SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4

SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4

Pass the ball

Đối với trò chơi này, bất cứ học sinh nào cũng phải chuẩn bị để nói vì quả bóng có thể dừng lại ở bất kì bạn nào. Trò chơi giúp rèn kĩ năng nói và kích thích tính tự giác của học sinh.

Cách chơi: Học sinh ngồi hoặc đứng thành hình tròn hoặc có thể ngồi theo vị trí của lớp học. Giáo viên sẽ bật một bài nhạc / bài hát và học sinh bắt đầu chuyền bóng theo vòng / hàng. Khi nhạc dừng lại em nào đang cầm quả bóng thì phải nói một từ trong chủ đề giáo viên yêu cầu. Nếu nói đúng thì tiếp tục chơi nếu không sẽ bị loại và sẽ bị phạt khi trò chơi kết thúc. Cứ như thế cho đến khi hết bài nhạc và giáo viên sẽ đưa ra hình phạt đối với các bạn chưa trả lời được như hát một bài hát bằng tiếng Anh hoặc nhảy điệu bộ theo bài hát.

 

doc 24 trang Người đăng hieu90 Lượt xem 2524Lượt tải 9 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "SKKN Một số kinh nghiệm dạy từ vựng trong môn Tiếng Anh cho học sinh lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 sinh bắt đầu làm quen học tập môn Tiếng Anh, giáo viên cần phân tích cho các em hiểu: nếu người học vốn từ vựng ít hoặc nắm từ vựng yếu thì người đó sẽ không nghe, nói và giao tiếp được. Khi đọc các câu, các bài đọc, các em sẽ không hiểu được nội dung bài và không làm được bài tập. Vì thế, từ vựng có vai trò rất quan trọng vì nó truyền tải quan điểm, tư tưởng của người nói. Đối với tiếng Anh, ngữ pháp giúp kết hợp từ lại với nhau nhưng ý nghĩa lại ở trong từ ngữ; chúng ta càng biết được nhiều từ vựng thì việc giao tiếp càng thuận lợi hơn. Cũng như trong tiếng Việt, từ vựng chính là nguyên liệu để nói, khi bắt đầu học thì chúng ta sẽ phải học từ từ rồi mới đến câu. Và không ai có thể bỏ qua công đoạn học từ vựng, dù là bạn học ngôn ngữ gì. Thử tưởng tượng, nếu như chúng ta muốn truyền đạt một ý tưởng, hay một thông điệp nào đó nhưng không có vốn từ vựng thì chúng ta sẽ diễn đạt bằng cách nào ? Thực tế, khi chúng ta giao tiếp với người nước ngoài, hầu như chúng ta không mấy để ý đến ngữ pháp, mà chỉ cần sử dụng vốn từ để giúp họ hiểu được chúng ta muốn nói gì.
Mặt khác, từ vựng không chỉ là yếu tố, là điều kiện giúp truyền đạt những tư tưởng, tình cảm và ý nghĩ mà nó còn giúp chúng ta hiểu được người khác nói gì, có như vậy chúng ta mới có thể giao tiếp được.
Đối với học sinh tiểu học, các em mới tiếp xúc với tiếng Anh, các em lại càng chưa thể hiểu sâu và nhớ được những kiến thức ngữ pháp phức tạp. Vì vậy, vai trò của từ vựng lại càng quan trọng, nó chính là thứ nguyên liệu quan trọng nhất trong việc diễn đạt ý tưởng của các em.
Ví dụ:
2. Lựa chọn từ vựng phù hợp với mục tiêu bài dạy
Thông thường, trong một bài học xuất hiện khá nhiều từ mới. Tuy nhiên, không phải từ mới nào xuất hiện trong bài học giáo viên cũng đưa vào phần giới thiệu từ mới bởi sẽ làm cho các em thấy nhiều, khó nhớ hết, áp lực khi phải nhớ từ. Ngoài ra, nếu dạy quá nhiều từ sẽ không đảm bảo về mặt thời gian và thực hành cho tất cả học sinh. Vì vậy, giáo viên phải biết lựa chọn, xác định từ tích cực, chủ động để dạy và cố gắng giúp học sinh hiểu và phát huy hết khả năng tự học hỏi của các em đối với những từ vựng khác.
