Chuyên đề Vận dụng các quy trình ba chiều để tiếp cận chủ đề bốn mùa cho học sinh Lớp 3

Chuyên đề Vận dụng các quy trình ba chiều để tiếp cận chủ đề bốn mùa cho học sinh Lớp 3

Kết quả thực trạng trên:

Giáo viên dạy mĩ thuật phải có nhiều thời gian đầu tư vào tiết học sao cho phù hợp với đối tượng hoc sinh. Nhưng những khó khăn trên không phải là trở ngại đối với HS bởi các em đến với môn Mĩ thuật là đến với sự đam mê và niềm vui Hạnh phúc chắc chắn các em sẽ vượt qua khó khăn này.

 GV cần được sắp xếp thời gian để các em được trải nghiệm làm ra sản phẩm và các em đánh giá sản phẩm của mình và chia sẻ cùng bạn các em say xưa với sản phẩm của mình làm ra. Với Phương pháp mới dạy tích hợp được rất nhiều môn đã kích thích được sự tương tác, tư duy sáng tạo của HS giúp phát triển nhận thức khả năng biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được thông qua nghệ thuật thị giác hình thành các kĩ năng sống, yêu thích cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt học tập hàng ngày. Các em học và trải nghiệm qua tác phẩm mĩ thuật của mình chia sẻ kinh nghiệm với bạn. biểu đạt được ý kiến, khơi dậy tư duy sáng tạo.

 Khi vận dụng phương pháp mới này người GV phải có tâm huyết với nghề để chuẩn bị chu đáo cho bài dạy một cách hợp lý.

 

doc 9 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 08/01/2025 Lượt xem 446Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Chuyên đề Vận dụng các quy trình ba chiều để tiếp cận chủ đề bốn mùa cho học sinh Lớp 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i và đáng yêu. Đồng thời Mĩ thuật giúp mọi người tự tạo ra cái đẹp theo ý thích của mình và thưởng ngoạn nó ngay trong sinh hoạt hàng ngày của mình là cho cuộc sống thêm hài hòa và Hạnh phúc.
Dạy Mĩ thuật không chỉ đơn thuần là dạy vẽ mà còn giúp học sinh nhận thức cái đẹp, giáo dục và tự giáo dục nhân cách về cái đẹp cho các em. Đặc biệt là học sinh Tiểu học thiết nghĩ không nên và đừng bao giờ coi Mĩ thuật không phải là môn học chính. Xưa nay các bậc phụ huynh không phải ai cũng hướng cho con em mình học môn lý thú, bổ ích này, mà thường chỉ quan tâm đến môn Toán, Tiếng việt nên không được đầu tư đồ dùng học tập đầy đủ, với phương pháp mới của Đan Mạch là sự kết hợp sáng tạo nó tích hợp được rất nhiều môn học như toán, văn, kể chuyện,Tự nhiên xã hội, Đạo đức, Thủ công, thể dục, âm nhạc,Học sinh được trải nghiệm trên mọi hình thức, chất liệu, chủ đề bài học được sáng tỏ qua nhiều góc nhìn.
Học Mĩ thuật theo định hướng phát triển năng lực vận dụng phương pháp mới của Dự án hỗ trợ GDTH do Vương Quốc Đan Mạch tài trợ. Đây là phương pháp dạy học phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, lấy học sinh làm trung tâm, Kích thích sự tương tác, tư duy sáng tạo và phát triển nhận thức. Từ đó các em có thể hình thành và phát triển Sáng tạo thẩm mĩ và biểu đạt bản thân qua suy nghĩ, tình cảm, mong muốn. Hiểu cảm nhận và phản ánh được hình ảnh của sản phẩm tác phẩm mĩ thuật (phân tích,đánh giá được sản phẩm/tác phẩm). Giao tiếp, trao đổi, tiếp nhận ý tưởng và ý nghĩa thông qua sản phẩm/tác phẩm mĩ thuật.
Để vận dụng tốt Phương pháp mới này tôi chọn chuyên đề “Vận dụng các quy trình 3 chiều để tiếp cận chủ đề Bốn mùa cho học sinh lớp 3” nhằm phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo của học sinh Tiểu học nói chung và Học sinh lớp 3 nói riêng trong cách làm bài của các em.
Dạy học theo phương pháp mới có những khó khăn nhất định đòi hỏi người giáo viên phải thực sự tìm tòi, chuẩn bị chu đáo, chủ động vận dụng linh hoạt vào từng bài học khác nhau, nhằm thu hút sự tham gia của tất cả các em học sinh.
B: Giải quyết vấn đề:
1.Mục tiêu của chủ điểm 6 của lớp 3
Giáo dục thẩm mĩ tạo điều kiện cho các em cảm nhận cái đẹp và vận dụng kiến thức kĩ năng Nghệ thuật vào học tập và sinh hoạt hàng ngày.
 Đánh giá theo thông tư 22. Đánh giá để động viên học sinh là chính, giúp Học sinh tự tin hơn trong cuộc sống, hứng thú và tiến bộ trong học tập.
Thông qua bài học Chủ điểm: Bốn mùa lớp 3 GV hướng dẫn HS đạt được
+ Nêu được đặc điểm nổi bật của 4 mùa trong năm( Xuân, Hạ, Thu, Đông).
 + Vẽ, cắt, xé dán Tạo hình được theo ý thích.
 + Giới thiệu, nhận xét và nêu cảm nhận được về sản phẩm của mình và của 
 bạn.
Cung cấp cho HS những hiểu biết ban đầu về cách làm và kĩ năng cần thiết để HS hoàn thành bài tập.
Phát huy trí tưởng tượng, tìm tòi, sáng tạo góp phần vào hình thành nhân cách con người lao động mới.
2.Phương pháp và hình thức tổ chức:
Phương pháp: Vận dụng qui trình vẽ cùng nhau, Tạo hình ba chiều tiếp cận với chủ đề 
a.Hướng dẫn trải nghiệm : Để bắt đầu quy trình dạy - học mĩ thuật này, giáo viên cho HS quan sát về hình ảnh theo chủ đề từ đó khơi dậy trong học sinh sự ngạc nhiên, tò mò, và có động lực để khám phá những đặc điểm trong chủ đề đã chọn như hình dáng, chất liệu, vị trí của các bộ phận, không gian xung quanh, chức năng . HS tìm thấy điểm tương đồng, sự khác biệt và nhận thức của các em về các nội dung trong chủ điểm .
 VD : trong chủ điểm “Bốn mùa ” GV cho HS quan sát 4 bức tranh về bốn mùa để học nhận thấy được những nét riêng biệt về màu sắc, không gian, cảnh vật .t rong từng mùa.
b. Hướng dẫn kỹ năng sáng tạo .
Từ quan sát trên HS sẽ thảo luận theo nhóm lựa chọn nội dung để sáng tạo .
VD: HS có thể lựa chọn một trong bốn mùa để sáng tạo 
c. Hướng dẫn HS kỹ năng tạo sản phẩm .
- GV hướng dẫn cho học sinh quy trình tạo dáng người 3D
- Từ các sản phẩm 3D đã tạo hình, nhóm trao đổi và xây dựng chủ đề hoặc một cốt truyện để biểu diễn. 
- Sắp xếp các sản phẩm trong không gian thành tác phẩm đa chiều. 
+Tập hợp các sản phẩm 3D đã hoàn thành của hoạt động học tập trước, tạo hình từ một loại chất liệu hoặc các chất liệu khác nhau: phế liệu, dây thép, đất nặn..., để hoàn thành tác phẩm mĩ thuật mới có chủ đề trong không gian đa chiều. 
+Có thể sử dụng vật thể khác (nhà, cây cỏ), tranh làm nền phía sau cho tác phẩm sắp đặt.
+Có thể tạo thành các nhân vật rối cử động được để biểu diễn. 
+Từ những bức tranh các nhóm xây dựng thành một chủ đề 
3.Thực trạng: 
*Thuận lợi: Được sự quan tâm của ngành Giáo dục, BGH nhà trường đã tạo điều kiện cho tôi dạy 2 tiết / lớp , Tổ chuyên môn, anh chị em trong toàn trường đã tạo điều kiện cơ sở vật chất cũng như về trang thiết bị dạy học. đặc biệt là sự nỗ lực của các em HS đã giúp đỡ cho tôi hoàn thành chuyên đề này.
*Khó khăn:
Thiếu phòng học bộ môn nên việc đồ dùng chuyển đi chuyển lại có khó
 khăn, sản phẩm của các em không được lưu ngân hàng và trưng bày.Nhận thức của các bậc phụ huynh chưa coi trọng môn học còn cho rằng đó là môn phụ, không cần học và không cần đầu tư đồ dùng học sinh . Nên rất khó khăn khi thực hiện bài dạy cũng như bài học.
Học sinh bước đầu thực hiện phương pháp học mới sẽ gặp lúng túng 
trong việc trao đổi nội dung để thống nhất chủ đề vẽ tranh, phác họa bố cục, các mảng chính trước khi vẽ chi tiết, nhất là cảm nhận của các em khi vẽ theo nhạc các em chưa biết cảm nhận khi xem và tư duy các em còn lúng túng khi diễn đạt hình ảnh 3 chiều...
*Kết quả thực trạng trên:
Giáo viên dạy mĩ thuật phải có nhiều thời gian đầu tư vào tiết học sao cho phù hợp với đối tượng hoc sinh. Nhưng những khó khăn trên không phải là trở ngại đối với HS bởi các em đến với môn Mĩ thuật là đến với sự đam mê và niềm vui Hạnh phúc chắc chắn các em sẽ vượt qua khó khăn này.
 GV cần được sắp xếp thời gian để các em được trải nghiệm làm ra sản phẩm và các em đánh giá sản phẩm của mình và chia sẻ cùng bạn các em say xưa với sản phẩm của mình làm ra. Với Phương pháp mới dạy tích hợp được rất nhiều môn đã kích thích được sự tương tác, tư duy sáng tạo của HS giúp phát triển nhận thức khả năng biểu đạt và giao tiếp thông qua hình ảnh, khám phá và hiểu được thông qua nghệ thuật thị giác hình thành các kĩ năng sống, yêu thích cái đẹp và biết vận dụng cái đẹp vào cuộc sống sinh hoạt học tập hàng ngày. Các em học và trải nghiệm qua tác phẩm mĩ thuật của mình chia sẻ kinh nghiệm với bạn. biểu đạt được ý kiến, khơi dậy tư duy sáng tạo.
 Khi vận dụng phương pháp mới này người GV phải có tâm huyết với nghề để chuẩn bị chu đáo cho bài dạy một cách hợp lý. 
Đánh giá sản phẩm GV cho các em được trình bày ý tưởng và suy nghĩ về tình cảm của các em thông qua sản phẩm của mình. Sau đó mới hướng dẫn thêm cho các em gợi mở cho các em qua sản phẩm của các em“ Nếu em làm như thế này,như thế kia chắc chắn sản phẩm của em sẽ còn đẹp hơn, có ý nghĩa hơn.” Tôi thấy các em vui và tự tin sang tạo hơn. Chúng ta không nên chê bai các em sẽ làm cho các em chán nản mất tự tin.
C: Bài dạy thực hành:
Chủ điểm 6: Bốn mùa
I. Mục tiêu:
- Nhận ra và nêu được đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm( Xuân, hạ, thu, đông.)
- Vẽ, cắt hoặc xé dán, tạo hình ba chiều về bốn mùa theo ý thích .
- Giới thiệu, nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn.
II. Phương pháp và hình thức tổ chức:
- Phương pháp: Vận dụng qui trình vẽ cùng nhau, tạo hình ba chiều tiếp cận chủ đề.
- Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, Nhóm .
III. Đồ dùng và phương tiện:
1/ GV chuẩn bị:
Sách học Mĩ thuật lớp 3
Một số tranh, ảnh về các mùa trong năm.
Bài minh họa của HS.
2/HS chuẩn bị:
Sách học Mĩ thuật lớp 3
Màu vẽ, giấy vẽ, giấy màu, dây thép,bìa, kéo hồ dán,
IV. Các hoạt động Dạy - Học chủ yếu:
Khởi động: TBVN điều hành
Tổ chức hát bài “Hoa lá mùa xuân" giới thiệu chủ đề
Giáo viên
Học sinh
1. HĐ1: Hướng dẫn Trải nghiệm:
GV Cho HS hoạt động nhóm.
- GV cho HS quan sát ảnh về 4 mùa (GV chuẩn bị)
TBHT: điều hành
+ Bức ảnh thứ nhất thể hiện mùa nào?
 Vì sao bạn biết?
 Thời tiết, cây cối và hoạt động của con người thì sao?
+ Bức ảnh thứ 2 thể hiện mùa nào?
 Thời tiết, cây cối và hoạt động của con người thì sao?
+ Bức ảnh thứ 3 thể hiện mùa nào?
 Thời tiết, cây cối và có hoạt động gì?
+ Bức ảnh thứ 4 thể hiện mùa nào?
 Thời tiết, cây cối và hoạt động của con người thì sao?
*GVKL: 
TBHT: Tiếp tục.
GV (Đưa tranh ra)
 Nội dung này thể hiện hoạt động về mùa nào?
Hình ảnh chính là gì?
Hình ảnh phụ là gì?
Hình ảnh chính được đặt ở đâu?
 Các hoạt động cho ta cảm xúc gì ?
*GVKL:

Học sinh quan sát 
Thảo luận
HS trao đổi cùng nhau.
 
2. HĐ2: Hướng dẫn kỹ năng sáng tạo: 
Các nhóm suy nghĩ để đưa ra ý tưởng của nhóm mình và cùng nhau thể hiện với chủ đề 4 mùa.
Nhóm em chọn nội dung thể hiện mùa nào?
Nhóm em thể hiện cách thức nào?( Vẽ nặn, xé dán,hay 3D.)
Chúng ta có nhiều cách thể hiện vẽ xé dán nặnhoặc làm từ các đồ vật tìm được,
 GV: HD 3D

Bước 1 chọn nội dung
Bước 2 tạo kho hình ảnh theo nội dung chủ đề
Bước 3 sắp xếp hình ảnh thành bức tranh theo chủ đề
Bước 4 vẽ thêm hoặc tạo cảnh cho sinh động.

3. HĐ3:Hướng dẫn thực hành tạo sản phẩm:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm theo nhóm.
- Yêu cầu HS chọn cho mình ý tưởng sau đó tạo hình và sắp xếp để tạo thành sản phẩm theo chủ đề.
Hoạt động chuyển tiếp.	
GV nhận xét tiết học.
HS vệ sinh lớp học
Dặn dò: Các em chưa xong về nhà hoàn thiện tiếp giờ sau trưg bày và giới thiệu sản phẩm.

HS: Thực hành theo nhóm.
HS hát kết thúc.
HS: Các nhóm vệ sinh sạch vị trí nhóm mình.
D: Kết thúc vấn đề:
Qua thực tế giảng dạy Phương pháp mới của Đan Mạch tôi thấy việc nắm vững phương pháp và cách tổ chức cơ bản sẽ xây dựng cho mình tổ chức dạy học một cách vững vàng giúp GV có định hướng đúng đắn phù hợp gây sự hứng thú cho HS tìm tòi khám phá một cách say mê góp phần giúp các em được phát triển toàn diện.
Hiểu được đặc điểm tâm lý của trẻ, hiểu được mức độ cảm nhận của Học sinh về thế giới xung quanh thông qua bài học.
Luôn luôn tôn trọng gần gũi các em, nhất là đối tượng các em khuyết tật.
Trong tiết học luôn tạo không khí vu

Tài liệu đính kèm:

  • docchuyen_de_van_dung_cac_quy_trinh_ba_chieu_de_tiep_can_chu_de.doc