Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2 của trường tiểu học Lê Hồng Phong

Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2 của trường tiểu học Lê Hồng Phong

Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số; đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 và 2, trước hết, thầy cô giáo phải tìm hiểu được nếp sống, phong tục tập quán, hoàn cảnh của học sinh. Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học, tìm phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập của các em. Không tạo áp lực bài vở, không học nhồi nhét mà kết hợp kiểm tra kiến thức với các hoạt động ngoại khóa, hội vui học tập; đưa ra các danh hiệu thi đua để học sinh phấn đấu; biểu dương, khen thưởng học sinh hàng tuần, hàng tháng, quan tâm chăm lo đến từng đối tượng học sinh

 Với việc áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học Mới và tiếng Việt 1 CGD đối với học sinh dân tộc thiểu số ở buôn Drai gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ mất nhiều thời gian. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Với Do vậy, bản thân đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng những phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn. Vì vậy, CBQL trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa ra những điều chỉnh phù hợp các bài trong chương trình của các môn học để tổ chức dạy mẫu theo hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực của VNEN áp dụng cho học sinh nói chung và chú trọng những câu hỏi, bài tập dành riêng cho đối tượng là học sinh DTTS. Đặc biệt, đối với học sinh DTTS, việc chữa bài phải thường xuyên và có nhận xét tư vấn kịp thời để các em rút kinh nghiệm cho việc học bài và làm bài lần sau.

 Ví dụ: Với học sinh lớp 2: GV tổ chức các hoạt động học vui - vui học, trò chơi, các hoạt động lớp hoặc nhóm, cuộc thi, phong trào, v.v. cho cả lớp hoặc nhóm thực hiện bên ngoài giờ học để vừa giúp học sinh học tiếng Việt, vừa duy trì hứng thú của học sinh.

 

doc 29 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 1737Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Một số kinh nghiệm chỉ đạo nâng cao chất lượng dạy học cho học sinh dân tộc thiểu số lớp 1, 2 của trường tiểu học Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó khả năng tiếp cận, tiếp thu nhanh và có khả năng hướng dẫn học sinh học tập, đồng thời biết chia sẻ kinh nghiệm cho nhau trong tổ chức thực hiện giảng dạy đảm bảo đạt hiệu quả cao. Đây là một yêu cầu không dễ đáp ứng, bởi lẽ đối với học sinh người dân tộc thiểu số, tiếng Việt cũng là ngoại ngữ.
Với những giáo viên dạy lớp 2 dạy theo chương trình VNEN, cũng phải sắp xếp, bố trí đội ngũ cốt cán chọn những người có trình độ, năng lực, linh hoạt sáng tạo để đề xuất và chỉ đạo các thành viên trong tổ thực hiện tổ chức dạy học theo mô hình trường học Mới.
 	Việc lựa chọn cốt cán và bố trí đội ngũ phù hợp với từng khối lớp của từng chương trình là vấn đề quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Do vậy hơn một năm học vừa qua, việc phân công đã đem lại hiệu quả, chất lượng giáo dục đã được nâng lên, tỷ lệ học sinh lớp 1, 2 chưa hoàn thành chương trình lớp học đã giảm rất nhiều.
 	* Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
 	 Muốn nâng cao chất lượng giáo dục thì trước hết phải quan tâm đến chất lượng đội ngũ. Vì vậy, việc bồi dưỡng, nâng cao ý thức, nâng cao năng lực của đội ngũ giáo viên là điều vô cùng quan trọng, tiếp tục thực hiện cuộc vận động 'Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo. 
 	Việc nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ bằng cách thường xuyên tổ chức thao hội giảng, dự giờ, thăm lớp, sinh hoạt chuyên đề để trao đổi, học hỏi kinh nghiệm ở các khối lớp; thông qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, bố trí các tiết dạy minh họa để tìm ra được cách thức tổ chức dạy học phù hợp nhất với thực tế của địa phương, tìm tòi các biện pháp để khắc phục những vấn đề còn vướng mắc nhằm nâng cao hiệu quả dạy học. Bên cạnh đó còn trao đổi về kinh nghiệm trong tổ chức lớp học, trang trí không gian lớp học, cách vận động phụ huynh tham gia phối hợp trong công tác giáo dục, đánh giá học sinh.
 Ví dụ: Rất nhiều vấn đề liên quan đến công tác giảng dạy được thực hiện qua các chuyên đề cấp trường như : 
 	Năm học 2015 – 2016 đã tổ chức các chuyên đề
 Chuyên đề: “Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục học sinh dân tộc thiểu số lớp Hai tại điểm trường buôn Eana” do cô giáo Phạm Thị Anh thực hiện. Chuyên đề: “Giải pháp giảm thiểu tình trạng học sinh lớp Một bỏ học” do cô giáo Vũ Thị Nhâm thực hiện. Chuyên đề 3: “Tăng cường tiếng Việt; dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số hiệu quả” do cô giáo Nguyễn Thị Phương thực hiện. 
Học kỳ I năm học 2016- 2017 đã tổ chức các chuyên đề cấp trường
Chuyên đề 1: “Dạy tiếng Việt 1 CGD cho học sinh dân tộc thiểu số” ( có sự tham gia của Cha mẹ học sinh) do cô Vũ Thị Nhâm thực hiện. Chuyên đề 2: “ Tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số”( có sự tham gia của cha mẹ học sinh dân tộc thiểu số) do thầy Phan Văn Quản thực hiện, ...
 	Qua các buổi sinh hoạt chuyên đề để cán bộ, giáo viên các trường thảo luận, tìm ra giải pháp tối ưu về áp dụng ở các khối lớp của trường; giúp đội ngũ cán bộ, giáo viên tích lũy cho mình những kinh nghiệm quản lý cũng như phương pháp dạy học quý giá. Chỉ đạo giáo viên tích cực tham gia các buổi sinh hoạt chuyên môn cấp cụm trường VNEN để giao lưu trao đổi kinh nghiệm dạy học, trao đổi việc đánh giá học sinh theo Thông tư số 22/2016/TT-BGDĐT với các đơn vị trường bạn. Ngoài việc tổ chức dự giờ thăm lớp trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, chúng tôi hướng dẫn cho giáo viên tự học, tự tích lũy chuyên môn thông qua tài liệu tham khảo, khai thác mạng Internet; tự hoàn thành bài tập các môn học và nghiệp vụ do chuyên môn triển khai hàng tuần để nâng cao kiến thức và phương pháp tổ chức dạy học. Chúng tôi tổ chức tham quan học tập các đơn vị bạn có kinh nghiệm trong tổ chức dạy học mô hình trường học mới, dạy Tiếng Việt 1 CGD. Ngoài ra, Nhà trường còn tổ chức các buổi tuyên truyền về Mô hình trường học mới, thông tư 22/2016/ TT_BGDĐT về đánh giá học sinh tiểu học,...có sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, cha mẹ học sinh và đội ngũ giáo viên để cùng nhìn nhận thực trạng công tác giáo dục của nhà trường nói chung và giáo dục học sinh dân tộc thiểu số nói riêng từ đó tìm giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục.
 	b. 2. Biện pháp thứ hai: Chỉ đạo thực hiện tốt công tác duy trì sĩ số học sinh.
 	Việc duy trì sĩ số học sinh hàng ngày là một trong những tiêu chí để nâng cao chất lượng. Mỗi ngày học sinh học một lượng kiến thức mới nhất định.  Nếu vắng học ngày nào, phần kiến thức đó các em không tiếp thu được và nếu vắng nhiều các em sẽ không thể theo kịp chương trình.
 	Thế nhưng học sinh người DTTS rất hay nghỉ học vì lý do vào ngày mùa vụ. Đặc biệt là các em lớp Một vừa vào môi trường học tập mới, ít được chơi hơn so với môi trường học trước nên các em rất dễ nghỉ học. Vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến việc nâng cao chất lượng đặc biệt với học sinh lớp 1 học tiếng Việt CGD nếu học sinh chỉ cần nghỉ 1 buổi học thì mai có đến lớp học sinh sẽ không học được và khó khăn trong việc giáo viên phải dạy lại cho em đó toàn bài của ngày học sinh nghỉ thì mới học được bài mới. Do vậy Nhà trường đã làm tốt công tác tuyên truyền và phối hợp với gia đình và các đoàn thể ở thôn, buôn nên tỷ lệ học sinh bỏ học đã không xảy ra. Ví dụ: một năm Lãnh đạo nhà trường đã xuống dự họp buổi họp của Buôn và tham gia buổi sinh hoạt đạo tiên lành với bà con đồng bào dân tộc thiểu số ở điểm trường buôn Đrai và buôn Eana ít nhất 2 lần. Từ đó BGH cùng với các đoàn thể, tổ chức buôn, già làng, người đúng đầu của đạo tuyên truyền công tác duy trì sĩ số học sinh đồng thời tuyên truyền Thông tư về đánh gía học sinh tiểu học, mô hình trường VNEN, tiếng Việt 1 CGD rất hiệu quả. Đặc biệt, bản thân tôi đã chỉ đạo đội ngũ giáo viên thực hiện kế hoạch: giáo viên ít nhất xuống thăm mỗi học sinh 1 - 2 lần/ học kỳ; thường xuyên giữ mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ học sinh và các đoàn thể ở thôn buôn để thông báo kịp thời học sinh nghỉ học không có lý do. Ngoài ra giáo viên phải làm tốt công tác tặng quà cho các em học sinh hoàn cảnh khó khăn để các em thích đến trường hơn. Có giáo viên đã vận động ủng hộ quần áo, dày dép, cặp, mũ ở các nơi khác để tặng các em; tổ chức các trò chơi dân gian; những tiết học sôi động có sự tham gia của cha mẹ học sinh... làm cho học sinh hứng thú đến trường. Vì vậy năm học 2015-2016 không có học sinh bỏ học và kết thúc học kỳ I năm học 2016-2017 tỷ lệ học sinh duy trì sĩ số/ ngày từ 99 – 100%. Một số em nhà cách trường 2-3 km nhưng vẫn đi học đều, không còn nghỉ học và bỏ học như trước nữa. Việc học sinh đi học thường xuyên giúp cho các em tiếp thu kiến thức một cách liên tục, không bị gián đoạn. Chính vì vậy chất lượng đã được nâng lên rõ rệt.
b. 3. Biện pháp thứ ba: Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học phù hợp với điều kiện thực tế. 
 Muốn nâng cao được chất lượng giáo dục cho học sinh dân tộc thiểu số; đặc biệt là đối với học sinh lớp 1 và 2, trước hết, thầy cô giáo phải tìm hiểu được nếp sống, phong tục tập quán, hoàn cảnh của học sinh. Chỉ đạo giáo viên dạy học theo hướng phân hoá các đối tượng học sinh, bám sát đối tượng, phù hợp và phát huy được tính tích cực của nhiều đối tượng học sinh trong cùng một lớp học, tìm phương pháp giáo dục phù hợp nhằm khơi dậy niềm đam mê, hứng thú học tập của các em. Không tạo áp lực bài vở, không học nhồi nhét mà kết hợp kiểm tra kiến thức với các hoạt động ngoại khóa, hội vui học tập; đưa ra các danh hiệu thi đua để học sinh phấn đấu; biểu dương, khen thưởng học sinh hàng tuần, hàng tháng, quan tâm chăm lo đến từng đối tượng học sinh
 	Với việc áp dụng phương pháp dạy học theo mô hình trường học Mới và tiếng Việt 1 CGD đối với học sinh dân tộc thiểu số ở buôn Drai gặp rất nhiều khó khăn và thiếu hiệu quả nếu không thực hiện một cách khoa học và phù hợp với đối tượng học sinh. Nhiều giáo viên không dám sử dụng nhiều các hoạt động trong giảng dạy vì sợ mất nhiều thời gian. Vì vậy, tiết học trở nên nặng nề, căng thẳng, ít hiệu quả. Với Do vậy, bản thân đã chỉ đạo cho giáo viên thực hiện các biện pháp giảng dạy nhẹ nhàng, sôi động gây hứng thú cho học sinh giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức hơn. Đối với học sinh dân tộc thiểu số, việc sử dụng những phương pháp như đóng vai, thảo luận nhóm, phỏng vấn, sử dụng đồ dùng dạy học thường xuyên giúp các em có điều kiện làm quen với các hoạt động tập thể, tiếp xúc và sử dụng tiếng Việt nhiều tạo hứng thú để các tiếp thu bài học tốt hơn. Vì vậy, CBQL trực tiếp chỉ đạo các tổ chuyên môn đưa ra những điều chỉnh phù hợp các bài trong chương trình của các môn học để tổ chức dạy mẫu theo hướng đổi mới phương pháp dạy học tích cực của VNEN áp dụng cho học sinh nói chung và chú trọng những câu hỏi, bài tập dành riêng cho đối tượng là học sinh DTTS. Đặc biệt, đối với học sinh DTTS, việc chữa bài phải thường xuyên và có nhận xét tư vấn kịp thời để các em rút kinh nghiệm cho việc học bài và làm bài lần sau.
 	Ví dụ: Với học sinh lớp 2: GV tổ chức các hoạt động học vui - vui học, trò chơi, các hoạt động lớp hoặc nhóm, cuộc thi, phong trào, v.v. cho cả lớp hoặc nhóm thực hiện bên ngoài giờ học để vừa giúp học sinh học tiếng Việt, vừa duy trì hứng thú của học sinh.
 	• Hướng dẫn học sinh tìm và sử dụng “Từ của ngày/tuần”: khuyến khích HS sử dụng một số từ lựa chọn trong ngày/tuần càng nhiều càng tốt. 
 	• Viết nhật ký: HS viết nhật ký học tập bằng tiếng Việt ghi lại những gì các em đọc được, hoặc những sự vật, sự kiện quan sát được 
 	• Tổ chức hình thức trò chơi từ vựng: ví dụ: đoán từ, tìm từ trái nghĩa, v.v. 
 	• Các cuộc thi đua theo chủ đề, ví dụ: thi đua sưu tầm từ vựng theo chủ điểm Học vui -Vui học.Tất cả các thành viên cùng tham gia, tạo không khí hứng thú trong lớp/nhóm.
Đối với lớp có đối tượng học sinh quá yếu, hổng quá nhiều kiến thức của lớp học dưới thì giáo viên giảng dạy thảo luận cùng với tổ, nhóm chuyên môn lên kế hoạch giảm tải chương trình, dạy những gì học sinh cần, học sinh có thể hiểu trước, sau đó lập ra kế hoạch phụ đạo cụ thể để giúp những học sinh đó đạt đến chuẩn kiến thức kỹ năng. Việc dạy như trên sẽ được thực hiện cụ thể đối với từng đối tượng và ở vào từng thời điểm để làm sao dần dần đưa những đối tượng học sinh đó đạt chuẩn, không lấy lý do giảm tải để hạ thấp chuẩn của học sinh. Ví dụ: dạy Tiếng Việt 1CGD, nhận thức đúng đắn về quan điểm của GS Hồ Ngọc Đại, chuyên đề của trường ( tổ chức tháng 11-2016) đã đưa ra giải pháp cụ thể thực hiện hiệu quả hơn chương trình CGD giúp cho các giáo viên dạy lớp 1 trong trường nắm vững phương pháp dạy mẫu 6 - Luật chính tả. Chuyên đề tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trong sách thiết kế chỉ tập trung đổi mới phương pháp và hình thức dạy học bằng cách:
 - Phần đầu tiết dạy áp dụng mô hình trường tiểu học mới VNEN vào tổ chức quản lý lớp học.
 - Phần kiểm tra bài cũ: áp dụng cách kiểm tra theo Thông tư 22/2016 theo hai chiều GV kiểm tra HS, HS kiểm tra GV.
 - Phần bài mới: bao gồm 3 hoạt động
 Hoạt động 1: Đọc SGK, củng cố luật chính tả.
 Hoạt động 2: Tìm tiếng mới.
 Hoạt động 3: Viết chính tả
 Cuối tiết học thiết kế trò chơi để củng cố nội dung bài.
 Chuyên đề cũng khắc phục điểm tồn tại về quan điểm dạy tiếng Việt CGD1  “Chân không về nghĩa” mà đã linh hoạt đưa việc giải nghĩa từ vào tiết học một cách nhẹ nhàng, hấp dẫn học sinh tạo nên một tiết học thành công và là điểm tựa để học sinh dân tộc thiểu số nhớ từ vựng tiếng Việt.
Kế hoạch giảm tải chương trình phải được thảo luận và thống nhất trong tổ chuyên môn và phải được hiệu trưởng phê duyệt. Trong kế hoạch phải thể hiện cụ thể giảm tải cái gì và dạy cái gì, lộ trình của việc hoàn thiện lại những kiến thức đã giảm tải. BGH nhà trường chỉ đạo giáo viên dạy môn Hoạt động giáo dục giúp đỡ học sinh theo từng tiết học, chú ý đến đọc, nghe viết cho học sinh để có hiệu quả tốt hơn.
Ngoài ra nhà trường còn tổ chức các hoạt động ngoại khoá bổ ích, lý thú như các hoạt động theo chủ đề. Ví dụ cần tổ chức các sân chơi sử dụng tiếng Việt trong giao tiếp như Câu lạc bộ “Tiếng Việt của chúng em”, “Thế giới quanh em”, Hội thi giao lưu tiếng Việt, Đố vui học tập; tổ chức thi các trò chơi truyền thống của địa phương, các hoạt động văn nghệ, thể thao,... nhằm thu hút và tạo hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập. Tăng cường các hoạt động tập thể ngoài các giờ học trên lớp nhằm tạo môi trường giao tiếp tự nhiên cho HS.
Khác với HS bình thường, HS DTTS thường không sử dụng tiếng Việt trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Giờ ra chơi, nếu chơi tự do, các em sẽ chơi thành từng nhóm và giao tiếp bằng tiếng mẹ đẻ. Do đó các khối trưởng phải xây dựng chương trình và phối hợp với tổng phụ trách Đội để tổ chức các hoạt động tập thể thu hút học sinh trong giờ ra chơi, GV tham gia cùng học sinh, tổ chức, hướng dẫn các em chơi các trò chơi sân trường và yêu cầu các em nói với nhau bằng tiếng Việt. Trong môi trường giao tiếp tự nhiên, không bị cưỡng bức bởi nội dung bài học, các em sử dụng tiếng Việt sẽ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, thay đổi được thói quen hành vi này thường gặp khó khăn ở thời gian đầu. Nếu tổ chức được thường xuyên các hoạt động tập thể theo lớp, khối, trường, và tổ chức các sân chơi bổ ích, kỹ năng sử dụng tiếng Việt của HS DTTS sẽ phát triển nhanh và bền vững hơn, sẽ giúp cho các em có công cụ học tập tốt hơn.
 	b. 4. Biện pháp thứ 4: Tăng cường tiếng Việt ở tất cả các môn học; tăng thời lượng dạy tiếng Việt cho học sinh lớp Một 
 Đây là giải pháp vô cùng quan trọng đối với học sinh dân tộc thiểu số nhất là học sinh Mầm non và khi vào lớp 1. Với học sinh dân tộc thiểu số để học tốt các môn học thì cần phải đọc và viết được tiếng Việt, việc học tốt môn tiếng Việt là điều cần thiết nhất để có vốn tiếng Việt để học tiếp các lớp trên. Với 31% học sinh là người dân tộc thiểu số, trường Tiểu học Lê Hồng Phong rất quan tâm đến việc tăng cường tiếng Việt cho học sinh trước và sau khi vào lớp Một. Có rất nhiều hình thức tăng cường vốn tiếng Việt để các em có vốn tiếng Việt cần thiết tiếp thu bài học một cách tốt hơn. Do đó bản thân đã xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai và tổ chức thực hiện như:
 	Phối hợp với trường Mẫu giáo Eana và EaTung và các thôn, buôn tuyên truyền, vận động tối đa trẻ trong độ tuổi ra lớp Mẫu giáo 3, 4, 5 tuổi. Đây là điều kiện tốt giúp các em có được vốn tiếng Việt ban đầu rất quan trọng để sau 1 đến 3 năm các em tự tin vào lớp 1.
 	Trong quá trình giảng dạy tất cả các môn học, ngoài việc cung cấp kiến thức, giáo viên phải thường xuyên tăng cường tiếng Việt cho các em bằng cách sử dụng các phương pháp gợi mở, vấn đáp, diễn kịch, đóng vai, thực hiện nhiều các trò chơi “học mà chơi, chơi mà học” đối với học sinh lớp Một, lớp Hai, tạo hứng thú trong giờ học cho các em đồng thời giúp các em mạnh dạn, tự tin và tích lũy vốn tiếng Việt cần thiết. 
 	Chú trọng và quan tâm tăng cường tiếng Việt cho các em trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp như sinh hoạt Sao Nhi đồng, Đội thiếu niên, giao lưu tiếng Việt giữa các khối lớp, giữa các trường trong Cụm xã và giao lưu học sinh dân tộc thiểu số cấp trường, cấp huyện.
 	Thời gian vừa qua, đã khuyến khích giáo viên dạy ở những lớp có nhiều học sinh dân tộc thiểu số tự học tiếng Ê đê cùng với học sinh để giao lưu với các em, giúp cho các em dễ dàng trong việc làm quen và nâng cao vốn tiếng Việt. Ngoài ra, tư vấn cho giáo viên giúp học sinh luôn tạo thói quen sử dụng tiếng Việt ở trường, ở gia đình và ở trong buôn là điều hết sức quan trọng. Giáo viên chủ nhiệm thường xuyên xuống phối hợp với gia đình giúp các em làm quen và thường xuyên sử dụng tiếng phổ thông trong sinh hoạt hàng ngày. 
Tất cả giáo viên lớp 1 đã thực hiện việc tăng thời lượng môn tiếng Việt từ 350 tiết lên 500 tiết trong giảng dạy. Nhưng quá trình thực hiện, nhà trường cũng gặp một số khó khăn như không biết áp dụng như thế nào để có hiệu quả. Vì vậy bản thân đã đưa ra kế hoạch thực hiện chuyên đề cấp trường về “Tăng thời lượng trong môn tiếng Việt lớp Một” để các giáo viên thảo luận việc tăng thời lượng hợp lý trong từng tiết dạy. Sau khi thống nhất, tất cả các khối linh động sáng tạo để vận dụng với đối tượng học sinh của lớp mình.
Ví dụ: Về việc thống nhất tăng thời lượng môn tiếng Việt: Trước hết, giáo viên lập kế hoạch và phương án tăng thời lượng trong thiết kế bài dạy. Việc tăng thời lượng tùy theo vào điều kiện của từng lớp, từng điểm trường. Các khối trưởng phối hợp đi dự giờ ở khối 1 đánh giá và góp ý việc tăng thời lượng nhằm rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả của việc tăng thời lượng nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn tiếng Việt làm tiền đề cho các môn học khác ở lớp Một và các lớp tiếp theo. Các lớp chủ yếu tăng thời lượng bằng cách giành 5 phút sinh hoạt đầu giờ, 5 phút nghỉ giữa các môn học,... để tổ chức các trò chơi đơn giản tạo sự hứng thú, hăng say tham gia của học sinh. 
Việc tăng thời lượng môn tiếng Việt ở các lớp có 100% học sinh là người dân tộc thiểu số cũng được các giáo viên chủ nhiệm tăng thêm về mặt thời gian. Nhiểu giáo viên tận dụng những phòng học trống vào các buổi học để dạy các môn học khác còn thời gian buổi học chính sẽ giành tăng thời lượng cho môn tiếng Việt. Sau khi kết thúc học kỳ I năm học 2016-2017, chất lượng các môn học của các lớp Một và hai ở các lớp của trường đã được từng bước nâng lên. 
 Nhà trường đã xác định, việc đầu tư vào dạy 2 môn Toán và tiếng Việt là khâu then chốt đối với học sinh dân tộc thiểu số các khối lớp đặc biệt là lớp Một. Nhà trường đã chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên đầu tư cho việc dạy và học có chất lượng 2 môn học này, giành nhiều thời gian cho môn tiếng Việt vì đây là môn học đặc biệt quan trọng. Khi các em không đọc thông, viết thạo thì sẽ rất khó để học và tiếp thu kiến thức các môn học khác.
 	Trong những năm học vừa qua, Nhà trường cũng đã đầu tư rất nhiều kinh phí để các khối lớp mua đồ dùng dạy học phục vụ cho 2 môn học này.
 	 b. 5. Biện pháp thứ 5: Dạy học các môn học theo hướng tích hợp dạy kỹ năng sử dụng tiếng Việt trong học tập môn học khác:
 	Dạy học tích hợp là xu hướng phổ biến hiện nay ở tiểu học như tích hợp kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp vào các môn học, tích hợp môn học, ...Dạy học tích hợp kỹ năng sử dụng tiếng Việt vào các môn học, các hoạt động GD là hình thức tổ chức dạy học, qua đó, học sinh được thực hành nhiều hơn về kỹ năng sử dụng tiếng Việt để thực hiện các yêu cầu của bài học, môn học.
 	Khác với HS dân tộc Kinh, HSDT thiểu số luôn tồn tại hai ngôn ngữ là tiếng mẹ đẻ và tifếng Việt. Tiếng Việt chủ yếu được thực hiện trong lớp học, khi giải lao, vui chơi bằng tiếng mẹ đẻ. Ðây là những chức năng của ngôn ngữ có liên quan đến học tập và phát triển nhận thức, chúng thường có mặt trong tất cả các bài dạy.. Ngoài môn tiếng Việt, các môn học khác ở tiểu học đều được tổ chức trên cơ sở sử dụng tiếngViệt làm phương tiện ngôn ngữ để dạy học. Nhưng nếu dạy các môn học thực hiện như trước đây, thầy giảng bằng tiếng Việt rồi dịch sang tiếng mẹ đẻ cho HS hiểu thì không thể thực hiện được mục tiêu chương trình vì học sinh không thể sử dụng tiếng mẹ đẻ để thực hiện các yêu cầu bài tập được. Dạy học tích hợp tiếng Việt phải dựa trên nền tảng tổ chức dạy học giao tiếp trong môi trường tiếng Việt theo các quan hệ đa phương: thầy – trò; trò - thầy; trò – trò; trò – tài liệu học tập (SGK, đồ dùng dạy học, ...). Ví dụ: dạy bài Hoa (TN – XH lớp 2), giáo viên thay vì dùng tranh vẽ để giới thiệu các loại hoa như trước đây, có thể cho các em sưu tầm các loại hoa có sẵn rồi tổ chức trao đổi theo nhóm và nói cho các bạn biết về loại hoa mình sưu tầm được theo gợi ý của GV (không nhất thiết phải sưu tầm các loại hoa trong SGK giới thiệu). Học sinh có thể nói sai, GV cần theo dõi và giúp các em sửa lại cho đúng. Qua hoạt động dạy học theo gợi ý trên, mục tiêu bài học vẫn đạt được và điều quan trọng là các em biết sử dụng tiếng Việt để học tập; giờ học vui, sinh động và hiệu quả hơn. 
Tuy nhiên, dạy học theo hướng tích hợp tiếng Việt vào các môn học sẽ khó khăn cho GV và HS khi gặp những bài học cung cấp khái niệm trừu tượng. Để khắc phục khó khăn này, cần có sự linh động, 

Tài liệu đính kèm:

  • docth_41_8213_2021914.doc