Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với nội dung bài dạy, các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học sinh ôn tập lại và vận dụng một cách nhuần nhuyễn.
- Ví dụ: Trong bài “Sử dụng câu lệnh lặp”, các em đều phải sử dụng những câu lệnh đã được học ở những bài trước. Vậy thì phần kiểm tra bài cũ là rất quan trọng trong tiết học này.
2.5. Trong giờ thực hành giáo viên nên cho các em thi đua theo nhóm, sau đó các nhóm sẽ nhận xét bài của nhau để tạo được sự hào hứng và sáng tạo trong quá trình thực hành.
2.6. Giáo viên thường xuyên động viên các em chưa làm được, khen thưởng khích lệ các em có thành tích tốt, có tiến bộ trong học tập.
2.7. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách chính xác.
am đang ngày một hội nhập cùng thế giới. Mục tiêu của hệ thống giáo dụng nước ta hiện nay là giáo dục học sinh phát triển toàn diện cả về trí lực và thể lực đảm bảo chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đổi mới đất nước. Hiểu rõ tầm quan trọng của giáo dục hiện đại là đào tạo ra nhưng con người có thể bắt kịp xu thế hội nhập toàn cầu và môn tin học là một công cụ đắc lực cho quá trình đó. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã, đang và không ngừng nâng cao chất lượng dạy và học môn tin học thông qua việc đổi mới toàn diện. Cùng với việc môn tin học được đưa vào chương trình tiểu học, thì một sân chơi mới mẻ, hấp dẫn được phát triển – hội thi “Tin học trẻ” hứa hẹn là một hội thi lớn cho những ai yêu thích tin học, cũng là một thách thức cho các thí sinh. Chất lượng hội thi ngày càng cao thì chất lượng học sinh cũng càng ngày được nâng lên. Thí sinh phải có kiến thức, kĩ năng cơ bản về máy tính vừa phải có tư duy tốt. Trong phân phối chương trình tin học tiểu học thì phần mềm logo cũng được đưa vào chương trình giảng dạy và nó cũng được đưa vào hội thi “Tin học trẻ”. Phần mềm logo là một phần mềm khó đối với học sinh, nó đòi hỏi các em có tư duy thật tốt. Vậy làm sao để các em tiếp cận phần mềm logo một cách dễ dàng, gây được sự hứng thứ và phát huy tư duy của các em. Đây là một thách thức cho giáo viên. Vì vậy, tôi đã chọn “Một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo” làm chuyên đề thực hiện trong năm học này. PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ. 1. Thực trạng. * Thuận lợi. - Được sự quan tâm của ban giám hiệu nhà trường, đó là nguồn động viên để giáo viên phấn đấu tìm tòi, học hỏi nâng cao chất lượng giảng dạy. - Sự tạo điều kiện của giáo viên chủ nhiệm, các bạn bè đồng nghiệp. - Học sinh có tinh thần ham học hỏi, tính tích cực trong học tập. - Bản thân tôi có niềm đam mê công việc, luôn tìm tòi học hỏi để nâng cao trình độ của bản thân. * Khó khăn. Trong mỗi lớp học đều có học sinh chưa hứng thú với phần mềm logo do những nguyên nhân cơ bản sau: - Do các em không quen với cách viết câu lệnh. - Do các em tiếp thu kiến thức con chậm. - Do các em chưa học qua hình học, khái niệm hình học không gian, góc – cạnh – độ trong hình học không gian. 2. Giải pháp. Để tạo kết quả cao trong phân môn này, điều trước tiên muốn nói là làm sao cho các em hứng thú và yêu thích môn học, học cảm thấy thoải mái không có sự gò bó. Vì vậy, giáo viên tin học phải tìm ra phương pháp dạy học khơi sự hứng thú trong môn học, tạo cho các em có cảm giác thích thú với tin học. Sau đây tôi xin trình bày một số biện pháp giúp học sinh học tốt phần mềm logo: 2.1. Giáo viên có kế hoạch bài dạy, xây dựng ý tưởng, thiết kế bài dạy phù hợp. - Ví dụ: trong bài Thêm một số lệnh của logo, để lôi cuốn học sinh vào bài học giáo biên dùng một số câu hỏi để các em tập trung vào bài học, khơi dậy sự hứng thú cho các em: + Các em đã biết lệnh yêu cầu rùa đi thẳng. Vậy câu lệnh nào để yêu cầu rùa đi lùi? + Cô có thể yêu cầu rùa biến mất hay không? + Làm cách nào để rùa di chuyển mà không để lại đường đi? 2.2. Giáo viên phải biết kết hợp giờ dạy lý thuyết và thực hành sao cho phù hợp, không nên xem nhẹ giờ dạy lý thuyết, học lý thuyết tốt thì thực hành cũng sẽ tốt, cũng như khi học sinh thực hành tốt thì sẽ hiểu sâu hơn về lý thuyết. - Ví dụ: Trong bài Sử dụng câu lệnh lặp ở phần lý thuyết giáo viên giới thiệu cho các em cách viết câu lệnh lặp Repeat n[câu lệnh cần lặp] nhưng vì đây là câu mẫu chung khi áp dụng bài tập thì cần xác định câu lệnh cần lặp và chỉ sổ lần lặp (n). Vì vậy, giáo viên cho các em làm nhiều hình vẽ khác nhau để các em hiểu hơn về câu lệnh. + Yêu cầu rùa vẽ hình vuông cạnh 50 thì các lệnh được lặp lại là Fd 50 Rt 90, số lần lặp là 4 nên câu lệnh là Repeat 4 [Fd 50 Rt 90]. + Vẽ hình lục giác cạnh 100: các lệnh được lặp lại là Fd 100 Rt 60, số lần lặp là 6, câu lệnh vẽ hình lục giác là: Repeat 6[Fd 100 Rt 60]. 2.3. Giáo viên nên tậm dụng những phương tiện sẵn có của tin học để áp dụng vào bài giảng để học sinh quan sát và nhận biết, giúp cho buổi thực hành đạt hiệu quả cao hơn. 2.4. Hệ thống các bài tập, các bài thực hành phải phù hợp với nội dung bài dạy, các bài tập không quá dài, nâng dần từ mức đơn giản đến phức tạp. Ngoài ra giáo viên cũng phải kết hợp những bài học trước để học sinh ôn tập lại và vận dụng một cách nhuần nhuyễn. - Ví dụ: Trong bài “Sử dụng câu lệnh lặp”, các em đều phải sử dụng những câu lệnh đã được học ở những bài trước. Vậy thì phần kiểm tra bài cũ là rất quan trọng trong tiết học này. 2.5. Trong giờ thực hành giáo viên nên cho các em thi đua theo nhóm, sau đó các nhóm sẽ nhận xét bài của nhau để tạo được sự hào hứng và sáng tạo trong quá trình thực hành. 2.6. Giáo viên thường xuyên động viên các em chưa làm được, khen thưởng khích lệ các em có thành tích tốt, có tiến bộ trong học tập. 2.7. Giáo viên có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao kiến thức bản thân đáp ứng được yêu cầu đổi mới, cập nhật thông tin một cách chính xác. 3. Bài học kinh nghiệm. Dựa vào những kết quả của giảng dạy thực tế thu được tôi rút ra được một số kinh nghiệm như sau: + Giáo viên phải biết chọn phương pháp phù hợp cho từng bài học để các em tích cực tham gia vào các hoạt động học, tạo hứng thú trong mỗi tiết học. + Luôn khuyến khích, động viên học sinh. + Giáo viên rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy để có hướng điều chỉnh kịp thời. + Muốn có giờ học đạt hiệu quả cao, bản thân giáo viên nhận thức được phải có kế hoạch bồi dưỡng tin học cho bản thân bằng cách tìm tòi, tham khảo các tài liệu có liên quan và có thể trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp. Bên cạnh tìm hiểu kiến thức chuyên môn, giáo viên cũng phải trau dồi kiến thức văn hóa. 4. Vận dụng vào bài dạy cụ thể. Bài 2: THÊM MỘT SỐ LỆNH TRONG LOGO I. Mục tiêu: - Ôn lại một số lệnh đã học ở buổi trước: Home, CS, FD, RT. - Biết thêm 8 lệnh mới: BacK n, LefT k, PU (Pen Up), PD (Pen Down), HT (Hide Turtle), ST (Show Turtle), Clean, BYE. - Vận dụng các lệnh đã biết để vẽ được một số hình đơn giản. - Giáo dục cho học sinh tính kiên trì, ý thức tự học và ham muốn tìm tòi hiểu biết khám phá máy tính. II. Tài liệu và phương tiện làm việc: 1. Chuẩn bị của GV: - SGK, máy vi tính, máy chiếu (Projector). 2. Chuẩn bị của học sinh: - SGK, vở ghi, đồ dùng học tập. III. Nội dung và tiến trình tiết dạy: 1. Ổn định tổ chức lớp: - Lớp khởi động bằng bài hát: Em yêu trường em. 2. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Kiểm tra bài cũ: CH1. Đây là gì? 4 3 1 2 6 5 7 CH2. Kể tên các lênh đã được học? Gv nhận xét, chốt ý đúng. - 6-7 hs trả lời miệng: 1. Màn hình chính. 2. Rùa. 3. Đoạn đường do Rùa vạch ra. 4. Sân chơi của Rùa. 5. Cửa sổ lệnh. 6. Ngăn gõ lệnh. 7. Các lệnh đã viết. - các lệnh đã học gồm: Home, CS, FD n, RT k. 2. Bài mới: - Giới thiệu bài mới. Ở các tiết học trước chúng ta đã được làm quen với phần mềm Logo và một số lệnh đơn giản trong Logo. Hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu thêm một số lệnh mới trong logo qua bài học “Bài2. Thêm một số lệnh trong logo” 2.1. Một số lệnh đã biết. - Ở tiết trước chúng ta đã được học các lệnh Home, CS, FD, RT vậy các em hãy nhắc lại ý nghĩa của các lệnh này? -> GV nhận xét, chốt ý đúng. - Đây là các lệnh viết tắt, còn lệnh đầy đủ là: + CS viết đầy đủ là: ClearScreen + FD: Forward + RT: Right. - Chú ý: + Một số lệnh chỉ có phần chữ. Ví dụ: Home, CS. + Phần chữ trong lệnh không phân biệt chữ hoa chữ thường. Ví dụ: home, HOME, hOme hay hOmE. CS, Cs hay cS. + Một số lệnh có cả phần chữ và số, giữa phần chữ và phần số phải có dấu cách. + Có thể viết đầy đủ hoặc viết tắt lệnh. + Có thể viết nhiều lệnh trên một dòng, lệnh sau cách lệnh trước một dấu cách ?B1. Những dòng nào dưới đây là các câu lệnh được viết đúng? - hs thảo luận nhóm đôi. - FD 100 - Fd 100. - FD 100 RT 60 - LT100 - FD 100 FD 50 - FD 100RT 50 - CS FD 100 RT 60 - CS FD 100 RT 60... - CS, FD 100, RT 60. ?B2. Chỉnh sửa lại các dòng dưới đây để được các câu lệnh đúng. - Fd 100. - LT100 - FD 100RT 50 - CS FD 100 RT 60... - CS, FD 100, RT 60. 2.2. Thêm một số lệnh mới. - Y/c hs đọc SGK – 104. - Back n – BK n - LefT k – LT k - PenUp – PU - PenDown – PD - HideTurtle – HT - ShowTurtle – ST - Clear - Bye 3. Bài tập. T1. Sử dụng thêm lệnh LT 90 để quay trái 90 độ, em hãy viết các lệnh để rùa vẽ được hình như hình vẽ sau. -HS: Lắng nghe, ghi bài. - Home: Rùa về vị trí xuất phát(ở chính giữa sân chơi, đầu hướng lên trên). - CS: Rùa về vị trí xuất phát, xóa toàn bộ sân chơi. - FD n: Rùa tiến về phía trước n bước. - RT k: Rùa quay phải k độ. - Hs lắng nghe. - HS lắng nghe, ghi chép. - Ví dụ: lệnh FD 100, RT 90. - VD: Forward 100 hay FD 100, Right 90 hay RT 90 - Ví dụ: CS FD 100 RT 90 - Trả lời: - Đ - S - Đ - S - Đ - S - Đ - S - S - Hs làm cá nhân. -> Fd 100 -> LT 100 -> FD 100 RT 50 -> CS FD 100 RT 60 -> CS FD 100 RT 60 - HS đọc, trả lời. - Rùa lùi lại phía sau n bước. - Rùa quay trái k độ. - Rùa nhấc bút. - Rùa hạ bút. - Rùa ẩn mình - Rùa hiện mình - Xóa màn hình, rùa vẫn ở vị trí hiện tại. Thoát khỏi phần mềm logo - hs đọc yêu cầu làm theo nhóm 4 vào phiếu cá nhân. - hs nhận xét. - 1 hs lên gõ kiểm tra trên phần mềm. FD 100 RT 90 FD 100 RT 90 FD 50 RT 90 FD 50 LT 90 FD 50 RT 90 FD 50 4. Củng cố - Cho HS ôn tập lại kiến thức đã học bằng trò choi “Tom and Rerry” 5. Dặn dò - Về nhà học thuộc các lệnh đã học. - Làm trước bài tập T2, T3, T4, T5 chuẩn bị cho giờ sau thực hành. - hs trả lời cá nhân. - Hs lắng nghe. PHẦN III. KẾT LUẬN. Lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với xu hướng phát triển của thời đại mới là vấn đề cần thiết. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp dạy học, cả truyền thống lẫn hiện đại, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy – học. Vì vậy, giáo viên cần lựa chọn phương pháp phù hợp để học sinh lĩnh hội kiến thức một cách nhẹ nhàng, thoải mái, các em tự tau làm việc và lĩnh hội được kiến thức thì đó là phương pháp tối ưu nhất. Trên đây là phần trình bài những kinh nghiệm tron
Tài liệu đính kèm: