Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1

Các giải pháp, các biện pháp được sử dụng kết hợp với nhau. Ví dụ: Chia 3 đối tượng học sinh, nhưng 3 đối tượng là tương đối. Nghĩa là học sinh đọc tốt cũng có em phát âm sai một âm nào đó thì sử dụng biện pháp sửa lỗi phát âm của học sinh đọc chưa tốt để sửa cho học sinh đọc tốt.

Các giải pháp, các biện pháp được sử dụng kết hợp với nhau tạo tiền đề cho nhau. Muốn học sinh đi học chuyên cần ta phải có biện pháp đến nhà thăm hỏi quan tâm động viên gia đình bản thân học sinh. Những ngày mùa vụ đến trước thời gian cha mẹ học sinh đi làm để động viên học sinh, động viên bố mẹ học sinh. Học sinh đi học chuyên cần thì ta sẽ thực hiện tốt được giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc, viết tốt cho học sinh được.

Sử dụng biện pháp khen thưởng, điểm, tuyên dương, vỗ tay, khen. Với biện pháp khen ta cũng cần sử dụng linh hoạt biện pháp khen.Ví dụ: Em chậm tự đọc được một từ đúng là khen. Học sinh năng khiếu thì phải đọc đúng, viết đúng, đẹp nhanh.

 

doc 16 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 8121Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tiểu học là rất quan trọng. Lớp một là lớp “nền móng”, nên kĩ năng đọc của học sinh lớp 1 càng quan trọng hơn. 
 	Qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy vùng đồng bào dân tộc thiểu số xã Dur Kmăn trình độ dân trí còn thấp đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thường cho học sinh nghỉ theo mùa vụ, một số học sinh đi theo bố mẹ vào nương rẫy dẫn đến học sinh đi học không chuyên cần. Phần đa các bậc cha mẹ thường không quan tâm đến việc học của con phó mặc cho thầy cô giáo. Sự đầu tư cho con cái về thời gian cũng như sách vở đồ dùng học tập hầu như là không có. Đa số học sinh ngày đầu tiên đi học còn rất nhiều bỡ ngỡ. Mà đặc biệt là HS dân tộc thiểu số các em phải học ngôn ngữ thứ hai, đa số các em chưa giao tiếp thành thạo tiếng Việt nên ngại giao tiếp nhút nhát, rụt rè. Bên cạnh đó vốn tiếng Việt của các em rất ít, các em chỉ nói tiếng Việt khi ở trường, hằng ngày các em giao tiếp với bố mẹ, cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ, môi trường giao tiếp hạn hẹp. Mặt khác qua ba tháng nghỉ hè các em không có cơ hội giao tiếp bằng tiếng phổ thông những kiến thức tiếng Việt của cá em được học qua lớp mẫu giáo hầu như đã quên hết. Do đó khi bước vào lớp Một kiến thức của các em như một trang giấy trắng. Với mong muốn giúp học sinh lớp 1 khắc phục được ảnh hưởng của Tiếng mẹ đẻ khi học tiếng Việt có kĩ năng đọc tốt và đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học theo chương trình tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số ”.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài
 	Nghiên cứu một số biện pháp phù hợp với đối tượng học sinh, nhằm rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số góp phần nâng cao chất lượng giáo dục học sinh.
 Trang bị công cụ cơ bản để học sinh có đủ điều kiện tối thiểu và từng bước nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức và văn hoá trong chương trình học tập, trong đời sống. 
 	3. Đối tượng nghiên cứu
 Nghiên cứu thực trạng rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số qua các năm học và đề xuất một số giải pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 dân tộc thiểu số.
 	4. Phạm vi nghiên cứu
 	Giáo viên, học sinh lớp 1 trường Tiểu học Y Ngông, xã Dur Kmăn huyện Krông Ana năm học 2015 -2016 và một số văn bản tài liệu hướng dẫn có liên quan.
 	5. Phương pháp nghiên cứu
	- Phương pháp phân tích tổng hợp tài liệu
 - Phương pháp điều tra, Khảo sát chất lượng.
 - Phương pháp trải nghiệm thực tế . 
	II. PHẦN NỘI DUNG
 	1. Cơ sở lí luận 
 	Đọc là một hoạt động quan trọng của con người đặc biệt trong nhà trường kĩ năng đọc càng quan trọng hơn. Vì vậy người giáo viên cần phải quan tâm đến việc rèn đọc cho học sinh. Nếu không đọc được thì không học tốt các môn học khác. Ở lớp 1 biết đọc, biết viết tốt, học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức, sử dụng được sách giáo khoa, sách tham khảo..., có phương tiện, điều kiện để học tốt các phân môn khác trong chương trình. Phát triển vốn tri thức về tiếng Việt và khơi dậy sự yêu thích thơ văn, tạo điều kiện chuẩn bị để học sinh học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác ở các lớp trên. Vì vậy mà việc rèn kĩ năng đọc, viết cho HS lớp 1 là yếu tố quan trọng. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, tiếng Việt không phải là ngôn ngữ duy nhất để các em tiếp thu kiến thức và nhận biết thế giới xung quanh, các em đến trường với một ngôn ngữ hoàn toàn khác ngôn ngữ thường sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi vậy tiếng mẹ đẻ ảnh hưởng nhiều đến quá trình học tiếng Việt của trẻ. Việc giao tiếp thông thường với thầy cô giáo đã khó khăn và cũng có khi là không thể, việc nghe giảng những kiến thức về các môn học khác nhau bằng tiếng Việt lại càng khó khăn hơn đối với các em. Đến trường, đến lớp là các em bước đến một môi trường sinh hoạt hoàn toàn lạ, tâm lý rụt rè, e sợ luôn thường trực trong các em, làm giảm tốc độ bước chân các em đến trường. Thường những học sinh không đọc viết được càng rụt rè, chán không muốn đến trường. Một số học sinh phát âm theo tiếng địa phương, phát âm theo thổ âm, dẫn đến kĩ năng đọc thấp. Giáo viên chưa có điều kiện để sửa kĩ càng, chỉ sửa qua loa, hoặc bỏ qua. Dẫn đến học sinh đọc sai mà đọc sai thì viết sẽ sai. Vì vậy mà việc rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 là yếu tố quan trọng cần đặt lên hàng đầu.
 	2. Thực trạng 
 Trong những năm gần đây được sự quan tâm chỉ dạo sát sao của lãnh đạo Phòng giáo dục và Đào tạo cũng như sự quan tâm, giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp giáo viên được bồi dưỡng và nâng cao tay nghề chỉ đạo tốt của các cấp lãnh đạo về chuyên môn. Tổ chức bồi dưỡng giáo viên, tổ chức những buổi học chuẩn kiến thức kỹ năng cho học sinh tiểu học v v cung cấp đủ tài liệu, phương tiện để nghiên cứu, học hỏi, giảng dạy.
 - Được sự giúp đỡ của lãnh đạo nhà trường và chuyên môn: tổ chức thao giảng, dự giờ hàng tháng, tổ chức những buổi học chuyên đề thảo luận về chuyên môn để rút ra những ý kiến hay, những đề xuất kinh nghiệm tốt áp dụng trong việc giảng dạy. Chính nhờ sự quan tâm đó góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy học. 
 	Trường tiểu học Y Ngông được thành lập vào năm 2008 với ba điểm trường đóng trên ba buôn đặc biệt khó khăn của xã Dur Kmăn tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hằng năm trên 98% tổng số học sinh toàn trường hầu hết các em thuộc diện gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bố mẹ thì không quan tâm phó mặc cho thầy cô. Hầu như các dụng cụ học tập như bút, bảng con đều do giáo viên, nhà trường hổ trợ. Việc phối hợp với cha mẹ học sinh gặp không ít khó khăn. 
 Tiếng Việt của các em còn yếu, các em sử dụng bằng tiếng mẹ đẻ, phương tiện thông tin hạn chế, đa số con gia đình khó khăn, ảnh hưởng ngôn ngữ địa phương (nói ngọng, nói đớt, nói không dấu, kéo rê như đọc kinh) nhiều không được sửa từ gia đình. Một số em đã qua mẫu giáo, nhưng kĩ năng nghe và nói tiếng Việt còn rất yếu. Mặt khác khả năng tập trung chú ý của các em chưa cao, tư duy chưa phát triển. Trước thầy cô, trước các bạn, các em còn nhút nhát, ngại đọc, ngại phát âm, đa số học sinh khi phát âm không chuẩn thường không dám đọc . 
Để rèn kĩ năng đọc cho học sinh lớp 1 có hiệu quả hơn, học sinh hứng thú tích cực hơn. Tôi đã áp dụng đề tài “Một số biện pháp rèn kĩ năng đọc cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1” 
 3. Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp 
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp
Nhằm giúp học sinh lớp 1 phát âm đúng chính âm tiếng Việt. Biết ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, đọc lưu loát, tốc độ thích hợp, âm lượng đủ nghe kết hợp viết đúng chính tả theo đúng chính âm phổ thông trong nhà trường. 
Trang bị công cụ cơ bản để học sinh có đủ điều kiện tối thiểu và từng bước nâng cao khả năng chiếm lĩnh tri thức và văn hoá trong chương trình học tập, trong đời sống. 
 	b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp 
Bước1: Làm tốt tháng chuẩn bị Tiếng Việt cho học sinh DTTS 
Để trước đến khi các em được biết sử dụng vốn từ Tiếng Việt cũng như làm quen với cộng việc đi học đều đúng giờ. Làm quen với nghe và nói ngôn ngữ Tiếng Việt.
 - Thực hiện tốt kế hoạch bài học chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ em đến trường. Phải chuẩn bị đồ dùng học tập: vở tập tô, bút chì, bảng phấn, các đồ dùng liên quan đến trò chơi, từ trò chơi thông qua trò chơi giáo viên dạy ngôn ngữ thứ hai (Tiếng Việt) vì trước khi trẻ đến trường các em đã có sự chênh lệch 4.000 từ so với học sinh kinh, cho các em học lại như bảng chữ cái và tô chữ tạo tiền đề cho các em học kiến thức sau này.
	Ví dụ 1: Cho học sinh học về chủ đề 1: Bản thân giáo vên tổ chức cho học sinh chơi, trong khi chơi giáo viên vừa hướng dẫn học sinh cách chào hỏi, giới thiệu tên tuổi của mình, tổ chức các họat động vừa học vừa giao tiếp xong giáo viên có thể tổ chức các em thi cầm bút để tô chữ cái trong vở tập tô, trong quá trình tô giáo viên hướng dẫn các em đọc đồng thanh theo cô qua chữ cái các em vừa tô, qua đó giáo viên khen và tuyên dương, làm như thế học sinh đang được học nhưng cứ ngỡ mình đang được cô giáo hướng dẫn chơi, các em tự tin khi sử dụng tiếng Việt không ngại đọc hay nhút nhát.
 	- Để thực hiện tốt được công tác chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ giáo viên cần phải có lòng nhiệt tình yêu nghề mến trẻ vì công đoạn đầu đa số các em không chịu đến trường, bố mẹ lo đi làm rẫy, giáo viên phải trực tiếp đến nhà để vận động học sinh trước 1 tuần khi bắt đầu vào học, và đến lớp sớm để chở các em nhà xa không có phương tiện hoặc vận động phụ huynh. Làm tốt được công tác này ngay từ đầu năm học coi như ta thành công bước đầu.
Bước 2: Vận động HS đi chọc chuyên cần
	Làm tốt dược công tác này thì coi như thành công một nửa vì các em đi học chuyên cần thì mới chiếm lĩnh được kiến thức và sự hướng dẫn và rèn luyện của giáo viên.
 Để thực hiện tốt giải pháp này giáo viên cần làm tốt công tác chủ nhiệm: lập sổ thi đua theo dõi chuyên cần, khen thưởng các em vào những buổi sinh hoạt, thấu hiểu từng hoàn cảnh gia đình học sinh đến nhà thăm hỏi động viện, giúp đỡ khi cần thiết, trình bày những khó khăn của học sinh để các bạn trong lớp cùng nhau giúp đỡ bạn, tạo niềm vui phấn khởi khi các em được đến trường. 
Ví dụ 1: Giáo viên đến lớp sớm không thấy Sô ri đến trường thì phải hỏi các em học sinh sao bạn Sô ri không đến lớp vì do gì khi biết nguyên nhân không đi học thì do bố mẹ hay là bản thân em. Do bố mẹ thì phải gặp phụ huynh trao đổi phốí hợp chính quyền đoàn thể, nếu bản thân học sinh thì tôi động viên, nhắc nhở, thường xuyên tậm sự với em xem học sinh có những vướng mắc gì mà không muốn đi học.
 Bước 3: Dạy phân hóa đối tượng học sinh
 Giáo viên nắm vững được đối tượng học sinh của mình. Bám sát: Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn 5842. Phân hoá đối tượng học sinh để rèn . Chia học sinh ra ba đối tượng đọc: học sinh đọc còn chậm, học sinh đọc đúng, học sinh năng khiếu theo khảo sát đầu năm học 2015 – 2016. Nắm vững đặc thù môn học, kiến thức ngữ âm tiếng Việt, cách miêu tả và làm mẫu của giáo viên khi đọc: u là nguyên âm hàng sau, tròn môi độ há hẹp, há rộng. Như thế nào là bật hơi như thế nào là không bật hơi, xát. Ví dụ: t là phụ âm tắc không bật hơi, vô thanh là phụ âm đầu lưỡi – răng.... Những thanh điệu nào là âm vực cao, những thanh điệu nào là thấp, gãy không gãy: ngã là âm vực cao, gãy.... Giúp học sinh nắm vững cấu tạo âm tiết: đâu là âm đầu đâu là âm đệm, đâu là âm chính, các nguyên âm đôi. Chỉ ra cho các em thấy được sự sai lệch của hệ thống âm địa phương so với âm chuẩn sẽ giúp các em khắc phục được những lỗi phát âm địa phương của mình. Giúp học sinh tập trung chú ý nghe khi giáo viên phát âm mẫu, có thói quen tự học, tự rèn thường xuyên mọi lúc mọi nơi.
Lên lớp: Các bước lên lớp một bài dạy học vần, một thao tác dạy đọc, tôi tuân thủ như Bộ hướng dẫn theo chương trình tăng thời lượng. Tôi chỉ có sáng kiến và hoạt động dạy đọc, rèn đọc và hướng dẫn đọc cho học sinh đọc, vận động HS đi chọc chuyên cần, đây cũng chính là nội dung của đề tài này.
 	Cách thức thực hiện giải pháp: 
 	Luôn nắm vững đối tượng học sinh của mình. Nắm vững đặc thù môn học. Bám sát: Chuẩn kiến thức kĩ năng và hướng dẫn điều chỉnh 5842. Phân hoá đối tượng học sinh. Chia học sinh ra ba đối tượng đọc: học sinh đọc còn yếu, học sinh đọc trung bình, học sinh đọc khá giỏi theo khảo sát đầu năm học 2015 – 2016.
Năng lực đọc của lớp 1B :
 	Như ta đã biết, mỗi đối tượng học sinh có cách nhận thức khác nhau. Vì thế, phân từng đối tượng để chúng ta có cách dạy, cách rèn đọc, cách kèm cặp khác nhau. Em học sinh đọc chưa được : Tôi rèn đọc chậm, rèn từ từ, rèn đọc từ đơn vị nhỏ (đọc âm, đọc đánh vần, tiếng...). Trái lại, học sinh năng khiếu thì rèn đọc đơn vị lớn như cụm từ, câu, đoạn thơ, đoạn văn, yêu cầu đọc tốc độ nhanh hơn. Nếu sai chỗ nào thì sửa chỗ ấy.
 	Phân từng đối tượng học sinh, tôi cho học năng khiếu kèm cặp học sinh kĩ năng đọc còn chậm, “Học thầy không tày học bạn”.
 	Học sinh còn chậm ngoài giờ học chính cần phải cho các các em rèn đọc lại. VD: âm “e” có thể học đến ba hôm mới thuộc. Đối với học sinh cá biệt, thiểu năng trí tuệ, tôi thường dạy ôn lại bài, cho các em học theo dạng như kiến thức như ở mẫu giáo.
Sửa lỗi cho từng em:
Động tác này cũng như trên, tức là dạy theo từng đối tượng. Như ở trên là chia ba đối tượng. Còn khi sửa lỗi thì sửa cho từng em, nghĩa là chia nhỏ cả lớp ra thành đối tượng cụ thể, không có em nào sai giống em nào. Vì thế cần sửa cho từng em, em thì sai âm đầu, em thì sai âm cuối và sai dấu  giáo viên nghe thật kĩ, liệt vào sai phần nào để sửa. Có như thế, học sinh mới tiến bộ thực sự, các sẽ em cảm thấy vui khi đến trường vì các em đọc được tìm được cái mới qua mỗi ngày.
 Sửa từng loại lỗi:
 	Có thể thấy, đọc sai thường có các lỗi sau đây:
 	Học sinh dân tộc thiểu số thường sai dấu thường sai phụ âm đầu “trờ” đọc thành “chờ” ; “nờ” đọc thành “lờ”. Đa số học sinh sai âm “sờ” đọc thành “xờ, tr đọc thành t con trăn đọc thành con tăn( ngắn lưỡi). Cách sửa là: Tạo thói quen phát âm, tập phát âm nhiều lần, giáo viên phát âm cho học sinh nghe để học sinh phát âm theo, học sinh đọc đúng phát âm cho học sinh phát âm chưa đúng phát âm theo, phát âm đồng thanh. Việc này không có gì khó. Vấn đề là phải có ý thức sửa, sửa nhiều lần sửa mãi mãi. 
 	Cho học sinh biết rằng: nghĩa như thế nào thì đọc“sờ”, nghĩa như thế nào thì đọc “xờ”. Nghĩa là phát âm theo nghĩa của từ. Ví dụ: quả su, đồng xu
Sửa lỗi đọc sai vần:
 	Học sinh đọc sai vần. Sai vần ươu, iêm (ông thành ung, inh thành in sai phương nghĩa tiếng địa phương).
 Cách sửa cũng như trên. Sửa thói quen, sửa theo kiểu bắt chước, sửa theo nghĩa của từ (hươu – hiêu, chiêm – chim, ung bá – ông bà) 
 	Sửa từng từ gắn liền với nghĩa của từ:
Số chín chân chính
mắc áo con mắt
gà cục tác tát nước
sai dấu:
Đọc sai dấu: ngã huỵch/ ngá huỵch
Áp dụng khoa học vào sửa lỗi. Giảng cho học sinh biết rằng: Tiếng Việt có 3 loại vần: vần có 1 âm dễ đọc; vần 2 âm cũng khá dễ; vần có 3 âm cũng thế; riêng vần có 2 âm có nguyên âm đôi trong đó có âm đôi là khó.
Ví dụ vần: iêm, iêt, iêc, yên, ươm, ươu, uôn, uôm,
 	Khi đọc các vần này, ta đọc đều cả 2 “chữ” ghi âm đôi, không nhấn vào “chữ” nào cả.
Đọc vần iêu. Đọc i ngang với ê mới thành vần iêu. Tiếng tiêu.
Đọc vần ươu. Đọc ư ngang với ơ mới thành vần ươu. Tiếng hươu.
Đọc vần uôm. Đọc u ngang với ô mới thành uôm. Tiếng buồm.
Vd: Khi đọc phân biệt vần ui với vần uôi tôi đọc mẫu cho các em nhìn theo độ mở môi rộng hay hẹp . 	
 	Học sinh nói nặng dấu dấu ngã với sắc, sắc với nặng, không dấu:
Ví dụ: bát cơm đọc là bạt cơm, tã lót đọc là tá lót... 
 Tôi thường xuyên sửa sai mọi lúc, mọi nơi. Luyện đọc riêng cho từng cá nhân giúp học sinh tự tin hơn, đọc tốt hơn .
 	Rèn luyên đọc câu, đọc bài .
Đọc câu, đọc bài là tổng hợp các kiểu đọc trên. Chú ý ở những câu văn dài khi không có dấu phẩy ngắt hơi ở cụm từ để người nghe dễ hiểu. Nhờ làm tốt các kiểu đọc trên, nên thu được kết quả tốt trong việc dạy đọc câu, đọc đoạn văn .
 	Biện pháp:
 	Biện pháp 1 là: cô đọc mẫu thật chuẩn cho học sinh đọc theo .
 	Biện pháp 2 là: cho học sinh khác đọc để bạn bắt chước . 
 	Biện pháp 3 là: cho học sinh đọc chưa tốt đọc để cả lớp thấy chỗ chưa đạt để hiểu hơn, để tránh, và để rút kinh nghiệm cho cả lớp. Cách này, chính em đọc chưa tốt cũng có tiến bộ trong một mức độ nào đó .
 	Biện pháp 4 là: Tuy chưa phải đọc diễn cảm, nhưng khi còn thời gian, tôi cũng có nói qua cho học sinh biết câu này nói gì, nên đọc như thế nào. (To hay nhỏ, nhanh hay chậm ).
 	Biện pháp 5 là: Dùng lý thuyết để sửa đúng phương pháp đọc. Nói với các em rằng: đọc câu khi gặp dấu câu ngắt, nghỉ. Hướng dẫn câu dài thì đọc từng cụm từ: 3 - 4 chữ.
Ví dụ : lá thu / kêu xào xạc
 Bình yêu lắm/ đôi bàn tay rám nắng,/...
Nhờ thế, có một số em đọc khá tốt, tiến bộ nhanh, khen thưởng kịp thời cho những học sinh còn chậm khi các em có tiến bộ .
Bước 4. Tăng cường Tiếng Việt cho HSDTTS.
- Tăng cường Tiếng Việt trong các môn học: thông qua môn học giáo viên có thể giảm thời lượng ở các môn học lồng tiếng Việt tăng thời lượng môn Tiếng Việt Thông qua các hoạt động ngoài giờ các em được giao lưu tiếng Việt, dạy tốt tiết đọc thư viện, bài tập bổ trợ Tiếng Việt. làm tốt công tác thư viện thân thiện, kết hợp với giáo viên bộ môn tăng cường đọc, nói, giải thích từ qua tranh ảnh vật thật liên hệ giáo dục mọi lúc mọi nơi, cho học sinh được tham khảo nhiều sách để nhận biết nhiều dạng kiểu chữ giúp học sinh nhớ chữ, kĩ năng đọc hiểu tốt hơn, tránh đọc vẹt. 
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp
Các giải pháp, các biện pháp được sử dụng kết hợp với nhau. Ví dụ: Chia 3 đối tượng học sinh, nhưng 3 đối tượng là tương đối. Nghĩa là học sinh đọc tốt cũng có em phát âm sai một âm nào đó thì sử dụng biện pháp sửa lỗi phát âm của học sinh đọc chưa tốt để sửa cho học sinh đọc tốt. 
Các giải pháp, các biện pháp được sử dụng kết hợp với nhau tạo tiền đề cho nhau. Muốn học sinh đi học chuyên cần ta phải có biện pháp đến nhà thăm hỏi quan tâm động viên gia đình bản thân học sinh. Những ngày mùa vụ đến trước thời gian cha mẹ học sinh đi làm để động viên học sinh, động viên bố mẹ học sinh. Học sinh đi học chuyên cần thì ta sẽ thực hiện tốt được giải pháp rèn luyện kĩ năng đọc, viết tốt cho học sinh được.
Sử dụng biện pháp khen thưởng, điểm, tuyên dương, vỗ tay, khen.... Với biện pháp khen ta cũng cần sử dụng linh hoạt biện pháp khen.Ví dụ: Em chậm tự đọc được một từ đúng là khen. Học sinh năng khiếu thì phải đọc đúng, viết đúng, đẹp nhanh. 
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.
Kết quả khảo nghiệm năm học 2015 – 2016 của học sinh đã có sự thay đổi:
Đọc lưu loát to, rõ ràng
Đọc đánh vần
Chưa đọc được
Đầu năm
0
3
12
Cuối kì 1
3
8
4
Cuối năm
14
1
0
 	 So sánh kết quả cuối năm với kết quả khảo sát đầu năm dù còn khiêm tốn nhưng phải khẳng định rằng: kỹ năng đọc của học sinh có tiến bộ rõ rệt, các em phát âm chuẩn hơn, đã giảm dần đọc tiếng địa phương mà phát âm theo chính âm phổ thông trong nhà trường. 	
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
 	- Chương trình Tiếng Việt mới, phương pháp dạy học mới là dạy cho học sinh phát triển toàn diện, trong đó đọc, viết, nghe và nói là bốn kỹ năng quan trọng cho học sinh lớp 1 thân yêu, mà mục tiêu chúng ta cần đạt. Khi dạy đọc tốt ta sẽ có thuận lợi rất nhiều trong việc dạy tất cả các môn học khác. Với mong muốn “Không để học sinh ngồi nhầm lớp.” lên lớp 2 mà học sinh đọc chưa được.
 	- Muốn dạy đọc tốt giáo viên cần phải có sự đầu tư: lòng nhiệt tình, gần gũi trò chuyện, nhắc nhở chỉ ra những lỗi sai cho các em một cách nhẹ nhàng, khéo léo, giúp các em tiến bộ từng bước. Luôn biết lắng nghe ý kiến của các em. 
 	- Giáo viên cần động viên, nhẹ nhàng với học sinh, nhiệt tình coi học sinh như chính những người con yêu của mình, gần gũi trò chuyện, lắng nghe cách đọc, cách nghĩ, cách hiểu của các em để biết được các em sai ở đâu, thiếu kiến thức chỗ nào ta bổ sung ngay ở đó. Sửa lỗi đọc cho các em mọi lúc mọi nơi, kết hợp giữa viết và đọc một cách nhuần nhuyễn. Luyện tập từ dễ đến khó. Tăng cường tiếng Việt cho các em vào các môn học hằng ngày, khen, đề nghị cả lớp tuyên dương khi các em hoàn thành tốt bài đọc của mình tạo không khí sôi nỗi, hứng thú, đem đến niềm vui cho các em: “ Mỗi ngày đến trường là một ngày vui.” Như vậy các em sẽ tích cực hơn trong việc học. Khen thưởng với nhiều hình thức cho học sinh đọc tốt, các học sinh khác cũng muốn được như bạn và cũng sẽ phấn đấu tốt hơn. Đối với giáo viên: Lớp 1 là “nền móng”. Vì vậy người giáo viên khi dạy lớp một cần nắm vững đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, phải có tâm huyết với học sinh của mình, dành nhiều thời gian gần gũi với các em. 
	2. Kiến nghị: (không)
 Trên đây là một vài kinh nghiệm mà bản thân đã đúc rút được trong quá trình dạy học lớp 1, chắc rằng vẫn còn nhiều khiếm khuyết mà bản thân chưa chỉ ra được. Rất mong nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp cùng hội đồng ban giám khảo. 
 Tôi xin chân thành cảm ơn. 
 DurKmăn, tháng 1 năm 2017 
 Người viết
 Nguyễn Thị Xuân Lan 
Nhận xét của hội đồng sáng kiến cấp trường
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docth_133_5731_2022006.doc