Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao

Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao

PHẦN I - ĐẶT VẤN ĐỀ

Trẻ em như búp trên cành

Biết ăn biết ngủ, biết học hành là ngoan

Đó là câu nói bất hủ của Bác Hồ về trẻ thơ, câu nói này của Bác cho chúng ta

thấy trẻ em là một nhân tố vô cùng quan trọng trong sự nghiệp phát triển tương lai

của đất nước. Trẻ em là những búp măng non đầu tiên của đất nước,

“ Tre già – măng mọc” măng có tốt thì trẻ mới dẻo dai Chính vì vậy mà Đảng và

Nhà nước ta luôn quan tâm tới sự nghiệp giáo dục nói chung và đặc biệt là giáo dục

mầm non nói riêng .

Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên vô cùng quan trọng, đặt nền móng cho

hệ thống giáo dục quốc dân. Giáo dục mầm non đặt nền tảng cho sự phát triển nhân

cách, tạo tiền đề để thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học, do đó GDMN có vị trí quan

trọng đặc biệt trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phát triển trí tuệ con

người Việt Nam, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Đây chính

là giai đoạn mà thể chất và tâm lý của trẻ đều phát triển rất nhanh.

Cùng với xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển không ngừng của thời đại

công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phát triển của công nghệ số, công nghệ thông tin

và sự quan tâm đặc biệt của đại đa số các bậc phụ huynh và của toàn xã hội thì

ngoài việc xây dựng các trường mầm non đạt chuẩn về cơ sở vật chất và đội ngũ thì

việc hình thành các mô hình trường học chất lượng cao là điều không thể thiếu, đặc

biệt là các trường mầm non chất lượng cao. Giờ đây khi cho trẻ đến trường mầm

non, các bậc làm cha, làm mẹ không chỉ quan tâm đến bữa ăn, giấc ngủ mà họ còn

quan tâm tới chất lượng giáo dục của các nhà trường, quan tâm đến các kiến thức và

kĩ năng mà con họ được học ở trường mầm non. Chính vì vậy mà để xây dựng thành

công mô hình trường chất lượng cao thì việc xây dựng chất lượng giáo dục theo

hướng đổi mới và nâng cao là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên trong quá trình xây

dựng chất lượng giáo dục nhà trường đáp ứng theo mô hình chất lượng cao chúng

tôi còn gặp rất nhiều khó khăn do chưa có những hướng dẫn cụ thể về xây dựng

chương trình, môi trường mới thành lập, đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn

tốt nhưng còn ít kinh nghiệm về tin học, ngoại ngữ. Là một phó hiệu trưởng mới

được bổ nhiệm và được giao nhiệm vụ phụ trách chuyên môn, tôi luôn trăn trở làm

1thế nào để xây dựng thành công chất lượng giáo dục nhà trường theo mô hình chất

lượng cao, chính vì vậy năm học này, tôi cũng mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện

pháp xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng

cao” nhằm phối hợp với các đồng chí trong Ban Giám hiệu nhà trường chỉ đạo xây

dựng trường Mầm non Đô Thị Sài Đồng có đầy đủ các tiêu chuẩn trường mầm non

chất lượng cao nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của gia đình cũng như của xã

hội và xu hướng hội nhập trong tương lai của nền giáo dục Thủ đô

pdf 31 trang Người đăng phuongnguyen22 Ngày đăng 04/03/2022 Lượt xem 712Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số biện pháp xây dựng và chỉ đạo thự hiện chương trình giáo dục chất lượng cao", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 đồng thời phát triển tốt về mọi mặt: đức, trí, thể, mĩ, xứng đáng với sự tin
tưởng của các cấp lãnh đạo và các bậc phụ huynh học sinh.
 3.1.Biện pháp 1: Xác định các mục tiêu giáo dục và xây dựng kế hoạch thực
hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao:
a/ Xây dựng chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao: 
 Để xây dựng và nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, trước tiên, người
quản lí phải xác định được mục tiêu giáo dục và căn cứ vào các điều kiện cụ thể
của địa phương mà xây dựng kế hoạch thực hiện cho phù hợp. Ban Giám hiệu cần
xác định được mục tiêu, kế hoạch dài hạn, ngắn hạn của nhà trường hết sức rõ ràng,
cụ thể, có đầy đủ các biện pháp để biến kế hoạch thành các hoạt động hiệu quả của
nhà trường.
 Chính vì vậy, để xây dựng mục tiêu, chương trình giáo dục mầm non chất
lượng cao, trước tiên phải căn cứ vào Chương trình Giáo dục mầm non mới do Bộ
Giáo dục và đào tạo ban hành đồng thời căn cứ vào các nội dung trọng tâm bổ sung
chương trình nâng cao theo quyết định số 21/2013/QĐ-UBND của UBND Thành
phố Hà Nội ngày 24/6/2013 để từ đó xây dựng được mục tiêu và chương trình giáo
dục cụ thể theo mô hình chất lượng cao. 
5
 Trên thực tế, mục tiêu và nội dung của chương trình Giáo dục mầm non mới
của Bộ GD-ĐT rất cụ thể, giáo viên chỉ cần thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả
nội dung chương trình thì trẻ đã có thể phát triển toàn diện. Chính vì vậy khi xây
dựng mục tiêu cũng như chương trình giáo dục chất lượng cao, tôi vẫn đưa tất cả
các nội dung của chương trình Giáo dục mầm non mới vào chương trình học, đồng
thời nghiên cứu các nội dung trọng tâm bổ sung chương trình chất lượng cao để xây
dựng mục tiêu và chương trình giáo dục. ( Phụ lục: Chương trình Giáo dục mầm
non chất lượng cao trường Mầm non Đô thị Sài Đồng )
 Ngoài ra, với vị thế của một ngôi trường mới thành lập, có điều kiện tốt về cơ
sở vật chất, có địa thế thuận lợi nằm trong khu đô thị hiện đại, rỗng rãi thoáng mát,
số lượng học sinh đảm bảo, tôi đã mạnh dạn xây dựng bổ sung vào chương trình
giáo dục một số hoạt động thăm quan dã ngoại, hoạt động khám phá trải nghiệm và
tiếp xúc với thiên nhiên, nhằm giúp cung cấp các kiến thức, kỹ năng chủ động sáng
tạo và thích ứng với môi trường cho trẻ, từ đó giúp trẻ trở thành những đứa trẻ năng
động, khỏe mạnh, tư duy và khéo léo.
 Sau khi đã xây dựng mục tiêu và chương trình giáo dục mầm non chất lượng
cao dựa trên tình hình thực tế, tôi đã tham khảo và xin ý kiến chỉ đạo trực tiếp của
các đồng chí lãnh đạo Phòng Giáo dục và đào tạo quận Long Biên, sau đó chỉnh sửa
và bổ sung các nội dung cho phù hợp theo từng độ tuổi và lĩnh vực.
Tuy nhiên sau khi xây dựng chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao, bản
thân tôi đã phải luôn sát sao theo dõi, kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện để từ đó
kịp thời điều chỉnh, bổ xung những nội dung còn thiếu hoặc chưa phù hợp để hoàn
thiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao một cách tốt nhất và hiệu quả
nhất.
b/ Triển khai việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao: 
 Sau khi mục tiêu và chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao đã được
cấp trên phê duyệt và cho đưa vào thực hiện, tôi đã lên kế hoạch triển khai và chỉ
đạo giáo viên thực hiện chương trình này.
 Trước tiên tôi đã họp với 100% các giáo viên để triển khai toàn bộ mục tiêu,
nội dung chương trình nâng cao để tất thảy giáo viên nắm bắt được yêu cầu và mục
tiêu giáo dục của Nhà trường nói chung và của các độ tuổi mà mình đang đứng lớp
nói riêng. Từ đó nâng cao ý thức của giáo viên, đòi hỏi giáo viên phải nghiêm túc
thực hiện chương trình một cách hiệu quả, sáng tạo. Sau đó các tổ chuyên môn,
khối, nhóm lớp sẽ về xây dựng kế hoạch và triển khai cụ thể.
- Chỉ đạo thực hiện tốt chương trình giáo dục mầm non mới và chương trình giáo
dục mầm non chất lượng cao sáng tạo, hiệu quả.
6
- Hướng dẫn, bồi dưỡng giáo viên xây dựng mục tiêu, nội dung giáo dục và tổ chức
đa dạng các hoạt động khám phá, trải nghiệm phù hợp với kinh nghiệm sống, khả
năng và hiểu biết của trẻ cũng như điều kiện cụ thể của nhà trường.
- Trao quyền và khuyến khích giáo viên linh hoạt và chủ động điều chỉnh, sửa đổi
kế hoạch giáo dục để đảm bảo chương trình thúc đẩy sự phát triển của trẻ về mọi
mặt. Với chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao không yêu cầu các giáo
viên phải thực hiện chương trình một cách dập khuôn, máy móc, mà đòi hỏi giáo
viên luôn luôn phải tìm tòi sáng tạo và tổ chức các hoạt động một cách linh hoạt, tạo
cơ hội cho trẻ phát triển tốt nhất và tự nhiên nhất, đặc biệt quan tâm cung cấp cho
trẻ các kỹ năng sống: giao tiếp, ứng xử, tự vệ, kỹ năng lao động, kỹ năng hoạt động
nhóm.
c/ Kiểm tra đánh giá công tác thực hiện chương trình giáo dục mầm non chất
lượng cao: 
- Trong quá trình giáo viên thực hiện, tôi luôn theo dõi sát sao, lên kế hoạch dự giờ,
kiểm tra, thanh tra đột xuất hoặc báo trước để đánh giá chất lượng giáo dục của từng
lớp, từng lứa tuổi, đồng thời cũng đánh giá chất lượng của giáo viên để từ đó xây
dựng kế hoạch bồi dưỡng kịp thời.
7
Họp triển khai chuơng trình GDMN chất luợng cao
8Dự giờ đột xuất giáo viên lớp MG bé
Dự hoạt động tạo hình lớp MG Lớn
- Ngoài các các hoạt động thanh tra kiểm tra đột xuất để kiểm tra đánh giá các hoạt
động, nhằm phát huy khả năng sư phạm và sự sáng tạo linh hoạt của giáo viên, tôi
còn tổ chức các hội thi : hội thi chào mừng 20/11, hội giảng mùa xuân, hội thi trang
trí môi trường lớp đẹp, hội thi làm đồ dùng tự tạo, hội thi thiết kế các bài giảng điện
tử..Qua đó phát hiện được những ưu điểm và nhược điểm của các giáo viên cũng
như đánh giá được sự sáng tạo của mỗi cá nhân, sự đoàn kết của tập thể để từ đó kịp
thời động viên khuyến khích giáo viên nhiệt tình tâm huyết với nghề đồng thời đưa
ra các biện pháp khắc phục những hạn chế, nhược điểm của các giáo viên, phấn đấu
xây dựng đội ngũ giáo viên “ vừa hồng, vừa chuyên” xứng đáng với sự tin tưởng
của phụ huynh học sinh.
9
Giáo viên tham gia hội giảng mùa xuân
10
Tổ chức kiến tập chuyên đề "Phát triển vận động cho trẻ MN" cấp Quận
Khen thuởng giáo viên- nhân viên đạt thành tích cao trong kì hội giảng
3.2 Biện pháp 2: Tham mưu với hiệu trưởng, tổ chức bồi dưỡng chuyên môn
nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên:
 Có một danh nhân đã từng nói “ nhà quản lý thành công luôn biết cách thúc
đẩy tinh thần làm việc của nhân viên, quan tâm và khuyến khích giúp đỡ nhân viên
của mình khi họ gặp khó khăn trong công việc ” - Câu nói đó cho ta thấy được
rằng, nhà quản lí muốn thành công thì phải có một đội ngũ nhân viên tốt, dày dạn
kinh nghiệm và không gặp khó khăn về công việc vì bất cứ lí do gì. 
 Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là với đơn vị đang phấn đấu xây dựng trường mầm
non chất lượng cao như chúng tôi thì chúng tôi phải làm gì để trở thành những nhà
quản lí giỏi và có những nhân viên thật sự tốt, từ đó đưa chất lượng của nhà trường
xứng tầm với chất lượng cao?
 Khi được lựa chọn xây dựng trường mầm non chất lượng cao, chúng tôi nhận
được sự quan tâm sát sao của các cấp lãnh đạo, đặc biệt là Ủy ban nhân dân quân
Long Biên và Phòng GD&ĐT quận Long Biên đã đầu tư cho chúng tôi không chỉ về
cơ sở vật chất mà còn đầu tư cả về chất lượng đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên.
Đội ngũ giáo viên của trường tôi đa phần là tách ra từ trường Mầm non Hoa Sữa-
trường MN đạt chuẩn quốc gia đầu tiên của quận Long Biên với bề dầy về kinh
nghiệm và phương pháp. Hiện nay đội ngũ cán bộ giáo viên của trường tôi gồm 18
đồng chí trong đó có 10 đồng chí đã đạt giáo viên dạy giỏi cấp Quận và cấp Thành
phố (61%), có nhiều giáo viên trẻ, năng động, nhiệt tình. Tuy nhiên trong quá trình
khảo sát, đánh giá, tôi nhận thấy một số giáo viên có trình độ chuyên môn và kinh
nghiệm tốt nhưng lại hạn chế về một số mặt: công nghệ thông tin, tiếng Anh.mà
điều này với chương trình giáo dục mầm non chất lượng cao đòi hỏi người giáo viên
phải nắm bắt được. Chính vì vậy mà ngay từ đầu năm, tôi đã mạnh dạn đề xuất tham
mưu với đồng chí hiệu trưởng tổ chức các lớp học bồi dưỡng nâng cao chuyên môn
nghiệp vụ cho giáo viên.
 Tháng 10/2013 Nhà trường đã mời thầy giáo: Tạ Đăng Chí – giảng viên trường
Trung cấp ESTIH về bồi dưỡng cho 100% giáo viên phương pháp thiết kế các bài
giảng điện tử , bài giảng E-Learning và thu thập xử lí tư liệu điện tử trong thời gian
20 buổi. Sau khóa học, giáo viên đã có thể thu thập và xử lí các tư liệu điện tử, thiết
