Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các câu chuyện về Bác Hồ

Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các câu chuyện về Bác Hồ

Trong thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm 1951 Bác viết: Ngày 1-5, ngày của những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh. Còn ngày 1-6 “là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình.”. Hình thức đấu tranh của các cháu nhi đồng mà Người đưa ra rất cụ thể, thiết thực. Đó là, các cháu cần phải “thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh”. Bác còn khuyên nhủ: “Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau” và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi “đó là tinh thần quốc tế”. Mà có tinh thần quốc tế thì thế giới sẽ không có áp bức, không có chiến tranh, không có xung đột mà chỉ có tình thân ái, giúp đỡ, giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc, hòa bình và dân chủ. Tình của Bác thật dạt dào, cao cả! Ý của Bác thì vô cùng sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa, thấy rộng của người đứng đầu đất nước. Những lời căn dặn, khuyên nhủ, dạy bảo của Bác đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thực tiễn sâu sắc.

doc 8 trang Người đăng Bằng Khánh Ngày đăng 21/03/2024 Lượt xem 513Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Tăng cường giáo dục đạo đức cho học sinh tiểu học thông qua các câu chuyện về Bác Hồ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã không 
Nhà nghèo lại phải làm công cày bừa
Sức còn yếu, tuổi còn thơ 
Mà đã khó nhọc cũng như người già 
Có khi lìa mẹ, lìa cha 
Để làm tôi tớ người ta bên ngoài".
Rõ là những lời nói từ trái tim đến với những trái tim, những lời nói cho thiếu nhi mà cũng cho tất cả mọi người.
Trong bức thư gửi trẻ em Việt Nam nhân ngày Tết Trung thu độc lập đầu tiên của đất nước, Bác đã bày tỏ tình cảm của mình đối với thiếu nhi bằng lời lẽ rất giản dị, thắm đượm tình thương yêu: “Các em vui cười hớn hở. Già Hồ cũng vui cười hớn hở với các em. Vậy đố các em biết vì sao? Bởi vì Già Hồ rất yêu mến các em”. Hay “Trung thu trăng sáng như gương/Bác Hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng” Bức thư đã thể hiện được sự quan tâm, thương yêu hết mực của người đứng đầu Đảng và Nhà nước ta đối với trẻ thơ - chủ nhân tương lai của đất nước.
Mỗi bài thơ, bức thư, câu nói của Bác, bên cạnh tình yêu thương bao la còn là những lời chỉ bảo, dặn dò từng li từng tí đối với thiếu nhi: “Các em phải ngoan, ở nhà phải vâng lời bố mẹ, đi học phải siêng năng...”. Người động viên, nhắc nhở thế hệ trẻ cố gắng vươn lên trong cuộc sống mới, cuộc sống của người dân một nước độc lập, tự do: “Thanh, thiếu nhi cần thực hành đời sống mới. Phải cương quyết, không sợ khó, không sợ khổ, phải siêng học, siêng làm”. Nhân dịp kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh tháng 5-1961, Bác gửi thư chúc các cháu thiếu nhi cả nước cùng 5 lời dạy của Người: 
“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào.
Học tập tốt, lao động tốt.
Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt.
Giữ gìn vệ sinh thật tốt.
Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. 
Lời dạy của Bác đối với thiếu nhi đã, đang và sẽ được các thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam khắc ghi, tiếp thụ và xem đó là kim chỉ nam cho sự phấn đấu.
Không chỉ gửi gắm tình cảm qua mỗi bức thư, bài thơ, lời căn dặn mà Bác còn khẳng định vai trò của thiếu nhi Việt Nam đối với sự nghiệp cách mạng nước nhà: 
“Người lớn cứu nước đã đành
Trẻ em cũng góp phần mình một tay
Tuổi nhỏ làm việc nhỏ
Tuỳ theo sức của mình”. 