Để việc dạy từ vựng có hiệu quả tốt nhất, giúp học sinh hứng thú và nhớ lâu, trước hết, giáo viên phải xác định được mục tiêu của từng bài dạy, từ đó xác định được những từ mới cần thiết phải dạy trong bài.
- Từ chủ động (active vocabulary) : Là những từ liên quan đến nội dung, mục tiêu và mẫu câu của bài học đó mà bắt buộc giáo viên cần phải dạy. Hầu hết các từ này được nêu rõ ở cột thứ ba (Vocabulary) của Book map, sách giáo khoa. 
Ví dụ: Khi dạy Unit 15 “When’s Children’s Day ?” Lesson 1. (Hình ảnh) Giáo viên xác định được mục tiêu của bài học là giới thiệu về một số ngày lễ và thời gian diễn ra các ngày lễ đó, với cách sử dụng mẫu câu: When is + festival ? – It’s on the + time. Vậy các từ mới giáo viên bắt buộc phải dạy là: Children’s Day, New Year, Teacher’s Day và Christmas. Còn các từ vựng về ngày, tháng học sinh đã được học ở học kì một nên giáo viên chỉ cần hướng dẫn hoặc gợi ý cho học sinh nhắc lại.
Đối với từ chủ động, giáo viên cần giới thiệu cho các em biết chữ viết, nghĩa của từ , cách phát âm và cách dùng chúng trong câu, trong giao tiếp. Ngoài ra cần cho các em thực hành theo bốn kỹ năng: nghe – nói – đọc – viết. Thông thường, số lượng từ cần dạy phù hợp với đối tượng học sinh lớp Bốn là 5- 8 từ, phụ thuộc vào nội dung bài và trình độ của học sinh.
- Từ bị động (passive vocabulary) : Là những từ xuất hiện trong bài nhưng không nằm trong mục tiêu của tiết dạy, vì vậy giáo viên chỉ cần giúp các em nhận biết từ. Nếu từ đó cần thiết cho việc hiểu nội dung bài nhưng khó để học sinh có thể đoán thì giáo viên nên giải thích cho học sinh hiểu nghĩa của từ; Nếu từ đó không khó lắm thì giáo viên nên cho học sinh đoán dựa vào ngữ cảnh của bài.
Ví dụ: Cũng với bài dạy Unit 15 “When’s Children’s Day ?” ở trên. (Hình ảnh) Ngoài càng từ chủ động tôi đã nêu ở trên thì các từ như: smart, party và join được coi là từ bị động. Và giáo viên chỉ cần cho học sinh nhìn tranh, đặt vào ngữ cảnh và nội dung câu có chứa từ đó, cho học sinh đoán nghĩa của từ và hiểu nghĩa của nội dung bài mà không cần đi sâu, dạy từng bước như những từ chủ động.
Chuẩn bị tốt trang thiết bị dạy học (máy tính, máy chiếu, tranh ảnh, flash card, vật thật) phù hợp với nội dung của bài ; chuẩn bị, sắp xếp lớp học phù hợp để tổ chức các hoạt động đạt hiệu quả tốt nhất.
	Lựa chọn hình thức vào bài gây hứng thú và kích thích sự tập trung của các em vào bài học, tạo được không khí thoải mái trong giờ học. Thông thường, sau khi giới thiệu từ vựng, tôi đã hướng dẫn cho học sinh theo trình tự 4 bước như sau:
	Bước 1 - Nghe: Giáo viên cho học sinh nghe từ mới bằng cách đọc mẫu hoặc mở băng từng từ một.
Bước 2 - Nói: Sau khi cho các em nghe từ 2- 3 lần, giáo viên cho cả lớp nhắc lại rồi gọi một vài em nhắc lại.
Bước 3 - Đọc: Khi học sinh nghe và nhắc lại từ, giáo viên viết từ lên bảng, yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh và gọi đọc cá nhân đồng thời sửa lỗi phát âm cho các em. Tôi cần hướng dẫn kĩ cách phát âm, nhấn trọng âm từ và cho học sinh thực hiện lại nhiều lần.
Bước 4 - Viết: Yêu cầu học sinh viết từ vựng vào vở sau khi thực hành xong kĩ năng nghe, nói, đọc và hiểu nghĩa của từ.
Tóm lại, để có một tiết dạy và học từ vựng đạt hiệu quả, giáo viên cần chuẩn bị chu đáo về đồ dùng dạy học, lên kế hoạch và xác định rõ mục tiêu từ đó xác định loại từ vựng và các bước dạy chúng.
3. Một số thủ thuật trong phần giới thiệu từ vựng
3.1. Giới thiệu từ thông qua các đồ dùng trực quan- Visuals
a) Tranh ảnh - Picture.
Giới thiệu từ thông qua tranh ảnh có lẽ là cách thông dụng nhất mà giáo viên thường sử dụng trong quá trình giảng dạy vì hiện nay các hình ảnh được khai thác qua phần mềm Sách mềm.vn hay internet đều rất phong phú, bắt mắt, dễ sử dụng và tiết kiệm. Phương pháp này có thể áp dụng cho hầu hết các bài dạy.
Ví dụ: Khi dạy Unit 13 “Would you like some milk ? – Lesson 1”. Để giới thiệu các từ mới về một số loại thức ăn, đồ uống như: thịt bò, thịt heo, nước ép cam, nước, thay vì dùng vật thật vừa không hợp vệ sinh lại không tiết kiệm, cách đơn giản nhất là giáo viên đưa tranh minh họa cho từng loại, cho học sinh nhìn tranh và đoán từ. Sau khi đưa tranh, giáo viên hỏi: What’s this ?/ What’s kind of food/ drink ? Học sinh có thể trả lời bằng tiếng Việt (học sinh yếu) hoặc tiếng Anh. Trường hợp học sinh trả lời bằng tiếng Việt, tôi yêu cầu học sinh năng khiếu chuyển sang tiếng Anh, từ đó giúp các em khắc sâu từ vựng.
Hình 1: Học sinh đang học từ qua tranh ảnh.
b) Vật thật - Realia
Dùng vật thật để giới thiệu từ mới trong một số bài dạy giúp tiết kiệm chi phí vì chúng có sẵn trong lớp học, xung quanh chúng ta mà chúng ta có thể dễ dàng tìm được. Hơn nữa, dùng vật thật bao giờ cũng hấp dẫn, gây hứng thú hơn cho học sinh, giúp bài học trở nên sinh động, lúc nào học sinh cũng có thể nhìn thấy nó và liên tưởng đến từ vựng mình đã học.
Ví dụ: Khi dạy Unit 8 “What subjects do you have today ? Lesson 1” - Giới thiệu về các môn học. Giáo viên cầm quyển sách Tiếng Anh và hỏi “What subject is it ?”. Học sinh sẽ trả lời được ngay đó là môn Tiếng Anh. Áp dụng với các từ chỉ môn học còn lại. 
Hình 2: Giáo viên đang giới thiệu các môn học
Trong dạy học môn Tiếng Anh có nhiều đồ dùng trực quan có thể sử dụng vào việc dạy từ vựng, nhưng bản thân nhận thấy sử dụng tranh và vật thật là đơn giản và phù hợp với trình độ của học sinh tiểu học bởi đồ dùng trực quan giúp tiết học sôi nổi, học sinh hứng thú, không cảm thấy nhàm chán và đặc biệt nó gần gũi, kích thích trí tưởng tượng và tư duy ở các em, giúp các em khắc sâu và nhớ lâu từ vựng.
3.2. Giới thiệu từ bằng cử chỉ, điệu bộ - Mine
Trong dạy học, bản thân tôi khá thường xuyên sử dụng thủ thuật này để dạy từ vựng, đặc biệt là các từ liên quan đến hoạt động và thấy rất hiệu quả. Mỗi lần quan sát giáo viên làm cử chỉ, điệu bộ, học sinh tỏ ra rất thích thú, kèm theo đó là những nụ cười sảng khoái giúp các em có một cảm giác rất thoải mái như đang chơi trò chơi, các em rất mạnh dạn đoán từ mà không áp lực vì trả lời sai.
Ví dụ: Khi dạy Unit 5: Can you swim ? - Lesson 1, nói về các hoạt động như bơi, nhảy dây, nấu ăn Tôi sẽ thực hiện một vài cử chỉ, điệu bộ minh họa và hỏi: What am I doing ?
 3a 3b
Hình 3: Giáo viên đang giới thiệu các hoạt động 
	Các em quan sát, nêu từ chỉ hành động tương ứng (Hình 3a: Skip ; Hình 3b: Swim). Nếu học sinh chưa nêu đúng từ vựng, tôi yêu cầu học sinh khác hỗ trợ. 
3.3. Giới thiệu từ bằng tình huống hoặc giải thích – Situation/ Explanation
	Thủ thuật này thường áp dụng cho dạy từ ở bài đọc giúp các em có khả năng đoán nghĩa của từ trong câu, từ đó hiểu được nội dung của bài đọc.
Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh đọc hiểu phần 4. Read and tick (Unit 18: What’s your phone number ?- Lesson 3) 
Muốn giới thiệu từ relax và enjoy the scenery, giáo viên hỏi học sinh: Tại sao các em lại thích đi dã ngoại/ đi chơi ? (HS: để được chơi, thư giãn, để ngắm cảnh đẹp,) Sau đó, tôi sẽ chốt câu trả lời đúng nhất.
Ngoài những thủ thuật trên chúng ta có thể giới thiệu trực tiếp từ vựng, dịch nghĩa của từ hoặc giới thiệu từ bằng cách lấy ví dụ, sử dụng từ đồng nghĩa, trái nghĩa. Nhưng những cách này thường khô khan và không gây được hứng thú cho học sinh nên hiệu quả đạt được là không cao.
4. Vận dụng linh hoạt một số phương pháp giúp học sinh củng cố và ghi nhớ từ vựng
Sau khi thực hiện các bước giới thiệu từ, dạy từ, giúp học sinh biết cách phát âm, sử dụng từ thì công đoạn quan trọng nhất theo bản thân tôi đó là giúp các em củng cố từ và ghi nhớ từ để có thể sử dụng trong các tình huống giao tiếp. Để thực hiện công đoạn này, tôi thường áp dụng những cách sau:
4.1. Sử dụng trò chơi - Game
Nói đến trò chơi thì chúng ta không thể không biết tới vai trò và tầm quan trọng của nó trong dạy học môn Tiếng Anh, đặc biệt là trong việc dạy từ vựng. Trò chơi giúp tạo không khí thoải mái, kích thích sự hứng thú, giảm áp lực trong qua trình học, phù hợp với tâm lí của học sinh tiểu học. Thông qua trò chơi, học sinh có thể củng cố, ôn tập và ghi nhớ các từ vựng dễ dàng hơn đồng thời củng cố kĩ năng nói và giao tiếp. 
Dưới đây là một số trò chơi tôi thường áp dụng trong quá trình dạy từ vựng:
a) Pass the ball
Đối với trò chơi này, bất cứ học sinh nào cũng phải chuẩn bị để nói vì quả bóng có thể dừng lại ở bất kì bạn nào. Trò chơi giúp rèn kĩ năng nói và kích thích tính tự giác của học sinh.
Cách chơi: Học sinh ngồi hoặc đứng thành hình tròn hoặc có thể ngồi theo vị trí của lớp học. Giáo viên sẽ bật một bài nhạc / bài hát và học sinh bắt đầu chuyền bóng theo vòng / hàng. Khi nhạc dừng lại em nào đang cầm quả bóng thì phải nói một từ trong chủ đề giáo viên yêu cầu. Nếu nói đúng thì tiếp tục chơi nếu không sẽ bị loại và sẽ bị phạt khi trò chơi kết thúc. Cứ như thế cho đến khi hết bài nhạc và giáo viên sẽ đưa ra hình phạt đối với các bạn chưa trả lời được như hát một bài hát bằng tiếng Anh hoặc nhảy điệu bộ theo bài hát.
Ví dụ: Sau khi dạy Unit 12: What does your father do ?- Lesson 1. Tôi tổ chức trò chơi Pass the ball với chủ đề là “nghề nghiệp”. Học sinh vừa nghe nhạc vừa chuyền bóng. Khi đoạn nhạc dừng, quả bóng đến tay ai thì người đó nói các từ về nghề nghiệp như: farmer, teacher, nurse, driver, factory worker. Tôi cho học sinh chơi đến khi học sinh nói được hết các từ hoặc kiểm tra được nhiều em.
Hình 4: Học sinh lớp 4B đang chơi trò chơi “Pass the ball”
b) Rub out remember/ What and Where
Trò chơi này kích thích khả năng ghi nhớ, quan sát của học sinh và đặc biệt có thể phát triển kĩ năng nói hoặc viết.
Ví dụ: Khi dạy Unit 14: What does he look like ?- Lesson 1 nói về đặc điểm bên ngoài của con người. Tôi tổ chức trò chơi này như sau: 
Đầu tiên, tôi chia lớp thành 2- 3 nhóm, viết các từ vựng lên bảng theo các nhóm: small, tall, short, old, young, slim. Tiếp theo, yêu cầu các nhóm đọc thật kĩ và ghi nhớ các từ vựng. Sau đó, tôi xóa đi của mỗi nhóm một số từ và yêu cầu các nhóm nhớ, viết lại các từ đã bị mất trong vòng 1-2 phút. Cuối cùng, tôi kiểm tra, nhận xét và cho học sinh đọc lại toàn bộ các từ vựng.
Nếu muốn phát triển kĩ năng nói qua trò chơi giáo viên sẽ thay vì cho các em viết mà sẽ thay thế bằng kĩ năng đọc. Giáo viên sẽ viết lần lượt các từ lên bảng, cho học sinh đọc lại một vài lần, rồi xóa đi một số từ và yêu cầu học sinh nhắc lại từ theo đúng vị trí của các từ đã bị xóa.
Hình 5: Học sinh đang chơi trò “What and Where”
c) Slap the board
Trò chơi “Slap the board” giúp học sinh ôn tập từ vựng, đồng thời rèn kĩ năng phản xạ, kĩ năng nghe và nhớ từ.
Ví dụ: Sau khi dạy xong phần từ mới của Unit 9: What are they doing ? - Lesson 1, tôi giúp học sinh củng cố từ vựng bằng cách cho các em chơi trò chơi này như sau:
Trước hết, tôi ghi các từ mới lên bảng, sau đó chia lớp thành hai đội đứng thành hai hàng dọc và hướng dẫn các em cách chơi. Các đội sẽ lần lượt nghe giáo viên (hoặc một bạn học sinh khác) đọc to một từ, cặp thứ nhất nghe và đoán xem đó là từ nào rồi chạy nhanh lên bảng chạm tay vào từ đó. Chơi tương tự cho đế khi tôi kiểm tra hết các từ vựng hoặc hết lượt chơi.
Hình 6: Học sinh đang chơi trò “Slap the board”
Sau khi chơi, tôi tổ chức cho học sinh nhận xét, bình luận đội chơi phản xạ tốt, viết được nhiều từ đúng; bạn nào đoán từ nhanh. Từ đó khen đội thắng cuộc, khen cá nhân học sinh chơi xuất sắc nhất.
d) Mine and guess game
Lợi thế của trò chơi này là tạo ra một không khí cực kì vui vẻ và thoải mái cho tiết học. Học sinh là người trực tiếp chơi trò chơi này, giáo viên là người hướng dẫn. Trò chơi rất phù hợp với tâm lí học sinh là thích hoạt động, diễn trò; Kích thích khả năng sáng tạo, diễn xuất và phán đoán. Trò chơi phù hợp với các từ vựng chỉ hoạt động.
Ví dụ: Sau khi dạy xong từ mới Unit 18: What’s your phone number ?-Lesson 2. Tôi viết các từ vựng: go for a walk, go for a picnic, go fishing, go skating vào giấy. Sau đó, gọi một học sinh lên trước lớp, chọn một mảnh giấy có chứa từ vựng (Bước này giúp học sinh phát triển kĩ năng đọc và nhớ nghĩ của từ; Nếu muốn phát triển kĩ năng nghe của học sinh, giáo viên có thể trực tiếp nói thầm vào tai học sinh một từ mới bằng tiếng Anh), cố gắng nhớ lại nghĩa của từ và dùng hành động để diễn tả (không dùng lời nói). Tiếp theo, tôi yêu cầu các học sinh khác đoán và nói to từ mới đó. Cuối cùng, tôi nhận xét và khen những em thực hiện cử chỉ, điệu bộ hay nhất và trả lời tốt nhất.
Hình 7: Học sinh đang chơi trò “Mine and guess game”
 e) Chain game
Trò chơi này luyện khả năng khi nhớ, phản xạ nhanh và luyện cách phát âm cho học sinh. Đồng thời, giúp học sinh biết sử dụng từ để đặt câu, luyện mẫu câu
Ví dụ: Khi dạy Unit 17: How much is the T-shirt ?- Lesson 1. Tôi chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ, ngồi quay mặt vào nhau. Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu nói của giáo viên, học sinh thứ 2 lặp lại câu nói của học sinh thứ 1 và thêm từ phù hợp vào  cứ như vậy cho tới khi hết từ.
	Teacher: I want to buy a T-shirt.
	Pupil 1 : I want to buy a T-shirt and a scarf.
	Pupil 2 : I want to buy a T-shirt, a scarf and a blouse.
	Pupil 3 : I want to buy a T-shirt, a scarf, a blouse and.
..
Hình 8: Học sinh đang chơi trò “Chain game”
g) Challenging
Trò chơi thách thức giúp học sinh ôn lại các từ vựng theo chủ điểm và rèn luyện kỹ năng nói cho học sinh. Trò chơi này có thể tổ chức sau khi kết thúc một bài hoặc trong tiết ôn tập.
Cách chơi: Giáo viên chia lớp thành 2 đội, sau đó đưa ra một chủ đề. Hai đội hội ý trong vòng 30 giây và thách đấu với đội bạn có thể nói được bao nhiêu từ thuộc chủ đề đó. Đội nào thách đấu nhiều số từ hơn thì được nói trước. Nếu nói đủ và đúng số lượng từ thách đấu thì chiến thắng. Nếu nói sai 1 từ hoặc nói ra 1 từ không thuộc chủ điểm đó hoặc nói không đủ số từ thách đấu thì sẽ thua cuộc.
Ví dụ: Sau khi kết thúc Unit 9: What animal do you want to see ? học sinh được học về các con vật, tôi cho HS chơi trò chơi “Challenging”. Đội nào thách đấu và có thể kể tên các con vật nhiều hơn thì đội đó chiến thắng và ngược lại.
Hình 9: Học sinh đang chơi trò “Challenging”
Ngoài ra, còn rất nhiều các trò chơi mà giáo viên có thể áp dụng như: Matching, Jumbled words, Simon says, Group of words, noughts and crosses. Tùy thuộc vào loại từ và nội dung bài, giáo viên có kế hoạch lựa chọn, chuẩn bị bài phù hợp. Và khi tổ chức trò chơi, giáo viên không những giúp học sinh củng cố, ghi nhớ từ mà còn có thể dùng nó để kiểm tra bài cũ. Các trò chơi ngôn ngữ không chỉ tạo không khí sôi nổi ngay từ đầu tiết học và làm cho việc vào bài hấp dẫn mà còn giúp gợi nhớ kiến thức cho học sinh một cách sâu sắc. Các trò chơi đã rèn luyện cho các em khả năng phán đoán, sáng tạo, rèn luyện sự phản xạ nhanh nhạy, dứt khoát, tính tự tin, tạo không khí vui tươi, thân mật trong lớp học. Khuyến khích học sinh tự ôn luyện kiến thức ở nhà để có thể tham gia những trò chơi thú vị trên lớp. Đây là một hoạt động không thể thiếu trong các giờ học tiếng Anh.
4.2. Sử dụng bài đồng giao, bài hát- Let’s chant/ Let’s sing
Bên cạnh sử dụng trò chơi thì sử dụng các đồng giao hay bài hát cũng giúp học sinh củng cố và nhớ từ rất có hiệu quả. Hiện nay một số giáo viên vẫn chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động này nên chỉ dạy qua loa hoặc không thực hiện với lí do không đủ thời gian.
Các bài Let’s chant, Let’s sing được tác giả đưa vào chương trình dạy học nhằm mục đích củng cố lại tất cả vốn kiến thức của toàn bài, giúp học sinh nhớ nhanh và lâu các từ mới, mẫu câu, luyện cách phát âm, ngữ điệu Những kiến thức trong bài được thiết kế thành những bài hát, những bài đồng giao có giai điệu, nhịp điệu dễ nghe, dễ thuộc. Cũng giống như chơi trò chơi, khi học sinh được nghe, hát và làm các cử chỉ, hành động động sẽ cảm thấy thoải mái, không áp lực và đặc biệt rất hứng thú, phù hợp với tâm lí của học sinh.
Hiểu được tầm quan trọng và ưu điểm của phương pháp này cùng với việc được dạy theo chương trình đề án 4 tiết/ tuần, tôi thường xuyên tổ chức và hướng dẫn học sinh tổ chức hoạt động này. Ngoài những bài đồng giao, bài hát trong sách giáo khoa, tôi có thể sưu tầm thêm trên Youtube, English singing... Ở các trang web này có các video dạy âm, dạy từ, các bài hát rất vui nhộn, lời dễ thuộc, dễ hát.
 Ví dụ: Khi dạy bài Let’s chant: Months of the year (Unit 4- When’s your birthday ?). Học sinh sẽ không cảm thấy nhàm chán hay cảm giác mình đang phải học bài khi củng cố lại các từ vựng nói về 12 tháng trong năm. Bởi trong quá trình đọc, các em vừa được nghe nhạc, vừa làm điệu bộ. Nó rất phù hợp với tâm lí thích chơi, thích hoạt động của học sinh tiểu học.
Ngoài ra, nếu giáo viên dành thời gian tự thiết kế lời bài hát dựa vào nội dung bài học và sử dụng phần nhạc của những bài hát quen thuộc như: Chú ếch con, Bé lên ba, Cả nhà thương nhau hoặc giáo viên thiết kế phần lời và yêu cầu học sinh lựa chọn phần nhạc mà mình yêu thích để thực hiện sẽ tạo được sự mới mẻ và hưng phấn cho học sinh. 
Ví dụ: Sau khi dạy bài về thức ăn, đồ uống, tôi cho học sinh phần lời hát theo nhạc bài chú ếch con như sau:
I like fish very much. 
I eat it everyday. 
I also like beef. 
I eat it twice a week. 
My brother likes bread. 
And my sister likes meat.
The vegetable is our favourite food.
Hình 10: Học sinh đang học “Let’s chant, Let’s sing”
4.3. Sử dụng Project
Đối với các trường dạy theo chương trình đề án (4 tiết/ tuần), thời gian để thực hiện phần bài tập này tương đối thoải mái. Tuy nhiên, đối với các trường dạy học 2 tiết/ tuần, các giáo viên có thể cho học sinh thực hiện ở nhà.
Theo bản thân nhận thấy, Project là một trong những phần học quan trọng giúp học sinh củng cố, vận dụng những kiến thức đã học, thêm vào đó là một chút khéo léo, sáng tạo để tạo nên những sản phẩm thú vị, kích thích sự tò mò và hứng thú ở các em. Các yêu cầu trong project có thể làm việc theo cá nhân hoặc theo nhóm. Khi thực hiện hoạt động này học sinh có thể củng cố, ôn tập từ cùng với các hoạt động yêu thích như vẽ, cắt dán (làm các sản phẩm) hay trở thành một phóng viên đang đi phỏng vấn (hoàn thành các bảng biểu, phiếu học tập)
Ví dụ: Khi dạy phần 6. Project (Unit 17: How much is the T-

Tài liệu đính kèm:

  • docTranThiHuongTra (TranPhu).doc.doc