Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về toán một cách tốt nhất trong trường mầm non

Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về toán một cách tốt nhất trong trường mầm non

Nhìn chung, trẻ mầm non có những đặc tính tâm lí như sau: Dễ tiếp thu, dễ

xúc cảm, hồn nhiên và dễ tin, tư duy mang tính chất cụ thể và biểu cảm. Những

đặc tính đó của lứa tuổi nhỏ đã giúp cho việc dạy học diễn ra rất dễ dàng. Tính

hồn nhiên dễ tiếp thu, xúc cảm và tính cụ thể của tư duy các em đã tạo nên cơ sở

tuyệt vời để phát triển trí tưởng tượng tái hiện và sáng tạo. Đặc tính này khiến

cho chúng ta dễ dàng khiêu gợi những cảm xúc của các em, kích thích trẻ tham

gia vào các hoạt động chơi và học của cô cũng như hoạt động làm quen với các

biểu tượng sơ đẳng về toán.

Cô giáo phải đi sâu nghiên cứu để tạo ra được môi trường tốt cho trẻ hoạt

động một cách tích cực nhất, biết tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia vào tiết học

để trẻ tham gia vào hoạt động học và chơi củng cố không bị gì bó, bắt buộc, có

như vậy trẻ sẽ tiết thu kiến thức tốt hơn.

Chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng phải đẹp, phải rõ ràng, màu sắc đẹp

phù hợp với nội dung bài dạy, phù hợp với lứa tuổi để trẻ hứng thú với tiết học.

Tham khảo vận dụng các hình thức linh hoạt để dạy trẻ.

Thông qua các môn học khác để củng cố kiến thức đã học: hoạt động tạo

hình, hoạt động khám phá hhoa học- xã hội, thông qua hoạt động góc, hoạt động

chiều, hoạt động chơi của trẻ để củng cố kỹ năng sơ đẳng về toán cho trẻ tạo tiền

đề cho trẻ học toán sau này.

Không khí trong lớp học có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính không khí

chung của lớp học đã tạo ra hoàn cảnh thuận lợi cho việc tiếp thu bài học đạt kết

quả tốt cho trẻ. Nếu lớp học mà trẻ hứng thú chú ý nghe cô nói và tham gia các

hoạt động cô yêu cầu trẻ sẽ nắm được bài rất nhanh mà hiệu quả, nếu tiết học mà

trẻ không hứng thú, không chú ý vào cô mà nói chuyện riêng hay đùa nghịch thì

tiết học sẽ không đạt được kết quả như mong muốn.

pdf 14 trang Người đăng honghanh96 Lượt xem 3537Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp giúp trẻ 4-5 tuổi hình thành một số biểu tượng sơ đẳng về toán một cách tốt nhất trong trường mầm non", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ất về toán ở lứa tuổi mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi: 
 + Sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sa bàn vào giờ học. 
 + Tạo không khí sôi nổi trong giờ học. 
 + Tích hợp các môn học khác trong giờ làm quen với toán. 
 + Cho trẻ làm quen với toán trong giờ chơi hoặc hoạt động góc. 
 + Cho trẻ làm quen với toán trong giờ hoạt động khác. 
 + Cho trẻ làm quen với toán trong giờ hoạt động chiều. 
3.1. Sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh, sa bàn vào giờ học: 
 Bất cứ giờ hoạt động chung nào bây giờ để có thể gây sự chú ý và hứng thú 
của trẻ thì giáo viên cần sử dụng đồ dùng trực quan, tranh ảnh sa bàn để gây hứng 
thú cho trẻ tiếp thu bài học. Đối với môn làm quen với toán lại là một hoạt động 
khá khó, khô khan và cứng nhắc thì việc sử dụng các đồ dùng trực quan, tranh 
ảnh, sa bàn vào giờ học thì lại càng cần thiết. Để có thể có những đồ dùng, tranh 
ảnh thì giáo viên cần tìm tòi, tự làm những đồ dùng tự tạo từ những vỏ hộp bỏ đi 
hoặc những chai nhựa, hột hạt.hoặc sưu tầm những tranh ảnh đẹp mắt trên 
internet để gây hứng thú cho trẻ. Còn đối với sa bàn thì thật cần thiết các con sẽ 
được nhìn tận mắt được khám phá với những mô hình sa bàn mới lạ, đẹp mắt mà 
các cô đem đến cho trẻ. Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú hơn với giờ học tạo 
được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ vào giờ học. Chính vì xác định được tầm quan trọng 
của các đồ dùng, đồ chơi sáng tạo là vô cùng cần thiết không thể thiếu được trong 
các hoạt động học và chơi cho trẻ ở trường mầm non, nhất là với chương trình 
giáo dục mầm non mới ngày nay thì việc giáo viên biết lựa chọn đồ dùng, đồ chơi 
sáng tạo vào giờ học rất quan trọng và cần thiết. Đồ dùng, đồ chơi đẹp mắt, sáng 
tạo, đảm bảo an toàn, phù hợp với bài dạy sẽ gây hứng thú, kích thích giúp trẻ 
Sáng kiến kinh nghiệm 
4 
hoạt động tích cực và sáng tạo, trẻ sẽ tiếp thu bài nhanh hơn đối với hoạt động 
làm quen với toán trước đây. 
Ví dụ: + Từ những vỏ hộp bánh hình chữ nhật giáo viên có thể làm ra được chiếc 
ti vi hay cái tủ quần áo, tủ lạnh để sử dụng trong các hoạt động dạy trẻ về các 
hình. 
 + Với những tranh ảnh đẹp mắt mà giáo viên tìm trên internet giáo viên có 
thể giúp trẻ để trẻ học đếm trong phạm vi 5 hoặc nhận biết về màu sắc, các 
hình 
 + Sa bàn: đa số được tôi sử dụng trong các giờ học toán số lượng trong 
hoạt động ôn về nhận biết đếm đúng các nhóm có số lượng trong phạm vi 5. Cụ 
thể: Trong chủ điểm: Thực vật: tôi có thể cho trẻ thăm quan khu vườn của nhà 
bạn Thỏ, thăm quan vườn cây ăn quả, với chủ điểm: Động vật: Mời các con 
