- Đầu năm học, cán bộ phụ trách chuyên môn tuyên truyền các nội dung sau: Chất lượng của nhà trường tăng theo các năm học, thống kê 3 năm trở lại đây cho thấy, hàng năm tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên tăng dần từ 0.5% đến 2.5%, tỷ lệ tăng là do sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên. Tuy nhiên cứ tăng theo đà như vậy thì không đáp ứng được yêu cầu. Bởi vậy cần có sự quyết tâm thực hiện của tất cả giáo viên để nâng cao chất lượng thực của học sinh
- Trong các buổi họp Hội đồng giáo dục định kỳ, dành thời gian cho giáo viên trao đổi, so sánh kết quả đang thực hiện với chỉ tiêu, nêu những khó khăn, vướng mắc để giải quyết kịp thời. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền “dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thực chất”. Chỉ có nâng chất lượng một cách thực chất như từ trước tới nay mới giữ vững và tiếp tục xây dựng uy tín của nhà trường. Dù khó khăn đến đâu vẫn kiên trì, kiên định thực hiện.
Kết quả: Giáo viên bám sát lớp, bám sát học sinh, quyết tâm đạt chỉ tiêu cá nhân đã đăng ký, tạo khí thế quyết tâm, đồng lòng của toàn trường thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng học lực của học sinh.
3 2. Thực trạng công tác quản lý chỉ tiêu chất lượng của giáo viên 4-5 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 6-12 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 13 Kết luận. Tài liệu tham khảo 14 ĐẶT VẤN ĐỀ Nâng cao chất lượng học sinh không chỉ là mục tiêu, là yêu cầu mà mọi cán bộ quản lý giáo dục cần thực hiện mà còn là mong muốn của học sinh, của phụ huynh học sinh và của toàn xã hội. Bài toán nâng cao chất lượng học lực của học sinh vẫn luôn là bài toán mở để chờ các kết quả tối ưu hơn. Qua thực tế làm công tác quản lý chất lượng học sinh trường THPT số 2 Mường Khương, bản thân tôi luôn học hỏi, trau dồi, kết hợp các biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục của học sinh đặc biệt về học lực. Kết quả, học lực của học sinh tăng qua các năm (Kết qủa về tỷ lệ học sinh đạt từ trung bình trở lên các năm học 2010-2011, 2011-2012, 2012-2013 lần lượt là: 70.57%, 72.82%, 73.32%). Nhận thấy chất lượng có tăng theo năm học nhưng còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu giáo dục học sinh của nhà trường về mặt học lực, bản thân trăn trở cần tìm ra biện pháp quản lý mới tác động đến giáo viên và học sinh để nâng cao chất lượng thực của học sinh trong đó giáo viên giữ vai trò quan trọng. Bởi vậy, tôi đưa ra đề tài “Quản lý chỉ tiêu kế hoạch của giáo viên nhằm nâng cao chất lượng dạy học” và áp dụng tại trường năm học 2013-2014. Phạm vi đề tài nghiên cứu chất lượng học sinh về mặt Học lực cụ thể là chất lượng từng môn học và học lực của học sinh lớp chủ nhiệm. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận 1.1. Khái niệm chỉ tiêu chất lượng bộ môn Là số lượng, tỷ lệ học sinh đạt kết quả cuối năm từng loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu mà giáo viên bộ môn đưa ra và phấn đấu để đạt được 1.2. Khái niệm về chỉ tiêu chất lượng học lực của học sinh lớp chủ nhiệm Là số lượng, tỷ lệ học sinh đạt kết quả cuối năm về Học lực từng loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu mà giáo viên chủ nhiệm lớp đưa ra và phấn đấu để đạt được Quan điểm của tác giả: Chỉ tiêu không phải là con số xa vời, thiếu thực tế, cũng không phải là số liệu không cần những tác động tích cực cũng đạt được. Có ý kiến cho rằng “không được đặt chỉ tiêu học sinh yếu, kém”. Như vậy là thiếu thực tế vì chất lượng thực tế đạt từ trung bình trở lên thời điểm đó chưa được 70%. Cần phân tích các thông tin liên quan để đặt chỉ tiêu sao cho bằng các biện pháp tác động phù hợp có thể thực hiện được, không đặt chỉ tiêu là con số mà biết chắc chắn không bao giờ đạt được. Chẳng hạn, kết quả năm học trước của học sinh là “Yếu” – 3,8 thì năm nay có thể đặt chỉ tiêu cho học sinh này vẫn học lực “Yếu” nhưng điểm trung bình là 4,7 và năm học sau sẽ đặt “Trung bình”. Tương tự đặt chỉ tiêu cho môn học cũng vậy. 2. Thực trạng công tác quản lý chỉ tiêu chất lượng của giáo viên (năm học 2012-2013 chưa áp dụng sáng kiến) 2.1. Công tác xây dựng chỉ tiêu kế hoạch Đầu năm học nhà trường tổ chức khảo sát đầu năm các môn học (khảo sát kiến thức cơ bản đã học cần có để chuẩn bị cho năm học mới). Căn cứ vào kết quả khảo sát, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, tổ trưởng chuyên môn xây dựng chỉ tiêu. Cán bộ quản lý chuyên môn phân tích, tổ chức họp và thống nhất chỉ tiêu kế hoạch Phân tích: Kết quả khảo sát rất thấp do học sinh của trường ít tự học, tự ôn trong hè, phần lớn thời gian giúp gia đình lao động sản suất. Học sinh được kiểm tra khảo sát sau kỳ nghỉ hè, mặc dù được hướng dẫn ôn tập theo đề cương trước khi khảo sát nhưng phần lớn học sinh quên kiến thức và không có tài liệu ôn tập (sách giáo khoa mượn của trường, kết thúc năm học trả lại). Do đó kết quả khảo sát chưa phản ánh đúng năng lực của học sinh. Giáo viên căn cứ kết quả khảo sát để xây dựng chỉ tiêu, mặc dù chỉ tiêu cao hơn kết quả khảo sát nhưng đạt được khá dễ dàng, đôi khi chỉ tiêu còn thấp hơn kết quả học sinh đạt được của năm học trước Bài học kinh nghiệm: - Không chỉ căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm để xây dựng chỉ tiêu chất lượng. Cần kết hợp thêm những thông tin khác để xây dựng chỉ tiêu sát thực và đúng nghĩa phải phấn đấu để đạt được và có thể đạt được. Cần có hệ thống bảng biểu để nhìn vào đó dễ thấy và thấy rõ chỉ tiêu có phù hợp không - Cần có căn cứ xác đáng để giáo viên nhận thấy bản thân cần thay đổi chỉ tiêu đăng ký (khi đăng ký thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu) 2.2. Công tác quản lý thực hiện chỉ tiêu Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm đề ra các biện pháp thực hiện để đạt chỉ tiêu kế hoạch. Giữa kỳ, cuối kỳ và cuối năm, cán bộ quản lý chuyên môn tổ chức cho giáo viên phân tích, thống kê, so sánh kế quả thực hiện với chỉ tiêu và đề ra giải pháp thích hợp, kịp thời. Nhưng do nhiều môn học, nhiều lớp nên việc so sánh, đối chiếu để phân tích, kết luận gặp khó khăn. Bởi vậy, cần có hệ thống bảng biểu để nhìn vào đó dễ thấy và thấy rõ chỉ tiêu có phù hợp không kết quả thực hiện so với chỉ tiêu tăng hay giảm, so sánh chất lượng của các giáo viên , các lớp, Lấy kết quả thực hiện chỉ tiêu kế hoạch để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên và xét thi đua khen thưởng (theo văn bản hướng dẫn hiện hành) 2.3. Những thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý chỉ tiêu kế hoạch 2.3.1. Thuận lợi - Đội ngũ giáo viên của trường trẻ, tâm huyết, nhiệt tình, có tinh thần cầu tiến - Giáo viên quyết tâm, đồng lòng thực hiện nâng cao chất lượng học sinh 2.3.2. Khó khăn - Nhiều giáo viên đăng ký chỉ tiêu thấp không đáp ứng được yêu cầu - Chỉ tiêu giáo viên đăng ký là tự nguyện, không được ép xuống - Sau khi đã đăng ký chỉ tiêu phù hợp và được duyệt, có giáo viên bằng mọi cách để đạt chỉ tiêu, có thể có những biện pháp tiêu cực như nới lỏng trong kiểm tra, đánh giá do áp lực gắn việc thực hiện chỉ tiêu với việc thực hiện nhiệm vụ và xét thi đua khen thưởng cuối năm học. 3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 3.1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho giáo viên về nhiệm vụ nâng cao chất lượng thực của học sinh 3.1.1. Tuyên truyền cho giáo viên - Đầu năm học, cán bộ phụ trách chuyên môn tuyên truyền các nội dung sau: Chất lượng của nhà trường tăng theo các năm học, thống kê 3 năm trở lại đây cho thấy, hàng năm tỷ lệ học sinh có học lực từ trung bình trở lên tăng dần từ 0.5% đến 2.5%, tỷ lệ tăng là do sự cố gắng, nỗ lực của giáo viên. Tuy nhiên cứ tăng theo đà như vậy thì không đáp ứng được yêu cầu. Bởi vậy cần có sự quyết tâm thực hiện của tất cả giáo viên để nâng cao chất lượng thực của học sinh - Trong các buổi họp Hội đồng giáo dục định kỳ, dành thời gian cho giáo viên trao đổi, so sánh kết quả đang thực hiện với chỉ tiêu, nêu những khó khăn, vướng mắc để giải quyết kịp thời. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền “dạy thật, học thật, thi thật, chất lượng thực chất”. Chỉ có nâng chất lượng một cách thực chất như từ trước tới nay mới giữ vững và tiếp tục xây dựng uy tín của nhà trường. Dù khó khăn đến đâu vẫn kiên trì, kiên định thực hiện. Kết quả: Giáo viên bám sát lớp, bám sát học sinh, quyết tâm đạt chỉ tiêu cá nhân đã đăng ký, tạo khí thế quyết tâm, đồng lòng của toàn trường thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng học lực của học sinh. 3.1.2. Tuyền truyền cho học sinh - Đầu năm học, trong tiết chào cờ, lãnh đạo trường thông báo đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh kết quả đạt được của năm học trước và chỉ tiêu năm học mới. Cần sự nỗ lực, cố gắng của các thầy cô giáo và các em học sinh mới đạt được chỉ tiêu nhiệm vụ năm học. Làm cho học sinh thấy rõ được nhiệm vụ của các em gắn với nhiệm vụ của giáo viên, học sinh thấy rõ được vai trò, trách nhiệm của mình đối với nhà trường. - Cuối Học kỳ I, trong buổi sơ kết, lãnh đạo nêu những kết quả đạt được, phân tích và đề ra giải pháp, nhiệm vụ của Học kỳ II. Lưu ý không truyết trình đơn thuần mà vấn đáp, trao đổi với học sinh và để các em lắng nghe và tham gia ý kiến. Cụ thể nhấn mạnh như sau: + Kết quả xếp loại tỷ lệ từ trung bình trở lên của học sinh toàn trường là 73,09% thấp hơn chỉ tiêu cuối năm 5%. Bởi vậy cần sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể các thầy cô giáo, đặc biệt là các em học sinh + Động viên, khích lệ, khẳng định chắc chắn sẽ đạt và vượt chỉ tiêu căn cứ vào lập luận sau: Tuy kết quả Học kỳ I thấp hơn chỉ tiêu cuối năm nhưng tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ từ trung bình trở lên tăng 11% so với cùng kỳ năm học trước. Như vậy, phát huy kết quả Học kỳ I, cả thầy và trò cố gắng hơn nữa, chắc chắn sẽ đạt và vượt chỉ tiêu năm học - Cuối năm học, trong buổi tổng kết, chú ý phát biểu thu hút học sinh quan tâm và lắng nghe kết quả đạt được so với mục tiêu để các em thấy được vai trò của mình đối với nhà trường. Biểu dương những kết quả đạt được, đưa ra nhiệm vụ, bài học kinh nghiệm cho năm học sau 3.2. Thiết kế mẫu đăng ký, mẫu thống kê phù hợp Như đã nói ở phần “thực trạng công tác quản lý chỉ tiêu kế hoạch” cần có một hệ thống bảng biểu để nhìn vào đó dễ thấy và thấy rõ chỉ tiêu có phù hợp không, kết quả thực hiện so với chỉ tiêu tăng hay giảm, so sánh chất lượng của các giáo viên, các lớp, Đây chính là điểm mới của đề tài. Từ hệ thống bảng biểu ta có thể thấy ngay chỉ tiêu đăng ký có phù hợp không, dễ dàng so sánh giữa các lớp, các môn, các giáo viên và giữa các thời điểm khác nhau, ... Đó là những căn cứ thuyết phục nhất để có kết luận và có những giải pháp tác động cụ thể vào giáo viên để nâng cao chất lượng 3.2.1. Mẫu 1 – Phụ lục 1 - Biểu đăng ký chỉ tiêu của giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm Để xây dựng chỉ tiêu phù hợp, nếu chỉ căn cứ vào kết quả khảo sát đầu năm sẽ có những hạn chế như đã nói ở trên, bởi vậy cần căn cứ vào kết quả đạt được của chính học sinh đó, bộ môn đó trong năm học trước. Đồng thời, nhìn vào biểu đăng ký, người quản lý cần thấy được chỉ tiêu có phù hợp không, mức độ đăng ký có tương đồng giữa các giáo viên ở các lớp có lực học tương đồng không? Có dễ dàng so sánh giữa các lớp, các môn, các khối. Cho nên Phụ lục 1 thiết kế: - Các cột: Chất lượng khảo sát đầu năm, chất lượng năm học trước 2012 – 2013 và cột chỉ tiêu năm học 2013 -2014. Giáo viên không thể đăng ký thấp hơn chất lượng năm học trước với cùng bộ môn và chính giáo viên đó dạy. - Các môn, các lớp ghi luôn tên giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm - Trong một trang có đủ các môn của cùng một tổ chuyên môn để tiện khi tổng hợp và phân tích kết quả 3.2.2. Mẫu 2 – Phụ lục 2 – Biểu thống kê kết quả cuối Học kỳ I Thiết kế tương tự Phụ lục 1 chỉ thay Cột Chất lượng khảo sát, kết quả năm học trước bằng cột kết quả cuối Học kỳ I và cột so sánh tăng, giảm so chỉ tiêu, cột chỉ tiêu giữ nguyên 3.2.3. Mẫu 3 – Phụ lục 3 – Biểu thống kê kết qủa cuối năm Thiết kê tương tự biểu thống kê kết quả cuối Học kỳ I 3.3. Quản lý việc xây dựng chỉ tiêu của giáo viên Quy trình thực hiện như sau: 3.3.1. Giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm tự xây dựng chỉ tiêu theo văn bản hướng dẫn của nhà trường Cán bộ quản lý chuyên môn ra văn bản hướng dẫn giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm xây dựng chỉ tiêu theo biểu mẫu Phụ lục 1 3.3.2. Cán bộ quản lý chuyên môn thu nhận kết quả, tổng hợp, gửi cho toàn bộ cán bộ, giáo viên của trường tự nghiên cứu, phân tích, so sánh Cán bộ quản lý chuyên môn thu nhận kết quả từ tổ trưởng chuyên môn, tổng hợp, phân tích, đánh giá (xem chỉ tiêu của giáo viên phù hợp với năng lực học sinh chưa? Chỉ tiêu đăng ký đã đáp ứng yêu cầu chất lượng cần đạt chưa?) nhưng chưa công bố mà gửi cho giáo viên tự quan sát, so sánh, tự điều chỉnh trong buổi họp thống nhất chỉ tiêu 3.3.3. Tổ chức họp thống nhất và công bố chỉ tiêu Cán bộ quản lý chuyên môn tổ chức họp toàn thể giáo viên, phân tích những chỉ tiêu đăng ký chưa phù hợp, lập luận để giáo viên tự điều chỉnh phù hợp với chỉ tiêu chung của trường, cụ thể như sau: Quan sát Phụ lục 1 (a, b, c, d), cho thấy: + Môn Ngữ văn lớp 10 chỉ căn cứ kết quả khảo sát đầu năm nên giáo viên đưa ra chỉ tiêu rất thấp. Đối với khối 10, chưa có kết quả năm học trước tại trường nhưng so sánh điểm đầu vào của bộ môn với điểm của học sinh lớp 11 năm học 2013-2014 khi thi tuyển sinh vào trường, và kết quả đạt được của học sinh năm lớp 10 sẽ có được chỉ tiêu phù hợp; + Môn ngữ văn lớp 11, đăng ký chỉ tiêu lệch nhiều giữa hai lớp có sức học tương đồng (một lớp dăng ký 51.6%, lớp kia 44.4%); + Môn Giáo dục quốc phòng khối 11, 10A1, 12A3; môn Tiếng Anh lớp 12A1, 12A2: Đăng ký thấp hơn chất lượng đạt được của chính môn học đó và chính lớp học đó; + Chỉ tiêu của giáo viên chủ nhiệm: Lớp 10A1, 10A2 thấp, đặc biệt là lớp 10A2, giáo viên đặt chỉ tiêu 24% học sinh đạt Học lực từ trung bình trở lên. Theo các giáo viên bôn môn đánh giá, lớp có nhiều học sinh yếu nhưng nhìn chung các em đều có ý thức học hơn lớp 10A2 năm học trước, mà năm học trước lớp 10A2 đạt tỷ lệ 37.84%. Lớp 11A1 chỉ tiêu thấp hơn kết quả đạt được năm học trước của lớp. Lớp 12A2 chỉ tiêu bằng kết quả đạt được năm học trước của lớp. + Người chủ trì hướng dẫn giáo viên quan sát Phụ lục 1d thấy: Chỉ tiêu của các lớp chủ nhiệm đưa ra, dẫn đến chỉ tiêu phấn đấu về Học lực của học sinh là 70,02% thấp hơn năm học 2012-2013 là 3.3%. Như vậy chỉ tiêu đặt thụt lùi. Hơn nữa đa số các bộ môn đặt chỉ tiêu cao hơn năm học trước thì không thể có kế quả của chủ nhiệm như vậy. Phân tích: Việc dự đoán chỉ tiêu của lớp chủ nhiệm dựa vào chỉ tiêu bộ môn chỉ là tương đối. Nhưng có điều chắc chắn, chỉ tiêu tất cả các môn học tăng sẽ dẫn đến chỉ tiêu lớp chủ nhiệm tăng. Thế thì có ý kiến cho rằng cần gì đặt chỉ tiêu lớp chủ nhiệm. Tác giả cho rằng, giáo viên chủ nhiệm có vai trò quan trọng trong việc tạo động cơ, quyết tâm học tập cho học sinh của lớp mình, đồng thời giáo viên bộ môn và giáo viên chủ nhiệm có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại ảnh hưởng đến việc học của học sinh dẫn đến ảnh hưởng việc đạt chỉ tiêu của cả hai bên; Do các giáo viên chủ nhiệm chỉ quan tâm đến chỉ tiêu của lớp mình chứ không cố tình đăng ký dẫn đến chỉ tiêu của trường giảm so với kết quả đạt được năm học trước, nên sau khi quan sát, nghe phân tích biểu tổng hợp, giáo viên đã tự điều chỉnh chỉ tiêu và tìm các biện pháp để đạt chỉ tiêu đưa ra. Kết qủa cụ thể, các môn, các lớp đã thay đổi chỉ tiêu như sau: Môn/Lớp Tỷ lệ % từ trung bình trở lên đăng ký lần đầu lần lượt là Tỷ lệ % từ trung bình trở lên đăng ký lại lần lượt là Ngữ văn 10A1 34.69 61.22 Ngữ văn 10A1 22.45 40.82 Lịch sử 10A1234 73.5; 59.2; 85.7; 61.8 81.6; 63.3; 88.6; 64.7 GDQP 10A1 89.8 95.8 Ngữ văn 11A234 51.6; 90.6; 44.4 58.1; 93.8; 59.3 GDQP 11A1234 91; 84; 85; 90 97.1; 96.8; 92.6 Tiếng Anh 12A12 82.4; 55.26 92.1; 63.2 QDQP 12A3 84 100 Lớp chủ nhiệm 10A123 61.2; 24; 80 79.6; 51; 85.7; Lớp chủ nhiệm 11A1 88.2 97.1 Lớp chủ nhiệm 12A2 87 94.7 3.4. Quản lý việc thực hiên chỉ tiêu của giáo viên 3.4.1. Thường xuyên đôn đốc giáo viên theo dõi, phân tích chất lượng học tập của học sinh để có tác động phù hợp - Giáo viên đã đăng ký dạy Phụ đạo học sinh yếu, kém, lãnh đạo duyệt, Thư ký trường sắp lịch 3.4.2. Phân tích chất lượng cuối học kỳ I, giao nhiệm vụ học kỳ II Từ Phụ lục 2 (a, b, c, d) cho thấy: - Đa số các môn có chất lượng vượt chỉ tiêu đăng ký từ 2 đến 30% nên kết quả cuối kỳ có tỷ lệ từ trung bình trở lên tăng 11% so với cùng kỳ năm học trước - Một số môn, lớp chưa đạt chỉ tiêu hoặc thấp hơn nhiều so với chỉ tiêu như: Môn/lớp Số % giảm so với chỉ tiêu lần lượt là Môn/lớp Số % giảm so với chỉ tiêu lần lượt là Vật lý 10A4; 11A24 17.6; 2; 3.7 Ngoại ngữ 10A2, 11A124; 12A3 14.5; 20.6; 25.1; 7.3; 17.4 Sinh học 10A124; 11A1 10.2; 43.8; 17.6; 17.6 GDCD 10A1 4.1 Địa lí 10A23, 11A2 34.3; 2.9; 10.4 Công nghệ 10A2, 11A4 26.1; 3.8 Lịch sử 10A123, 11A2; 12A1234 8.1; 18.9; 6.3; 17.8; 20.6; 13.2; 28.9; 22.5 GDQP 10A2 30.5 Tin học 11A23 42; 9.4 Hóa 12A34 26; 6.4 Toán 12A34 14; 22.5 Địa 12A34 22; 26 Sinh 12A234 5.2; 32.2; 32.3 Lớp chủ nhiệm 10A2; 11A1234; 12A134 22.1; 5.9; 1.5; 3.1; 3.7; 5.9; 16.6; 25.8 Như vậy nếu các môn thống kê trên đạt hoặc gần đạt chỉ tiêu thì chất lượng lớp chủ nhiệm sẽ tăng mạnh cuối năm Cán bộ chuyên môn nhận xét trong cuộc họp: - Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn thông báo đến học sinh những yếu kém, hạn chế về việc thực hiện chỉ tiêu của môn học và của lớp chủ nhiệm, làm cho học sinh thấy rõ nhiệm vụ cần cố gắng, đồng thời hướng dẫn học sinh cách học phù hợp; - Môn Sinh học không khó đối với học sinh như các môn Toán, Lý, Hóa nên giáo viên cần xem lại cách dạy, kiểm tra, đánh giá học sinh và cách hướng dẫn học sinh học bài; - Môn Lịch sử, Địa lí cũng không khó để đạt chỉ tiêu vì giáo viên dạy khá hấp dẫn, cần làm cho học sinh chủ động hơn; - Môn Vật lý, đề kiểm tra trong Học kỳ I còn dài, còn các câu hỏi khó so với chuẩn kiến thức, kỹ năng nên Học kỳ II cần ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức kỹ năng; - Về học lực của lớp chủ nhiệm: Còn nhiều học sinh bị xếp loại Yếu do khống chế môn học nên kỳ II có khả năng nhiều học sinh phấn đấu lên Trung bình nếu có biện pháp phù hợp; Cán bộ phụ trách chuyên môn ra văn bản yêu cầu các tổ chuyên môn họp, tiếp tục phân tích kết quả Học kỳ I, chỉ rõ những môn chất lượng còn thấp, nguyên nhân, giải pháp cho Học kỳ II (Phụ lục 5) 3.4.3. Giải pháp sau khi phân tích kết quả Ra văn bản chỉ đạo các biện pháp cụ thể để nâng cao chất lượng các bộ môn (Phụ lục 4). Đặc biệt chú ý đến việc ra đề cương hướng dẫn học sinh làm đề cương ôn tập trước khi thi Phân tích: Cách ra đề cương sớm cho học sinh ôn tập dưới dạng câu hỏi và các dạng bài tập, đồng thời hướng dẫn học sinh làm đề cương giúp học sinh, nhất là học sinh yếu được hệ thống lại kiến thức và có tài liệu ôn tập một cách hệ thống. Việc làm này giúp việc ôn tập của học sinh hiệu quả hơn, kết quả thi cao hơn 3.4.4. Kiểm tra để quản lý chất lượng thực - Tổ chức kiểm tra định kỳ, kiểm tra cuối học kỳ, cuối năm: Tổ chức kiểm tra đồng loạt. Các giáo viên bộ môn ra đề gấp ba lần số đề sử dụng, cán bộ chuyên môn lựa chọn đề cho mỗi đợt kiểm tra. Các đề kiểm tra đảm bảo không hạ chuẩn để đạt chỉ tiêu chất lượng - Tích cực dự giờ để phần nào kiểm soát được việc đánh giá bằng điểm kiểm tra miệng của học sinh (chỉ dự giờ mới thấy được vì không có hồ sơ lưu lại) - Chấm xác suất một số bài kiểm tra của định kỳ của học sinh để kiểm tra việc thực hiện của giáo viên bộ môn - Hàng tháng, kiểm tra sổ điểm lớn, xem có môn học nào ở lớp nào có tính bất thường không để tìm nguyên nhân và có giải pháp, chỉ đạo phù hợp, kịp thời. 4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 4.1. Đề tài đã có những biện pháp cụ thể giải quyết được những khó khăn gặp phải trong năm học trước đã nêu trong phần thực trạng 4.2. Chất lượng tăng lên rõ rệt - Chất lượng cuối Học kỳ I: Tỷ lệ học sinh có Học lực từ trung bình trở lên tăng 11% so với cùng kỳ năm học trước - Chất lượng cuối năm học: Tỷ lệ học sinh có Học lực từ trung bình trở lên tăng 15% so với năm học trước và vượt chỉ tiêu 9% KẾT LUẬN Đối với mỗi nhà trường, tất cả các hoạt động cuối cùng đều nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, trong đó nâng cao chất lượng học lực là một nhiệm vụ quan trọng, khó khăn. Trong phạm vi đề tài này, tôi đưa ra một vài kinh nghiệm của bản thân trong việc quản lý chỉ tiêu chất lượng của giáo viên và đã áp dụng trong năm học 2013 - 2014 tại trường đạt được những kết quả nhất định. Mong các đồng nghiệp chia sẻ, bổ sung những kinh nghiệm mới để tôi có thêm kiến thức từ đó đạt kết quả cao hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục của mình. Nói đến chỉ tiêu chất lượng thì bất kỳ một giáo viên hay một nhà trường nào đầu năm học đều xây dựng theo yêu cầu công việc, nhưng các biện pháp quản lý chỉ tiêu là vấn đề nghiên cứu khá mới mẻ. Bản thân đã đưa ra các biện pháp tác động đến giáo viên và học sinh trên cơ sở phân tích các số liệu về chất lượng thu thập được. Đặc biệt thiết kế các phụ lục phù hợp thuận lợi cho việc phân tích, nhìn nhận, so sánh, đánh giá các kết quả về học lực từng môn, từng lớp, từng giáo viên. Các biện pháp, các phụ lục đề tài đưa ra có thể áp dụng cho các trường học có đánh giá chất lượng học lực của học sinh. Đề tài có thể tiếp tục nghiên cứu theo các hướng như: quản lý chỉ tiêu chất lượng học sinh về mặt Hạnh kiểm; Quản lý chỉ tiêu chất lượng theo từng loại Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu, Kém hoặc tiếp tục nghiên cứu sâu các biện pháp quản lý chất lượ
Tài liệu đính kèm: