Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẻ giúp dạy tốt hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho học sinh mẫu giáo bé

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẻ giúp dạy tốt hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho học sinh mẫu giáo bé

Bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu bài soạn về cách hướng dẫn giảng dạy bộ môn làm quen môi trường xung quanh, nắm chắc nội dung yêu cầu của tiết dạy.

Ví dụ: Khi dạy đề tài “Quan sát con cá” trước tiên tôi phải quan sát kỹ con cá nắm vững được đặc điểm nổi bật của con cá và tác dụng của nó. Qua đó để cô có thể đàm thoại cùng trẻ.

Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát con cá và hỏi trẻ:

 - Đây là con gì? Con cá

 - Nó đang làm gì? Đang hỏi

 - Nó sống ở đâu? Dưới nước

 Ngoài ra cô có thể đọc một bài thơ về con cá trước khi dạy để giới thiệu vào bài.

 

doc 6 trang Người đăng hungphat.hp Lượt xem 1939Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp đẻ giúp dạy tốt hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho học sinh mẫu giáo bé", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề:
I) Lời mở đầu:
	Lứa tuổi mẫu giáo là lứa tuổi kỳ diệu. Trẻ rất hiếu động, tò mò ham muốn học hỏi, tìm hiểu thế giới tự nhiên và xã hội. Trong các hoạt động của tuổi mẫu giáo, chơi giữ vai trò là hoạt động của chủ đạo. Bên cạnh đó hoạt động học đang được hình thành, trẻ học thông qua chơi động cơ thúc đẩy trẻ học không phải là nhằm chiếm lĩnh tri thức khoa học của xã hội loài người mà cái thúc đẩy trẻ học là sự thoả mãn trí tò mò, là sự thoả mãn nhu cầu được tham gia vào một cuộc chơi, một thú vui nào đó. Môn tìm hiểu môi trường xung quanh là một bộ môn rất hấp dẫn đối với trẻ mẫu giáo nói chung và mẫu giáo bé nói riêng.
	 Vậy muốn trẻ hiểu và mở rộng được kiến thức về thế giới xung quanh và làm cho trẻ phát triển năng lực trí tuệ để tạo điều kiện cho trẻ sử dụng vốn từ, uốn nắn cho trẻ cách diễn đạt đuúng, sửa những câu nói ngọng, nói lắp và giúp trẻ phát âm đúng những từ khó khi phải phụ thuộc rất lớn vào cô giáo.
	Dạy môn tìm hiểu môi trường xung quanh cho trẻ mẫu giáo, đống vai trò trung gian giửa thế giới xung quanh và trẻ để truyền thụ và giúp trẻ làm quen với nhiều đối tượng đó thông qua tìm hiểu môi trường xung quanh nhằm giúp trẻ hình thành nhân cách tốt. Vây muốn cho trẻ học có chất lượng trong bộ môn này và trở thành người viên giỏi toàn diện. Chính vì thế tôi đã suy nghỉ, thực hành để viết sáng kiến kinh nghiệm môn: “Môi trường xung quanh” với đề tài một số biện pháp đẻ giúp dạy tốt hoạt động làm quen với môi trường xung quanh cho học sinh mẫu giáo bé.
II. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1) Thực trạng:
a. Thuận lợi: Năm học 2004- 2005 tôi được nhà trường phân công dạy lớp ghép 3 độ tuổi: 3- 4 tuổi, 4- 5 tuổi, 5- 6 tuổi. Qua quá trình công tác giảng dạy tôi thấy có những thuận lợi:
	- Được sự quan tâm sâu sát của ban giám hiệu nhà trường.
	- Giáo viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm với các chị đồng nghiệp nhất
là những chị em có tay nghề khá giỏi.
b. khó khăn: nhưng bên cạnh đó còn có những khó khăn:
	- Trẻ 3-4 tuổi mới bắt đầu vào lớp nên còn nhút nhát, chưa hoà đồng cùng tập thể, vốn ngôn ngữ còn nghèo nên chưa rỏ ràng, việc hiểu biết về thế giới xung quanh ở trẻ 3- 4 tuổi còn hạn chế.
	Từ thực hành trên tôi tiến hành khảo sát để phân loại khả năng nhận thức, tiếp thu của trẻ.
	-Tổng số trẻ 3- 4 tuổi trong lớp 15, trong đó: 3 cháu khá, 5 cháu trung bình, 7 cháu yếu.
	- Qua khảo sát tôi nhận thấy trong giờ học trẻ rất say sưa hứng thú khi cô cho trẻ làm quen nhưng khi tôi khảo sát lại thì trẻ trả lời được rất ít, có nhiều trẻ còn đang nói ngọng, chưa diễn đạt được thành câu nói chung là trẻ chưa nhận biết được sâu sắc của những đối tượng mà trẻ đang quan sát.
	- Từ những thực trạng trên, để công việc giảng dạy đạt hiệu quả tốt tôi đã đề ra một số biện pháp để dạy trẻ phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ.
B. Giải quyết vấn đề:
I) Các giải pháp thực hiện:
1. Xây dựng nề nếp trẻ:
	Trong những tháng đầu năm học tôi thường phải chú trọng việc dỗ trẻ và bắt đầu đưa trẻ vào nề nếp trong giờ học.
	Những đề tài làm quen đầu tiên dạy trẻ thường quá giờ và không đạt yêu cầu. Vậy tôi sác định cho trẻ học tốt trước hết phải vào nề nếp cho trẻ trong các giờ học, tôi chia các cháu ngồi theo tổ, trong mỗi tổ đều có các cháu 5- 6 tuổi, có cháu khá, trung bình, yếu và nhất là các cháu yếu thường xếp ngồi gần cô để tiện việc giúp đỡ, hướng dẫn cháu được nhiều hơn, tập cho trẻ dơ tay phát biểu ý kiến và rèn luyện nề nếp tác phong khi trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Khi cô mời trẻ tham gia ý kiến thì bao giờ trẻ cũng phải giơ tay đẹp, đứng thẳng, nói dỏng dạc đủ câu. Tôi đã nhiều lần cho trẻ như vòng tay trở thành thói quen giúp trẻ có hứng thú khi học bài, học bộ môn này. Vậy nên tôi đã thành công trong việc xây dựng nề nếp học tập cho trẻ.
2. Xây dựng bài trên lớp:
	Tôi đã biết đối với trẻ muốn làm quen môi trường xung quanh là rất khó, vì vậy trước khi lên lớp dạy bộ môn này tôi đã tìm hiểu thật kỹ đối tượng cho trẻ làm quen. 
Ví dụ: Khi dạy đề tài: “Quan sát cây” tôi đã chuẩn bị tìm hiểu kỹ đặc điểm, tác dụng của từng loại cây và tôi chuẩn bị các loại cây thật cho trẻ quan sát. Khi đến lớp trẻ quan sát từng loại cây một và đàm thoại với trẻ về đặc điểm tác dụng của cây. nhưng khi tôi khảo sát lại thì chỉ đạt 10%/15 cháu trả lời được câu hỏi của cô, trẻ chưa nhận được đặc điểm và tác dụng của đối tượng quan sát.
	Với kết quả như vậy đã làm tôi băn khoăn suy nghĩ. Tôi nghỉ mình cần phải phấn đấu giảng dạy như thế nào cho tôt để gây hứng thú cho trẻ khi học bộ môn này. 
II. Các biện pháp để tổ chức thực hiện:
1. Cải tiến phương pháp dạy linh hoạt:
	Bắt đầu đi sâu vào nghiên cứu bài soạn về cách hướng dẫn giảng dạy bộ môn làm quen môi trường xung quanh, nắm chắc nội dung yêu cầu của tiết dạy.
Ví dụ: Khi dạy đề tài “Quan sát con cá” trước tiên tôi phải quan sát kỹ con cá nắm vững được đặc điểm nổi bật của con cá và tác dụng của nó. Qua đó để cô có thể đàm thoại cùng trẻ.
Ví dụ: Cô cho trẻ quan sát con cá và hỏi trẻ:
	- Đây là con gì? Con cá
	- Nó đang làm gì? Đang hỏi
	- Nó sống ở đâu? Dưới nước
	Ngoài ra cô có thể đọc một bài thơ về con cá trước khi dạy để giới thiệu vào bài.
	Trong khi đàm thoại cùng trẻ tôi luôn giúp trẻ trả lời đủ câu, giõng dạc, không nói ngọng, nói lắp. nhằm giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có thói quan khi giao tiếp với người lớn. Như vậy dần dần trẻ đã chả lời đủ câu, đồng thời giúp trẻ củng cố lại chi tiết đặc điểm của đối tượng trẻ làm quen văn minh và hành vi đạo đức của con người mới xã hội chủ nghĩa.
Ví dụ: khi cho trẻ làm quen với đề tài “Đồ chơi của lớp”.
	Qua đề tài này giúp trẻ hiểu được khi chơi xong phải sắp xếp đồ chơi ngăn nắp gọn gàng, phải có ý thức lau chùi giá đồ chơi sạch sẽ không quăng némđồ chơi, phải biết bảo vệ đồ chơi.
2) cải tiến phương pháp làm và sử dụng đồ dùng minh hoạ.
	Đồ dùng minh hoạ góp phần quan trọng trong việc giảng dạy làm quen môi trường xung quanh nhưng đồ dùng pahỉ chỉnh xác phù hợp với đề tài quan sát sử dụng khoa học đúng lúc, đúng chỗ và sáng tạo đó là yếu tố quyết định trong việc giảng dạy đạt yêu cầu hay không nó phụ thuộc sự sắp xếp khoa học hợp lý của cô giáo.
ví dụ: Khi dạy đề tài “Một số con vật nuôi trong gia đình”.
	Con gì mào đỏ
	Gáy ò ó o
	Từ sáng tinh mơ
	Thức người tỉnh dậy.
Cô đố trẻ đó là con gì? Con gà trống. Sau đó cô đưa tranh con gà trống ra và hỏi trẻ đó kà tranh con gì? Và lần lượt tôi hỏi trẻ từng bộ phận đặc điểm và tác dụng của nó với cách giới thiệu bài như vậy tôi đã gây hứng thú ngay từ đầu đối với trẻ và có kết quả tốt.
3- Cải tiến bằng mọi cách đi sâu bồi dưỡng ở mọi lúc mọi nơi:
	Ngoài phương pháp giảng dạy trên lớp và sử dụng đồ dùng minh hoạ tôi còn cho trẻ quan sát ở mọi lúc mọi nơi, khi hoạt động ngoài trời, khi hoạt động chiều 	
Ví dụ: Trước khi dạy trẻ đề tài làm quen “Quan sát cây”. Tôi đã cho trẻ tìm hiểu
các loại cây này trong khi hoạt động ngoài trời, trẻ bước đầu nắm được đặc điểm nổi bật môi trường sống của cây và tác dụng của nó qua đó giáo dục trẻ biết chăm sóc và bảo vệ cây. Qua việc cho tre học ở mọi lúc, mọi nơi, trẻ càng nắm vững được những kiến thức đã học khi vào tiết học chính càng đạt kết quả tốt.
4- Luôn nghiên cứu tập san và học hỏi kinh nghiệm:
	Ngoài việc suy nghĩ tìm tòi sáng tạo của bản thân tôi còn nghiên cứu tập san, tài liệu đi học tập kinh nghiệm của người đi trước. Học thêm bạn bè đồng nghiệp những điều còn vướng mắc để rút ra được cái hay nhất, hiệu quả nhất khi dạy bộ môn này được tốt hơn.
c- Kết luận:
1- Kết quả:
	Với những biện pháp và cách xây dựng bài trên lớp như trên, lớp tôi đã thu được một số kết quả đáng mứng. Đến nay bộ môn làm quen môi trường xung quanh đối với lớp tôi các cháu thật sự yêu thích và đã hứng thú qua đó trẻ đã trả lời câu giõng dạc không nói ngọng, nói lắp được nhiều sự vật, hiện tượng ở thế giới xung quanh trẻ. Qua các giờ dạy tôi thấy kiến thức được thể hiện trên trẻ rất tốt.
	8 cháu giỏi
	6 cháu khá
	1 cháu trung bình
2- Bài học kinh nghiệm:
	Với những biện pháp giảng dạy nư trên tôi rút ra cho mình một số bài học kinh nghiệm như sau:
	- Muốn giảng dạy tốt bộ môn này cô giáo cần phải tự nhiên, phải sáng tạo trong giờ dạy.
	- Biết sử dụng đồ dùng minh hoạ một cách hợp lý, đồ dùng phải khoa học, chính xác, đẹp nhằm thu hút trẻ vào giờ học hứng thú.
	- Luôn rèn nề nếp trẻ trong học tập, uốn nắn cách ngồi, cách trả lời rõ ràng mạch lạc đúng đủ ý và bồi dưỡng cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi. 
-Học hỏi kinh nghiệm của người đi trước, nghiên cứu thêm tài liệu để giảng dạy bộ môn từ đó rút ra cho mình một bài học hay nhất để dạy bộ môn này được
kết quả tốt.
	Trên đây là những bài học kinh nghiệm rút ra từ bản thân tôi, tôi rất mong các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học nhà trường đọc và tham khảo góp ý kiến thêm cho bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi được hoàn thiện hơn.
	 Thọ Xuân, ngày 20 tháng 4 năm 2006

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien lam quen voi' moi truong (25-4).doc