đến thăm vườn bách thú Khi đếm với sa bàn các con sẽ được quan sát với 
những nhóm đò vật, con vật mới lạ nên các con sẽ rất thích thú, rồi các con sẽ 
được đếm để củng cố nhóm đã học và các con sẽ được đặt thẻ số bên cạnh nhóm 
đó để củng cố các số đã học. 
3.2. Tạo không khí sôi nổi trong giờ học: 
 Trong một giờ hoạt động giáo dục nói chung và trong hoạt động làm quen 
với toán nói riêng thì giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho các trẻ được tham gia 
hoạt động một cách logic sôi động, không nên để thời gian trống trong giờ hoạt 
động phải luân chuyển thay đổi làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không 
khí trong lớp luôn sôi nổi tránh hiện tượng trẻ đùa nghịch hoặc ngồi nhìn ra ngoài 
không chú ý lên cô, mà trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả cao 
nhất. Chính vì thế thì giáo viên cần lựa chọn các thủ thuật cho phù hợp để tổ chức 
các hoạt động cho trẻ. Để trẻ có thể hứng thú với giờ học thì ngay từ khi bắt đầu 
vào giờ học thì giáo viên phải gây được sự thích thú và chú ý của trẻ. Ngay từ 
hoạt động ổn định tổ chức thì giáo viên nên chọn nội dung phù hợp với lứa tuổi, 
với sự thích thú của các con, giáo viên có thể sử dụng những bài thơ, bài hát, 
những trò chơi vận động nhẹ nhàngđể trẻ hứng thú và tập trung vào cô. Và lúc 
cô tặng rổ cho trẻ bằng cách phát rổ cho trẻ hay cho trẻ tự lấy rổ rồi về tổ thì cô 
cũng cần sử dụng những hình thức khác nhau để trẻ thích, tránh sự nhàm chán. 
Ví dụ như có thể cô bật một đoạn nhạc nhẹ cho trẻ lấy rổ và về tổ, có thể cả lớp 
đi vòng tròn hát và vận động một bài hát có nhạc sau đó đi lấy rổ và về tổ ngồi 
rất nhiều hình thức khác nhau để tổ chức. 
 Trong giờ học giáo viên nên hỏi nhiều cá nhân trẻ trẻ lời để trẻ tiếp thu kiến 
thức sâu hơn và tránh hiện tượng trẻ ngồi quá lâu gây nhàm chán dẫn đến hiện 
tượng nói chuyện riêng hoặc đùa nghịch. Trong một giờ học cô nên tuyên dương 
trẻ trước lớp kịp thời để trẻ học tốt hơn. Tuyệt đối không chê trẻ, nhẹ nhàng sửa 
sai đối với những trẻ thực hiện chưa đúng. 
 Hiện nay, các giáo viên nên dạy trẻ làm quen với toán dưới nhiều hình thức 
khác nhau: có thể tổ chức tiết học như một trò chơi xuyên suốt từ đầu tiết học cho 
đến khi kết thúc tiết học. Như vậy, trẻ sẽ tránh sự nhàm chán, trẻ rất thích được 
Sáng kiến kinh nghiệm 
5 
tham gia các hội thi, các trò chơi khác nhau như hội thi: “Nhà toán học tài ba” 
hay “ Những nhà thợ may thông thái”, chỉ bằng những cái tên các đội chơi ngộ 
nghĩnh cũng làm cho trẻ thích thú với các hoạt động của cô hơn rất nhiều như: 
Đội gấu con, voi con 
3.3. Tích hợp các môn học khác trong giờ làm quen với toán. 
 Muốn tổ chức một hoạt động có tính logic và sáng tạo đồng thời trẻ tích cực 
hoạt động thì bản thân tôi là giáo viên trực tiếp đứng lớp phải tìm các cách tích 
hợp các môn học khác vào trong hoạt động làm quen với toán sao cho nhẹ nhàng 
và hợp lý nhất tránh sự thô cứng, gò bó. 
 Giáo viên cần khéo léo phối hợp nhịp nhàng các phương pháp lên lớp và dạy 
học khác nhau như: Chơi trò chơi, hát, đọc thơ để dẫn dắt trẻ vào tiết học một 
cách nhẹ nhàng mà trẻ không bị thụ động. 
Ví dụ: + Để bắt đầu vào tiết học có thể cho trẻ hát 1 bài theo chủ đề khác nhau: 
Chủ đề: Thực vật có thể hát: “Màu hoa”. 
 + Với toán số 5 tiết 2: thêm bớt tạo sự bằng nhau trong phạm vi 5. Trong 
hoạt động ôn có thể tích hợp khám phá khoa học: Cho trẻ thăm một nông trại, 
trong nông trại có các cây-> Trẻ sẽ được quan sát và biết tên của các cây đó: 
“Các con hãy quan sát xem trong nông trại có những loại cây gì?” . 
 Hoạt động làm quen với toán được thực hiện theo kế hoạch của nhà trường 
đã đề ra theo các chủ đề trong năm. Đối với trẻ 4-5 tuổi trẻ sẽ được tham gia vào 
các hoạt động sau: Tháng 9: So sánh nhận biết sự bằng và khác nhau về số lượng 
của 2 đối tượng, tháng 10: So sánh chiều dài của 2-3 đối tượng, sắp xếp theo quy 
tắc 1-2. Tháng 11, 12, 1: Phân biệt các hình tròn với hình vuông, tam giác, chữ 
nhật, nhận biết, thêm bớt, tách gộp trong phạm vi 5. Tháng 2: So sánh chiều rộng, 
chiều dài của 2-3 đối tượng. Tháng 3,4: Xác định các phía, phân biệt các hình, 
dạy trẻ đo. Tháng 5: Nhận biết các khối: cầu, trụ, vuông, tam giác, xác định vị trí 
đồ vật so với trẻ và với trẻ khác. 
 Kinh nghiệm dạy trẻ đếm đúng số lượng mà cô yêu cầu trong giờ học: Làm 
thế nào để lôi cuốn trẻ vào giờ học và các hoạt động, trẻ hứng thú say mê học 
toán. Đó là yêu cầu cần thiết với giáo viên trước khi chuẩn bị vào hoạt động tôi 
đã chuẩn bị tham khảo trong chương trình và tìm tòi những biện pháp tốt nhất. 
Đồng thời trong tiết học tôi phải luyện cách đếm đúng để giúp trẻ cảm nhận được 
dạy trẻ từ cách chỉ theo thứ tự, từ trái sang phải, từ trên xuống dưới, dạy trẻ từ 
đơn giản đến khó, phù hợp với nhận thức của trẻ, trẻ còn được luyện thêm vào 
hoạt động chiều. 
 Kinh nghiệm để dạy trẻ so sánh, thêm bớt: Khi dạy đến hoạt động này tôi đã 
tham khảo nhiều phương diện khác nhau để vận dụng vào bài dạy cho phù hợp. 
Giáo viên phải có sự chuẩn bị về giáo án và đồ dùng dạy học cho cả cô và trẻ, đồ 
dùng phải đẹp mắt, hấp dẫn phù hợp với lứa tuổi và bài dạy. Để lôi cuốn trẻ vào 
các hoạt động tôi đã tạo thêm nhiều đồ dùng gần gũi với trẻ, để trẻ hứng thú với 
tiết học. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
6 
 Kinh nghiệm dạy trẻ chia nhóm đối tượng: Giáo viên cho trẻ thực hiện trực 
tiếp trên đồ dùng trực quan từ việc cho trẻ chia nhóm với nhiều hình thức giúp trẻ 
hứng thú. Từ đó, giúp trẻ cảm nhận được tính chất nội dung của tiết học. 
3.4. Cho trẻ làm quen với toán trong giờ chơi hoặc hoạt động góc: 
 Trong một giờ hoạt động chung trẻ không thể nắm được nắm được hết các 
kiến thức sơ đẳng về toán như về tập hợp số lượng, định hướng, không gian, vì 
ở lứa tuổi này trẻ rất dể nhớ mà mau quên. Ta cần cho trẻ làm quen với toán ở 
mọi lúc mọi nơi, ở giờ chơi và hoạt động góc. Gìờ hoạt động góc trẻ được tham 
gia chơi rất hồn nhiên mạnh dạn. Có thể trẻ tự đố nhau, chia nhóm. Chính vì 
thế khi thực hiện các chủ đề đang học tại các góc chơi của trẻ thì tôi thường tạo 
môi trường học phong phú cho trẻ “Chơi mà học, học mà chơi”. 
 Ví dụ: Trong giờ hoạt động góc giáo viên cho trẻ chơi với những hạt gấc, trẻ 
có thể xếp những hạt gấc thành nhóm, sau đó đếm xem mỗi nhóm có mấy 
 Đối với hoạt động chung cần có sự chuẩn bị cho trẻ làm quen trước ở mọi lúc 
mọi nơi về các hoạt động, có thể dạy trẻ vào lúc chơi hoặc vào lúc trẻ chơi hoạt 
động góc. Ngoài việc giáo dục đồng bộ cho trẻ, tôi luôn quan tâm đến kiến thức 
cá nhân trẻ để có kế hoach bồi dưỡng cho trẻ. 
 Ví dụ: Tôi biết có những trẻ có kỹ năng thêm bớt so sánh tốt. Sau đó, tôi sẽ có 
kế hoạch bồi dưỡng thêm, giúp đỡ trẻ phát huy khả năng, kiến thức của trẻ. Đối 
với những trẻ còn yếu, tôi cũng nắm bắt gần gũi động viên trẻ để trẻ cố gắng theo 
các bạn dần dần hòa nhập cùng cả lớp. 
 Để đạt được hiệu quả trong giờ hoạt động chung giáo viên phải có kế hoạch, 
biện pháp, kinh nghiệm tổ chức những hoạt động nhằm nâng cao khả năng kiến 
thức về toán học cho trẻ như: Tổ chức cho trẻ đếm, nhận biết các nhóm đồ vật, 
nhận biết mối quan hệ hơn kém, chia nhóm đối tượng ở mọi lúc, mọi nơi. 
3.5. Cho trẻ làm quen với toán trong giờ hoạt động khác: 
 Trong mọi giờ học khác đều có thể tích hợp môn làm quen với toán để củng 
cố thêm kiến thức toán học cho trẻ, để củng cố trong giờ học khác thì giáo viên 
cần sử dụng một cách nhẹ nhàng, liên kết chặt chẽ với tiết học. 
 Ví dụ: * Trong hoạt động tạo hình: "Vẽ những bông hoa" theo đề tài. 
Giáo viên có thể tích hợp thêm toán trong lúc quan sát đàm thoại những bức 
tranh mẫu: Cô hỏi trẻ các bộ phận của bông hoa? 
 Cô cho trẻ đếm cánh hoa: 1 2 3 4 5 tất cả là 5 cánh. 
-> Giúp trẻ được củng cố thêm kiến thức nhận biết đếm nhóm có số lượng 5. 
 Sau đó, Cô có thể yêu cầu trẻ giơ tay cầm bút lên và hỏi trẻ đó là tay gì? Rồi 
cho trẻ vẽ trên không. 
-> Giúp trẻ được củng cố về tay phải, tay trái 
 * Trong giờ khám phá khoa học xã hội: Tìm hiểu một số loại quả (chủ 
đề: Thực vật). 
Khi cho trẻ chơi trò chơi củng cố: “Thi xem ai nhanh”, khi kiểm tra kết quả của 
các đội chơi giáo viên cần cho trẻ được cùng đếm kết quả, như vậy sẽ củng cố 
thêm về kỹ năng đếm cho trẻ. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
7 
 Để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục và phát triển toàn 
diện cho trẻ ở trường mầm non đạt kết quả tốt nhất thì sự phối kết hợp với các 
phụ huynh là rất cần thiết và không thể thiếu được. Trước tiên, ngay trong buổi 
họp phụ huynh đầu năm học thì tôi đã tuyên truyền trao đổi với các bậc phụ 
huynh mà các con được học tại trường và đặc biệt là với hoạt động làm quen với 
toán với trẻ 4-5 tuổi, tôi nêu ra cho phụ huynh để phụ huynh biết con đã được học 
những gì và con sẽ được học tiếp gì, để phụ huynh củng cố cho các con thêm ở 
nhà. Ngoài ra, tôi còn trao đổi, tuyên truyền với các phụ huynh vào giờ đón và trả 
trẻ. 
3.6. Cho trẻ làm quen với toán trong giờ hoạt động chiều: 
 Giờ hoạt động chiều là lúc các cô có thể cho trẻ được làm quen với toán một 
cách thoải mái và gần gũi nhất, giáo viên có thể cho trẻ ôn lại các kiến thức sơ 
đẳng về toán đã học trong giờ làm quen với toán ở buổi sáng, thông qua các trò 
chơi hoặc các hình thức khác nhau để củng cố kiến thức cho trẻ, qua hoạt động 
chơi trẻ có thể nắm kiến thức sâu và trẻ sẽ nhớ lâu hơn. 
 Ví dụ 1: Giờ hoạt động chiều giáo viên cho trẻ chơi các trò chơi gần gũi với 
trẻ nhưng lại củng cố thêm được kiến thức cho trẻ: Cho trẻ chơi trò chơi: “Tập 
tầm vông” Giáo viên dùng những hạt sỏi nhỏ, cho trẻ đếm xem có tất cả mấy hạt 
sỏi?, sau đó cho trẻ đọc bài: “Tập tầm vông” rồi đoán xem tay này có mấy? còn 
tay kia có mấy? Rồi lại gộp hai tay lại có mấy, đếm số hạt sỏi? Qua trò chơi này 
củng cố thêm kỹ năng tách, gộp trong phạm vi 5.. 
 Ví dụ 2: Trong giờ hoạt động chiều, khi đã cho trẻ ôn bài xong, giáo viên 
cho trẻ chơi với những hạt gấc mà giáo viên đã sưu tầm, có thể cho các con xếp 
thành các hình: hình vuông, tròn, tam giác, chữ nhật để củng cố các hình cho 
trẻ... 
4. Ví dụ minh họa: Giáo án minh họa cho một hoạt động làm quen với toán: Số 
4 (tiết 3) Dạy trẻ 4-5 tuổi tách và gộp nhóm có số lượng 4. 
Hoạt động làm quen với toán 
Đề tài: Dạy trẻ 4-5 tuổi tách và gộp nhóm có số lượng 4. 
Lứa tuổi: Mẫu giáo nhỡ. 
Chủ điểm: Động vật. 
Thời gian: 20-25 phút. 
Người soạn: 
Ngày soạn: 
I. Mục đích- yêu cầu: 
1. Kiến thức: 
- Trẻ biết cách chia một nhóm có 4 đối tượng thành 2 phần. 
- Trẻ nắm được số cách chia và kết quả từng cách chia. 
- Trẻ biết cách chơi, luật chơi các trò chơi. 
2. Kỹ năng: 
- Trẻ tạo ra được các nhóm có số lượng là 4, sau đó chia thành 2 phần. 
- Trẻ chơi trò chơi đúng cách chơi và luật chơi. 
3. Thái độ: 
- Trẻ ngoan, chú ý nghe giảng. 
- Trẻ hứng thú với giờ học. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
8 
II. Chuẩn bị: 
- Trẻ: Mỗi trẻ 1 rổ đồ có 4 con cá, 4 con mèo, 2 chiếc đĩa, 1 bảng gài các thẻ số từ 
1, 3, 2 thẻ số 2. 
 + 4 Nhà 2 nhà có 2 con vật, 2 nhà có 3 con vật. 
 + Lô tô nhóm có 1, 2 quả cho trẻ chơi trò chơi. 
 + 3 bức tranh có 2 cây, mỗi cây có 2 cành. 
- Cô: + Giáo án điện tử. 
 + Máy tính, loa, que chỉ. 
 + Sa bàn vườn có 1 số cây, rau. 
III.Cách tiến hành: 
Hoạt động Hoạt động của cô Hoạt động của 
trẻ 
I. Ổn định 
tổ chức. 
II. Nội dung 
dạy: 
HĐ1: Phần 
1: Ôn luyện 
đếm trong 
phạm vi 4. 
HĐ 2: Phần 
2: Dạy trẻ 
tách và gộp 
nhóm có số 
lượng 4. 
- Cho trẻ chào. 
- Giới thiệu hội thi: "Nhà toán học tài ba". 
- Đến tham dự hội thi này gồm có 3 đội: 
+ Đội hoa hồng. 
+ Đội hoa cúc. 
+ Đội hoa sen. 
* Phần 1: “Thử sức”. 
Bây giờ, các bạn hãy cùng tôi đi đến thăm nông 
trại. 
Các bạn hãy quan sát và đếm nhanh xem nhóm 
nào có số lượng là 2 (3, 4) nhé. 
Cô chỉ vào nhóm đó và trẻ đếm. 
Đặt thẻ số tương ứng. 
Thưởng hoa cho các đội. Thưởng cho mỗi bạn 
một rổ và một bảng gài. 
* Phần 2: “Thử tài hiểu biết”. 
* Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành 2 nhóm theo 
yêu cầu của cô: 
 - Lần 1: Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành nhóm có 1 
và nhóm có 3. 
* Tách 4 thành nhóm có 1 và nhóm có 3: 
+ Cô cho trẻ lấy tất cả các con mèo ra. 
+ Các con đếm xem có mấy con mèo? 
+ Cô gắn thẻ số 4 lên bảng. 
+ Các con hãy xếp 4 con mèo thành 2 hàng, 1 
hàng có 1 và 1 hàng là số mèo còn lại nào. 
+ Hàng 1 mèo thì gắn thẻ số mấy? 
+ Lấy thẻ số 1 gắn vào hàng 1 mèo. 
+ Các con đếm xem hàng còn lại có mấy mèo? 
+ Đặt thẻ số mấy? Lấy thẻ số đặt vào. 
+ Nêu kết quả: Xếp 4 mèo thành 2 hàng như vậy 
mỗi hàng có mấy mèo? 
Cô gọi 2-3 trẻ nêu kết quả. 
- Trẻ chào. 
- Vỗ tay 
+ Thăm nông 
trại, đếm và 
đặt thẻ số. 
-1 2 3 4 tất cả 
là 4 con mèo. 
+ Trẻ xếp. 
+ Thẻ số1. 
+ Gắn thẻ số 
1. 
+ 1 2 3 tất cả 
là 3 con mèo. 
+ Thẻ số 3. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
9 
Cô gắn thẻ số 1 và 3 lên bảng. 
+ Cô kết luận: Nếu tách 1 nhóm có 4 đối tượng 
thành 2 nhóm thì nhóm này có 1 còn nhóm kia có 
3. 
* Gộp nhóm có 1 và nhóm có 3 thành nhóm có 4: 
+ Chúng mình đã xếp 4 mèo thành 2 hàng, 1 hàng 
có 1 mèo còn hàng kia có mấy con mèo? 
Cho trẻ đếm lại hàng có 3 con mèo. 
+ Các con hãy xếp 1 mèo vào hàng có 3 mèo nào. 
+ Các con hãy đếm xem tất cả có mấy con mèo? 
Cho cả lớp đếm 1-2 lần. 
+ Nêu kết quả: 
Gộp 1 con mèo với 3 con mèo được mấy con 
mèo? 
Gọi 2-3 trẻ trả lời. 
+ Cô kết luận: Gộp nhóm có 1 với nhóm có 3 
được nhóm có 4. 
+ Cho trẻ cất thẻ số 1 và thẻ số 3. 
- Lần 2: Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành 2 nhóm có 
số lượng nhiều bằng nhau (cùng bằng 2). 
Tương tự lần 1. 
- Cô chỉ vào các cặp thẻ số trên bảng cho cả lớp 
đếm số cách tách gộp. Đọc kết quả từng cách. 
- Cô kết luận: Cô chỉ lên bảng và kết luận: 
+ Nếu tách 1 nhóm có 4 thành 2 nhóm thì có tất 
cả 2 cách tách: cách 1: 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 
3; Cách 2: 2 nhóm nhiều bằng nhau và mỗi nhóm 
có 2. 
+ Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 4 thì có tất cả 
2 cách gộp: Cách 1: Gộp 1 với 3, Cách 2 gộp 2 
với 2. 
- Cô gọi 1 số trẻ nêu lại kết quả. Cô chỉ vào từng 
cặp số. 
Cô cất các thẻ số. 
* Cô cho trẻ tách- gộp 4 thành 2 nhóm theo ý 
thích của trẻ: 
- Tách 4 thành 2 nhóm: 
+ Cô thưởng cho mỗi trẻ 1 rổ đồ chơi. 
+ Các con hãy nhìn xem trong rổ của các con có 
những gì nào? 
+ Các con hãy lấy tất cả các con cá ở trong rổ ra 
nào? 
+ Các con hãy đếm xem có bao nhiêu con cá nào? 
+ Cô đặt thẻ số 4 lên bảng. 
+ Lấy 2 đĩa ra, các con hãy bày 4 con cá vào 2 đĩa 
+ Trẻ nêu kết 
quả. 
+ 3 bông hoa 
ạ. 
+ 1 2 3 tất cả 
là 3 con mèo 
+ 1 2 3 4 Tất 
cả là 4 con 
mèo. 
+ Gộp 1 mèo 
với 3 mèo 
được 4 mèo. 
+ Trẻ thực 
hiện. 
+ Trẻ nêu kết 
quả. 
+ 1 2 3 4 Tất 
cả là 4 con cá. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
10 
HĐ 3: Phần 
3: Luyện 
tập. 
nào? 
+ Hãy đếm xem mỗi đĩa có mấy con cá nào? 
+ Cho cá nhân trẻ đếm số cá và đặt thẻ số tương 
ứng với số cá ở mỗi đĩa. 
+ Vậy bày 4 con cá vào 2 đĩa mỗi đĩa có mấy con 
cá? 
+ Cô quan sát trẻ và gọi đại diện cá nhân trẻ từng 
cách tách nêu kết quả và cô gắn các cặp thẻ số lên 
bảng. 
1 cháu bày 1 đĩa có 1, 1 đĩa có 3. 
1 cháu bày 1 đĩa có 2, 1 đĩa có 2. 
+ Cô kết luận: Cô chỉ lên bảng và kết luận: 
Nếu tách một nhóm có 4 đối tượng thành 2 nhóm 
thì có nhiều cách tách khác nhau. Mỗi cách tách 
có 1 kết quả khác nhau: Có cách 1 nhóm 1- 1 
nhóm có 3; 1 nhóm có 2 - một nhóm có 2. Tất cả 
các cách mà các con đã làm đều đúng. 
- Gộp 2 nhóm thành nhóm có số lượng là 4: 
* Lần 1: Gộp nhóm có 1 và nhóm có 3 con cá. 
+ Bạn nào có 1 đĩa có 1 cá và 1 đĩa có 3 cá giơ tay 
lên nào. 
+ Các con hãy xếp nhóm có 1 con cá vào đĩa có 3 
con cá nào. 
Bây giờ, các con hãy đếm xem có mấy con cá 
nào? 
Vậy gộp 1 cá với 3 cá được mấy cá? 
+ Gọi 2-3 trẻ trong cách gộp đó nêu nhận xét: gộp 
1 cá với 3 cá được 4 cá ạ. 
+ Cô kết luận: Như vậy gộp nhóm có 1 với nhóm 
có 3 được nhóm có 4. 
* Lần 2: Gộp nhóm có 2 với nhóm có 2. 
Tương tự như lần 1. 
- Cô kết luận: Có nhiều cách để gộp 2 nhóm với 
nhau thành nhóm có 4: 
+ Nếu tách 1 nhóm có 4 thành 2 nhóm thì có tất 
cả 2 cách tách: cách 1: 1 nhóm có 1 và 1 nhóm có 
3; Cách 2: 2 nhóm nhiều bằng nhau và mỗi nhóm 
có 2. 
+ Nếu gộp 2 nhóm thành 1 nhóm có 4 thì có tất cả 
2 cách gộp: Cách 1: Gộp 1 với 3, Cách 2 gộp 2 
với 2. 
Cho trẻ cất cá đi vừa cất vừa đếm. 
Cô cất thẻ số. 
* Phần 3: “Tranh tài”. 
- TC 1: "Gắn quả vào cây" 
+ Đếm số con 
cá và đặt thẻ 
số. 
+ Trẻ trả lời. 
+ Trẻ gộp cá. 
+ 1 2 3 4 Tất 
cả là 4 con cá 
+ Trẻ nêu kết 
quả. 
Sáng kiến kinh nghiệm 
11 
III. Kết 
thúc. 
Cách chơi, luật chơi như sau: Cô sẽ phát cho mỗi 
đội 1 bức tranh, mỗi bức tranh có 2 cây và mỗi 
cây có 2 cành chưa có quả, yêu cầu các đội hãy 
gắn quả vào cây và sử dụng nhiều cách tách khác 
nhau sao cho khi gộp số quả trên 2 cành lại là 4. 
Thời gian chơi là 1 đoạn nhạc, hết nhạc đội nào 
nối đúng và nhanh nhất sẽ dành chiến thắng. 
Cô cho trẻ chơi. 
Cô nhận xét trẻ chơi. 
Thưởng hoa cho đội gắn đúng. 
- TC 2: "Tìm nhà" 
Cách chơi, luật chơi như sau: Cô có 2 nhà là 
nhóm 2 quả và 2 nhà là 3 quả. Cô sẽ cho các con 
tự chọn cho mình 1 lô tô nhóm có 1 hoặc 2 quả, 
chúng mình vừa đi vừa hát, thời gian chơi là 1 
đoạn nhạc khi có tiếng xắc xô và hiệu lệnh “Tìm 
nhà” thì các con phải về nhà sao cho số quả có 
trên nhà và số quả trên lô tô gộp lại bằng 4, đội 
nào các bạn tìm đúng nhà sẽ dành được 1 bông 
hoa. 
Cô cho trẻ chơi. 
Cô nhận xét trẻ chơi. 
+ Nhà có mấy? Con có mấy? 
+ Vậy tìm nhà đúng hay sai? + Vì sao? 
+ Như vậy có mấy cách để gộp 2 nhóm với nhau 
được nhóm có 4? Kết quả như thế nào? 
- Cô nhận xét tiết h

Tài liệu đính kèm:

  • pdfskkn_hien_2015_7568_2045940.pdf