Trong thư gửi nhi đồng toàn quốc nhân ngày Quốc tế thiếu nhi năm 1951 Bác viết: Ngày 1-5, ngày của những người lao động thế giới tỏ tình đoàn kết, đấu tranh. Còn ngày 1-6 “là ngày của các cháu nhi đồng trong thế giới tỏ tình đoàn kết và sức đấu tranh của mình...”. Hình thức đấu tranh của các cháu nhi đồng mà Người đưa ra rất cụ thể, thiết thực. Đó là, các cháu cần phải “thi đua học tập, thi đua tăng gia sản xuất; thi đua giúp đỡ các gia đình thương binh, tử sĩ. Thế là các cháu đấu tranh”. Bác còn khuyên nhủ: “Các cháu phải đoàn kết, thương yêu nhau” và là đoàn kết, thương yêu giữa nhi đồng trong nước với nhau, cũng như bạn bè thiếu nhi trên thế giới. Bác gọi “đó là tinh thần quốc tế”. Mà có tinh thần quốc tế thì thế giới sẽ không có áp bức, không có chiến tranh, không có xung đột mà chỉ có tình thân ái, giúp đỡ, giữ gìn và hưởng thụ hạnh phúc, hòa bình và dân chủ. Tình của Bác thật dạt dào, cao cả! Ý của Bác thì vô cùng sâu sắc, thể hiện tầm nhìn xa, thấy rộng của người đứng đầu đất nước. Những lời căn dặn, khuyên nhủ, dạy bảo của Bác đối với thiếu niên nhi đồng nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự nóng hổi và giá trị thực tiễn sâu sắc.
Bác là người đầu tiên coi thiếu nhi là người chủ tương lai của nước nhà nên cần phải sớm rèn luyện đạo đức cách mạng. Bác còn ân cần nhắc nhở thiếu nhi: Mai sau các cháu sẽ là người chủ của nước nhà. Cho nên ngay từ rày, các cháu cần phải rèn luyện đạo đức cách mạng để chuẩn bị trở nên người công dân tốt, người cán bộ tốt của nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh. Trong thư gửi học sinh nhân ngày khai trường tháng 9-1945, Bác viết: Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các cháu. Vì vậy, sinh thời Bác luôn luôn nhắc nhở mọi người phải quan tâm đến việc giáo dục thiếu niên nhi đồng và Người xác định trách nhiệm chăm sóc, giáo dục các em không phải của riêng ngành nào, tổ chức nào mà là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân. Bác khẳng định: Thiếu niên nhi đồng là người chủ tương lai của nước nhà. Chăm sóc và giáo dục tốt các cháu là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Công tác đó phải làm kiên trì, bền bỉ... Vì tương lai của con em ta, dân tộc ta, mọi người, mọi ngành phải có quyết tâm chăm sóc và giáo dục các cháu bé cho tốt. Tất cả các quốc gia, dân tộc trên thế giới muốn tồn tại và phát triển bền vững đều phải quan tâm, bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu niên nhi đồng. Xác định được vai trò quan trọng của lực lượng hậu bị, Bác Hồ thường nhắc nhở các cấp, các ngành, đoàn thể phải làm tốt công tác chăm sóc và giáo dục thiếu nhi.
Hết lòng thương yêu và ân cần dạy bảo thiếu niên, nhi đồng, Bác Hồ rất tin tưởng vào lực lượng này đối với tương lai đất nước. 
Trước lúc ra đi vào cõi vĩnh hằng, trong bản Di chúc của mình, Bác đã hai lần nhắc đến nhi đồng, Bác viết: “Cuối cùng, tôi để lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các cháu thiếu niên và nhi đồng” (Toàn văn Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Trẻ, năm 2007 tr. 57, 60)
Lòng yêu thương và những lời dạy của Người vẫn luôn đồng hành cùng thiếu niên, nhi đồng mọi thời đại. Lời dạy:
 “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ích trăm năm trồng người” 
của Bác Hồ đã, đang và sẽ tiếp tục được toàn Đảng, toàn dân ta học tập, làm theo với phương châm “trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”!
	Ngành giáo dục có được một vinh dự và trách nhiệm vẻ vang trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi – chủ nhân tương lai của đất nước. 
Trong nhà trường tiểu học, giáo dục đạo đức, lối sống là một công tác rất quan trọng nhằm đạt mục tiêu giáo dục tiểu học, đó là: “Hình thành cho học sinh những cơ sở ban đầu sự phát triển đúng đắn và lâu dài về tình cảm, trí tuệ và các kĩ năng cơ bản để học tiếp trung học hoặc đi vào cuộc sống lao động”.
Điều 23 - Luật giáo dục 2005 đã xác định: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân”
Triết gia người La Mã - Sê – nê – ca đã từng đúc kết: 
 “Trước tiên hãy học đạo đức, rồi đến học tri thức
Không có đạo đức không thể thành đạt trong cuộc sống”
Vâng! Quả đúng là như vậy. Từ xa xưa ông cha ta rất coi trọng về đạo đức, các quy định chuẩn mực. Bất cứ việc gì cũng có trên, có dưới, có tôn ti, trật tự. Trong giáo dục, đạo đức luôn được đặt lên hàng đầu: “Tiên học lễ hậu học văn". Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Dạy cũng như học phải chú trọng cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng, là cái gốc quan trọng, nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. 
 Ngày nay, theo đà phát triển đi lên của xã hội, đạo đức của học sinh cũng có những thay đổi. Theo nhận định chung thì đạo đức của thanh thiếu niên, học sinh ở một số nơi bị sa sút, “xuống cấp”. Chúng ta vẫn thấy ở đâu đó có tình trạng học sinh nói tục, chửi bậy, không vâng lời cha mẹ, thầy cô; đánh nhau, trốn học, tình trạng bạo lực học đường xảy ra ở nhiều nơi ; học sinh thiếu những kĩ năng sống cơ bản; tư tưởng lệch lạc, sống không có lý tưởng. Đạo đức, lối sống, tư tưởng của học sinh bị sa sút, đi xuống có nhiều lý do như mặt trái của cơ chế thị trường làm cho mọi người trong xã hội bận rộn nhiều với công việc, với những toan tính để làm ăn kinh tế, chưa quan tâm, gần gũi, giáo dục trẻ, chưa phối hợp tốt với nhà trường trong việc định hướng và hình thành nhân cách cho trẻ. Mặt khác, có lẽ do chúng ta chưa tìm ra những giải pháp tốt có hiệu quả trong việc giáo dục chuẩn mực đạo đức cho học sinh khi xã hội ngày càng phát triển và thay đổi như hiện nay. Do đó một nhiệm vụ hết sức quan trọng đặt ra cho nhà trường, đó là: song song với việc giáo dục Trí dục phải nghiên cứu, tìm hiểu thực tế để tìm ra những giải pháp tốt nhất, những kinh nghiệm giáo dục có hiệu quả nhất để cùng nhau giáo dục lớp trẻ có nhân cách, đạo đức trong sáng, trở thành những người tốt, có ích cho xã hội.
Giáo dục đạo đức có vai trò quan trọng như vậy, nhưng thực tế việc giáo dục đạo đức học sinh ở nhà trường lại đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức:
+ Hội nhập kinh tế khiến cho con người ngày càng trở nên năng động và nhạy bén. Nhưng ngoài mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề suy thoái về đạo đức trong một bộ phận không ít người, nhất là giới trẻ, học sinh như: Bản sắc văn hóa dân tộc bị đe dọa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa vào nước ta những sản phẩm đồi trụy, phản nhân văn, reo rắc lối sống tự do tư sản, làm xói mòn những giá trị đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc. Hiện nay một số bộ phận trẻ có dấu hiệu sa sút về đạo đức, số học sinh vi phạm đạo đức có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động, một bộ phận giới trẻ nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, kém ý thức trong quan hệ cộng đồng, thiếu niềm tin trong cuộc sống, ý chí kém phát triển, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu.
+ Một số tụ điểm vui chơi, đặc biệt là các quán điện tử ngay cạnh trường học hoạt động tự do, lôi kéo nhiều học sinh vào việc thích chơi, bị ảnh hưởng xấu từ các trò chơi.
Ở gia đình và xã hội có rất nhiều điều trái ngược với các nội dung đạo đức được dạy học trong nhà trường. Đó là các ý thức như: giữ gìn vệ sinh chung nơi công cộng, chấp hành luật lệ giao thông, giúp đỡ người già neo đơn, giúp người có hoàn cảnh khó khăn, gặp hoạn nạn, nói lời hay, lịch sự, v.v. không được cha mẹ, anh chị, những người xung quanh làm đúng với những điều mà nhà trường, thầy cô chỉ dạy khiến các em mất niềm tin.
Chúng ta biết rằng việc xuống cấp trong đạo đức, lối sống của học sinh hiện nay, đang trở thành nỗi trăn trở, băn khoăn trong nền giáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. 
Vậy làm thế nào để giáo dục đạo đức học sinh đạt hiệu quả như mong đợi, làm sao để mỗi thầy cô luôn là một tấm gương sáng về nhân cách cho các em noi theo?. Để làm được điều đó thì: “  Giáo viên phải chú ý cả tài, cả đức, tài là văn hóa chuyên môn, đức là chính trị. Muốn cho học sinh có đức thì giáo viên phải có đứcCho nên thầy giáo, cô giáo phải gương mẫu, nhất là đối với trẻ con”. ( trích các lời dạy của Bác về rèn luyện đạo đức cách mạng, đạo đức công dân). 
Vì thế, tất cả các CB-GV-CNV cần chung tay góp sức thực hiện, việc giáo dục đạo đức cho học sinh không còn là việc của riêng nhà trường nữa mà phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Có như vậy chúng ta mới làm tốt công tác giáo dục và thực hiện tốt đường lối “Xã hội hóa giáo dục” của Đảng và Nhà Nước đề ra. Một ngày có 24 giờ nhưng học sinh chỉ ở trường chỉ khoảng từ 6 giờ đến 8 giờ. Thứ bảy, chủ nhật học sinh đều ở nhà. Chưa kể hai tháng hè. Do đó ta thấy thời gian học sinh sống, tiếp xúc cùng các thành viên trong gia đình, với xã hội nhiều hơn là với thầy cô giáo. Việc hình thành nhân cách học sinh cũng phụ thuộc phần lớn từ phía gia đình và xã hội. Chính vì vậy, giáo viên cần phải thường xuyên liên hệ với PHHS bằng sổ liên lạc, bằng thư mời hoặc qua điện thoại để thông báo tình hình học sinh có những biểu hiện chưa tốt cho phụ huynh nắm được. Từ đó phối kết hợp với phụ huynh để tìm ra biện pháp giáo dục tốt nhất. Bên cạnh đó, việc phối kết hợp các tổ chức bên ngoài nhà trường để giáo dục đạo đức học sinh là việc làm cũng rất quan trọng vì môi trường sống xung quanh của học sinh tốt thì học sinh mới trở thành người tốt được.
Mục tiêu giáo dục của môn Đạo đức trong trường tiểu học là cung cấp cho học sinh những kiến thức đơn giản, phù hợp với lứa tuổi về chuẩn mực hành vi và cách thức thực hiện các chuẩn mực hành vi đạo đức đó, trong các mối quan hệ với bản thân, gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường tự nhiên – xã hội. Bước đầu hình thành các kĩ năng xử lý một số tình huống đơn giản thường gặp trong cuộc sống liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức. Bước đầu hình thành thái độ tích cực xúc cảm tốt trước những hành vi đạo đức đúng, bước đầu hình thành thái độ tự trọng, tự tin vào khả năng của bản thân, có trách nhiệm với hành động của mình; yêu thương, tôn trọng con người; mong muốn đem lại niềm vui, hạnh phúc cho mọi người; yêu cái thiện, cái đúng, cái tốt; không đồng tình với cái ác, cái sai, cái xấu.
Trong chương trình giáo dục môn Đạo đức ở Tiểu học hiện nay, mỗi lớp có 14 bài đạo đức được dạy trong 28 tiết (mỗi bài dạy trong 2 tiết), 3 tiết dành cho địa phương và 4 tiết thực hành kĩ năng ở thời điểm GHKI, cuối HKI, GHKII và cuối năm. Dạy học các bài Đạo đức có thể được tiến hành với các phương pháp khác nhau và linh hoạt, có thể bắt đầu bằng việc kể chuyện cho học sinh nghe, cho học sinh phân tích truyện; quan sát tranh, ảnh,; xem băng hình, tiểu phẩm; chơi trò chơi và thảo luận nhóm phân tích hành vi, việc làm của các nhân vật trong đó
 Sử dụng các câu chuyện về Bác Hồ để giáo dục, hình thành các chuẩn mực hành vi đạo đức cho học sinh là một cách làm nhẹ nhàng mà hiệu quả. Bởi vì, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người có phong cách sống, phong cách quản lý, phong cách đối xử giao tiếp đầy chất nhân văn, nhân ái, nhân đạo. Người kết hợp sâu sắc cái chân, cái thiện, cái mỹ trong hành vi cử chỉ của mình. Tầm tư tưởng của Người thì vĩ đại, song đời sống của Người thì vô cùng giản dị, trí tuệ của Người thì uyên bác, song sự đối xử lại khiêm tốn tự nhiên. Phong cách sống của Người là sự kết hợp phương châm sống mà Nho gia chân chính đề ra : Cung, Khoan, Tín, Mẫn, Huệ...(Cung kính, Khoan dung, Trung tín, Cần mẫn, Huệ ái) với phương châm sống mà Lênin - lãnh tụ giai cấp vô sản từng nhấn mạnh: "Khoan dung hơn, chân thực hơn, lễ độ hơn, quan tâm hơn đến các đồng chí của mình, tính khí ít thất thường hơn" trên cơ sở phát huy gìn giữ lẽ sống của dân tộc: sống có tình có nghĩa, ưa chuộng sự điều độ, ghét sự thái quá.
	Đồng chí Phạm Văn Đồng khái quát về Người: "Đối với mỗi gia đình Việt Nam, Bác Hồ là một người thân thiết trong gia đình như cha với con. Đối với mỗi con người Việt Nam Bác là lương tâm tuyệt vời trong sáng, luôn luôn thấu hiểu từ bên trong mọi ý nghĩ và nguyện vọng của mình". (Phạm Văn Đồng, Chủ tịch Hồ Chí Minh - tinh hoa và khí phách, báo Nhân dân, Hà Nội, 19-3-1970)
Những câu chuyện về Bác Hồ là những bài học đạo đức bổ ích, dễ học, dễ làm theo. Với những tình cảm đặc biệt của thiếu nhi, học sinh dành cho Bác Hồ kính yêu, chắc chắn những câu chuyện về Bác mà trong đó chứa đựng tư tưởng, đạo đức của Bác sẽ là những bài học đạo đức đầy giá trị, góp phần hình thành những chuẩn mực, hành vi đạo đức đúng đắn cho các em học sinh phổ thông nói chung, bậc tiểu học nói riêng. Nguồn tài liệu, những câu chuyện kể về Bác Hồ thì rất phong phú, dễ tìm dễ kiếm. Chúng ta dễ dàng tìm gặp những câu chuyện kể về Bác Hồ trong các nhà sách, trong các thư viện nhà trường hay trên mạng Internet.
Toàn Đảng, toàn dân ta đã tổ chức các đợt học tập tư tưởng, đạo đức, phong cách của Hồ Chí Minh để quán triệt, vận dụng và phát triển sáng tạo tư tưởng của Người trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ năm học 2009-2010, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tổ chức biên soạn tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” vào giảng dạy trong hệ thống giáo dục quốc dân (Công văn số 1067/BGDĐT-CTHSSV ngày 19/02/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo).
Thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương (Bộ phận chuyên trách 03), Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biên soạn bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 trong các trường phổ thông theo hướng tích hợp trong môn Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, ĐộiĐây là một nguồn tài liệu hữu ích, bổ sung làm phong phú thêm những bài học, giáo dục về đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ.
Thực hiện Công văn 4634/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo; văn bản số 4188/GDĐT-VP ngày 05/12/2016 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về việc sử dụng tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” trong nhà trường, từ năm học 2016-2017, bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” được đưa vào sử dụng trong các trường phổ thông, chúng ta có thể lồng ghép giảng dạy về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức ở Tiểu học, môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội.
Thực hiện Công văn 3917/GDĐT-CTTT ngày 18/10/2017 của Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh về triển khai bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” từ lớp 2 đến lớp 12 từ năm học 2017-2018,
Từng trường tiểu học thực hiện các nội dung công việc sau:
1. Trang bị và bổ sung bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” tại phòng thư viện, đặt ở vị trí thuận lợi để giáo viên và học sinh kham khảo, học tập. 
2. Thông tin bộ tài liệu rộng rãi đến cha mẹ học sinh để trang bị cho con em trong việc học tập.
3. Tổ chức giảng dạy tích hợp nội dung bộ tài liệu trong môn học Đạo đức, Giáo dục công dân, các môn học có liên quan và tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội. 
Bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” có thể lồng ghép giảng dạy về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh trong môn Đạo đức ở Tiểu học, môn học có liên quan và trong các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, hoạt động Đoàn, Đội cụ thể như sau :
Hướng dẫn tích hợp giảng dạy bộ tài liệu “Bác Hồ và những bài học về đạo đức, lối sống dành cho học sinh” 
theo công văn số 4643/BGDĐT-CTHSSV ngày 21/9/2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Tháng
9 ® bài 1
10 ® bài 2
11® bài 3
12 ® bài 4
1 ® bài 5
2 ® bài 6
3 ® bài 7
4 ® bài 8
5 ® bài 9
Lớp 2

Bài 1, “Bác kiểm tra nội vụ” phục vụ chủ đề Gọn gàng, ngăn nắp môn Đạo đức lớp 2

Bài 2, “Luôn giữ thói quen đúng giờ” ôn lại chủ đề Đi học đều và đúng giờ môn Đạo đức 1

Bài 3, “Bác nhường chiếc lò sưởi” phục vụ chủ đề Quan tâm giúp đỡ bạn môn Đạo đức 2

Bài 4, “Cây bụt mọc” phục vụ chủ đề Bảo vệ hoa và cây môn Đạo đức 1.

Bài 5, “Bác tặng quà cho người cao tuổi” phục vụ chủ đề mừng Đảng, mừng Xuân môn HĐGDNGLL 

Bài 6, “Tình nghĩa với người cha” ôn lại chủ đề Gia đình em môn Đạo đức 1

Bài 7, “Bác quý trọng con người” phục vụ chủ đề lớn Quan hệ với cộng đồng môn Đạo đức 2 

Bài 8, “Bài học từ hòn đá giữa đường” phục vụ chủ đề lớn Quan hệ với cộng đồng môn Đạo đức 2

Bài 9, “Con ngựa biết nghe lời”, phục vụ chủ đề Bảo vệ loài vật có ích môn Đạo đức 2
Lớp 3

Bài 1, “Chiếc vòng bạc” phục vụ chủ đề Giữ lời hứa môn Đạo đức 3
Bài 2, “Bát chè sẻ đôi” phục vụ chủ đề Chia sẻ cùng bạn môn Đạo đức 3

Bài 3, “Chú ngã có đau không?” phục vụ chủ đề Quan tâm giúp đỡ người khác môn Đạo đức 3

Bài 4, “Bác Hồ là thế đấy” phục vụ chủ đề Tôn trọng tài sản người khác môn Đạo đức 3

Bài 5, “Hồ Chí Minh với thiếu nhi Đức” phục vụ chủ đề Đoàn kết với thiếu nhi quốc tế môn Đạo đức 3

Bài 6, “Tấm lòng của Bác với thương binh liệt sĩ” phục vụ chủ đề Biết ơn thương binh, liệt sĩ môn Đạo đức 3

Bài 7, “Tấm lòng của Bác” phục vụ chủ đề Thương binh, liệt sĩ môn Đạo đức 3

Bài 8, nói về sự giản dị, hoà đồng của Bác, phục vụ chủ đề Bác Hồ kính yêu môn HĐGDNGLL 

Bài 9, “Các dân tộc phải đoàn kết” phục vụ chủ đề Bác Hồ kính yêu môn HĐGDNGLL 
Lớp 4

Bài 1, “Có trung thực, thật thà mới vui” phục vụ chủ đề Trung thực trong học tập môn Đạo đức 4

Bài 2, “Việc chi tiêu của Bác Hồ” phục vụ chủ đề Tiết kiệm tiền của môn Đạo đức 4

Bài 3, “Đủ dùng thì thôi” phục vụ chủ đề Tiết kiệm tiền của môn Đạo đức 4

Bài 4, “Thời gian quý báu lắm” phục vụ chủ đề Tiết kiệm thời giờ môn Đạo đức 4

Tài liệu đính kèm:

  • docsang_kien_kinh_nghiem_tang_cuong_giao_duc_dao_duc_cho_hoc_si.doc