kế các bài giảng điện tử phù hợp để phục vụ cho công tác giáo dục cũng như liên lạc
trao đổi với phụ huynh.
11
 Ngoài việc đào tạo nâng cao trình độ tin học cho giáo viên thì việc nâng cao
trình độ tiếng Anh, kỹ năng sử dụng tiếng Anh trong giao tiếp là việc vô cùng quan
trọng. Chính vì vậy trong tháng 11 và tháng 12, nhà trường đã phối hợp cùng công
ty Vietdutech bồi dưỡng tiếng Anh giao tiếp và cách thức sử dụng phần mềm
Eduplay cho 3 giáo viên. Đồng thời Nhà trường còn mời giáo viên trung tâm Tiếng
anh H&H về đào tạo bồi dưỡng cho 100% giáo viên, đặc biệt là bồi dưỡng tiếng
Anh giao tiếp. Bên cạnh đó, tôi còn tham mưu với đồng chí hiệu trưởng cử các giáo
viên tham gia tập huấn, hội thảo về các chuơng trình hội nhập giáo dục quốc tế.
12
Bồi duỡng trình độ tin học cho giáo viên
 Không chỉ quan tâm tới việc nâng cao trình độ tin học, trình độ tiếng Anh của
giáo viên, tôi cũng luôn quan tâm tới khả năng sự phạm và cách thức tổ chức của
giáo viên đặc biệt là các giáo viên trẻ để từ đó theo dõi đánh giá xem họ còn yếu,
hạn chế ở mặt nào nhằm tiếp tục tham mưu đề xuất với hiệu trưởng bổ sung kiến
thức, kỹ năng ở mặt đó: cử các giáo viên tham gia tập huấn kỹ năng múa, kĩ năng
đàn, kĩ năng làm đồ dùng đồ chơi, kiến tập các tiết dạy mẫu
13
Tham gia tập huấn chuơng trình hội thảo quốc tế
14
Bồi dưỡng kĩ năng múa cho giáo viên
Bồi dưỡng kĩ năng đàn cho giáo viên
Sau mỗi lần được bổ xung các kiến thức, kĩ năng còn yếu kém, giáo viên của chúng
tôi đã mạnh dạn tự tin hơn rất nhiều khi ứng dụng các phương pháp dạy học sáng
tạo, linh hoạt vào dạy trẻ, từ đó trẻ cũng có nhiều cơ hội hoạt động và trải nghiệm
hơn.
3.3- Biện pháp 3: Bổ sung và hoàn thiện cơ sở vật chất, thiết bị của trường lớp
đáp ứng nhu cầu chăm sóc và giáo dục trẻ có chất lượng
 Để thực sự trở thành một trường mầm non chất lượng: yếu tố cơ sở vật chất,
trang thiết bị phục vụ công tác CSGD trẻ là rất quan trọng.
Đây sẽ là điều kiện thuận lợi để nhà trường thực sự đáp ứng tiêu chuẩn về cơ sở vật
chất-một trong những tiêu chuẩn đánh giá trường mầm non có chất lượng.
Chính vì vậy mà ngoài việc nhà trường nhận được sự đầu tư khá lớn về cơ sở vật
chất từ các cấp lãnh đạo thì bản thân nhà trường phải hoàn thiện và bổ sung những
trang thiết bị thiết yếu để đầu tư trường mầm non chất lượng cao. Tuy được đầu tư
kĩ càng về cơ sở vật chất, các phòng học và các phòng chức năng có các phương
tiện hiện đại, song để nó phù hợp với lứa tuổi mầm non và với mục tiêu của nhà
trường thì lại cần phải có sự đầu tư chau chuốt của Nhà trường.
15
Tập huấn phuơng pháp viết sáng kiến kinh nghiệm cho CBGVNV
 Theo tiêu chí đánh giá trường mầm non chất lượng cao, việc xây dựng một
phòng thể chất cho trẻ hoạt động là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ được
trang bị một phòng thể chất với sàn gỗ và một số dụng cụ thể thao. Nhận thấy
những điều kiện này chưa đảm bảo cho trẻ hoạt động một cách hiệu quả, tôi mạnh
dạn đề xuất với đồng chí hiệu trưởng bổ xung các đồ dùng cho phòng thể chất : trải
thảm cỏ nhân tạo chống trơn, trượt, bổ sung nhiều dụng cụ thể thao: cầu gôn bóng
đá, bóng chuyền, xà đơn, xà kép, xe đạp, xe lắc, cầu treo.
 Sau khi bổ xung các dụng cụ đó, tôi đã xây dựng lịch hoạt động tại phòng thể
chất nhằm giúp cho 100% trẻ đều được tham gia tập luyện tại đây, tránh chồng chéo
lên các hoạt động khác.
 Đặc biệt, khi đưa phòng thể chất vào hoạt động, tôi nhận thấy trẻ vô cùng thích
thú khi tham gia tập luyện tại đây và kết quả tập luyện cũng cao hơn, đồng thời phụ
huynh học sinh cũng rất hài lòng với phòng thể chất của nhà trường.
 Ngoài việc đầu tư phòng thể chất để giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng bền, khỏe,
khéo thì việc rèn luyện kỹ năng lao động tự phục vụ hay kĩ năng lựa chọn sách, kĩ
năng sinh hoạt trong tập thể trên phòng thư viện là vô cùng cần thiết. Ngay từ đầu
năm, chúng tôi đã lựa chọn phòng chức năng có điều kiện thuận lợi nhất về ánh
sáng, vị trí để xây dựng trang trí phòng thư viện. Ngoài việc mua sắm những đồ
dùng cần thiết , chúng tôi đã huy động giáo viên tập trung trang trí những đồ dùng
đồ chơi tự tạo từ nguyên liệu sẵn có, hay cùng với học sinh làm những cuốn sách từ
chính sản phẩm của trẻ để tạo cho trẻ một không khí gần gũi, thân thiết khi lên đọc
sách tại phòng thư viện. Ngoài ra chúng tôi còn huy động và sưu tầm các đầu sách
16
Trẻ hoạt động tại phòng thể chất 
lạ từ chính sự đóng góp và ủng hộ của mỗi phụ huynh. Các đầu sách được sắp xếp
gọn gàng ngăn nắp, theo chủ đề chủ điểm để trẻ có thể dễ tìm và lựa chọn theo ý
thích.
17
Trẻ hoạt động tại phòng thư viện 
Trẻ hoạt động tại phòng Kidsmart
 Để tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm, khám phá và tiếp cận với các điều kiện
công nghệ hiện đại, chúng tôi cũng thiết kế và bổ sung nhiều phòng chức năng cho
trẻ hoạt động: phòng Kidsmart, phòng tạo hình, phòng âm nhạc, phòng khám phá,
phòng bé tập làm nội trợ.Từ đó tạo điều kiện và cơ hội tốt nhất giúp trẻ phát triển
các kỹ năng tư duy, chủ động, sáng tạo và hoạt động một cách hiệu quả.
18
Phòng học kĩ năng sống – tháp tài năng
3.4- Biện pháp 4: Nâng cao chất lượng giáo dục thông qua ngày hội ngày lễ,
thăm quan dã ngoại.
 Trong nội dung trọng tâm bổ sung chương trình nâng cao đòi hỏi trẻ phải có kĩ
năng giao tiếp ứng xử hợp lí, có khả năng thích ứng với môi trường , phát huy khả
năng nổi trội của trẻ. Điều này khiến tôi luôn trăn trở làm thế nào để giúp trẻ tiếp
thu và hình thành tốt những kĩ năng đó. Nếu chỉ hoạt động trên lớp thì trẻ có cơ hội
được giao tiếp ứng xử nhiều hay không, năng khiếu của trẻ thể hiện vào khi nào,
hay làm thế nào để trẻ phát triển sự sáng tạo của trẻ ? 
Chính vì vậy mà năm học này, ngoài việc xây dựng chương trình học nâng cao tại
các nhóm lớp thì tôi còn xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục thông qua
các hoạt động tổ chức ngày hội, ngày lễ. Thông qua các chương trình này, giúp trẻ
được thể hiện kinh nghiệm, năng khiếu và kiến thức, kĩ năng của bản thân với cô
giáo, bạn bè, giúp trẻ mạnh dạn tự tin và chủ động hơn trong mọi hoạt động.
19
Bé học đàn tại phòng âm nhạc
Kế hoạch nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc
 tổ chức các hoạt động ngày hội ngày lễ
Ngày
tháng
Nội dung
Tháng 9 - Tập trung hoàn thiện, xây dựng môi trường lớp, khung cảnh sư
phạm nhà trường với nhiều góc “ mở ”, chuẩn bị các nguyên liệu
phong phú cho trẻ hoạt động.
- Xây dựng kế hoạch hoạt động năm học, kế hoạch tháng, trao
đổi thông tin với phụ huynh để nắm bắt tình hình trẻ.
- Tổ chức các hoạt động cho trẻ tham gia :
* Ngày hội đến trường của bé:
 + Văn nghệ chào mừng năm học mới
 + Giao lưu với các bạn trường MN Hoa Sữa
* Chương trình “ Trăng rằm phá cỗ”
+ Thi bầy mâm ngũ quả
+ Văn nghệ chào mừng
+ Phá cỗ với chị Hằng và chú Cuội
+ Hội chợ quê
- Trưng bầy sản phẩm của trẻ sau chủ điểm.
Tháng 10 - Tổ chức hội thảo với phụ huynh về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng và giáo dục của nhà trường, khích lệ sự phối kết hợp giữa
gia đình và nhà trường tạo cho trẻ có cơ hội phát triển toàn diện.
* Hội thi “ Mẹ duyên dáng – con khỏe ngoan” chào mừng
ngày Phụ Nữ Việt Nam 20/10:
 + Văn nghệ chào mừng: các bài hát về mẹ
 + Thi tìm hiểu dinh dưỡng sức khỏe cho mẹ và bé
 + Thi tài năng của mẹ và bé ( mỗi lớp một cặp mẹ và bé )
- Tổ chức triển lãm sản phẩm của trẻ tại phòng sáng tạo. Yêu cầu
mỗi trẻ phải có ít nhất 1 sản phẩm trưng bày.
Tháng 11 - Tổ chức hội thi “Cô khéo léo – trẻ thông minh”, nhằm phát
huy khả năng sáng tạo của giáo viên và học sinh.
 + Tìm hiểu về ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và
tham gia một số hoạt động :
+ Làm bưu thiếp, gói hoa, nặn đồ chơitặng cô
+ Làm bánh gatô tặng cô
+ Giao lưu văn nghệ giữa cô và trẻ
- Tìm hiểu về công việc và ích lợi của các nghề trong xã hội, tổ
chức cho trẻ thăm quan làng gốm Bát Tràng và tham gia các hoạt
động: 
+ Bé tập làm thợ gốm ( nặn, tô, xẽ )
20
+ Giao lưu văn nghệ chủ đề “nghề nghiệp”
- Tổ nhân viên phối kết hợp cùng giáo viên dạy trẻ một số kỹ
năng làm bánh gato nhằm cung cấp cho trẻ một số kiến thức về
vệ sinh, kỹ năng hoạt động độc lập.
Tháng 12 - Tổ chức cho trẻ tìm hiểu về chú bộ đội thông qua một số hoạt
động
+ Thăm quan doanh trại bộ đội Trung đoàn 918 tại phường Sài
Đồng
+ Trò chuyện về công việc của các chú bộ đội không quân, lục
quân, hải quân
+ Tặng quà, hát và đọc thơ về chú bộ đội
Nhằm khích lệ sự tự tin và phát triển ngôn ngữ, kỹ năng giao tiếp,
cung cấp cho trẻ một số kiến thức xã hội và giáo dục lòng yêu
nước.
- Chương trình “ Noel yêu thương – Ngày hội nói tiếng Anh
cho bé”
+ Thi đua văn nghệ giữa các nhóm lớp
+ Kể chuyện, hát, đọc thơ, diễn kịch bằng tiếng Anh
+ Giao lưu với “ông già” Noel
+ Tiệc buffe và quà tặng
- Triển lãm các món quà dành tặng cho người thân trong ngày lễ
Noel do chính cô và trẻ, phụ huynh cùng làm.
Tháng 1 -
Tháng 2
- Tiếp tục duy trì tổ chức sinh nhật cho trẻ trong tháng, tạo không
khí vui tươi, phấn khởi khi đến lớp, tạo cho trẻ một môi trường
thân thiện và đầm ấm, mỗi lớp có trẻ sinh nhật sẽ có một món quà
do các cô tự tay làm để tặng trẻ.
- Tìm hiểu về ngày Tết cổ truyền của dân tộc thông qua các hoạt
động:
* Tết về khắp muôn nơi
 + Thi tìm hiểu về ngày Tết ở các nước trên thế giới ( Tết
Dương lịch )
 + Giao lưu đóng kịch và thi làm sản phẩm của các lớp về món
ăn ngày tết trên thế giới
 + Buffe món ăn ngộ nghĩnh.
* Chương trình: Ngày Tết quê em- Tết cổ truyền
 + Thi vẽ tranh “ Ngày Tết quê em”
 + Giao lưu các trò chơi dân gian ngày tết: : bịt mắt đánh trống,
ném còn, nhảy sạp, gánh lúa, xách nước
 + Làm câu đối, bưu thiếp, bao lì xì, gói bánh chưng
 + Các món ăn dân tộc đặc trưng của ngày Tết cổ truyền.
- Triển lãm đồ dùng sản phẩm của trẻ.
21
Tháng 3 - Cho trẻ tìm hiểu về ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 qua các hoạt động:
* Cô và mẹ thi tài – lien hoan bé khỏe khéo
+ Bé khéo tay, làm hoa tặng bà
+ Văn nghệ chào mừng ngày 8/3: các bài hát về bà và mẹ
+ Thi vẽ tranh: “ Em yêu quê hương Long Biên”
+ Liên hoan “Bé khỏe Bé ngoan”, các trò chơi phát triển vận
động - Giao lưu giữa các khối lớp.
+ Vào bếp cùng mẹ: phụ huynh và giáo viên các lớp thi chế
biến các món ăn tự chọn phù hợp với bé.
Nhằm cung cấp cho trẻ ý nghĩa của ngày 8/3, đồng thời khơi gợi
tình yêu thương của trẻ dành cho bà,mẹtạo cơ hội cho mẹ và bé
thể hiện sự phối hợp ăn ý qua cuộc thi “ Cô và mẹ thi tài ”
Tháng 4 - Tạo cơ hội cho trẻ được trải nghiệm và khám phá công việc của
bác nông dân thông qua chương trình “ Nhà nông đua tài”
+ Thăm quan nông trại Erahouse phường Giang Biên
+ Thu hoạch rau củ
+ Trồng cây kỷ niệm
+ Úp nơm bắt cá
+ Vắt sữa bò
+ Chăm sóc bò, dê, thỏ
- Triển lãm giới thiệu với phụ huynh kho tư liệu điện tử cảu nhà
trường ( bài giảng điện tử, trò chơi nâng cao)
- Tổ chức các hoạt động cho trẻ khám phá khoa học: tính chất của
nước, không khí.làm các thí nghiệm nhằm phát huy trí tò mò
và óc sáng tạo ở trẻ.
- Tiếp tục cho trẻ tham gia một số hoạt động bé tập làm nội trợ,
phát huy tính kiên trì và sự khéo léo của bản thân: tập gói nem,
phở cuốn, làm sữa chua hoa quả, vắt nước cam, pha nước chanh,
nặn bánh rán, bánh trôi.
- Tổ chức giao lưu giữa các khối lớp với nội dung: “ Long Biên
tươi đẹp”chào mừng kỉ niệm ngày 30/4 và 1/5
+ Vẽ tranh “ Hà Nội mến yêu”
+ Giao lưu văn nghệ, bé khoẻ, bé ngoan
+ Buffe các món ăn nổi tiếng của Hà Nội
Tháng 5&
Tháng 6
- Tổ chức hội thảo với phụ huynh, nhằm trao đổi, rút kinh nghiệm
trong quá trình tổ chức CSNDGD trẻ.
* Tổ chức các hoạt động thăm quan giúp trẻ tìm hiểu về lịch sử
đất nước, phát huy tinh thần yêu nước, yêu lao động thông qua
các hoạt động:
+ Thăm quan lăng Bác, Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc tử Giám.
+ Giao lưu văn nghệ với

Tài liệu đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_bien_phap_xay_dung_va_chi_dao_t.pdf