được cái đẹp trong thực tế trong những biểu hiện đa dạng của cuộc sống. Hình thành cho học sinh những năng lực nghệ thuật, lòng mong muốn và khả năng mang cái đẹp vào đời sống, học tập ,lao động, ứng xử. Giáo dục thẩm mỹ luôn xây dựng cho học sinh thái độ không khoan nhượng với cái xấu xa, phản thẩm mý trong tâm hồn, trong hành động, hành vi, cử chỉ, hình dáng trang phục trong cuộc sống cũng như trong cái phản nghệ thuật, trong tác phẩm nghệ thuật. Giáo dục nghệ thuật trong trường tiểu học có nhiệm vụ hình thành và phát triển ở học sinh hứng thú và nhu cầu cao đối với giá trị nghệ thuật. Đồng thời giáo dục thẩm mỹ gắn bó chặt chẽ và tác động qua lại với giáo dục tư tưởng, chính trị, giáo dục đạo đức, giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, giáo dục lao động thành một quá trình sư phạm toàn vẹn. Vậy đòi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ môn mỹ thuật phải luôn trau dồi kiến thức, không chỉ nắm vững chuyên môn của môn nghệ thuật tạo hình mà phải nắm vững lý luận kiến thức chung của môn học khác như âm nhạc, văn học, thơ ca. Để truyền đạt một cách tối đa kiến thức tới học sinh bằng con đường gần nhất. Có vận dụng được như vậy thì giáo dục thẩm mỹ mới tác động tích cực đến việc hình thành tư tưởng chính trị của nhân cách. Bởi giáo dục thẩm mỹ không những làm phát triển tư duy, hình tượng mà còn có tác động nâng cao hiệu quả hoạt động của trí tuệ, thúc đẩy lao động trí óc. Đặc biệt là giáo dục thẩm mỹ thúc đẩy mạnh mẽ đến sự phát triển đạo đức của học sinh, biết yêu quý cái thiện, ghét cái ác. ở độ tuổi học sinh tiểu học thì cái thiện và cái mỹ hoà hợp với nhau bằng trực giác cho nên giáo dục thẩm mỹ làm cho học sinh hiểu biết và ham thích cái đẹp của các mối quan hệ trong xã hội. Cái đẹp trong hành vi ứng xử, góp phần hình thành ở học sinh là lý tưởng thẩm mỹ, đạo đức con người xã hội thẩm mỹ. Ngoài sự gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại giữa giáo dục thẩm mỹ với giáo dục tư tưởng chính trị - đạo đức -trí tuệ - thể chất - lao động. Môn mĩ thuật trong trường tiểu học không những tìm tòi và khám phá ra những học sinh có năng khiếu mà con giúp học sinh làm quen nhận biết cái đẹp trong màu sắc, đường nét, hình khối, đường nét ánh sáng ở những đồ vật bình thường gần gũi trong cuộc sống hàng ngày, ở những hiện tượng tự nhiên và xã hội, giúp học sinh có khả năng diễn đạt những điều nhìn thấy hay những cảm xúc thể nghiệm sâu trong tiềm thức thành những đường nét, màu sắc, hình khối. Qua đó giáo dục học sinh lòng yêu quý ông, bà, cha, mẹ, mọi người xung quanh. Đồng thời yêu thiên nhiên, biết bảo vệ môi trường, trân trọng những sản phẩm do con người làm ra và do thiên nhiên ban tặng. Bởi vậy nhà trường có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản vê nghệ thuật, mĩ thuật, rèn luyện cho các em có kỹ năng về mĩ thuật, đặc biệt là cách vẽ tranh khi sử dụng sách giáo khoa và sách giáo viên cũng đã thu được kết quả tốt. Tuy nhiên vẫn còn gặp phải khó khăn bất cập, và hiệu quả còn hạn chế. Vì vậy tôi manh dạn vận dụng một số phương pháp để dạy tốt phần môn vẽ tranh, đặc biệt là bài vẽ chân dung ở lớp 3 I.2. Mục đích nghiên cứu Trong mĩ thuật 4 có 5 phân môn gồm: + Thưởng thức mỹ thuật + Vẽ trang trí + Vẽ tranh + Tập nặn tạo dáng Mĩ thuật 3 xây dựng và phát triển năng lực học tập của học sinh thông qua việc vẽ, nặn, xem tranh, được thể hiện trong sách giáo khoa. Qua việc hướng dẫn học sinh vẽ tranh giúp các em không những cảm nhận được vẻ đẹp về hình khối, màu sắc trong tranh, mà còn giúp các em vẽ được bức tranh đẹp từ bố cục đến hình vẽ và màu sắc và còn xây dựng khả năng tham gia hoạt động mĩ thuật giúp cho việc phát triển hài hoà, toàn diện cân bằng, phát hiện những học sinh có năng khiếu mỹ thuật, động viên các em và giúp các em phát triển năng khiếu của mình. Tạo điều kiện cho các em tiếp xúc với cái đẹp và hiểu cách vẽ và vẽ được nhiều bức tranh đẹp về đề tài khác nhau. I.3. Thời gian và địa điểm I.3.1.Thời gian nghiên cứu Qua quá trình giảng dạy cùng với các năm đổi mới theo chương trình thay sách giáo khoa và trọng tâm là từ tháng 9 năm 2011 đến tháng 5 năm 2012 là thời gian tôi nghiên cứu và áp dụng các nội dung trong phạm vi của đề tài này. I.3.2.Địa điểm nghiên cứu. Phạm vi đề tài tôi nghiên cứu và áp dụng với học sinh tiều học lớp 3 trong trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ. I.4.Đóng góp về mặt lý luận, thực tiễn. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật cao , giáo viên mĩ thuật phải hiểu sâu rộng , nắm bắt được tâm lý học sinh , để sử dụng phương pháp dạy và truyền đạt cho thích hợp với các em giữa các khối lớp để gây được sự chú ý , hứng thú học hỏi của các em . Say mê tìm tòi khám phá trong xã hội , thiên nhiên , con người, và môi trường xung quanh cuộc sống của các em . Biết vận dụng tổ chức cho các em hoạt động thẩm mỹ bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú . Giáo dục các em yêu thiên nhiên , yêu ban bè, kímh trọng thầy cô , biết yêu quý cái đẹp , cái thẩm mỹ của môn mỹ thuật. Môn mĩ thuật có tác dụng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho học sinh , môn mỹ thuật góp phần tích cực làm đẹp cho xã hội , con người. Giáo viên mĩ thuật cần nắm sâu lý thuyết bộ môn để vận dụng phương pháp giảng dạy cho thích hợp . đồng thời phải có sư phạm , có khả năng tổ chức cac trò chơi phù hợp , có sự phối hợp giữa môn nọ môn kia để tìm ra sự tương quan hỗ trợ lẫn nhau . Muốn vậy người giáo viên mĩ thuật cần phải nghiên cứu vân dụng những lý luận đã học vào quá trình giảng dạy cho chu đáo , sâu sắc hơn. I.5. Thực trạng và định hướng Thực tiễn dạy và học mĩ thuật trong những năm qua ở các trường tiểu học nói chung và truờng tiểu học Nguyễn Văn Cừ nói riêng có những thuận lợi và hạn chế sau: a) Thuận lợi: - Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất, phương tiện dạy học và được sự giúp đỡ tạo điề kiện của ban giám hiệu nhà trường để giáo viên giảng dạy, học sinh được học tập. - Giáo viên được tham gia các lớp bồi dưỡng về kiến thức chuyên môn do phòng Sở tổ chức. Giáo viên được cung cấp đầy đủ các thiết bị phục vụ cho tiết học, đồ dùng trực quan, sách giáo khoa, sách giáo viên. b) Hạn chế: - Học sinh còn coi môn mĩ thuật là môn phụ. - Những tác phẩm hội hoạ, điêu khắc còn thiếu. - Chưa có phòng học chức năng riêng cho môn mĩ thuật trong mọi tiết dạy còn hạn chế vẫn còn bị gò bó về kỷ luật. - Phụ huynh học sinh chưa thấy rõ được vai trò của bộ môn mĩ thuật trong việc hỗ trợ, bổ trợ cho những môn học khác. - Phụ huynh học sinh chưa đầu tư cho các em phát triển năng khiếu bằng cách cho các em tham gia vào các lớp năng khiếu. Từ những khó khăn trên giáo viên phải khắc phục tìm tòi, áp dụng phương pháp để dạy kiểu bài vẽ tranh đạt hiệu quả và vận dụng đổi mới phương pháp dạy học. Phần II: Nội dung II.1. Chương 1: Tổng quan Mĩ thuật là môn học trực quan , là một loại hình nghệ thuật thị giác , là một loại hình học có tầm quan trọng cho học sinh và giáo viên nắm chắc kiến thức mĩ thuật để trang bị cho việc dạy và học nó mang tính nghệ thuật cao trong nghệ thuật tạo hình . Nó đòi hỏi giáo viên phải có năng lực , trình độ , phẩm chất , đạo đức , có lòng say mê nghệ thuật thẩm mĩ , sáng tạo mĩ thuật , có trí tưởng tượng chiêm ngưỡng sản phẩm của mình của bạn bè ởi vậy môn mĩ thuật là nơi để các em thể hiện mình , những tài năng của mình và cũng là điều kiện giúp học sinh phát triển toàn diện về mọi mặt , năng lực và phẩm chất . Môn mĩ thuật là có mục tiêu giúp học sinh phát triển về đạo đức , trí tuệ , thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản để hình thành lên nhân cách con người mới . Dạy cho các em môn mỹ thuật , giúp cho các em tạo ra cái đẹp , có khả năng tìm tòi sáng tạo , có nhiều cảm xúc về mỹ thuật . Môn mĩ thuật chủ yếu là giáo dục thểm mỹ cho học sinh , giúp các em cảm nhận vận dụng cái hay cái đẹp của mỹ thuật và học tập sinh hoạt hàng ngày. Môn mĩ thuật là môn nghệ thuật cao, giáo viên mĩ thuật phải hiểu sâu rộng, nắm bắt được tâm lý học sinh, để sử dụng những phương pháp dạy và truyền đạt cho thích hợp với các em giữa các khối lớp, để gây được sự chú ý hứng thú học hỏi của các em, say mê tìm tòi khám phá trong xã hội, thiên nhiên, con người và môi trường xung quanh cuộc sống của các em. Biết vận dụng tổ chức cho các em các hoạt động thẩm mỹ bằng nhiều hình thức đa dạng phong phú. Giáo dục các em yêu thiên nhiên yêu bạn bè, kính trọng thầy cô, biết yêu quý cái đẹp, cái thẩm mỹ của môn mỹ thuật. Môn mĩ thuật có tác dụng phát triển giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, môn mỹ thuật góp phần tích cực làm đẹp cho xã hội, con người. Giáo viên mĩ thuật cần nắm sâu lý thuyết bộ môn để vận dụng phương pháp giảng dạy cho thích hợp. Đồng thời có phương pháp sư phạm, có sự phối hợp giữa môn nọ môn kia để tìm ra sự tương quan hỗ chợ lẫn nhau. II.2 Chương 2: Nội dung nghiên cứu Để hướng dẫn học sinh học tốt phần môn vẽ tranh: vẽ chân dung tôi thực hiện các bước sau: Đầu năm tôi nhận công tác giảng dạy ở các khối lớp 1-2-3-4-5. Đứng trước tình hình khó khăn khi học sinh còn bỡ ngỡ với môn học, tôi đã tiến hành thẩm định kiểm tra tình hình học tập của học sinh. Từ đó có biện pháp hướng dẫn các em học tập đạt kết quả cao hơn.. II.2.1: Kiểm tra đầu năm lớp 3A Sỹ số lớp Hoàn thành tốt : A+ Hoàn thành :A Chưa hoàn thành :B 30 SL CL SL CL SL CL 10 33% 17 57% 3 10% Trước kết quả còn hạn chế hầu hết các em chưa biết sắp xếp bố cục hình ảnh, màu sắc, làm thế nào để vẽ được một bức tranh đẹp. Trước tình hình đố tôi không hề chán nản vội vã mà đấy chính là điều kiện để mình nghiên cứu tìm tòi ra những biện pháp hướng dẫn các em tiếp thu bài nhanh, và thực hành bài vẽ kết quả cao nhất. II.2.2:Tiến hành bài dạy cụ thể cho học sinh lớp 3a Bài 8: Vẽ tranh Vẽ chân dung I. Mục tiêu - Học sinh tập quan sát, nhận xét về đặc điểm khuôn mặt người. - Biết cách vẽ và tập vẽ được tranh chân dung đơn giản về người thân trong gia đình hoặc bạn bè. - Yêu quý người thân và bạn bè. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: -Máy tính,máy chiếu,phông chiếu ... - Sưu tầm một số tranh ảnh chân dung các lứa tuổi. - Hình gợi ý cách vẽ. 2.Học sinh: - Giấy vẽ, vở tập vẽ. - Bút chì, màu vẽ. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. ổn định tổ chức: Hát bài hát về mẹ hoặc cô... 2. Kiểm tra. - Đồ dùng, bài vẽ của học sinh. 3. Bài mới a) Giới thiệu bài: trong chúng ta ai cũng có người thân, chúng ta nhận ra người thân thông qua đặc điểm khuôn mặt để rõ hơn về đặ điểm khuôn mặt người Bài mới vẽ tranh vẽ chân dung Hoạt động của thầy *) Hoạt động 1: - Cho học sinh quan sát 3 bức tranh - Đâu là chân dung 1 2 3 - Thế nào là tranh chân dung? - Học sinh quan sát tranh và thảo luận nhóm 2 - Kể tên các bộ phận trên khuôn mặt người ? - Ngoài vẽ các bộ phận trên khuôn mặt có thể vẽ thêm gì ? - Học sinh quan sát các bạn trong lớp. - Khuôn mặt các bạn và các đặc điểm trên khuôn mặt người có giống nhau không? lấy ví dụ ? - Bạn trai và bạn gái khác nhau ở điểm nào ? - Khi vui, buồn, suy nghĩ tình cảm được thể hiện ở đâu ? - Vẽ tranh chân dung thì có thể vẽ chân dung ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, bạn bè - Em định vẽ chân dung ai, tả lại chân dung người em định vẽ ? *) Hoạt động 2 - Học sinh có thể quan sát các bạn trong lớp hoặc vẽ theo trí nhớ b1) Vẽ hình khuôn mặt (chính diện hoặc nghiêng) b2) Vẽ cổ và vai b3) Vẽ chi tiết (mắt, mũi, miệng, tai) b4) Vẽ màu (hình khuôn mặt phải nổi bật) - Bài vẽ gồm mấy bước đó là những bước nào - Theo một số tranh vẽ chân dung đẹp và chưa đẹp, cho học sinh nhận xét. - Những bài vẽ trên bài nào đẹp, bài nào chưa đẹp, vì sao ? *) Hoạt động 3 - Bao quát lớp. - Hướng dẫn học sinh yếu kém vẽ bài. - Gợi ý vẽ thêm hình ảnh khác cho sinh động. *) Hoạt động 4 - Chon một số bài vẽ đẹp để hướng dẫn học sinh nhận xét. - Gọi học sinh nhận xét. - Giáo viên nhận xét bổ sung. *) Trò chơi tiếp sức. Hoạt động của trò 1. Tìm hiểu về tranh chân dung - Quan sát tranh - Tranh 1; 2 là tranh chân dung. - Tranh vẽ nửa người diễn tả khuôn mặt là chủ yếu - HS TL N2 - Mắt, mũi, miệng, tai, tóc, cằm, lông mày. - Cổ, vai, thân. - Không giống nhau. Ví dụ: bạn mặt tròn, bạn mặt dài, bạn mặt vuông, trái xoan. - Bạn trai lông mày rậm hơn, tóc ngắn hơn bạn gái. - ở nét mặt. - Học sinh 2. Cách vẽ - Học sinh quan sát tranh các bước tiến hành HS: - 4 bước +) b1. Vẽ hình khuôn mặt. +) b2. Vẽ cổ và vai. +) b3. Vẽ chi tiết. +) b4. Vẽ màu. -Nhận xét - Tranh 1 màu sắc hài hoà, bố cục chặt chẽ. Tranh 2 vẽ nhỏ, bố cục chưa cân đối. Tranh 3 vẽ to, bố cục chật. 3) Thực hành. - Vẽ một bức tranh chân dung theo ý thích và vẽ màu cho đẹp. 4) Nhận xét, đánh giá. - Học sinh nhận xét. - Bố cục. - Hình vẽ. - Màu sắc. 4. Dặn dò, ra bài tập. - Hoàn thiện bài vẽ. - Nêu lại nội dung bài học. - Như vậy bố mẹ, ông bà, anh chị là những người thân trong gia đình em phải có tình cảm như thế nào? yêu quý, gần gũi, tôn trọng những người thân đó. *) Trò chơi tiếp sức. Vẽ màu vào tranh chân dung. *) Giáo viên chuẩn bị: ba bức tranh chân dung giống nhau chưa vẽ màu treo lên bảng ở ba vị trí bên phải, bên trái, ở giữa. + Màu vẽ. *) Cách chơi: Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm 3 em ngồi ở vị trí thuận lợi cho việc lên bảng dễ dàng. - Mỗi bức tranh chia làm ba phần để vẽ màu. + Phần khuôn mặt (tóc, mắt, mũi, miệng). + Phần cổ, vai + Phần nền. - Giáo viên hô khẩu lệnh, học sinh dưới lớp hát bài hát: một con vịt (3 lần, lần 2 và 3 vỗ tay). - Các nhóm trên bảng lần lượt từ em thứ nhất đến em thứ 3 lên bảng vẽ màu vào phần của mình. Sau khi các bạn ở dưới lớp hát xong bài hát, đội nào xong trước dành phần thắng. *) Phần trò chơi này cũng cố thêm về kiến thức, kỹ năng cho học sinh qua từng bài học, đồng thời tạo thêm hứng thú cho học sinh không chỉ học tốt môn này mà còn học tốt môn học tiếp theo. II.2.3.Kết quả đạt được. Sỹ số lớp Hoàn thành tốt: A+ Hoàn thành :A Chưa hoàn thành: B 30 SL CL SL CL SL CL 18 60% 12 40% 0 0 Qua thực tế giảng dạy bộ môn mỹ thuật nói chung và phân môn mĩ thuật vẽ chân dung do đặc thù của bộ môn nên việc chuẩn bị đồ dùng trực quan không thể thiếu trong từng tiết dạy.. Thầy phải biết cách tổ chức lớp học, phải thực hiện thuần thục các thao tác cũng như minh hoạ lên bảng phải đúng, phải đẹp, phải linh hoạt, bởi vì thông qua thị giác mà học sinh cảm nhận được cái đẹp của bức tranh để hình thành nên tác phẩm của mình. Kết quả cho thấy các em tiến bộ rõ rệt trong học tập, trong cách thể hiện. Từ chỗ lúng túng chưa biết thế nào là bố cục, hình dáng, đường nét đến nay 100% số em đã biết vận dụng các bước tiến hành một bài vẽ mà giáo viên hướng dẫn trước khi làm bài. Các em đã làm tốt bài kiểm tra mà tôi đưa ra để kiểm tra đánh giá. Cụ thể qua lần khảo sát gần đây nhất kết quả được nâng lên rõ rệt mà tôi đánh giá xếp loại như trên. II.3:Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ,kết quả nghiên cứu II.3.1- Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện cho nghiên cứu đề tài của mình tôi đã sử dụng phương pháp sau để nghiên cứu: Phương pháp so sánh,quan sát Phương pháp nghiên cứu tài liệu. Phương pháp nghiên cứu khoa học. Phương pháp trò chơi II.3.2- Kết quả nghiên cứu đạt được: - Qua những năm thực tế giảng dạy trên lớp tôi đã rút ra được nhiều kinh nghiệm. - Khi thấy chất lượng học tập của học sinh chưa cao thì giáo viên không được nóng vội thúc ép các em một cách không khoa học, sai mục đích. Giáo viên cần lưu ý trước những vấn đề này. Phải tìm ra nguyên nhân và khó khăn mà học sinh mắc phải dẫn đến học sinh vẽ chưa đúng, chưa đẹp. Từ đó giáo viên nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp phù hợp trong từng bài dạy phù hợp với đặc trưng bộ môn để hướng cho học sinh tiếp thu kiến thức nhẹ nhàng mang lại kết quả cao trong học tập. Khi dạy môn mĩ thuật nói chung và phân môn về tranh nói riêng đa số giáo viên còn đang lúng túng trong việc chuẩn bị bài cũng như tiến trình lên lớp. Do đó trong khi hướng dẫn học sinh phân môn vẽ tranh tôi rút ra được những kinh nghiệm sau: - Đồ dùng trực quan phải đầy đủ, đẹp, rõ ràng. - Khai thác nội dung bài kết hợp với đồ dùng đúng chỗ, đúng lúc. - Đưa nội dung câu hỏi phù hợp với đối tượng học sinh vấn đáp rõ ràng, dễ hiểu. - Vận dụng phương pháp mới như dạy học theo nhóm. - Phát huy tính tích cực của học sinh, học sinh phải là người chủ động tìm ra kiến thức. - Trò chơi kiến thức (vẽ tranh tiếp sức phù hợp với nội dung để cũng cố được kiến thức cho vẽ tranh. Phần III: Kết luận-kiến nghị III.1: Kết luận Giáo dục thẩm mỹ có ý nghĩa quan trọng trong quá trình giáo dục toàn diện cho học sinh tiểu học. Nó hình thành cho học sinh có ý thức tình cảm đạo đức trong sáng, lành mạnh, hướng con người cảm nhận được cái đẹp thể giới quan, nhân sinh quan. Qua tiết mĩ thuật, trẻ hoạt bát, tự tin, cởi mở với giáo viên,với bạn bè do việc giáo dục tốt hơn. - Phương pháp dạy học giúp học sinh hình thành bố cục, hình vẽ chắc, khoẻ, cân đối hài hoà, màu sắc có đâm, nhạt, tươi sáng phù hợp với yêu cầu của bài học. Dựa trên các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học cụ thể là lứa tuổi học sinh lớp 3 vận dụng được kiến thức mĩ thuật của bản thân. Tôi đã cố gắng giúp các em có sân chơi bổ ích và lý thú góp phần làm cho các em khám phá được ngôn ngữ riêng của mĩ thuật khác với môn học khác. III.2 Kiến nghị với cấp trên: Những kinh nghiệm này do bản thân tôi tự rút ra trong những năm thực tế giảng dạy, do đó chưa hoàn thiện. Để kinh nghiệm này có hiệu quả hơn trong giảng dạy tôi rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp, tổ chuyên môn, lãnh đạo cấp trên để tôi hoàn thiện hơn về chuyên môn trong giảng dạy. Qua sáng kiến này tôi mạnh dạn đề nghị phòng Giáo dục thường xuyên mở lớp bồi dưỡng Mĩ thuật tại huyện nhà cho tất cả các giáo viên chuyên Mĩ thuật học vào các dịp hè để cùng nhau trao đổi học hỏi những phương pháp mới. Và cần tổ chức nhiều cuộc thi vẽ tranh về các chủ đề cho lứa tuổi học sinh tiểu học để thu hút sự học hỏi, ham hiểu biết của các em trong xã hội. Nên thường xuyên mở chuyên đề Mĩ thuật tại các cụm để đóng góp cho các anh chị em giáo viên Mĩ thuật cho điều kiện tham gia học hỏi, đúc rút kinh nghiệm cho bản thân Phần IV.Tài liệu tham khảo *Tài liệu nghiên cứu mĩ thuật *Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kỳ III ( quyển 2) * Các loại sách tư liệu tham khảo. * Đồ dùng dạy học * Thiết kế bài giảng mỹ thuật lớp 3 Tôi xin chân thành cảm ơn! Đông Triều, ngày 15 tháng 04 năm 2012 Người viết Nguyễn Thị Sen PhầnV.Nhận xét của hội đồng cấp trường-Phòng giáo dục và dào tạo huyện Đông Triều * Nhận xét của HĐKH cấp Trường . ...... . . . . . . .* Nhận xét của Phòng GD & ĐT huyện Đông Triều .......... .... . . Phụ lục PHầN I- Phần mở đầu: 1 I.1- Lý do chọn đề tài 1-2 I.2- Mục đích nghiên cứu 2 I.3- Thời gian và địa điểm 3 I.3.1- Thời gian nghiên cứu 3 I.3.2- Địa điểm nghiên cứu 3 I.4- Đóng góp mới về mặt lý luận, về mặt thực tiễn 3-4 PHầN II- NộI DUNG 5 II.1- Chương 1: Tổng quan 5 II.2- Chương 2: Nội dung nghiên cứu 6 II.2.1- Kiểm tra đầu năm lớp 4a 6 II.2.2- Tiến trình bài dạy cụ thể cho học sinh lớp 4a 6-7-8-9-10 II.2.3-Kết quả đạt được 10-11 II.3-Chương 3: Phương pháp nghiên cứu ,kết quả nghiên cứu 11 III.3.1- Phương pháp nghiên cứu III.3.2- Kết quả nghiên cứu đạt được 11-12 PHầN III- Phần kết luận và kiến nghị 12 III.1- Phần kết luận 12 III.2- Kiến nghị với cấp trên 12 IV- Tài liệu tham khảo 1
Tài liệu đính kèm: