Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non

Ngoài thời gian trẻ ở trường thì thời gian trẻ ở nhà cũng nhiều. Cho nên không chỉ rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở trường mà giữ thói quen nề nếp đó ở nhà là cần thiết và quan trọng. Nắm bắt được tầm quan trọng của phụ huynh trong việc rèn nề nếp cho trẻ. Để tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp với cha mẹ trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng để duy trì nề nếp thói quen cho trẻ. Vì nếu như ở trường trẻ có nề nếp mà nhưng khi trẻ ở nhà mà bố mẹ không phối hợp với cô duy trì mà để trẻ tùy tiện trẻ sẽ hay quên và không có thói quen tốt. Chính vì vậy phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và rèn luyện nề nếp thói quen tốt cho trẻ. Cho nên việc tuyên truyền đến phụ huynh là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để rèn nề nếp thói quen cho trẻ. Ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, chế độ sinh hoạt của trẻ, kĩ năng , các nề nếp thói quen cần có của trẻ và sự phối hợp dạy dỗ giữa gia đình và nhà trường để tạo được nề nếp thói quen tốt cho trẻ. Đối với trẻ ở lớp, tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ hàng ngày về các nề nếp mà trẻ học trong ngày, trẻ ăn, uống, chơi như thế nào. Đồng thời qua bảng tuyên truyền của lớp để phụ huynh nắm bắt được từ đó ở nhà duy trì và tiếp tục rèn nề nếp cho con. Ngoài ra tôi còn mời phụ huynh đến tham gia hoạt động hàng ngày của trẻ để phụ huynh biết và hiểu hơn các hoạt động một ngày của trẻ ở trường.

Bên cạnh đó thì với thời đại công nghệ thông tin phát triển rộng rãi. Nên việc tuyên truyền với phụ huynh không còn bó buộc bằng các hình thức cũ. Mà giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh thông qua Zalo, Gmail, facebook của lớp hoặc Zalo, Gmail, Facebook của phụ huynh để thông báo kịp thời đến phụ huynh về tình hình của trẻ tại trường. Từ đó có những biện pháp thống nhất kịp thời giữa gia đình và nhà trường để giúp cho trẻ duy trì các nề nếp thói quen một cách tốt nhất.

Nói tóm lại việc phối hợp với phụ huynh trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ là rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả rèn luyện của trẻ. Nó giúp cho trẻ học tập chủ động, vui chơi sáng tạo hơn, tham gia các hoạt động tích cực sáng tạo hơn. Từ đó giúp hình thành cho trẻ những thói quen tốt, phát triển cho trẻ toàn diện.

 

doc 13 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 76Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đơn công nhận SKKN Một số giải pháp rèn nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi trong trường Mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng như của lớp. Được bàn bè đồng nghiệp yêu quý, giúp đỡ trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó còn có một số khó khăn như:
- Không gian lớp học còn chật hẹp chưa đảm bảo cho các hoạt động.
- Trẻ được sống trong môi trường quá bao bọc khiến trẻ quen dựa dẫm không có tinh thần tự lập, ích kỷ...
- Một số phụ huynh còn chưa thực sự quan tâm tới việc rèn nề nếp cho trẻ. Trẻ con biết gì mà rèn hay trẻ con thì học gì.
 Qua điều tra thực tế về việc rèn nề nếp của trẻ trong lớp tôi, tôi nhận thấy kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Bảng 1: Kết quả khảo sát chất lượng trẻ đầu năm ( tháng 9/2019)
STT
TSHS
Tiêu chí

Khảo sát đầu năm
Đạt
Không đạt
1

25 trẻ
Thói quen nề nếp chuyên cần
15/25 = 60%
10/25 = 40%
2
Thói quen nề nếp chào hỏi
16/25= 64%
09/25 = 36%
3
Thói quen nề nếp ăn, ngủ
13/25 = 52%
12/25 = 48%
4
Thói quen nề nếp học tập
11/25 = 44%
14/25 = 56%
5
Thói quen nề nếp vệ sinh
12/25 = 48%
13/25 = 52%
6
Thói quen lấy và cất đồ chơi
13/25= 52%
12/25=48%
b. Các giải pháp
b.1.Giải pháp 1: : Rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi.
Việc rèn nề nếp cho trẻ là việc cần thực hiện thường xuyên và liên tục. Nên giáo viên phải biết lồng luồn, tích hợp để trẻ được làm quen thông qua các hoạt động mọi lúc mọi nơi. Để bước đầu hình thành thói quen nề nếp cho trẻ.
Một buổi sinh hoạt hàng ngày của trẻ gồm các hoạt động: Thể dục sáng, học tập, hoạt dộng ngoài trời, hoạt động góc, giờ ăn, giờ ngủ, giờ vui chơi, đón và trả trẻ. Để trẻ được tham gia tích cực các hoạt động này thì giáo viên phải giúp cho trẻ rèn luyện nề nếp thói quen “ giờ nào việc nấy”. Vì trẻ ở độ tuổi này còn nhỏ và chưa ý thức được như các anh chị. Cho nên cô giáo chính là tấm gương để cho trẻ noi theo. Muốn tạo cho trẻ được nề nếp thói quen trong các hoạt động thì người giáo viên phải luôn nhẹ nhàng gần gũi, cần phải dành tình cảm cho trẻ để tạo sự tin tưởng của trẻ đối với cô . Từ đó cô giáo có thể uốn nắn trẻ dần dần để hình thành cho trẻ nề nếp thói quen tốt hoặc thông qua các hoạt động của trẻ tại trường.
Cái gì cũng vậy, ngày xưa đã có câu “ Trăm hay không bằng tay quen”. Việc rèn nề nếp cho trẻ cũng cần phải có thời gian và được rèn luyện mọi lúc mọi nơi để hình thành cho trẻ những thành thói quen tạo thành kĩ năng, kĩ xảo.
Thông qua giờ đón, trả trẻ thì giáo viên có thể nhắc trẻ chào cô, chào ông bà, bố mẹ để từ đó hình thành cho trẻ thói quen nề nếp chào hỏi.
Trong giờ thể dục sáng thì giáo viên rèn nề nếp thói quen cho trẻ xếp hàng, không nói chuyện ồn ào khi xếp hàng, không chen nhau xô đẩy biết xếp theo thứ tự bạn thấp đứng trước bạn lớn đứng sau để. Từ đó giúp trẻ có ý thức hơn trong học tập , có nề nếp khi xếp hàng, có tính kỷ luật.
Trong các giờ học: Giáo viên rèn nề nếp học tập cho trẻ như ngoan ngoãn, ngồi ngay ngắn, chú ý lắng nghe cô giáo giảng bài, giơ tay phát biểu xây dựng bài, không đùa nghịch nói chuyện trong giờ học. Trẻ 3-4 tuổi còn nhỏ có lúc chưa ý thức được hành động của mình giáo viên cần nhắc nhở trẻ phải biết xin phép cô mỗi khi ra ngoài hay có nhu cầu cá nhân, không tự ý chạy ra ngoài chơi.
Qua hoạt động vui chơi: Cô dạy trẻ thói quen khi chơi xong biết cất dọn đồ chơi. Để trẻ thêm hứng thú và tích cực tham gia vào hoạt động cô có thể cho trẻ vừa cất đồ dùng đồ chơi vừa đọc bài thơ sau:
Bạn ơi hết giờ rồi
Nhanh tay cất đồ chơi
Nhẹ tay thôi bạn nhé
Cất dồ chơi đi nào”
Trong giờ ăn ngủ cũng vậy. Việc ăn, ngủ ở trường của trẻ thì giáo viên cũng phải giúp trẻ có những thói quen nề nếp ăn, ngủ phải văn minh. Trước khi ăn thì phải làm gì, trong khi ăn thì phải như thế nàoGiáo viên có thể lựa chọn những bài hát, bài thơ có nội dung đến việc ăn ngủ để lồng luồn giáo dục cho trẻ thói quen tốt, văn minh trong việc ăn, ngủ.
Ví dụ: Bài thơ: Giờ đi ngủ, Giờ ăn
Đến giờ ăn cơm
Vào bàn bạn nhé
Nào thìa, bát, đĩa
Xúc cho gọn gàng
Chớ có vội vàng
Cơm rơi, cơn vãi
 Nói tóm lại việc rèn luyện nề nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động mọi lúc mọi nơi là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì trẻ mầm non có đặc điểm nhanh nhớ mau quên nên việc cho trẻ làm quen thường xuyên mọi nơi mọi lúc là rất tốt giúp cho trẻ hình thành được các thói quen nề nếp. Từ đó giúp cho trẻ tham gia các hoạt động chủ động hơn, tích cực hơn.
b.2. Giải pháp 2: Tuyên truyền phối hợp với cha mẹ trẻ trong việc rèn nề nếp cho trẻ.
Ngoài thời gian trẻ ở trường thì thời gian trẻ ở nhà cũng nhiều. Cho nên không chỉ rèn nề nếp thói quen cho trẻ ở trường mà giữ thói quen nề nếp đó ở nhà là cần thiết và quan trọng. Nắm bắt được tầm quan trọng của phụ huynh trong việc rèn nề nếp cho trẻ. Để tạo được sự thống nhất giữa gia đình và nhà trường trong việc phối hợp với cha mẹ trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng để duy trì nề nếp thói quen cho trẻ. Vì nếu như ở trường trẻ có nề nếp mà nhưng khi trẻ ở nhà mà bố mẹ không phối hợp với cô duy trì mà để trẻ tùy tiện trẻ sẽ hay quên và không có thói quen tốt. Chính vì vậy phụ huynh đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì và rèn luyện nề nếp thói quen tốt cho trẻ. Cho nên việc tuyên truyền đến phụ huynh là một trong những biện pháp quan trọng và hữu hiệu để rèn nề nếp thói quen cho trẻ. Ngay từ đầu năm học trong buổi họp phụ huynh tôi đã tuyên truyền đến các bậc phụ huynh các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ, chế độ sinh hoạt của trẻ, kĩ năng , các nề nếp thói quen cần có của trẻ và sự phối hợp dạy dỗ giữa gia đình và nhà trường để tạo được nề nếp thói quen tốt cho trẻ. Đối với trẻ ở lớp, tôi đã trao đổi với các bậc phụ huynh trong các giờ đón trả trẻ hàng ngày về các nề nếp mà trẻ học trong ngày, trẻ ăn, uống, chơinhư thế nào. Đồng thời qua bảng tuyên truyền của lớp để phụ huynh nắm bắt được từ đó ở nhà duy trì và tiếp tục rèn nề nếp cho con. Ngoài ra tôi còn mời phụ huynh đến tham gia hoạt động hàng ngày của trẻ để phụ huynh biết và hiểu hơn các hoạt động một ngày của trẻ ở trường.  
Bên cạnh đó thì với thời đại công nghệ thông tin phát triển rộng rãi. Nên việc tuyên truyền với phụ huynh không còn bó buộc bằng các hình thức cũ. Mà giáo viên có thể trao đổi với phụ huynh thông qua Zalo, Gmail, facebook của lớp hoặc Zalo, Gmail, Facebook của phụ huynh để thông báo kịp thời đến phụ huynh về tình hình của trẻ tại trường. Từ đó có những biện pháp thống nhất kịp thời giữa gia đình và nhà trường để giúp cho trẻ duy trì các nề nếp thói quen một cách tốt nhất.
Nói tóm lại việc phối hợp với phụ huynh trong việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ là rất quan trọng, nó quyết định đến kết quả rèn luyện của trẻ. Nó giúp cho trẻ học tập chủ động, vui chơi sáng tạo hơn, tham gia các hoạt động tích cực sáng tạo hơn. Từ đó giúp hình thành cho trẻ những thói quen tốt, phát triển cho trẻ toàn diện.     
b.3.Giải pháp 3: Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm thực hành những thói quen nề nếp mọi lúc mọi nơi.
Đối với trẻ lứa tuổi mầm non có đăc điểm nhanh nhớ và mau quên. Nên cùng với việc giáo viên hướng dẫn trẻ rèn nề nếp thói quen thì việc giúp cho trẻ nhớ để thực hiện là điều khá khó khăn. Chính vì vậy mà giáo viên cần tạo cho trẻ cơ hội được thực hành những nề nếp thói quen mà trẻ đã được học. Người xưa đã có câu “Học phải đi đôi với hành” Thực hành sẽ giúp cho trẻ khắc sâu hơn kiến thức mà trẻ đã được cô giáo hướng dẫn.
Ví dụ: Trong giờ học có bạn ngồi học chưa đẹp còn đùa nghịch nữa thì cô giáo có thể hỏi cả lớp là bạn ngồi học như vậy đã đúng chưa? Ngồi học như thế nào là ngoan. Các con ngồi ngoan để cho bạn nhìn và làm theo nào
Hoặc có thể cho trẻ biết rồi hướng dẫn cho trẻ chưa biết để cả hai cùng được thực hành
Ví dụ: Bạn nào giỏi lên làm lại cho cô và cả lớp biết cách rửa tay đúng cách
Xếp dép như thế nào là đúng
Trong giờ hoạt động vui chơi: khi chơi thì các con phải chơi như thế nào? Sau khi chơi xong thì các con phải làm gì?...
Hoặc giáo viên có thể tổ chức một trò chơi nhỏ tại lớp để trẻ có thể thể hiện hiểu biết cũng như thực hiện các kĩ năng mà trẻ đã được học.
Ví dụ: Trò chơi “ Bé thông thái”. Cô đặt những câu hỏi có nội dung đến nề nếp thói quen và chia trẻ thành các đội chơi. Khi cô đọc xong câu hỏi thì các đội chơi phải gõ sắc xô. Đội nào gõ xắc xô nhanh thì được trả lời. Trả lời sai thì sẽ nhường quyền trả lời cho đội gõ sắc xô nhanh tiếp theo. Trả lời đúng thì được tặng một bông hoa. Đội nào dành được nhiều hoa nhất đội đó sẽ là đội thắng cuộc.
Giáo viên có thể xây dựng các tình huống để trẻ có cơ hội thực hành những thói quen nề nếp mà bản thân trẻ đã tiếp thu được.
Ví dụ: Tại sao lại có vỏ sữa ở đây? Chúng mình phải làm gì nào? ( Trẻ sẽ biết là nhặt vỏ hộp sữa và để vào sọt rác)
Sau khi tôi thực hiện các giải pháp rèn nề nếp cho trẻ tại lớp của tôi thì tôi thấy rằng trẻ đã có tiến bộ rõ rệt, có nề nếp hơn trong các hoạt động, tham gia tích cực và sáng tạo hơn.Qua thực tế bản thân tôi thấy rằng việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ là việc làm cần thiết và quan trọng. Vì rèn nề nếp thói quen sẽ giúp cho trẻ:
+ Rèn luyện và hình thành cho trẻ thói quen giờ nào việc ấy
+ Trẻ chơi ngoan đoàn kết, biết nhường nhịn giúp đỡ bạn trong khi chơi
+ Có ý thức bảo quản và giữ gìn đồ dùng đồ chơi.
+ Trẻ hoạt động độc lập tích cực hứng thú tại nhóm chơi.
Từ đó giúp cho trẻ năng động và sáng tạo trong các hoạt động. Là nề tảng để phát triển nhân cách và trí tuệ cho trẻ.
3.2 Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có khả năng áp dụng rộng rãi cho trẻ 3-4 tuổi trong các trường mầm non.
4. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau:
4.1. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
Qua quá trình nghiên cứu ứng dụng về “Một số giải pháp rèn nề nếp cho trẻ 3-4 tuổi tại trường Mầm non Tiên Hường - Huyện Bình Xuyên - Tỉnh Vĩnh Phúc” tôi nhận thấy rằng. Nhìn chung trẻ đã có một số thói quen nề nếp như: Đi học đều, trẻ biết chào hỏi, có thói quen nề nếp trong các hoạt động vui chơi, học tập, vệ sinh, ăn ngủ.
Từ những nhận thức đúng đắn đó, tôi đã áp dụng các giải pháp giúp cho trẻ 3-4 tuổi r

Tài liệu đính kèm:

  • docdon_cong_nhan_skkn_mot_so_giai_phap_ren_ne_nep_cho_tre_3_4_t.doc