SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung

SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung

Giải pháp, biện pháp:

Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.

Biện pháp 2: Tăng cường huy động tối đa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp

Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.

Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.

Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.

Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác điều tra.

 

doc 28 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 1332Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng tác kiêm nhiệm nên chỉ tranh thủ thời gian làm việc, phần mềm phổ cập thường xuyên quá tải, đôi khi bị lỗi nên ảnh hưởng không nhỏ đến công tác thực hiện.
2.3. Mặt mạnh và mặt yếu:
Mặt mạnh:
 Được sự tín nhiệm của nhà trường, đồng nghiệp, phụ huynh học sinh.
Trang thiết bị của trường phục vụ cho công tác phổ cập tương đối đầy đủ so với nhu cầu.
Biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp, khi áp dụng đề tài có ảnh hưởng tích cực đến học sinh, phụ huynh và giáo viên, học sinh thích đến trường, yêu trường, mến lớp, đi học chuyên cần hơn.
Tỉ lệ huy động trẻ đến trường ngày càng nâng cao.
Mặt yếu: 
Thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị trường học, một bộ phận cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng về công tác phổ cập, còn đùn đẩy trách nhiệm.
 Một số gia đình người dân tộc thiểu số không biết tiếng Việt. Một số gia đình các tỉnh phía Bắc di cư tự do không đăng ký hộ khẩu, ảnh hưởng không nhỏ đến công tác điều tra.
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
Nguyên nhân của thành công:
	Nhà trường luôn được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện, Đảng ủy, Ủy ban nhân dân xã EaNa, đặc biệt là sự chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo Phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà trường, đặc biệt là công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi.
Được sự tin tưởng, động viên, giúp đỡ tận tình của Ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
	Ban giám hiệu nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện, áp dụng đề tài nghiên cứu trong công tác quản lý.
	Học sinh ngoan, có nề nếp tốt.
	Cô có trình độ chuẩn và trên chuẩn, kiến thức tương đối về công tác Phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ năm tuổi, được tham dự các buổi tập huấn chuyên đề do các cấp tổ chức.
Nguyên nhân của hạn chế: 	
	Phụ huynh học sinh chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của giáo dục Mầm non, hoàn cảnh gia đình còn nhiều khó khăn, chưa quan tâm đúng mức đến việc đến trường Mầm non của con em mình.
	2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.
Khi được phân công phụ trách công tác phổ cập và tiếp cận với hồ sơ phổ cập tôi nhận thấy tỷ lệ huy động trẻ đến trường thấp so với số liệu điều tra, cập nhật phiếu không đầy đủ thông tin, viết sai, tẩy xóa nhiều, hệ thống hồ sơ sắp xếp chưa khoa học và tìm hiểu nguyên nhân tại sao tỷ lệ trẻ đến trường còn thấp so với phiếu điều tra, tại sao phiếu viết sai nhiều, cập nhật không đầy đủ thông tin để từ đó có biện pháp phù hợp cho công tác quản lý chỉ đạo thực hiện Phổ cập Giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi đạt kết quả cao hơn.
Kết quả khảo sát cụ thể như sau:
STT
Nội dung
Số người được khảo sát
Kết quả khảo sát
Số lượng
Tỷ lệ
%
1
Hiểu thế nào về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
40
20
50
2
Vì sao phải Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi
40
18
45
3
Cập nhật đầy đủ thông tin theo mẫu phiếu
40
18
45
4
Viết đúng biểu mẫu phiếu điều tra
40
15
37.5
5
Tổng hợp số liệu, sắp xếp phiếu, ghi số phiếu
40
15
37.5
Qua khảo sát ban đầu, tôi thấy sự hiểu biết và nắm vững kiến thức công tác phổ cập của cán bộ, giáo viên, nhân viên chưa cao. Nên tôi tìm hiểu lý do và rút ra được nguyên nhân cơ bản sau:
Nguyên nhân của thực trạng:	
* Khách quan:
Chưa có sự quan tâm, phối hợp đồng bộ của các ban ngành, Ban chỉ đạo và của người làm công tác phổ cập.
Đầu tư cơ sở vật chất chưa đầy đủ theo yêu cầu, kinh phí phục vụ công tác phổ cập không có.
* Chủ quan:
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban chỉ đạo phổ cập chưa kịp thời.
Cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, các ban ngành và người dân chưa nhận thức đúng đắn và sâu sắc về công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Cán bộ phụ trách công tác phổ cập là công tác kiêm nhiệm nên chỉ tranh thủ thời gian làm việc, thiết bị phục vụ công tác phổ cập còn thiếu.
Vì vậy tôi đã nghiên cứu và tìm ra một số biện pháp quản lý chỉ đạo thực hiện công tác phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung.
3. Giải pháp, biện pháp:
Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Biện pháp 2: Tăng cường huy động tối đa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp
Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.
Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác điều tra.
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:
Mục tiêu của các giải pháp, biện pháp nhằm thực hiện tốt công tác phổ cập Giáo dục Mầm non cho trẻ em năm tuổi tại trường Mầm non Ea Tung.
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp:
 Biện pháp 1: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến nhiệm vụ Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp, ban ngành, gia đình và cộng đồng về chủ trương, mục đích, ý nghĩa của công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi trong toàn xã, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và phát triển mọi nguồn lực.
Thực hiện lồng ghép các hình thức và phương tiện truyền thông khác nhau như: tuyên truyền qua các buổi họp phụ huynh học sinh, loa đài vào giờ đón trẻ, trả trẻ, bảng biểu, tờ rơi, đài phát thanh, các buổi họp thôn bon, họp hội phụ nữ, đoàn thanh niên để phổ biến các nội dung của Đề án Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội, các bậc cha mẹ và toàn xã hội tham gia công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Mỗi một người dân, cán bộ, giáo viên, nhân viên là một cầu nối về công tác tuyên truyền.
Tích cực tham mưu cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đưa chỉ tiêu Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào các chương trình hành động, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương, đưa kết quả thực hiện công tác Phổ cập Giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào tiêu chuẩn bình xét xếp loại đảng viên cuối năm tới các Chi bộ, xét thi đua khen thưởng của cán bộ, giáo viên, nhân viên, bình xét gia đình văn hóa, đơn vị văn hóa, thôn bon văn hóa Giao các tổ chức, đoàn thể trên địa bàn phối hợp với nhà trường vận động phụ huynh đưa trẻ em năm tuổi tới trường, lớp học 2 buổi/ngày, phối hợp hỗ trợ công tác điều tra
Biện pháp 2: Tăng cường huy động tối đa trẻ em năm tuổi đến trường, lớp.
Huy động tối đa trẻ em năm tuổi đến lớp mầm non để thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày, duy trì và giữ vững trẻ dưới năm tuổi đến lớp bằng nhiều hình thức.
Các cấp, ban ngành thực hiện đầy đủ, kịp thời các chế độ chính sách như: Thông tư hỗ trợ 120.000 đồng/tháng để duy trì bữa ăn trưa tại trường; Thông tư hỗ trợ đồ dùng học tập, đồ dùng, đồ chơi
Vận động, kêu gọi các mạnh thường quân hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập cho trẻ, đặc biệt là trẻ người đồng bào dân tộc thiểu số.
Đối với các lớp ở điểm lẻ không có điều kiện tổ chức bán trú tại trường, vận động phụ huynh đưa cơm tới trường hoặc nấu cơm ở điểm chính và đưa cơm tới điểm lẻ, phụ huynh thay nhau nấu cơm hàng ngày cho trẻ
Đảm bảo tốt thông tin hai chiều, giáo viên phải luôn gần gũi trẻ, tạo được niềm tin của phụ huy nh, hiểu được tâm tư nguyện vọng của phụ huynh.
Tạo môi trường thân thiện, mới lạ cả trong và ngoài lớp học, xanh, sạch, đẹp, an toàn kích thích sự tò mò thích được đi học của trẻ.
Tổ chức các hội thi “Bé với dân ca, trò chơi dân gian”, “Bé thông minh”, “Bé tập làm nội trợ”, “Gia đình sức khỏe trẻ thơ”, “Giao lưu tiếng Việt” cho trẻ người dân tộc tổ chức tốt các ngày lễ hội để trẻ được trải nghiệm, tạo hứng thú cho trẻ đến trường, lớp.
Giáo viên phải yêu thương, gần gũi, tôn trọng trẻ để trẻ xem cô như người mẹ thứ hai, luôn cư xử với trẻ bằng thái độ ân cần, niềm nở, đối xử công bằng, tránh sự thiên vị với trẻ, luôn tạo tâm thế thoải mái, tin cậy, mong muốn chia sẻ, biết cách lắng nghe, tôn trọng ý kiến, kiên nhẫn chờ đợi, tạo mọi cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, được nói lên những mong muốn của mình. Không dùng mệnh lệnh, không hù dọa, đánh trẻ mà phải thường xuyên động viên khuyến khích, tuyên dương nêu gương trẻ. Đặc biệt quan tâm đến trẻ khuyết tật hòa nhập, trẻ người dân tộc thiểu số khuyến khích trẻ tới trường.
Thực đơn phải được thay đổi thường xuyên, phong phú, chế biến món ăn phải thật sự hấp dẫn lôi cuốn tạo tâm thế thoải mái trong khi ăn, ngủ, giáo dục trẻ biết lợi ích của ăn uống đầy đủ chất, không ép nạt bắt trẻ ăn gây cảm giác sợ sệt dẫn đến trẻ không muốn đi học.
Biện pháp 3: Đổi mới nội dung chương trình, phương pháp chăm sóc giáo dục trẻ.
Thực hiện đầy đủ, đảm bảo nội dung chương trình Giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, thực hiện đầy đủ Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi, tăng cường Tiếng Việt cho trẻ người dân tộc thiểu số nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy. Ưu tiên sắp xếp giáo viên đảm bảo có năng lực, kinh nghiệm, nhiệt tình có trình độ đào tạo đại học phụ trách lớp trẻ năm tuổi, đặc biệt là giáo viên biết tiếng dân tộc, người địa phương.
Thường xuyên tổ chức làm đồ dùng dạy học bằng các nguyên vật liệu có sẵn ở địa phương, tạo mọi cơ hội có thể cho trẻ được tham gia, xây dựng môi trường học tập trong và ngoài lớp. Đổi mới phương pháp dạy học lấy trẻ làm trung tâm để trẻ được trải nghiệm, tìm tòi, khám phá với phương châm “Trẻ làm chủ đạo- cô phụ đạo”, giáo viên luôn gần gũi tạo niềm tin, điểm tựa vững chắc nhằm phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của trẻ, qua đó xây dựng được mối quan hệ tốt giữa cô và trẻ, để hướng dẫn trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động thì trước hết giáo viên phải hiểu về tâm lý, về khả năng nhận thức, thái độ tinh thần hợp tác của trẻ. Nhờ vậy, khi trẻ được cô hướng dẫn, động viên, khuyến khích trẻ biết tư duy sáng tạo ra các sản phẩm đa dạng theo ý thích, sự hiểu biết của mình, rèn luyện cho trẻ tính mạnh dạn trong quá trình tham gia các hoạt động. Trẻ chủ động trao đổi với cô những điều trẻ biết, muốn biết, muốn khám phá, qua đó phát triển ngôn ngữ và tạo cơ hội cho cô giúp trẻ phát âm đúng, nói trọn câu, nói thành thạo tiếng Việt, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp và thích được đến trường.
Đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên sẽ lôi cuốn sự tham gia và hợp tác của trẻ trong nhóm hay cá nhân vào quá trình tham gia các hoạt động một cách thoải mái với phương châm “học mà chơi- chơi mà học” nhưng vẫn đảm bảo yêu cầu của cô đề ra, tạo mối quan hệ hợp tác tốt giữa trẻ với trẻ.
Bên cạnh việc đổi mới phương pháp dạy học trong hoạt động học trong lớp, giáo viên còn phải tổ chức đầy đủ, sinh động các hoạt động ngoài trời, sinh hoạt tập thể, khám phá khoa học thực tế, tạo tình huống cho trẻ phải tư duy nhằm hình thành kỹ năng sống, kỹ năng lao động, nâng cao kỹ năng học tập chủ động, tích cực và có ý thức vươn lên, góp phần hình thành cho trẻ ý thức tự giác, tinh thần hợp tác của trẻ.
Giáo viên cần đầu tư sáng tạo trong mọi hoạt động đảm bảo phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp mình phụ trách, giúp trẻ mạnh dạn, tự tin trong các hoạt động “Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”, “Yêu cô giáo như mẹ hiền”, đó chính là điều kiện để đảm bảo tỷ lệ chuyên cần.
Nhà trường xây dựng kế hoạch tăng cường tiếng Việt cho trẻ năm tuổi người dân tộc thiểu số, kiểm tra, đánh giá theo định kỳ. Thường xuyên kiểm tra công tác bán trú, vệ sinh, ăn ngủ của trẻ.
Biện pháp 4: Xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý.
Ban giám hiệu tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên tham gia học các lớp đại học, công nghệ thông tin, tiếng dân tộc, tập huấn chuyên môn, chuyên đề, tham quan học tập kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Tổ chức cho giáo viên học soạn giáo án điện tử, học đàn
Thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý, cập nhật kiến thức và kỹ năng cho giáo viên để thực hiện tốt Chương trình giáo dục mầm non. Đặc biệt chú trọng bồi dưỡng nâng cao chất lượng cho giáo viên người dân tộc thiểu số.
Xây dựng kế hoạch chỉ đạo về công tác chuyên môn, kiểm tra hồ sơ giáo viên, sinh hoạt chuyên môn theo định kỳ, đảm bảo chất lượng và có hiệu quả. Lên kế hoạch, giao chỉ tiêu cho từng bộ phận bồi dưỡng giáo viên yếu kém, giáo viên giỏi hỗ trợ giáo viên yếu, giáo viên mới, có đánh giá kết quả và đưa ra biện pháp khắc phục, khuyến khích, giúp đỡ giáo viên trong công tác giảng dạy.
Phát động các phong trào “Thi đua dạy tốt, học tốt”, “Tự làm đồ dùng đẹp” bằng các nguyên vật liệu phế thải có sẵn ở địa phương để tăng thêm sự phong phú đa dạng về chủng loại tạo hứng thú cho trẻ trong quá trình hoạt động.
 	Tổ chức khảo sát chất lượng giáo viên vào đầu năm học, cuối năm học, thao giảng, dạy chuyên đề, dự giờ, thi giáo viên giỏi cấp trường
Chuyên môn thường xuyên hướng dẫn cho giáo viên cách soạn bài từng lĩnh vực, từng hoạt động, giúp giáo viên biết xác định mục đích yêu cầu, phương pháp, hình thức tiến hành của từng hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của lớp và của nhà trường mà vẫn đảm bảo yêu cầu giáo dục của Chương trình giáo dục mầm non.
Lồng ghép các chuyên đề “Sử dụng tiết kiệm năng lượng” “Giáo dục bảo vệ môi trường, tài nguyên biển, hải đảo”, “Sử dụng tiết kiệm nước” giúp cho giáo viên nắm chắc phương pháp và hình thức lồng ghép các chuyên đề vào các hoạt động khác để giáo dục trẻ phù hợp linh hoạt, giúp trẻ nhận biết qua hành vi, thái độ đúng.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát đánh giá và rút kinh nghiệm nhằm nắm bắt những mặt mạnh, mặt hạn chế của từng giáo viên để có biện pháp phù hợp giúp cho giáo viên nâng cao năng lực công tác của mình. Kiểm tra dưới nhiều hình thức như: định kỳ, báo trước, đột xuất,không những kiểm tra hoạt động học mà phải kiểm tra đầy đủ các hoạt động trong ngày. Qua công tác này giúp Ban giám hiệu nhà trường đưa ra những biện pháp cụ thể, kịp thời phù hợp với từng giáo viên nhằm nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, tạo cho giáo viên tâm thế thoải mái tự phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Tổ chức các hoạt động tập thể lành mạnh giúp xây dựng mối quan hệ tốt giữa nhà trường với phụ huynh, giữa cô với trẻ, giữa trẻ với trẻ; giúp trẻ có kỹ năng xử lý các tình huống trong cuộc sống, kỹ năng làm việc và học tập theo nhóm, có ý thức sinh hoạt tập thể và tinh thần đoàn kết.
Tổ chức cho cô và trẻ tham quan, tham gia vào các ngày lễ hội truyền thống của dân tộc và của địa phương để nhận biết về các ngày lễ hội, ý nghĩa của các lễ hội, hoạt động văn nghệ chào mừng các ngày lễ hội trong năm như: Tết nguyên đán, tết trung thu, lễ hội đâm trâu, lễ hội mừng lúa mới, lễ hội cồng chiêng, tạo điều kện cho trẻ năm tuổi được chơi các trò chơi dân gian và các hoạt động vui chơi giải trí khác phù hợp với lứa tuổi như: nhảy bao bố, kéo co, mèo đuổi chuột, bịt mắt bắt dê, ô ăn quan vào các ngày khai giảng, sơ kết, tổng kết năm học, hoạt động ngoài trời
Biện pháp 5: Đẩy mạnh công tác xã hội hóa công tác Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi.
Tích cực tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương giải phóng mặt bằng tăng cường đầu tư xây dựng đầy đủ cơ sở vật chất để đảm bảo đủ phòng học theo hướng kiên cố hóa, có đầy đủ công trình vệ sinh, nguồn nước sạch. Ưu tiên trẻ năm tuổi được học phòng học kiên cố và bán kiên cố. 
Thực hiện tốt công tác xã hội hóa, vận động mọi nguồn lực có thể để trang bị đầy đủ trang thiết bị tối thiểu theo Thông tư 02/2010/TT-BGDĐT của Bộ giáo dục và Đào tạo ngày 11 tháng 02 năm 2010 để thực hiện tốt chương trình Giáo dục mầm non nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
Huy động mọi nguồn lực hợp lý của nhân dân bê tông hóa sân trường, xây hàng rào, cổng trường, đồ chơi ngoài sân, trồng thêm cây xanh, vườn hoa, đồ dùng phục vụ bán trú, sinh hoạt của trẻ được I-nox hóa, đảm bảo cho trẻ năm tuổi được học 2 buổi/ngày và được tổ chức ăn bán trú, được chăm sóc, nuôi dưỡng theo chương trình Giáo dục mầm non.
Biện pháp 6: Tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong công tác điều tra.
Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, ban chỉ đạo phổ cập các cấp, các đoàn thể, trưởng các thôn bon, già làng phải phối hợp, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho cán bộ, giáo viên, nhân viên trong việc đi điều tra, viết phiếu.
Ban giám hiệu nhà trường lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, hỗ trợ về kinh phí cũng như tinh thần, cùng phối hợp đi điều tra, hướng dẫn giáo viên cập nhật thông tin đầy đủ, chính xác vào phiếu điều tra.
Tạo điều kiện cho tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên đều được tham gia tập huấn, trải nghiệm. Sau khi tất cả đội ngũ đã hiểu rõ tầm quan trọng của công tác phổ cập và mốc thời gian hoàn thành phổ cập, tổ chức và phân công cho giáo viên đi điều tra trẻ trong độ tuổi từ 0- 5 tuổi theo từng hộ gia đình trên địa bàn xã vào tháng 5 và tháng 12 hàng năm. Giáo viên cư trú, dạy ở thôn nào điều tra thôn đó, trong một tổ nhóm đi điều tra đều có nhóm trưởng, giáo viên trẻ, giáo viên lớn tuổi, giáo viên người dân tộc tại chỗ, giáo viên người kinh, người có phương tiện, người không có phương tiện, giáo viên có khả năng tốc ký nhanh, đảm bảo độ chính xác, chữ viết rõ ràng mạch lạc. Giao trách nhiệm cho nhóm trưởng điều hành các thành viên trong nhóm của mình điều tra, cập nhật, hoàn thiện phiếu, thống kê số liệu đảm bảo độ chính xác thôn mình được giao điều tra và phải chịu trách nhiệm trước Ban chỉ đạo phổ cập và Ban giám hiệu nhà trường.
Phân công theo nhóm phụ trách điều tra cố định một thôn, hàng năm có sự thay đổi thành viên trong các nhóm tạo điều kiện giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp.
Đưa công tác Phổ cập giáo dục vào chỉ tiêu thi đua trong năm học.
Để thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục mầm non trẻ em năm tuổi đạt hiệu quả Ban chỉ đạo phổ cập phải phân công và giao trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên trong ban chỉ đạo và có cam kết kèm theo, ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời, người phụ trách công tác phổ cập phải biết sắp xếp thời gian, nhiệt tình, chịu khó và có khả năng tư duy, sáng tạo, phải hệ thống được các loại hồ sơ, biết cách sắp xếp hồ sơ phổ cập một cách khoa học. Đây là việc làm hết sức quan trọng đối với người làm công tác phổ cập vì dựa vào hệ thống hồ sơ này sẽ có đầy đủ các số liệu, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch hàng năm và từng giai đoạn, giúp cho nhà trường tham mưu với Ban chỉ đạo được cụ thể, để xây dựng chỉ tiêu thực hiện làm công tác phổ cập chính xác và hiệu quả cao.
Hàng năm theo từng thời điểm các nhóm phải cập nhật và thống kê số liệu vào hồ sơ.
3.3. Điều kiện để thực hiện các biện pháp:
Được sự quan tâm của các cấp, UBND huyện, UBND xã, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Krông Ana đến công tác phổn cập Giáo dục mầm non cho trẻ năm tuổi, đặc biệt là sự nghiệp chăm sóc và giáo dục trẻ.
Được sự tin tưởng, động viên của ban giám hiệu nhà trường, phụ huynh học sinh và đồng nghiệp.
Học sinh ngoan, có nề nếp tốt, đi học chuyên cần.
Trang thiết bị phục vụ cho công tác phổ cập tương đối đầy đủ theo nhu cầu.
Giáo viên yêu nghề, mến trẻ, chịu khó, quan hệ mật thiết với nhân dân trong địa bàn, thường xuyên học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao chất lượng điều tra, viết phiếu và cập nhật thông tin kịp thời, chăm sóc và giáo dục trẻ chu đáo.
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:
Các biện pháp thực hiện trong đề tài có mối quan hệ khăng khít, bổ sung, hỗ trợ nhau trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài, thiếu một trong các biện pháp thì đề tài nghiên cứu không thể thành công như mong đợi.
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của đề tài nghiên cứu:
	Việc áp dụng những biện pháp trong đề tài thành công đã mang lại những kết quả như sau:
	100% trẻ em năm tuổi trên địa bàn trường quản lý được đến lớp để thực hiện chăm sóc giáo dục 2 buổi/ngày nhằm chuẩn bị tốt về thể chất, trí tuệ, tình cảm, thẩm mỹ, Tiếng Việt và tâm lý sẵn sàng đi học, đảm bảo chất lượng cho trẻ vào lớp một.
	Củng cố, mở rộng mạng lưới trường, lớp trên địa bàn, 100% số trẻ năm tuổi đượ

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN - TRÂM.doc