Phân môn luyện từ và câu ở lớp 4 được dạy trong 62 tiết; 1tuần : 2 tiết; HKI: 32 tiết; HKII 30 tiết.
Bao gồm các nội dung sau:
a. Mở rộng hệ thống hoá vốn từ: (19 tiết)
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống hoá theo trường nghĩa tương đương các chủ điểm.
+ HK I: 9 tiết
Nhân hậu – Đoàn kết (tuần 2, 3)
Trung thực – Tự trọng (tuần 5, 6)
Ước mơ (tuần 9)
Ýchí – Nghị lực (tuần 12, 13)
Đồ chơi – Trò chơi (tuần 15; 16)
+ HK II: 10 tiết
Tài năng (tuần 19)
Sức khoẻ (tuần 20)
Cái đẹp (tuần22, 23)
Dũng cảm (tuần 25, 26)
Du lịch – Thám hiểm (tuần 29, 30)
Lạc quan – Yêu đời (tuần 33, 34)
- Các từ ngữ được mở rộng và hệ thống thông qua các bài tập: tìm từ ngữ theo chủ điểm; tìm hiểu nắm nghĩa của từ; phân loại từ ngữ; tìm hiểu nghĩa của thành ngữ, tục ngữ theo chủ điểm; luyện sử dụng từ ngữ.
b. Tiếng, cấu tạo từ: (5 tiết)
- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo của tiếng, cấu tạo của từ:
+ Cấu tạo của tiếng (tuần 1: 2 tiết)
+ Từ đơn và từ phức (tuần 3: 1 tiết)
+ Từ ghép và từ láy (tuần 4: 2 tiết)
- Các dạng bài tập bao gồm: nhận diện và phân tích cấu tạo của tiếng, từ; phân loại từ theo cấu tạo; tìm từ theo kiểu cấu tạo; luyện sử dụng từ.
c. Từ loại: 9 tiết
- Cung cấp một số kiến thức sơ giản về cấu tạo từ loại của Tiếng Việt .
+ Danh từ (tuần 5, 6, 7, 8: 5 tiết gồm cả cách viết danh từ riêng)
+ Động từ (tuần 9 và 11: 2 tiết)
+ Tính từ (tuần 11 và 12: 2 tiết)
- Các dạng bài tập gồm có: nhận diện từ theo loại; luyện viết danh từ riêng; tìm và phân loại từ theo từ loại; luyện sử dụng từ.
ọc bớt nặng nề và đảm bảo hiệu quả dạy học thiết thực đối với những lớp học có nhiều đối tượng và có nhiều học sinh yếu. II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỤ THỂ: Nội dung về câu trong chương trình phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4 chiếm một thời lượng khá lớn 26/62 tiết (chiếm ~ 42%). Từ đó cho thấy nội dung này có vị trí, vai trò quan trọng với HS lớp 4. Trong quá trình giảng dạy, GV thường gặp phải những vấn đề cụ thể như sau: 1. Thực trạng giảng dạy phân môn Luyện từ và câu ở khối lớp 4: a. Thuận lợi: - Giáo viên: Đội ngũ giáo viên có năng lực sư phạm, nhà trường trang bị đầy đủ SGK, sách hướng dẫn và được học về sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại.. Phân môn luyện từ và câu của lớp 4 nhìn chung ngắn gọn, cụ thể chỉ rõ 2 dạng bài: bài lý thuyết và bài tập thực hành với định hướng rõ ràng. - Học sinh đã quen với cách học từ lớp 1,2,3 nên các em đã biết cách lĩnh hội và luyện tập thực hành dưới sự hướng dẫn của giáo viên. b. Khó khăn: - Do lớp học 2 buổi/ngày nên việc thăm lớp dự giờ học hỏi chuyên môn của GV còn hạn chế. - Nhiều GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong thực tế giảng dạy nên việc phân chia thời lượng lên lớp, phân chia hoạt động của cô - của trò có lúc thiếu nhịp nhàng. - Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học còn cứng nhắc nên không gây được hứng thú cho HS. - Việc sử dụng những đồ dùng dạy học mới, phương pháp, hình thức mới chưa thường xuyên cũng làm cho giờ học kém hấp dẫn với HS. - Học sinh: có một số học sinh chưa nắm chắc kiến thức đã học dẫn đến việc học theo kiến thức mới còn gặp nhiều khó khăn. 2. Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 4: a. Lập kế hoạch bài học: Việc lập kế hoạch bài học tức là tạo ra cho mình một cẩm nang cho việc dạy học. Vì vậy, việc lập kế hoạch bài học của giáo viên phải logic, tích hợp đầy đủ các nội dung dạy học ở trong đó, phải có đầy đủ mục đích, yêu cầu cũng như quy trình một bài dạy sao cho phù hợp, có hoạt động người dạy, người học. Khi lập kế hoạch bài học, giáo viên phải đặt ra những tình huống trong giờ dạy ngoài dự kiến của mình để có thể kịp thời xử lý, đồng thời tạo cho giờ học sinh động, hấp dẫn. b. Chuẩn bị tài liệu, đồ dùng dạy học: Việc dạy học theo phương pháp mới hiện nay đòi hỏi giáo viên phải năng động, sáng tạo tìm tòi học hỏi để làm tăng hiệu quả giờ dạy đồng thời nâng cao chất lượng học tập của học sinh. Vì vậy, việc chuẩn bị đồ dùng dạy học cho mỗi bài dạy là khâu quan trọng, mỗi bài yêu cầu mỗi loại đồ dùng riêng như: Phiếu học tập, bảng phụ, hình ảnh trực quan, máy chiếu,Đồ dùng dạy học sẽ đóng góp phần lớn cho hiệu quả cũng như thành công của tiết dạy. Người giáo viên phải là người giúp học sinh biết cách lựa chọn và sử dụng các tài liệu, đồ dùng học tập như thế nào cho phù hợp. Tài liệu nào các em có thể sử dụng khi học ở trên lớp, khi học ở nhà, nguồn tài liệu nào phù hợp với các em hay khi nào thì có thể sử dụng sách giáo khoa, vở bài tập, sách tham khảo. Không chỉ sử dụng các thông tin có trong sách mà các em còn có thể tự tìm tòi, tự làm lấy để trở thành đồ dùng học tập hữu ích. Từ đó học sinh sẽ chủ động hơn khi sử dụng các loại tài liệu mà không còn phụ thuộc hay lệ thuộc vào sách tham khảo. Làm được điều này cũng đồng nghĩa với việc học sinh sử dụng các loại sách tham khảo, có sẵn đáp án chỉ là một tài liệu giúp các em dùng để so sánh với kết quả bài làm của mình. Ví dụ: Khi dạy bài Câu kể Ai làm gì? với yêu cầu bài tập 1 phần luyện tập, cần chuẩn bị một số hình ảnh minh họa để học sinh hiểu thế nào là đồi cọ, móm lá cọ, vì những hình ảnh đó, vật đó ở địa phương không có. c. Tổ chức thực hiện: - Sau mỗi tiết học, giáo viên cần dành chút ít thời gian để hướng dẫn cho các em xem trước bài học sắp tới và những phần cần chuẩn bị, có như vậy khi học bài mới các em đã được làm quen, xem qua những kiến thức mình sắp học đồng thời cũng bổ sung những kiến thức đã học liên quan đến bài mới. Có thể có nhiều hình thức tổ chức khác nhau để thực hiện bài tập như: làm việc cá nhân; làm việc theo cặp, theo nhóm; làm việc theo lớp. - Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả làm việc bằng nhiều hình thức khác nhau và phải luân phiên nó bằng phiếu bài tập, có khi là phiếu học tập, có khi là bằng bảng giấy hay bảng lớp, có khi trình bày bằng miệng. Ngoài ra, còn có thể cho thi đua giữa các nhóm. - Trao đổi với học sinh sửa đổi cho học sinh hoặc tổ chức cho các em góp ý đánh giá cho nhau trong quá trình làm bài. - Sơ kết tổng kết ý kiến, ghi bảng nếu cần thiết. Một số biện pháp cụ thể khi tổ chức thực hiện như sau: Biện pháp thứ nhất: Phát huy ý thức học tập của học sinh từ đó bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh qua các bài học. Cũng như các phân môn khác của Tiếng Việt, một trong những nhiệm vụ của phân môn Luyện từ và câu là bồi dưỡng ý thức và thói quen sử dụng tiếng Việt văn hoá. Để thực hiện nhiệm vụ đó giáo viên cần bồi dưỡng hứng thú học tập cho học sinh, học sinh cần có ý thức học tập đúng đắn. Vì vậy, trước hết là cách làm cho học sinh ý thức được ích lợi của việc học để tạo động cơ học tập. Cho nên ở mỗi tiết dạy người giáo viên đều cần hướng đến việc hình thành và duy trì hứng thú cho học sinh. Dạy Luyện từ và câu chính là dạy cho các em kiến thức về từ ngữ và ngữ pháp nhưng giáo viên cần đưa ra một số thủ pháp dạy học, hình thức dạy học phù hợp với sở thích của các em, đó chính là các trò thi đố, các trò chơi để gây hứng thú cho học sinh trong giờ học, giảm bớt sự căng thẳng, nhàm chán. Bên cạnh đó người giáo viên cần thiết lập được mối quan hệ hợp tác tích cực và tốt đẹp giữa cô và trò, giữa các trò với nhau cũng sẽ tạo được hứng thú học tập cho học sinh. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy: làm việc cá nhân, trao đổi nhóm, đàm thoại gây hứng thú cho học sinh tránh nhàm chán đơn điệu. Hình thức tổ chức dạy học hấp dẫn cùng với một bầu không khí thân ái hữu nghị trong giờ học sẽ tạo hứng thú cho cả cô và trò. Vì vậy, bên cạnh việc giáo dục tính mục đích kỉ luật, ý thức về trách nhiệm cho học sinh, với mỗi giáo viên trực tiếp giảng dạy trong nhà trường phải là người tổ chức cuộc sống ở trường thật hấp dẫn, tạo niềm vui, phải phấn đấu sao cho “Mỗi ngày các em đến trường là một ngày vui”. Mỗi học sinh sẽ luôn mong muốn phải là người được hạnh phúc ngay ngày hôm nay. Bởi vậy, giáo viên phải thường xuyên tìm hiểu học sinh muốn việc học diễn ra như thế nào? cái gì làm các em thích? cái gì làm các em không thích? để có thể tổ chức quá trình dạy học như các em mong đợi. Trong quá trình dạy học người giáo viên cần chú trọng vào mặt thành công của trẻ, nhìn nhận các em theo cách nhìn: em nào cũng ngoan, em nào cũng giỏi, em nào cũng cố gắng. Chỉ có em này ngoan, giỏi, cố gắng nhiều hơn, em kia ngoan, giỏi, cố gắng ít hơn mà thôi. Bên cạnh đó giáo viên là người luôn nâng đỡ, khích lệ, thông cảm chú trọng vào mặt thành công của các em, đề cao tính sáng tạo của các em. Đôi lúc cô giáo cũng cần tỏ ra ngạc nhiên, vui sướng, tôn trọng những sáng tạo của các em dù là rất nhỏ, giúp các em tự phát hiện ra chân lí. Sau cùng là cách kiểm tra đánh giá của cô giáo đối với các em. Việc đánh giá trong dạy học đòi hỏi phải nghiêm khắc nhưng không có nghĩa là khắt khe và quá chặt chẽ khi nhận xét hay khi cho điểm.. Tóm lại, để tạo hứng thú trong học tập cho học sinh cũng là một nghệ thuật trong quá trình dạy học của người giáo viên. Tạo hứng thú cho học sinh trong học tập cũng chính là làm cho các em thấy hạnh phúc trong học tập, bởi vì học là hạnh phúc không chỉ vì những lợi ích mà nó mang lại mà hạnh phúc còn nằm ngay trong chính sự học từ đó mà các em nâng cao ý thức trong học tập. Biện pháp thứ hai: Biện pháp về phân chia đối tượng học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học là phải phát huy tính tích cực của học sinh, giáo viên cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh, vì vậy có thể phân chia học sinh ra nhiều mức độ (giỏi, khá, trung bình, yếu) để có phương pháp dạy thích hợp. Muốn phát huy được tính tích cực chủ động của học sinh người giáo viên phải có hệ thống câu hỏi trong mỗi bài cần phù hợp với từng đối tượng học sinh, cần chú ý đến mọi đối tượng học sinh trong giờ học để cho tất cả các em đều được nói, đều được làm việc phù hợp với khả năng tư duy. Ví dụ: Khi dạy bài “Câu kể Ai làm gì?” ở BT1: Đọc đoạn văn sau: “Trên nương mỗi người một việc. Người lớn thì đánh trâu ra cày. Các cụ già thì nhặt cỏ đốt lá. Mấy chú bé bắc bếp thổi cơm. Các bà mẹ lom khom tra ngô. Các em bé ngủ khì trên lưng mẹ. Lũ chó sủa om cả rừng” rồi tìm trong mỗi câu ở đoạn văn trên các từ ngữ: a) Chỉ hoạt động: b) Chỉ người hoặc vật hoạt động. Thì học sinh có thể tìm được: + Từ chỉ hoạt động: đánh trâu ra cày, nhặt cỏ đốt lá, ngủ khì trên lưng mẹ, bắc bếp thổi cơm, lom khom tra ngô, sủa om cả rừng. + Từ chỉ người hoặc vật hoạt động: người lớn, các cụ già, mấy chú bé, các em bé, lũ chó. Lúc này giáo viên gạch chân những từ ngữ mà các em đã tìm được. Sau đó tiến hành hỏi: Em hãy đặt câu hỏi cho từng từ chỉ hoạt động? Thì học sinh nêu: Người lớn làm gì? Các cụ già làm gì?... Biện pháp thứ ba: Biện pháp về phân bố thời gian học tập. Để nâng cao chất lượng dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, việc phân bố thời gian học tập cho học sinh một cách hợp lí cũng là một yếu tố quan trọng của sự thành công. Người giáo viên phải biết phối kết hợp nhịp nhàng các hoạt động dạy học và phân chia thời gian của từng hoạt động đó phù hợp trong mỗi tiết học, mỗi bài học cụ thể. Tránh tình trạng hết tiết học mà không hết bài hoặc ngược lại tạo cơ hội cho học sinh không làm việc. Điều này cũng giúp ích cho học sinh trong việc tự phân bố thời gian học ở nhà hợp lí, mang lại hiệu quả. Biện pháp thứ năm: Biện pháp kèm cặp học sinh yếu. Với đối tượng là học sinh yếu cần giúp các em xác định được mạch kiến thức trong chương trình được sắp xếp theo vòng tròn đồng tâm, tuỳ theo ở mỗi lớp mà có những yêu cầu khác nhau.Từ đó giúp học sinh yếu nắm chắc những kiến thức ở lớp dưới, bổ xung những lỗ hổng về kiến thức ở lớp dưới thì đến lớp 4 các em sẽ nắm kiến thức một cách dễ dàng hơn, phát huy được những k
Tài liệu đính kèm: